Đề cương ôn tập giữa kì I môn Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn tập giữa kì I môn Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo

Bài 6 Tính hoá trị của nguyên tố có trong mỗi oxide sau: K2O, CO, Fe2O3, N2O5, CI2O7, SO2, CrO3, MnO2. Biết trong các oxide, nguyên tố oxygen có hoá trị bằng II.

 Bài 7:. Vitamin C là một trong những vitamin cẩn thiết với cơ thể con người. Vitamin C có công thức hoá học tổng quát là CxHyOz. Biết trong vitamin C có 40,91% carbon, 4,55% hydrogen và có khối lượng phân tử bằng 176 amu, hãy xác định công thức hoá học của vitamin C

Bài 8: Trong quả nho chín có chứa nhiều glucose. Phân tử glucose gồm có 6 nguyên tử carbon, 12 nguyên tử hydrogen và 6 nguyên tử oxygen. Theo

 

doc 5 trang phuongtrinh23 27/06/2023 1900
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa kì I môn Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP GIỮA KÌ 1
1. Kiến thức
- Củng cố các kiến thức đã được học ở chủ đề 1, 2: nguyên tử, nguyên tố hóa học, bảng tuần hoàn hóa học 
- Vận dụng các kiến thức đã học làm được một số bài tập
- Hệ thống hoá kiến thức về hóa trị và công thức hóa học và các bước lập CTHH khi biết hóa trị.
- Viết được công thức hóa học của một số chất và hợp chất đơn giản thông dụng.
- Tính được phần trăm nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hóa học của nó.
- Xác định công thức hóa học của hợp chất dựa trên phần trăm nguyên tố và khối lượng phân tử
- Vận dụng giải một số bài tập trong chủ đề.
2. Năng lực
2. 1. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết tư duy, tìm kiếm để giải quyết một nhiệm vụ học tập
- Năng lực tự chủ và tự học: chủ động tìm kiếm các kiến thức liên quan đến bài tập ( có thể đọc lại SGK, hỏi bạn bè, Thầy cô ) để làm được bài tập
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trình bày ý kiến, thảo luận nhóm, tích cực hợp tác với bạn trong nhóm để hoàn thành các phiếu bài tập 
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Năng lực nhận biết khoa học tự nhiên: Nhận ra đặc điểm của các hạt e, p, n trong nguyên tử và sắp xếp chúng đúng vào vị trí; gọi tên, nêu kí hiệu và vị trí của một vài nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Xây dựng được kế hoạch tìm hiểu kiến thức để điền chính xác các kiến thức vào các ô còn trống theo yêu cầu của bài tập
Hệ thống hoá kiến thức về hóa trị và công thức hóa học.
3. Phẩm chất.
- Chăm chỉ, tích cực tìm kiếm kiến thức liên quan để giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
- Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, laptop
- Các mẫu chất: Nước, muối ăn, nhôm, đồng, đường, rượu, giấm, vôi sống, khí oxi, khí cacbonic.
-Phiếu học tập
2.Học sinh:
-Ôn tập các khái niệm nguyên tử, nguyên tố hóa học, bảng tuần hoàn hóa học , học thuộc KHHH và hóa trị các nguyên tố trong bảng 6.1 và 6.2 trang 40SGK.
-CTHH của đơn chất, hợp chất, Ý nghĩa của CTHH
-Qui tắc hoá trị, các bước lập CTHH khi biết hóa trị, các bước tìm hóa trị của một nguyên tố.
-Tìm hiểu CTHH của: Nước, muối ăn, nhôm, đồng, than, khí oxi, khí cacbonic.
III. Tiến trình dạy học:
A. Khởi động bài học:
Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Giúp HS nhận ra cần sử dụng các kiến thức về nguyên tử, bảng tuần hoàn, phân tử... để làm bài tập
b) Nội dung:
HS trả lời một số bộ câu hỏi trắc nghiệm qua phần mềm plickers.
c) Sản phẩm:
HS trả lời các câu hỏi: 
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
- Chuyển giao nhiệm vụ: Mỗi HS sử dụng mã riêng để thực hiện trả lời câu hỏi.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi bằng cách xoay thẻ mã theo đáp án lựa chọn.
- Báo cáo kết quả:
Học sinh trả lời được hiển thị trên màn hình( Đúng hiện màu xanh, Sai hiện màu đỏ)
- Đánh giá kết quả thực hiện:
GV nhận xét và chốt lại các kiến thức cơ bản để HS vận dụng vào làm bài tập
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức
a) Mục tiêu:
- Vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập 
b) Nội dung:
A.Hoàn thành sơ đồ tư duy chủ đề 1
B. Lập sơ đồ tư duy tổng hợp nội dung chủ đề 2
Bài 1: Em hãy điền vào chỗ trống các từ, cụm từ thích hợp sau để được câu hoàn chỉnh:
chuyển động
các electron
hạt nhân
điện tích dương
trung hòa về điện
vỏ nguyên tử
điện tích âm
vô cùng nhỏ 
sắp xếp
Nguyên tử là hạt .(1) và (2) .. Theo Rutherford - Bohr, nguyên tử có cấu tạo gồm 2 phần là ..(3) .. (mang (4) .và (5) tạo bởi (6) mang (7) ). Trong nguyên tử, các electron (8) . xung quanh hạt nhân và ..(9) thành từng lớp.
Bài 2: Hoàn thành bảng sau
Tên nguyên tố
Kí hiệu hóa học
Nguyên tử của nguyên tố
Số p
Số n
Số e
Khối lượng nguyên tử
Oxygen
K
Bài 3: Em hãy cho biết các kĩ năng tiến trình học tập môn Khoa học tự nhiên?
Bài 4 Hãy hoàn thành bảng thông tin sau:
STT
Chất
Đơn chất
Chất ion
Chất cộng hoá trị trị
Khôi lượng phân tử
% các nguyên tố
1
CaCl2
2
NH3
3
03
4
Al203
5
PCI3
c) Sản phẩm: 
Bài làm của cá nhân HS và nhóm
d) Tổ chức hoạt động 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm của HS
- Chuyển giao nhiệm vụ: Thảo luận chung cả lớp trả lời câu hỏi; GV gọi một số HS trả lời
- Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS đọc bài tập và trả lời các câu hỏi theo thứ tự 
- HS nhận xét câu trả lời của nhau và GV kết luận câu trả lời đúng
- Báo cáo kết quả:HS hoàn thành trên phiếu bài tập và lần lượt các nhóm trình bày 
- Đánh giá kết quả thực hiện:
GV nhận xét và chốt lại các kiến thức cơ bản để HS vận dụng vào làm bài tập
 3. HĐ 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- Luyện tập các kĩ năng làm bài tập
- Củng cố kiến thức vừa thu được 
b) Nội dung:
Bài 5: Tìm CTHH của hợp chất X có thành phần nguyên tố gồm 52,17% cacbon, 13,05% hidro và 34,78 % oxi. Biết phân tử khối của X là 46. 
Bài 6 Tính hoá trị của nguyên tố có trong mỗi oxide sau: K2O, CO, Fe2O3, N2O5, CI2O7, SO2, CrO3, MnO2. Biết trong các oxide, nguyên tố oxygen có hoá trị bằng II.
 Bài 7:. Vitamin C là một trong những vitamin cẩn thiết với cơ thể con người. Vitamin C có công thức hoá học tổng quát là CxHyOz. Biết trong vitamin C có 40,91% carbon, 4,55% hydrogen và có khối lượng phân tử bằng 176 amu, hãy xác định công thức hoá học của vitamin C
Bài 8: Trong quả nho chín có chứa nhiều
glucose. Phân tử glucose gồm có
6 nguyên tử carbon, 12 nguyên tử
hydrogen và 6 nguyên tử oxygen. Theo 
em, trong phân tử glucose có liên kết
ion hay liên kết cộng hoá trị? Giải thích
và tính khối lượng phân tử glucose.
c) Sản phẩm: Bài làm của cá nhân HS và nhóm bài 4,5
d) Tổ chức hoạt động 
- Giao nhiệm vụ : Hoạt động cặp đôi hoàn thành bài 6
- Thực hiện nhiệm vụ: 2 HS ngồi gần nhau cùng thảo luận
- Báo cáo : Gọi đại diện một vài cặp lên trình bày và giải thích
- GV đưa ra đáp án đúng để các cặp so sánh
4. HĐ 4: Vận dụng ( Có thể giao về nhà)
a) Mục tiêu
- Vận dụng một cách tổng hợp kiến thức đã học 
b) Nội dung:
Bài 7,8
c) sản phẩm :
d) Tổ chức hoạt động : 
- Giao nhiệm vụ : HS chơi trò chơi ai nhanh hơn

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_giua_ki_i_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_c.doc