Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 7 - Đề số 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Cao Minh

Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 7 - Đề số 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Cao Minh

I. ĐỌC- HIỂU (5 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Mẹ là biển cả thênh thang

Cha là ngọn núi cao sang giữa đời

Cho con cuộc sống tuyệt vời

 Với bao no ấm từ thời ấu thơ.

Mẹ hiền dìu những giấc mơ

 Cho con chắp cánh bay vào tương lai

Ơn cha nghĩa mẹ đong đầy

Sớm hôm vất vả hao gầy lao tâm

 (“Nhớ lời cha mẹ”- nguồn In-ter-net)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

 Câu 2(0,5 điểm). Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào?

 Câu 3(1 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.

Câu 4(1,0 điểm) . Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ đó? :

“ Mẹ là biển cả thênh thang

Cha là ngọn núi cao sang giữa đời ”

Câu 5. (2,0 điểm) Nêu thái độ, tình cảm của tác giả thể hiện trong đoạn thơ trên? Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân trong cuôc sống?

 

docx 4 trang bachkq715 7760
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 7 - Đề số 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Cao Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN VĨNH BẢO
 TRƯỜNG THCS CAO MINH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 7
NĂM HỌC 2020-2021
Thời gian làm bài: 90 phút
II. Cấu trúc đề khảo sát chất lượng
Phần
Mức độ cần đạt
Tổng điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Phần I. Đọc hiểu 3.0
* Tiêu chí ngữ liệu:
 - Văn bản nhật dụng, văn bản nghị luận, văn bản văn học;
- Là một đoạn trích/văn bản hoàn chỉnh;
- Nguồn dữ liệu ngoài chương trình SGK;
- Chỉ ra tác giả, thể loại, phương thức biểu đạt, ngôi kể, nhân vật, ngôn ngữ, hình ảnh, biện nghệ thuật của đoạn trích, văn bản
- Hiểu nội dung của đoạn trích/ văn bản.
- Hiểu được ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong đoạn trích/văn bản
-Hiểu được tác dụng/hiệu quả của việc sử dụng phương thức biểu đạt, ngôi kể/biện pháp tu từ trong đoạn trích/ văn bản
- Bày tỏ ý kiến về quan điểm, của bản thân về nhân vật, về vấn đề, thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn trích/văn bản.
- Rút ra bài học từ đoạn trích/văn bản
Tổng
2
2
1
5
1.0
2.0
2.0
5.0
10%
20%
20%
50%
Phần II. Làm văn (5.0)
Văn biểu cảm
- Biểu cảm về sự vật, con người
Viết một bài văn (không quá 1,5 trang giấy thi) 
Tổng số câu
1
1
Tổng số điểm
5.0
5.0
Tỷ lệ
50%
50%
Tổng số câu
2
2
2
6
Tổng số điểm
1.0
2.0
7.0
10.0
Tỷ lệ
10%
20%
70%
100%
ĐỌC- HIỂU (5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Mẹ là biển cả thênh thang
Cha là ngọn núi cao sang giữa đời
Cho con cuộc sống tuyệt vời
 Với bao no ấm từ thời ấu thơ.
Mẹ hiền dìu những giấc mơ
 Cho con chắp cánh bay vào tương lai
Ơn cha nghĩa mẹ đong đầy
Sớm hôm vất vả hao gầy lao tâm 
 (“Nhớ lời cha mẹ”- nguồn In-ter-net)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? 
 Câu 2(0,5 điểm). Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào? 
 Câu 3(1 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. 
Câu 4(1,0 điểm) . Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ đó? : 
“ Mẹ là biển cả thênh thang
Cha là ngọn núi cao sang giữa đời ”
Câu 5. (2,0 điểm) Nêu thái độ, tình cảm của tác giả thể hiện trong đoạn thơ trên? Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân trong cuôc sống? 
TẠO LẬP VĂN BẢN (5 điểm)
Cảm nghĩ về mùa xuân trên quê hương em.
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
Câu
Đáp án đề 1
Điểm
ĐỌC - HIỂU 
Câu 1
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
0,5
Câu 2
- Thể thơ : Lục bát
0,5
Câu 3
- Ca ngợi công lao của cha mẹ đối với con cái , người cho ta cuộc sống no ấm, chắp cánh ước mơ bay vào tương lai, quên đi bản thân của mình.
- Qua đoạn thơ tác giả thể hiện tình yêu thương, hiếu thảo và kính trọng cha mẹ.
 0,5
0,5
Câu 4
Biện pháp nghệ thuật so sánh: “Mẹ” là “biển cả thênh thang”
 “ Cha” là “ngọn núi cao sang giữa đời”
-Qua nghệ thuật so sánh giúp người đọc nhận thức được công lao của mẹ rộng lớn mênh mông như biển cả vô bờ bến. Công lao của cha như núi vững chắc ,bền vững , cao cả...
- Qua nghệ thuật so sánh tác giả ca ngợi, trân trọng và biết ơn công lao to lớn của cha mẹ và mong muốn con cái phải biết yêu quý kính trọng và hiếu thảo với cha mẹ .
- Với hình ảnh so sánh này bài thơ còn làm cho khái niệm công cha, nghĩa mẹ trở nên cụ thể và sinh động hơn.
0,25.đ
0,5.đ
0,25.đ
Câu 5
* Thái độ, tình cảm của tác giả thể hiện trong đoạn thơ.
- Qua đoạn thơ trên tác giả thể hiện rõ thái độ mạnh dạn, trung thực trân trọng, biết ơn công lao của cha mẹ là vô cùng to lớn, không bao giờ có thể đong đếm được. Chính vì công cha nghĩa mẹ thật lớn lao và không gì đền đáp nổi.
- Đó là thái độ ton trọng sự thật, nhìn công lao của cha mẹ một cách khách quan. 
- Qua thái độ tình cảm đó bài thơ giàu ý nghĩa nhân văn, mang ý nghĩa cuả thời đại góp phần hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam
* Qua đoạn thơ em rút ra bài học cho bản thân trong cuộc sống.
- Kính yêu, hiếu thảo với cha mẹ của mình, ngoan ngoãn vâng lời.
- Cố gắng học hành chăm chỉ, tiến bộ, đạt thành tích cao trong học tập.
- Không làm những điều sai trái để bố mẹ buồn lòng
- Ước mong cha mẹ sống mãi bên con 
1.0đ
 1.0đ
LÀM VĂN
*Yêu cầu hình thức : 
- Trình bày đúng hình thức một bài văn, viết đúng thể loại văn biểu cảm.
- Kết cấu chặc chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
- Đúng bố cục của bài : Mở, thân , kết 
* Yêu cầu nội dung:
0.5
Mở bài
a)Mở bài:
 - Mùa xuân là nguồn đè tài, nguồn thi hứng, nguồn thi liệu cho rất nhiều các sáng tác thơ ca.
- Lòng người mỗi khi xuân về thường xốn xang, rạo rực à Mùa đẹp nhất, mùa của niềm vui, hạnh phúc, sự đoàn tụ của gia đình.
0,5.đ
Thân bài
Học sinh biểu cảm được những nội dung sau:
-Mùa xuân – mùa của trăm hoa đua nở, cây cối đâm chồi, nảy lộc, ra hoa, kết trái à Biểu cảm về hoa, cây, chồi non è Sức sống mãnh liệt của mùa xuân
- Mùa xuân là mùa của những đàn chim về làm tổ, mùa của con người xây dựng mái ấm gia đình và hạnh phúc lứa đôi
- Mùa xuân, mùa của không khí tưng bừng, ấm áp trong sự đoàn tụ của gia đình b.cảm về sự sum họp của gia đình trong đêm 30 Tết)
- Muà xuân em lớn lên thêm một tuổi, biểu cảm về sự hồi hộp, mong chờ, niềm vui trẻ nhỏ khi trên tay đón nhận những bao lì xì
- Mùa xuân - mùa của còn người hướng về mái ấm gia đình, tổ tiên. Nơi ấy là quê hương, là nơi chôn rau, cắt rốn của mỗi một con người. Là nguồn cội của mỗi con người ( lí giải, biểu cảm về quy luật của con người khi xa quê) 
1.0đ
 1.0đ
1.0 đ
Kết bài
Khẳng định tình cảm của mình với mùa xuân.
0,5 đ
Sáng tạo
- Có nhiều cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, sinh động,...) văn viết giàu cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ, nhận thức tốt về đối tượng biểu cảm.
0.5

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_7_de_so_2_nam_hoc_2020_2021_truo.docx