Đề kiểm tra 15 phút môn Vật Lý Lớp 7 - Học kì 1 - Năm học 2014-2015
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)
Mỗi câu hỏi dưới đây có kèm theo phương án trả lời A, B, C, D.Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất rồi ghi vào bài làm: ( ví dụ: Câu 1 chọn phương án A thì ghi vào bài làm là: Câu 1 - A,.)
Câu 1. Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng ?
A. Ngọn nến đang cháy
B. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng
C. Mặt trời
D. Đèn ống đang sáng
Câu 2. Khi nào ta thấy một vật ?
A. Khi vật được chiếu sáng
B. Khi ta mở mắt hướng về phía vật
C. Khi vật phát ra ánh sáng
D. Khi có ánh sáng từ vật đến mắt ta
Câu 3. Trong trường hợp nào dưới đây, ánh sáng truyền theo đường thẳng ?
A. Trong môi trường trong suốt
B. Đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác
C. Trong môi trường đồng tính
D. Trong môi trường trong suốt và đồng tính
Câu 4. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng Nhật thực là
A. mặt trời ngừng phát ra ánh sáng
B. mặt trời bỗng nhiên biến mất
C. mặt trời bị Mặt trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất
D. người quan sát đứng ở nửa sau Trái Đất, không được Mặt Trời chiếu sáng
Câu 5. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 40o. Góc tới có giá trị nào sau đây?
A. 20o
B. 80o
C. 40o
D. 60o
Câu 6. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất là
A. ảnh thật, bằng vật
B. ảnh ảo, bằng vật
C. ảnh ảo, cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.
D. không hứng được trên màn và bé hơn vật.
Câu 7. Đặt hai viên pin giống hệt nhau trước một gương cầu lồi và một gương phẳng. Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh kích thước ảnh của viên pin tạo bởi gương
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN VẬT LÝ 7 : Phạm vi kiến thức: Từ tiết 1 đến tiết thứ 9 theo PPCT (Sau khi học xong bài Tổng kết chương I: Quang học ) Phương án kiểm tra : Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (30% TNKQ ; 70%TL) KIỂM TRA 1 TIẾT VẬT LÝ 7 I.BẢNG TÍNH TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO KHUNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CHỦ ĐỀ TỔNG SỐ TIẾT LÝ THUYẾT TỈ LỆ THỰC DẠY TRỌNG SỐ LT (Cấp độ 1,2) VD (Cấp độ 3,4) LT (Cấp độ 1,2) VD (Cấp độ 3,4) 1.Sự truyền thẳng ánh sáng 3 3 2,1 0,9 26,25 11,25 2.Phản xạ ánh sáng 3 2 1,4 1,6 17,5 20 3.Gương cầu 2 2 1,4 0,6 17,5 7,5 Tổng 8 7 4,9 3,1 61,25 38,75 II.BẢNG SỐ LƯỢNG CÂU HỎI VÀ ĐIỂM SỐ CHO MỖI CHỦ ĐỀ Ở MỖI CẤP ĐỘ CHỦ ĐỀ TRỌNG SỐ SỐ LƯỢNG CÂU (CHUẨN CẦN KIỂM TRA) ĐIỂM SỐ T.SỐ TN TL 1.Sự truyền thẳng ánh sáng 26,25 4,2≈4 4 0 1.0đ 2.Phản xạ ánh sáng 17,5 2,8≈3 1 2 4.25đ 3.Gương cầu 17,5 2,8≈3 3 0 0.75đ 1.Sự truyền thẳng ánh sáng 11,25 1,8≈2 2 0 0.5đ 2.Phản xạ ánh sáng 20 3,2≈3 1 2 3.25đ 3.Gương cầu 7,5 1,2≈1 1 0 0.25đ Tổng 100 16 12 4 10đ PHÒNG GD&ĐT KRÔNG BÔNG TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020- 2021 MÔN: VẬT LÍ 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút ( không kể thời gian giao đề) I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Mỗi câu hỏi dưới đây có kèm theo phương án trả lời A, B, C, D.Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất rồi ghi vào bài làm: ( ví dụ: Câu 1 chọn phương án A thì ghi vào bài làm là: Câu 1 - A,.....) Câu 1. Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng ? Ngọn nến đang cháy B. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng C. Mặt trời D. Đèn ống đang sáng Câu 2. Khi nào ta thấy một vật ? Khi vật được chiếu sáng Khi ta mở mắt hướng về phía vật Khi vật phát ra ánh sáng Khi có ánh sáng từ vật đến mắt ta Câu 3. Trong trường hợp nào dưới đây, ánh sáng truyền theo đường thẳng ? Trong môi trường trong suốt B. Đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác C. Trong môi trường đồng tính D. Trong môi trường trong suốt và đồng tính Câu 4. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng Nhật thực là A. mặt trời ngừng phát ra ánh sáng B. mặt trời bỗng nhiên biến mất C. mặt trời bị Mặt trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất D. người quan sát đứng ở nửa sau Trái Đất, không được Mặt Trời chiếu sáng Câu 5. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 40o. Góc tới có giá trị nào sau đây? A. 20o B. 80o C. 40o D. 60o Câu 6. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất là ảnh thật, bằng vật B. ảnh ảo, bằng vật C. ảnh ảo, cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương. D. không hứng được trên màn và bé hơn vật. Câu 7. Đặt hai viên pin giống hệt nhau trước một gương cầu lồi và một gương phẳng. Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh kích thước ảnh của viên pin tạo bởi gương cầu lồi và gương phẳng ? A. Ảnh của gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh của gương phẳng B. Ảnh của gương cầu lồi bằng ảnh của gương phẳng C. Ảnh của gương cầu lồi lớn hơn ảnh của gương phẳng D. Không thể so sánh được Câu 8. Khi đặt vật sát gương cầu lõm thì ảnh ảo của vật có tính chất là lớn bằng vật B. lớn hơn vật C. nhỏ hơn vật D. nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương cầu lồi Câu 9. Đêm rằm, ta quan sát thấy gì khi Mặt Trăng đi vào bóng tối của Trái Đất ? A. Mặt Trăng bừng sáng lên rồi biến mất B. Phần sáng của Mặt Trăng bị thu hẹp dần rồi mất hẳn C. Mặt Trăng to ra một cách khác thường D. Trên mặt đất xuất hiện một vùng tối Câu 10. Đứng trên mặt đất, trường hợp dưới đây ta thấy có Nhật thực là A. Ban đêm, khi Mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất nên ánh sáng Mặt trời không đến được nơi ta đứng. B. Ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng. C. Ban ngày, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng. D. Ban đêm, khi Trái Đất che khuất Mặt trăng. Câu 11. Chiếu một tia sáng vuông góc với một mặt gương phẳng. Góc phản xạ r có giá trị là A. r = 90o B. r = 45o C. r = 180o D. r = 0o Câu 12. Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn ? Vì pha đèn phản xạ được ánh sáng. B. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng tại một điểm ở xa. C. Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm. D. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song II. PHẦN TỰ LUẬN. (7điểm) Câu 13.(2.0điểm) Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng ? 500 S I Áp dụng : Vẽ tia phản xạ và tính góc phản xạ ? Câu 14. (2.0điểm) Nêu đặc điểm về ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng ? Câu 15. (2.0điểm) Một nguồn sáng S được đặt trước một gương phẳng như hình vẽ a) Xác định khoảng không gian cần đặt mắt để có thể quan sát thấy ảnh của S ? b) Nếu đưa S lại gần gương hơn thì khoảng không gian này sẽ biến đổi như thế nào? Câu 16. (1.0điểm) Cho biết góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là 600. Nếu quay gương 150 thì khi đó góc tạo bởi giữa tia tới và tia phản xạ bằng bao nhiêu ? PHÒNG GD&ĐT KRÔNG BÔNG TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG NĂM HỌC 2020 - 2021 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: VẬT LÍ - LỚP : 7 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 B 0,25 Câu 2 D 0,25 Câu 3 D 0,25 Câu 4 C 0,25 Câu 5 A 0,25 Câu 6 D 0,25 Câu 7 A 0,25 Câu 8 B 0,25 Câu 9 B 0,25 Câu 10 B 0,25 Câu 11 D 0,25 Câu 12 D 0,25 II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 13 (2.0đ) Định luật phản xạ ánh sáng: - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới. 0.5 0.5 R G 500 S N I Vẽ được hình Ta có : Góc SIN = 900 – 500 = 400 Góc NIR = 400 0.5 0.25 0.25 14 (2.0đ) Đặc điểm về ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng là: · Ảnh không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo. · Độ lớn ảnh bằng độ lớn của vật. · Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương. · Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’. 0.5 0.5 0.5 0.5 15 (2.0đ) a) Muốn nhìn thấy ảnh S’ thì mắt phải đặt trong chùm tia phản xạ ứng với chùm tia tới xuất phát từ S tới gương. Hai tia phản xạ ngoài cùng trên gương ứng với hai tia tới ngoài cùng trên gương là SI và SK. Vùng quan sát được thể hiện như hình vẽ sau: b) Nếu đưa S lại gần gương hơn thì ảnh S’ cũng ở gần gương hơn, góc IS’K sẽ tăng lên và khoảng không gian cần đặt để nhìn thấy S’ cũng tăng lên. 0.75 0.75 0.5 16 (1đ) Ta có : i = i’ và i + i’ = 600 suy ra i = i’ 300 Nếu quay gương 150 thì lúc này: Trường hợp 1: i = i’ = 150 Suy ra i + i’ = 300 Trường hợp 2: i = i’ = 450 Suy ra i + i’ = 900 0.5 0.5 Duyệt của tổ chuyên môn GV ra đề và làm đáp án Phạm Thái Linh Nguyễn Thị Kiều Duyên Duyệt của chuyên môn Trần Công Quang MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – MÔN : VẬT LÍ 7 NĂM HỌC 2020 – 2021 Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. Sự truyền thảng ánh sáng(3tiết) Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta. Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng. Số câu 2 1 3 Số điểm 0.5 0.25 0.75 Tỉ lệ % 5% 2.5% 7.5% 2. Phản xạ ánh sáng (3 tiết) Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng. Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng. Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và đến ảnh là bằng nhau. Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng và ngược lại, theo hai cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh ảo tạo bởi gương phẳng. Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng và ngược lại, theo hai cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh ảo tạo bởi gương phẳng. Số câu 1 2 4 1 1 Số điểm 0.25 4.0 1.0 2.0 1.0 Tỉ lệ % 2.5% 40% 10% 20% 10% 3.Gương cầu(2 tiết) Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi, gương cầu lõm. Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lõm Số câu 3 1 Số điểm 0.75 0.25 Tỉ lệ % 7.5% 2.5% TS câu 3 4 2 5 1 1 TS điểm 0.75 1.0 4.0 1.25 2.0 1.0 Tỉ lệ % 7.5% 10% 40% 12.5% 20% 10% Duyệt của tổ chuyên môn GV ra đề Phạm Thái Linh Nguyễn Thị Kiều Duyên Duyệt của chuyên môn Trần Công Quang
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_15_phut_mon_vat_ly_lop_7_hoc_ki_1_nam_hoc_2014_2.doc