Đề kiểm tra 45 phút Vật Lý Lớp 7 - Đề số 3 - Năm học 2019-2020

Đề kiểm tra 45 phút Vật Lý Lớp 7 - Đề số 3 - Năm học 2019-2020

A. Phần trắc nghiệm: (Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)

 * Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu đáp án mà em cho là đúng nhất?

Câu 1:

 Những vật mà tự nó phát ra ánh sáng gọi là:

 A. Vật sáng. B. Nguồn sáng.

 C. Chùm sáng. D. Tia sáng.

Câu 2:

 Trong môi trường trong suốt và đồng tính thì ánh sáng truyền đi

 A. Theo đường cong. B. Theo đường thẳng.

 C. Theo đường tròn. D. Theo cả ba đường trên.

Câu 3:

 Vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới gọi là

 A. vùng bóng mờ (Bóng nửa tối). B. Vùng bóng tối (Bóng đen).

 C. Vùng sáng. D. Vùng bóng râm.

Câu 4:

 Hiện tượng ánh sáng bị đổi hướng hắt lại môi trường cũ khi gặp bề mặt nhẵn của một vật gọi là

 A. Hiện tượng phản xạ ánh sáng. B. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

 C. Hiện tượng truyền thẳng ánh sáng. D. Hiện tượng giao thoa ánh sáng.

Câu 5:

 

doc 10 trang bachkq715 3560
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45 phút Vật Lý Lớp 7 - Đề số 3 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT SƠN LA
TRƯỜNG PTDT NT THCS & THPT
HUYỆN YÊN CHÂU
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÝ LỚP 7
Năm học 2019 - 2020
(Thời gian: 45’ không kể thời gian giao đề)
MA TRẬN 
Nội dung
Các mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TL
TN
TL
TN
TL
TN
1.Quang học
 Nhận biết được: 
- Vật tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng.
 ĐL truyền thẳng ánh sáng.
- Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
- Thế nào là bóng tối, bóng nửa tối.
 - Định luật phản xạ ánh sáng.
- Hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực xảy ra trong thực tế.
- Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đổ đén tím.
- Vật phát ra ánh sáng trắng là nguồn sáng trắng.
- Trộn 3 loại ánh sáng màu đỏ, màu lục, màu lam được ánh sáng trắng.
- Vật rắn được nung nóng tới hàng nghìn độ sẽ phát ra ánh sáng.
 Dựa vào hiện tượng phản xạ ánh sáng để giải thích hiện tượng lắp gương trong phòng hẹp để phòng có cảm giác sáng hơn.
- Dựa vào sự truyền ánh sáng trắng qua tấm lọc màu nào thì thu được ánh sáng màu của tấm lọc để giải thích hiện tượng ánh sáng đèn hậu của ô tô, xe máy... khi tác dụng phanh thì đèn hậu phát ra ánh sáng màu đỏ.
- Nhận biết được: Tia tới, tia phàn xạ, điểm tới, góc tới, góc phản xạ trên hình vẽ.
- Dựa vào sự tạo ảnh của vật đặt trước gương phẳng để vẽ ảnh của vật sao cho:
+ Ảnh song song cùng chiều với vật.
+ Ảnh cùng phương, ngược chiều so với vật.
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
1
1
10
10
2,5
25
2 
2
20
2 
3
30
15
8,5
85
2. Âm học
 Nhận biết được:
- Vật tự nó phát ra âm thanh gọi là nguồn âm.
- Vật phát ra âm to khi biên độ giao động của vật lớn.
- Vật phát ra âm cao (Bổng), âm thấp (Trầm) khi tần số dao động của vật lớn.
- Ta nhìn thấy vật màu nào là vì có ánh sáng màu của vật truyền vào mắt ta.
Vận dụng kiến thức: Điều kiện vật phát ra âm cao (âm bổng) âm thấp (âm trầm), âm to, âm nhỏ phụ thuộc vào tần số dao động và biên độ dao động để giải thích hiện tượng giọng nói của bạn nam thường to nhưng thấp hơn giọng nói của các bạn nữ . 
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
2
0,5
5
1
1
10
8
1,5
15
TS 
câu
TS điểm
Tỉ lệ %
13
4
40
3
3
30
2
3
30
18
10
100
17
10
100
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ - LỚP 7
NĂM HỌC: 2019 - 2020
ĐỀ SỐ 1
(Thời gian làm bài 45’ không kể thời gian giao đề)
A. Phần trắc nghiệm: (Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
 * Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu đáp án mà em cho là đúng nhất?
Câu 1: 
 Những vật mà tự nó phát ra ánh sáng gọi là:
 A. Vật sáng. B. Nguồn sáng. 
 C. Chùm sáng. D. Tia sáng.
Câu 2: 
 Trong môi trường trong suốt và đồng tính thì ánh sáng truyền đi 
 A. Theo đường cong. B. Theo đường thẳng. 
 C. Theo đường tròn. D. Theo cả ba đường trên.
Câu 3:
 Vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới gọi là 
 A. vùng bóng mờ (Bóng nửa tối). B. Vùng bóng tối (Bóng đen). 
 C. Vùng sáng. D. Vùng bóng râm.
Câu 4: 
 Hiện tượng ánh sáng bị đổi hướng hắt lại môi trường cũ khi gặp bề mặt nhẵn của một vật gọi là
 A. Hiện tượng phản xạ ánh sáng. B. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
 C. Hiện tượng truyền thẳng ánh sáng. D. Hiện tượng giao thoa ánh sáng.
Câu 5: 
 Ban ngày khi mặt trời, mặt trăng trái đất cùng nằm trên một đường thẳng khi đó trên trái đất có một vùng không nhận được ánh sáng từ mặt trời chiếu đến. Những người đứng ở vùng này trên trái đất xẽ quan sát được hiện tượng
 A. Hiện tượng nhật thực một phần. B. Hiện tượng nhật thực toàn phần.
 C. Hiện tượng nguyệt thực một phần. D. Hiện tượng nguyệt thực toàn phần.
Câu 6: 
 Tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím là
 A. Ánh sáng màu. B. Ánh sáng trắng.
 C. Ánh sáng đơn sắc. D. Ánh sáng không đơn sắc.
Câu 7:
 Nguồn phát nào sau đây là nguồn phát ánh sáng trắng
 A. Mặt trời (Trừ lúc hoàng hôn, lúc bình minh). B. Mặt trăng.
 C. Đèn ống màu trang trí. . D. Bút la ze phát ánh sáng đỏ.
Câu 8 :
 Những vật mà tự nó phát ra âm thanh được gọi là?
 A. Âm phản xạ. B. Âm thanh.
 C. Nguồn âm. D. Siêu âm.
Câu 9 : 
 Khi tần số dao động của vật càng lớn thì vật
 A. Phát ra âm càng to. B. Phát ra âm càng nhỏ.
 C. Phát ra âm càng cao (Càng bổng). D. Phát ra âm càng thấp (càng trầm).
Câu 10 :
 Tại sao ta lại nhìn thấy lá cây có màu xanh vì?
 A. Có ánh sáng mặt trời chiếu vào lá cây. 
 B. Có sẵn ánh sáng màu xanh trong lá cây.
 C. Có ánh sáng màu xanh từ lá cây truyền vào mắt ta.
 D. Có ánh sáng màu đơn sắc từ lá cây truyền vào mắt ta.
Câu 11 : 
 Chiếu đồng thời cả ba loại ánh sáng màu đỏ, màu lục, màu lam vào cùng một điểm trên tờ giấy trắng ta nhìn thấy ánh sáng tại điểm đó là
 A. Ánh sáng màu đỏ. B. Ánh sáng màu lục. 
 C. Ánh sáng màu lam. D. Ánh sáng trắng.
Câu 12 :
 Các vật rắn khi nung nóng tới hàng nghìn độ xê (0C) thì phát ra 
 A. Ánh sáng màu. B. Ánh sáng trắng.
 C. Ánh sáng màu đơn sắc. D. Ánh sáng màu không đơn sắc.
B. Phần tự luận :
Câu 1: (1đ): 
 Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?
Câu 2: (1đ):
 Giải thích tại sao giọng nói của các bạn nam thường to và trầm hơn giọng nói của các bạn nữ ?
Câu 3: (1đ): 
 Giải thích tại sao ở những căn phòng nhỏ hẹp, người ta treo một tấm gương phẳng lớn hướng ra cửa thì làm căn phòng sáng hơn?
Câu 4: (1đ)
 Giải thích tại sao khi đạp phanh thì ánh sáng của đèn hậu của xe ô tô lại có màu đỏ? 
Câu 5: (2đ)
 Cho tia sáng SI tới mặt phản xạ của một gương phẳng như hình vẽ. Hãy vẽ tia phản xạ IR, pháp tuyến IN. Cho biết tia nào là tia tới, tia phản xạ, đường pháp tuyến. So sánh độ lớn của góc phản xạ với góc tới ?
 N
 S 
 I
C©u 6: (1đ): 
 Vẽ ảnh của một vật có dạng hình mũi tên đặt trước gương phẳng sao cho
 B A
	HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN VẬT LÍ LỚP 7
NĂM HỌC: 2019 - 2020
ĐỀ SỐ 1
PHÂN TRẮC NGHIỆM.
* Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
B
B
A
B
B
A
C
C
D
D
B
PHẦN TỰ LUẬN.
Câu 1: (1 điểm)
 - Định luật phản xạ ánh sáng: Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến. Góc phản xạ bằng góc tới.
Câu 2: (1 điểm)
 - Giọng nói các bạn nam thường to hơn giọng nói các bạn nữ vì: Biên độ giao động của thanh quản của các bạn nam thường lớn hơn của các bạn nữ.
 - Giọng nói của các bạn nam thường trầm hơn giọng nói của các bạn nữ vì tần số dao động của thanh quản của các bạn nam thường nhỏ hơn của các bạn nữ.
Câu 3: (1 điểm)
 - Khi treo tấm gương lớn hướng ra cửa trong một căn phòng hẹp thì ánh sáng từ bên ngoài chiếu tới gương bị hắt trở lại (Do hiện tượng phản xạ ánh sáng) nên lúc này trong phòng hẹp gần như có được hai nguồn sáng cùng chiếu đến nên ta cảm giác như phòng sáng hơn.
Câu 4: (1 điểm)
 Khi đạp phanh thì ta nhìn thấy ánh sáng của đèn hậu của xe ô tô có màu đỏ. Vì ánh sáng trắng của bóng đèn hậu chiếu qua tấm lọc màu đỏ (Vỏ của nắp đèn hậu màu đỏ) thì ta thu được ánh sáng màu đỏ.
Câu 5: (2 điểm) 
 S N R
 - SI là tia tới.
 - IR là tia phản xạ.
 - IN là pháp tuyến.
 - I là điểm tới.
 - Góc phản xạ bằng góc tới.
Câu 6: (1 điểm)
 B A
 B’ A’
Kết luận: A’B’ là ảnh của vật AB.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ - LỚP 7
NĂM HỌC: 2019 - 2020
ĐỀ SỐ 2
(Thời gian làm bài 45’ không kể thời gian giao đề)
A. Phần trắc nghiệm: (Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
 * Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu đáp án mà em cho là đúng nhất?
Câu 1:
 Vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới gọi là vùng
 A. vùng bóng mờ (Bóng nửa sáng). B. Vùng bóng tối (Bóng đen). 
 C. Vùng sáng. D. Vùng bóng râm.
Câu 2: 
 Hiện tượng ánh sáng bị đổi hướng hắt lại môi trường cũ khi gặp bề mặt nhẵn của một vật gọi là
 A. Hiện tượng phản xạ ánh sáng. B. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
 C. Hiện tượng truyền thẳng ánh sáng. D. Hiện tượng giao thoa ánh sáng.
Câu 3: 
 Những vật mà tự nó phát ra ánh sáng gọi là:
 A. Vật sáng. B. Nguồn sáng. 
 C. Chùm sáng. D. Tia sáng.
Câu 4: 
 Trong môi trường trong suốt và đồng tính thì ánh sáng truyền đi theo
 A. Đường cong. B. Đường thẳng. 
 C. Đường tròn. C. Cả ba đường trên.
Câu 5: 
 Ban ngày khi mặt trời, mặt trăng trái đất cùng nằm trên một đường thẳng khi đó trên trái đất có một vùng không nhận được ánh sáng từ mặt trời chiếu đến. Những người đứng ở vùng này trên trái đất xẽ quan sát được hiện tượng
 A. Hiện tượng nhật thực một phần. B. Hiện tượng nhật thực toàn phần.
 C. Hiện tượng nguyệt thực một phần. D. Hiện tượng nguyệt thực toàn phần.
Câu6:
 Những vật mà tự nó phát ra âm thanh được gọi là?
 A. Âm phản xạ. B. Âm thanh.
 C. Nguồn âm. D. Siêu âm.
Câu 7: 
 Khi tần số dao động của vật lớn thì 
 A. Vật phát ra âm to. B. Vật phát ra âm nhỏ.
 C. Vật phát ra âm cao (Âm bổng) D. Vật phát ra âm thấp (Âm trầm).
Câu 8: 
 Tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím là
 A. Ánh sáng màu. B. Ánh sáng trắng.
 C. Ánh sáng đơn sắc. D. Ánh sáng không đơn sắc.
Câu 9:
 Nguồn phát nào sau đây là nguồn phát ánh sáng trắng
 A. Mặt trời (Trừ lúc hoàng hôn, lúc bình minh). B. Mặt trăng.
 C. Đèn ống màu trang trí. . D. Bút la ze phát ánh sáng đỏ.
Câu 10:
 Tại sao ta lại nhìn thấy lá cây có màu xanh vì?
 A. Có ánh sáng mặt trời chiếu vào lá cây. 
 B. Có sẵn ánh sáng màu xanh trong lá cây.
 C. Vì có ánh sáng màu xanh từ lá cây truyền vào mắt ta.
 D. Có ánh sáng màu đơn sắc truyền từ lá cây vào mắt ta.
Câu 11:
 Âm truyền vào tai người gây đau tai (Ngưỡng đau) có độ to là 
 A. 80 dB. B. 100 dB . C. 120 dB. D. 130 dB.
Câu 12 : 
 Chiếu đồng thời cả ba loại ánh sáng màu đỏ, màu lục, màu lam vào cùng một điểm trên tờ giấy trắng ta nhìn thấy ánh sáng tại điểm đó là
 A. Ánh sáng màu đỏ. B. Ánh sáng màu lục. 
 C. Ánh sáng màu lam. D. Ánh sáng màu trắng.
B. Phần tự luận :
Câu 1: (1đ): 
 Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng?
Câu 2: (1đ): 
 Giải thích tại sao ở những căn phòng nhỏ hẹp, người ta treo một tấm gương phẳng lớn hướng ra cửa thì làm căn phòng sáng hơn?
Câu 3: (1đ):
 Giải thích tại sao giọng nói của các bạn nam thường to và trầm hơn giọng nói của các bạn nữ ?
Câu 4: (1đ)
 Giải thích tại sao khi đạp phanh thì ánh sáng đèn hậu của xe ô tô lại có màu đỏ? 
Câu 5 (1 điểm)
 Cho vật AB (dạng mũi tên) đặt trước một gương phẳng như nhình vẽ. Hãy vẽ ảnh A’B’ của vật AB? 
 B A
Câu 6: (2 điểm)
 Dựa vào định luật phản xạ ánh sánh. Biểu diễn đường pháp tuyến IN, tia tới SI trên hình vẽ , cho biết tia nào là tia tới, tia phản xạ, pháp tuyến. So sánh độ lớn của góc phản xạ với góc tới ?
 R 
 I
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN VẬT LÝ - LỚP 7
HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020
 ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm: (Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐA
B
A
B
B
B
C
C
B
A
C
C
D
II. Phần tự luận (7 điểm)
BĐ
Đáp án
1đ
1đ
1đ
1đ
1đ
1đ
1đ
Câu 1:
 - Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
Câu 2: 
 - Khi treo tấm gương lớn hướng ra cửa trong một căn phòng hẹp thì ánh sáng từ bên ngoài chiếu tới gương bị hắt trở lại (Do hiện tượng phản xạ ánh sáng) nên lúc này trong phòng hẹp có cả nguồn sáng và vật hắt lại ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới nên ta cảm giác như phòng sáng hơn.
Câu 3: 
 - Giọng nói các bạn nam thường to hơn giọng nói các bạn nữ vì: Biên độ giao động của thanh quản của các bạn nam thường lớn hơn của các bạn nữ.
 - Giọng nói của các bạn nam thường trầm hơn giọng nói của các bạn nữ vì tần số dao động của thanh quản của các bạn nam thường nhỏ hơn của các bạn nữ.
Câu 4:
 Khi đạp phanh thì ta nhìn thấy ánh sáng của đèn hậu của xe ô tô có màu đỏ. Vì ánh sáng trắng của bóng đèn hậu chiếu qua tấm lọc màu đỏ (Vỏ của nắp đèn hậu màu đỏ) thì ta thu được ánh sáng màu đỏ.
Câu 5: 
 B A 
 B’ A’
Kết luận: A’B’ là ảnh của vật AB. 
Câu 6: 
 S N R
 I
- SI là tia tới
- IR là tia phản xạ.
- IN là pháp tuyến.
- Góc phản xạ bằng góc tới.
BGH duyệt
Tổ CM duyệt
Giáo viên ra đề
Lê Thị Hưng
Hoàng Thị Hằng
Nguyễn Hữu Thuần

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_45_phut_vat_ly_lop_7_de_so_3_nam_hoc_2019_2020.doc