Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2020-2021 - Phòng Giáo dục và đào tạo thị xã nghi sơn

Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2020-2021 - Phòng Giáo dục và đào tạo thị xã nghi sơn

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm):

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta

Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa

Chỉ biết quên mình cho hết thảy

Như dòng sông chảy nặng phù sa.

(2) Như đỉnh non cao tự giấu hình

Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh

Bác mong con cháu mau khôn lớn

Nối gót ông cha, bước kịp mình.

 (Trích trường ca "Theo chân Bác" - Tố Hữu

Câu 1 (0,5 điểm): Hãy xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

Câu 2 (0,5 điểm): Tìm các từ Hán Việt được sử dụng trong ngữ liệu trên.

Câu 3 (1,0 điểm): Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ có trong đoạn thơ (1) và nêu tác dụng.

Câu 4 (1,0 điểm): Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung ở phần Đọc hiểu hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 8-12 dòng) trả lời câu hỏi: Là học sinh lớp 7 em phải làm gì trong học tập để đáp ứng lòng mong mỏi của Bác?

Câu 2 (5,0 điểm): Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

doc 3 trang bachkq715 31370
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2020-2021 - Phòng Giáo dục và đào tạo thị xã nghi sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỊ XÃ NGHI SƠN
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2020-2021
Môn: NGỮ VĂN - Lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm):
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1) Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa.
(2) Như đỉnh non cao tự giấu hình
Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh
Bác mong con cháu mau khôn lớn
Nối gót ông cha, bước kịp mình.
 (Trích trường ca "Theo chân Bác" - Tố Hữu - Nguồn 
Câu 1 (0,5 điểm): Hãy xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2 (0,5 điểm): Tìm các từ Hán Việt được sử dụng trong ngữ liệu trên.
Câu 3 (1,0 điểm): Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ có trong đoạn thơ (1) và nêu tác dụng.
Câu 4 (1,0 điểm): Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung ở phần Đọc hiểu hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 8-12 dòng) trả lời câu hỏi: Là học sinh lớp 7 em phải làm gì trong học tập để đáp ứng lòng mong mỏi của Bác? 
Câu 2 (5,0 điểm): Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
---- Hết ----
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Học sinh không được sử dụng tài liệu.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2020-2021
Môn: Ngữ văn – Lớp 7
Phần
Câu
Yêu cầu
Điểm
I. ĐỌC
HIỂU
(3.0đ)
1
- Thể thơ: tự do (7 chữ )
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
0,5đ
2
- Từ Hán Việt : phù sa, hư vinh
* HS phải chỉ ra được cả 2 từ Hán Việt mới cho điểm.
0,5đ
3
- Biện pháp điệp ngữ: thương ( lặp 3 lần )
=> Tác dụng : Nhấn mạnh về tình thương yêu rộng lớn bao la của Bác giành cho nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung, qua đó giúp người đọc hình dung một cách cụ thể hơn tình thương, sự hi sinh cao cả của Bác.
1,0đ
4
Đoạn thơ ca ngợi lòng yêu thương, đức hi sinh, lòng nhân ái, khoan hòa không khoa trương của Bác đối với nhân loại; mong muốn của Bác đối thế hệ trẻ; Qua đó, tác giả bộc lộ cảm xúc của bản thân, thể hiện niềm yêu mến, tự hào, kính trọng Bác. 
1,0đ
II. TẠO LẬP VĂN BẢN
 (7.0đ)
Câu 1
(2.0đ)
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn: Có mở đoạn; thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn: Nêu được vấn đề; Thân đoạn: Giải quyết được vấn đề; Kết đoạn: Kết thúc được vấn đề. 
b. Xác định đúng vấn đề cần trình bày: Là học sinh lớp 7 em phải làm gì trong học tập để đáp ứng lòng mong mỏi của Bác ? 
c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:
- Xác định mục đích học tập đúng đắn: "Vì tương lai của bản thân gắn liền với tương lai của dân tộc" .
- Phải tu dưỡng đạo đức, học tập tốt.
- Tích cực học ở lớp, ở trường và tự học.
- Tránh lối học vẹt, học lệch các môn....
- Học phải đi đôi với hành. Phải ứng dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, chân thật, sâu sắc.
d. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.25đ
0.25 đ
1.0đ
0.25đ
0.25đ
Câu 2
(5.0đ)
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn biểu cảm: Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài.
b. Xác định đúng đối tượng cần biểu cảm: Bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh
c. Nội dung biểu cảm: Học sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách. Dưới đây là một một số định hướng cho việc chấm bài.
* Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh, bài thơ “Cảnh khuya”; Cảm nhận chung của người viết về bài thơ.
* Trình bày cụ thể về những cảm nhận, tình cảm, cảm xúc của bản thân về vẻ đẹp (cả nội dung và hình thức nghệ thuật) của bài thơ “Cảnh khuya”.
- Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên tĩnh lặng thông qua những nét vẽ về khung cảnh núi rừng Việt Bắc.
+ Vẻ đẹp của bức tranh cảnh khuya được gợi lên từ thanh âm: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”, gợi lên vẻ đẹp tĩnh lặng, gần gũi và ấm áp.
+ Bức tranh đêm trăng hiện lên giàu chất tạo hình trong những nét vẽ: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”:
Ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Không gian thiên nhiên ngập tràn ánh trăng.
Ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa.
=> Câu thơ gợi vẻ đẹp quyện hòa, đan cài của thiên nhiên.
- Cảm nhận về tâm hồn thi sĩ quyện hòa cùng chất chiến sĩ của nhân vật trữ tình.
- Hình ảnh gợi lên từ trạng thái “cảnh khuya như vẽ”, khắc họa rõ nét cốt cách người nghệ sĩ, thể hiện sự rung động trước vẻ đẹp của đêm trăng chốn núi rừng Việt Bắc.
- Hình ảnh “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” gợi mở vẻ đẹp của phẩm chất người chiến sĩ:
- Điệp từ “chưa ngủ” được nhắc lại hai lần đã tô đậm hơn nữa tình yêu thiên nhiên quyện hòa cùng tình yêu đối với nhân dân, đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
* Đánh giá về nội dung, giá trị nghệ thuật của bài thơ “Cảnh khuya”.
- Nêu cảm nhận về tác giả Hồ Chí Minh.
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có tình cảm sâu sắc, chân thành.
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.25
0.25
4.0
0.5đ
3.0đ
1.5đ
1.5đ
0.5đ
0.25
0.25
* Lưu ý khi chấm bài:
1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_mon_ngu_van_lop_7_hoc_ki_i_nam_hoc_20.doc