Ôn cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021

Ôn cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021

I. Đề minh họa:

1. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm).

Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

(Ngữ văn 7, tập 1, tr150, NXB GD Việt Nam, 2019)

Câu 1 (0,5 điểm). Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả?

Câu 2 (0,5 điểm). Đặt trong hoàn cảnh ra đời, từ chiến đấu trong khổ thơ trên dùng để chỉ cuộc kháng chiến nào của dân tộc ta?

Câu 3 (1,0 điểm). Xác định và nêu tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ trên.

Câu 4 (1,0 điểm). Em có nhận xét gì về tình yêu Tổ quốc của nhân vật trữ tình trong khổ thơ trên?

Câu 5 (1,0 điểm). Là một học sinh, em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu với quê hương, đất nước?

2. LÀM VĂN (6,0 điểm).

Chọn một trong 2 đề sau:

Đề 1. Cảm nghĩ về mùa xuân trên quê hương em.

 Đề 2: Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.

3. GỢI Ý TRẢ LỜI

 

docx 20 trang bachkq715 10280
Bạn đang xem tài liệu "Ôn cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Đề minh họa:
1. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm). 
Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
(Ngữ văn 7, tập 1, tr150, NXB GD Việt Nam, 2019)
Câu 1 (0,5 điểm). Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả?
Câu 2 (0,5 điểm). Đặt trong hoàn cảnh ra đời, từ chiến đấu trong khổ thơ trên dùng để chỉ cuộc kháng chiến nào của dân tộc ta?
Câu 3 (1,0 điểm). Xác định và nêu tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ trên.
Câu 4 (1,0 điểm). Em có nhận xét gì về tình yêu Tổ quốc của nhân vật trữ tình trong khổ thơ trên?
Câu 5 (1,0 điểm). Là một học sinh, em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu với quê hương, đất nước?
2. LÀM VĂN (6,0 điểm).
Chọn một trong 2 đề sau:
Đề 1. Cảm nghĩ về mùa xuân trên quê hương em.
 Đề 2: Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.
3. GỢI Ý TRẢ LỜI
Câu
Nội dung
Điểm
1
Khổ thơ trên được trích trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
0,5
2
Từ chiến đấu trong khổ thơ trên dùng để chỉ cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ của dân tộc ta.
0,5
3
Xác định và nêu tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ trên:
- Điệp ngữ: vì 
- Tác dụng: Khẳng định niềm tin chân thật và chắc chắn về mục đích cao cả của cuộc chiến đấu: Cháu chiến đấu là để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ gia đình và những kỉ niệm tuổi thơ. 
0,5
0,5
4
Nhận xét về tình yêu Tổ quốc của nhân vật trữ tình trong khổ thơ:
- Đó là tình yêu rộng lớn, cao cả, sâu sắc.
- Tình yêu Tổ quốc là tình cảm rộng lớn, thiêng liêng, bao trùm và chi phối các tình cảm bình dị, thân thuộc. Và tình cảm trân trọng những gì thân thuộc làm sâu sắc thêm tình yêu Tổ quốc.
0,5
0,5
5
Là một học sinh, em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu với quê hương, đất nước?
- Nhận thức được tình yêu quê hương, đất nước là thiêng liêng.
- Học tập và rèn luyện để trở thành công dân có ích góp phần xây dựng gia đình, quê hương đất nước giàu mạnh.
- Tìm hiểu lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của quê hương. 
-Tuyên truyền cho bạn bè trong và ngoài nước hiểu biết về quê hương đất nước Việt Nam xinh đẹp.
0,25
0,25
0,25
0,25
II. TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm). 
Câu
Nội dung
Điểm
Cảm nghĩ về mùa xuân trên quê hương em.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm:
Mở bài: giới thiệu được đối tượng biểu cảm, Thân bài: triển khai bộc lộ cảm xúc do đối tượng gợi lên, Kết bài: Khẳng định lại tình cảm dành cho đối tượng.
0,25
b. Xác định đúng đối tượng:
Mùa xuân trên quê hương.
0,25
c. Triển khai phát biểu cảm nghĩ.
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách miễn là mạch cảm xúc được thể hiện tự nhiên, hợp lí; vận dụng linh hoạt các hình thức biểu cảm trực tiếp kết hợp gián tiếp.
I. Mở bài
- Giới thiệu về mùa xuân.
- Ấn tượng chung nhất của em về mùa xuân.
0.5
II. Thân bài
Bày tỏ tình cảm của em với mùa xuân trên quê hương em:
- Cảm nghĩ về thời tiết của mùa xuân: Bầu trời cao rộng, khí trời ấm áp, vài cánh én chao liệng rộn ràng, mưa xuân nhẹ nhàng reo rắc thổn thức lên mặt đất tràn đầy nhựa sống.
- Cảm nghĩ về cảnh sắc của mùa xuân: Cây cối đâm chồi nảy lộc; Hoa đào khoe sắc trên phố xá, trên nẻo đường quê, trong mỗi ngôi nhà 
- Cảm nghĩ về nếp sống gia đình: hồ hởi đi chợ tết, náo nức đón giao thừa, những buổi du xuân rộn ràng; 
- Cảm nghĩ về những hi vọng, ước mơ khi mùa xuân về.
1,0
1,0
1,0
1,0
III. Kết bài
- Khẳng định lại tình yêu tha thiết với mùa xuân.
0,5
d. Chính tả, ngữ pháp:
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
e. Sáng tạo:
Biểu cảm chân thực, diễn đạt có hình ảnh, gợi cảm thông qua việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
0,25
Đề 2. 
Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.
* Yêu cầu chung:
- Thể loại: Biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Nội dung: Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.
- Hình thức: Bố cục đầy đủ ba phần. Hành văn mạch lạc, lưu loát.
* Yêu cầu cụ thể: Bài làm cần đảm bảo các ý chính sau:
a) Mở bài: 
* Yêu cầu về nội dung: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. Bộc lộ cảm nghĩ của mình về bài thơ Tiếng gà trưa.
* Cách cho điểm:
+ Điểm 0,5: Làm tốt theo yêu cầu
+ Điểm 0,25: Có phần mở bài nhưng chưa tốt
+ Điểm 0: Không làm hoặc làm sai hoàn toàn
b) Thân bài: 
 * Yêu cầu về nội dung: Nêu cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật qua từng khổ thơ. 
- Khổ 1: Tâm trạng người lính trẻ trên đường hành quân xa.
+ Tiếng gà trưa cất lên nơi xóm nhỏ là âm thanh quen thuộc, bình dị của làng quê từ bao đời nay. Nhưng với người lính trẻ lại vô cùng xúc động. Tiếng gà trưa đã làm xao động nắng trưa và cả hồn người. Tiếng gà trưa giúp người lính trẻ xua tan bao mệt mỏi và gợi nhớ về tuổi thơ.
+ Điệp từ nghe làm cho giọng thơ thêm bồi hồi, tha thiết.	 
- Khổ 2, 3, 4, 5, 6: Những kỷ niệm tuổi thơ của người lính trẻ được gợi lên từ tiếng gà trưa.
+ Khổ 2: Hình ảnh đàn gà và những ổ trứng hồng đẹp như tranh vẽ.
+ Khổ 3: Kỉ niệm về bà- một lần xem gà đẻ bị bà mắng. Qua đó ta thấy được tình cảm yêu thương và sự lo lắng cho cháu.
+ Khổ 4, 5: Hình ảnh người bà chắt chiu, dành từng quả trứng hồng lo cho cháu. Nhớ tới bà là nhớ tới bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la.
+ Khổ 6: Niềm vui của tuổi thơ khi được quần áo mới từ tiền bán gà của bà.
- Điệp ngữ tiếng gà trưa được nhắc lại nhiều lần, một âm thanh hiện hữu, đồng vọng gợi nhớ bao kỷ niệm một thơ bé. Tiếng gà trưa là tiếng vọng của quê hương, là tình hậu phương thiết tha sâu nặng của người lính trong kháng chiến chống Mỹ.
- Khổ cuối: Những suy tư được gợi lên từ tiếng gà trưa
+ Tiếng gà gọi về những giấc mơ tuổi thơ của người lính trẻ.
+ Điệp từ vì nhấn mạnh nguyên nhân lên đường của người cháu. Tình yêu gia đình hòa trong tình yêu quê hương đất nước
- Khái quát về nghệ thuật và nội dung của bài thơ (Thể thơ năm chữ, hình ảnh bình dị, điệp ngữ; vẻ đẹp tươi sáng, đằm thắm của những kỷ niệm về tuổi thơ, về tình bà cháu chan hòa trong tình yêu quê hương đất nước. Điều đó khiến cho người đọc xúc động )
c) Kết bài: Khẳng định cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về bài thơ... Sức sống của bài thơ.
- ĐỀ SỐ 2:
Phần I: Phần đọc –hiểu:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
Câu 1: Bài ca dao trên viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Xác định thành ngữ có trong bài ca dao trên
Câu 3. Chỉ ra hai biện pháp tu từ nổi bật trong bài ca dao trên và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó
Câu 4. Bài ca dao trên gợi cho người đọc tình cảm gì?
Câu 5: Có ý kiến nhận xét rằng:	
“Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta.”	
Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, hãy nêu suy nghĩ của em về ý kiến trên.
GỢI Ý
Phần
Câu
Nội dung
Phần I
ĐỌC HIỂU
1
- Thể thơ: Lục bát
2
- Thành ngữ: dãi nắng dầm sương
3
- Hai biện pháp tu từ nổi bật: Điệp ngữ và liệt kê.
- Tác dụng: 
+ Điệp ngữ: “nhớ” : nhấn mạnh nỗi nhớ da diết, triền miên khôn nguôi của người xa quê.
+ Liệt kê: “quê nhà, rau muống, cà dầm tương, ai dãi nắng dầm sương, ai tát nước bên đường”: thể hiện nỗi nhớ từ trừu tượng đến cụ thể về quê hương.
4
- Văn bản gợi cho người đọc về tình yêu quê hương đất nước. 
5
Dẫn dắt vào vấn đề hợp lí
Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề.
Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim người lao động
Thuộc phương thức biểu đạt trữ tình của văn học dân gian gồm tục ngữ ,ca dao, dân ca thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau,đa dạng và phong phú xuất phát từ những trái tim lao động của nhân dân.
Thơ ca dân gian “thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta” 
- Tình yêu quê hương, đất nước, yêu thiên nhiên 
- Tính cảm cộng đồng ( dẫn chứng: Dù ai đi mùng mười tháng ba,Bầu ơi thương lấy một giàn ) 
- Tình cảm gia đình 
+ Tình cảm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà (Con người có tổ có nguồn, Ngó lên nuột lạt báy nhiêu .)
+ Tình cảm của con cái đối với cha mẹ (Công cha như núi là đạo con, Ơn cha nặng cưu mang, chiều chiều chín chiều)
+ Tình cảm anh em huynh đệ (anh em như chân đỡ đần, Chị ngã em nâng .)
+ Tình cảm vợ chồng (Râu tôm khen ngon, Thuận vợ thuận chồng cũng cạn )
+ Tình thầy trò( Muốn sang thầy )
+ Tình yêu đôi lứa (Qua đình .bấy nhiêu )
- Đánh giá khái quát lại vấn đề
- Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ
ĐỀ SỐ3:
Phần I: Phần đọc – hiểu:
Đọc kĩ phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Cảm ơn mẹ vì luôn bên con
Lúc đau buồn và khi sóng gió
Giữa giông tố cuộc đời
Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về.
Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên
Mẹ dành hết tuổi xuân vì con
Mẹ dành những chăm lo tháng ngày
Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.
Mẹ là ánh sáng của đời con
Là vầng trăng khi con lạc lối
Dẫu đi trọn cả một kiếp người
Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru 
(Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt?
Câu 2: Chỉ ra các từ láy có trong phần trích?
Câu 3: Trong khổ thơ thứ hai xuất hiện biện pháp tu từ gì?
Câu 4: Các từ vì, và, để trong phần trích thuộc từ loại gì?
Câu 5: Từ đoạn thơ trên, viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tình mẹ.
GỢI Ý
Câu 1
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
Câu 2
- Từ láy: vỗ về, nhẹ nhàng.
Câu 3
- BPTT: Điệp ngữ (Mẹ dành).
Câu 4
- Các từ và, vì, để là: Quan hệ từ
Câu 5
Có một tình yêu thương cao cả và vĩ đại nhất trên đời – không phai nhạt theo tháng năm – đó là tình yêu của người mẹ dành cho con. Không có thứ tình cảm nào thiêng liêng và mạnh mẽ bằng tình mẹ đối với con. Trái tim của người mẹ là vực sâu muôn trượng mà ở dưới đáy, bạn sẽ luôn tìm thấy sự tha thứ. Tình yêu của người mẹ mang đến cho mỗi chúng ta là sự yên bình tốt nhất mà không đâu có được. Mẹ là người sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn, trưởng thành. Mẹ hi sinh và dành tình yêu thương vô điều kiện với mỗi người con. Đừng phụ tình mẹ bởi mẹ là người mang nặng, đẻ đau, nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn. Mẹ dạy ta học ăn, học nói, học những điều hay lẽ phải trong cuộc đời. Lớn lên, mỗi lần vấp ngã trong cuộc đời, mẹ dang tay che chở. Mẹ dõi theo từng bước đi trong cuộc đời “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”. Bổn phận của mỗi đứa con là phải thấu hiểu sự hi sinh của mẹ, ghi nhớ công ơn của mẹ đến suốt cuộc đời. Biết chăm ngoan, học giỏi, nghe lời cha mẹ, sống hiểu thảo, yêu tương, phụng dưỡng cha mẹ khi về già. Tình thương yêu của người mẹ là nguồn năng lượng cho phép một người bình thường có thể làm những chuyện phi thường, là nơi để để mỗi chúng ta trở về nương tựa khi vấp ngã. Bởi thế, đừng ngỗ nghịch hay bất hiếu với mẹ bởi đó là hành vi trái với đạo đức làm người, là đánh mất lương tâm, đánh mất chính mình, phủ nhận nguồn gốc. Không có gì đáng chê trách và khinh bỉ bằng một đứa con bất hiếu.
ĐỀ SỐ 4:
I. ĐỌC HIỂU:
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4:
Con cò bay lả bay la
Theo câu quan họ bay ra chiến trường
Nghe ai hát giữa núi non
Mà hương đồng cứ rập rờn trong mây
Nghìn năm trên dải đất này
Cũ sao được cánh cò bay la đà
Cũ sao được sắc mây xa
Cũ sao được khúc dân ca quê mình!
 	 (Khúc dân ca – Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973) 
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? 
3. Tìm biện pháp tu từ nổi bật và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong 4 câu cuối đoạn trích trên. 
4. Đoạn thơ trên khơi gợi trong em tình cảm, cảm xúc gì? 
II. LÀM VĂN:
 Đánh giá về ca dao, có ý kiến cho rằng:
“Ca ngợi tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước thiết tha là một nội dung đặc sắc của ca dao”.
 Qua các bài ca dao đã học và những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
GỢI Ý: 
I. ĐỌC HIỂU.
Câu 1.
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: biểu cảm
Câu 2.
Thể thơ: lục bát 
Câu 3.
 - BPTT nổi bật: 
+ điệp ngữ: cũ sao
- Hiệu quả của BPTT: 
+ Nhấn mạnh những câu hát dân ca không bao giờ lạc hậu, xưa cũ.
+ Thể hiện niềm tin vào sức sống bền bỉ mãnh liệt của dân ca nói riêng và giá trị văn hóa truyền thống nói chung 
Câu 4.
Học sinh có thể tự do phát biểu cảm xúc của mình: tự hào, yêu quý đối với khúc hát dân ca quê hương tình yêu, sự gắn bó với nguồn cội với quê hương, đất nước 
II. LÀM VĂN. 
A. Mở bài: 
Dẫn dắt vấn đề - Trích dẫn ý kiến 
B. Thân bài: 
* Giải thích: 
Nước ta có một nền văn hóa nước lâu đời. Cuộc sống của nhân dân luôn gắn liền với làng quê, cây đa, bến nước, con đò và đồng quê thẳng cánh cò bay. Từ khi cất tiếng khóc chào đời người nông dân xưa đã gắn bó với làng quê và với họ ca dao là những câu hát dân gian phản ánh tâm tư, tình cảm trong đời sống , trong lao động, là “ bài ca sinh ra từ trái tim.” Qua ca dao, họ gửi trọn tình yêu cho những người thân ruột thịt của mình, cho ruộng đồng, lũy tre, cho quê hương, đất nước.
 * Chứng minh tình cảm trong ca dao được thể hiện:
Tình cảm gia đình đằm thắm được ca dao thể hiện qua:
+ Lòng kính yêu với ông bà, cha mẹ. (dẫn chứng – phân tích)
+ Tình cảm anh em, tình nghĩa vợ chồng. (dẫn chứng – phân tích)
Tình yêu quê hương đất nước được ca dao thể hiện qua:
+ Lòng tự hào yêu mến, gắn bó với xóm làng thân thuộc, với cảnh vật tươi đẹp của quê hương, đất nước. (dẫn chứng – phân tích)
+ Niềm tự hào, yêu mến, gắn bó với nếp sống, phong tục, tập quán tốt đẹp và những địa danh nổi tiếng của đất nước. (dẫn chứng – phân tích)
Þ Đánh giá: Tình cảm gia đình đằm thắm và tình yêu quê hương đất nước được nhân dân ta thể hiện trong ca dao rất phong phú và đa dạng. Nó được thể hiện ở nhiều phương diên, nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Đọc ca dao ta không chỉ hiểu, yêu mến, tự hào về phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình, về cảnh đẹp làng quê, non sông đất nước mình mà còn cảm phục, trân trọng tình nghĩa sâu nặng, cao đẹp của người dân lao động.
 C. Kết bài : 
- Khẳng định ý nghĩa của ca dao.
- Liên hệ cảm nghĩ bản thân.
ĐỀ SỐ 5: 
Phần I. Đọc - hiểu 
	Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. 
(Trích Cổng trường mở ra, Lí Lan)
Câu 1. Tìm cặp từ trái nghĩa trong đoạn văn trên. 
Câu 2. Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 
Câu 3. Theo em "thế giới kì diệu" đó là gì? 
Câu 4. Ý nghĩa của câu văn “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.” 
Phần II. Làm văn : 
Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 - 7 câu) về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình. 
GỢI Ý:
Phần
Câu
Nội dung
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU
1
Cặp từ trái nghia: đêm - ngày
2
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là Tự sự
3
"Thế giới kì diệu" đó là:
 - Là thế giới của những điều hay lẽ phải, thế giới của tình thương
- Là thế giới của tri thức, của những hiểu biết lí thú
- Là thế giới của tình bạn, tình thầy trò cao đẹp
- Là thế giới của những ước mơ, khát vọng, 
4
* Ý nghĩa: Niềm tin vào vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người, tin vào con đường đi lên bằng học vấn, tin vào tương lai tươi sáng đang chờ con của người mẹ. Cổng trường mở ra đồng nghĩa với việc cánh cửa tâm hồn trí tuệ của con người mở ra.
PHẦN II. LÀM VĂN
HS viết đoạn văn: Trên cơ sở nội dung của đoạn trích, bày tỏ tình yêu của mình đối với mẹ. Về hình thức phải có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Các câu phải liên kết với nhau chặt chẽ về nội dung và hình thức
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn và đảm bảo số câu
b. Xác định đúng vấn đề : bày tỏ tình yêu của em đối với mẹ.
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các phương thức biểu đạt. Có thể viết đoạn văn theo ý sau:
- Những kỉ niệm ngày đến trường đầu tiên khi vào học lớp 1 em vẫn nhớ như in. 
- Sáng sớm hôm đó mẹ gọi em dậy để chuẩn bị vệ sinh cá nhân và ăn sáng. 
- Xong xuôi, mẹ cho em được mặc bộ quần áo trắng tinh tươm và khoác chiếc cặp mới mẹ đã mua tặng em nhân ngày khai giảng. 
- Mẹ đã dặn dò em phải lễ phép chào hỏi khi gặp thầy cô. 
- Khi đến trường, em cũng nh bao bạn nhỏ khác đều háo hức đón chờ để nhận lớp với những người bạn mới. 
- Ngày đầu tiên đi học trong sáng mùa thu tháng 9, bầu trời trong xanh và gió mát trong lành đã để lại trong em bao kỉ niệm đẹp về quãng đường học sinh. 
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
ĐỀ SỐ 6:	
Câu 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“ Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cách cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào ” 
 (Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1).
 a. Cho biết chủ đề của đoạn văn bản trên. 
b. Tìm các từ láy trong đoạn văn. Phân tích tác dụng của các từ láy trong việc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong đoạn văn. 
c. Xác định chủ ngữ, vị ngữ và kiểu câu trong câu văn: Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. 
d. Trình bày cảm nhận của em về nhân vật người mẹ trong văn bản. 
e. Viết đoạn văn, nêu suy nghĩ của em về vai trò của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người.
GỢI Ý:
a/ Chủ đề của đoạn văn trên là tâm trạng nôn nao, hồi hộp và ấn tượng sâu đậm về ngày đầu tiên đi học của người mẹ.
b/ - Các từ láy trong đoạn văn: mãi mãi, nhẹ nhàng, cẩn thận, rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến, hoàn toàn, nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng.
 - Tác dụng của các từ láy: diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn tâm trạng và cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến, hồi hộp của người mẹ vào đêm trước ngày khai trường vào lớp Một của con.
c/ - Chủ ngữ: "Mẹ"
 - Vị ngữ: "muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy"
 - Kiểu câu đơn mở rộng thành phần vị ngữ
d/ Người mẹ trong văn bản "Cổng trường mở ra" có tâm hồn nhạy cảm, hết lòng thương yêu con, muốn dành tất cả những điều tốt đẹp nhất cho đứa con thân yêu của mình. Người mẹ ấy không chỉ rất thương yêu con mà còn hiểu rẩt rõ vai trò của giáo dục có ý nghĩa vô cùng to lớn trong cuộc đời mỗi con người.
e/ Nhà trường - nơi chắp cánh những giấc mơ, cung cấp cho ta những kiến thức đầu đời, dạy cho ta đạo nghĩa, xây đắp trong ta những hoài bão lớn lao. Nhà trường - nơi mẹ cha tin cậy, giao phó những đứa con của mình chờ mong sự lớn lên của mầm non được chăm bẵm bởi đôi tay dịu dàng của những người thầy, người cô.
Nhà trường - nơi xã hội tin tưởng, nơi được hàng ngàn cặp mắt dõi theo, nơi gieo biết bao hi vọng về một tương lai tiến bộ
Và hơn hết, mỗi người nếu muốn trở nên hữu ích đều cần phải trải qua một môi trường rèn dũa, giáo dục. Đó là vai trò lớn lao nhất của nhà trường!
ĐỀ SỐ 5:
I. Đọc hiểu:
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hằng năm cứ vào cuối thu Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.
Câu 1. Đoạn văn được trích từ văn bản nào?
Câu 2. Tìm một phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn?. 
Câu 3. Đoạn văn viết về ai? Về việc gì?	
Câu 4. Đoạn văn được viết theo phương thức nào biểu đạt nào? Chỉ ra một số biểu hiện của phương thức biểu đạt đó trong đoạn văn?
Câu 5: Từ cảm xúc của người mẹ trong văn bản nêu trên. Hãy viết bài văn nêu cảm nghĩ về người mẹ thân yêu của em. 
GỢI Ý:
Câu 1
Phương thức biểu đạt: biểu cảm
Câu 2
Biện pháp tu từ so sánh: Dường như bên tai
Câu 3
Viết về tâm trạng cuả người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con.
Câu 4
Phương thức biểu cảm qua dấu chấm than, từ thể hiện cảm xúc như: lo lắng, nhớ..
Câu 5
Mở bài:
- Giới thiệu về mẹ.
 Đối với tất cả mọi người, người mẹ thật thiêng liêng và cao cả. Dù có thế nào mẹ vẫn luôn rộng lòng tha thứ, bao dung cho chúng ta. Mẹ là người mà ta mãi không quên trong đời.
Thân bài:
- Mỗi con người đều có một trái tim cũng như chỉ có một mẹ.
- Tình yêu của mẹ dành cho con (Mẹ yêu con bằng chính trái tim, cho con những gì mẹ có,...).
- Từ khi mới lọt lòng, chúng ta đã cần những gì ở mẹ (dòng sữa mẹ, ôm ấp trong vòng tay mẹ, những lời ru của mẹ,...).
- Mẹ luôn vững bước theo sát ta, luôn ủng hộ ta.
- Tình cảm của mẹ dành cho con như thế nào (thật tha thiết, bao la và ấm áp,...).
- Không chỉ có con người cần mẹ mà muông thú cũng cần mẹ (từ những con hổ dũng mãnh đến những con thỏ yếu ớt đều cần mẹ).
- Mẹ thật quan trọng đối với ta (luôn quan tâm chăm sóc ta và dù có thế nào mẹ vẫn luôn ở bên ta).
Kết bài: Nêu cảm xúc, tình cảm về mẹ.
ĐỀ SỐ 4:
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 
“Cái ấn tượng ghi sâu mãi trong lòng một con người về cái ngày “hôm nay tôi đi học” ấy, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào.”
(Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? 
Câu 2. Trong đoạn văn, người mẹ mong muốn điều gì?
Câu 3. Tìm ba câu ca dao, tục ngữ hoặc danh ngôn về thầy cô, bạn bè và mái trường.
Câu 4. Một bạn cho rằng, có rất nhiều ngày khai trường, nhưng ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Chia sẻ về ngày đầu tiên đi học vào lớp Một của em.
GỢI Ý:
1
Đoạn văn trích trong văn bản “Cổng trường mở ra”, của Lý Lan
2
Mẹ mong ấn tượng về ngày đầu tiên đi học sẽ khắc sâu mãi trong lòng con.
3
Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.
Ơn thầy soi lối mở đường 
Cho con vững bước dặm trường tương lai
- Tiên học lễ, hậu học văn
- Bán tự vi sư, nhất tự vi sư
- Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy
- Không thầy đố mày làm nên
- Học thầy không tày học bạn 
4
Ý kiến vào lớp Một là ngày có ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người là đúng, vì:
- Lớp Một là lớp đầu tiên của cấp học trong hệ thống giáo dục 12 năm. Bất cứ cái gì đầu tiên cũng có sự thiêng liêng và ấn tượng đặc biệt.
- Vào lớp Một đó là dấu hiệu chứng tỏ của sự khôn lớn của các bạn ở tuổi nhi đồng và không còn là em bé mẫu giáo nữa.
- Tất cả các bạn vào lớp Một đều được sự quan tâm đặc biệt của ông bà, cha mẹ, thầy cô. 
- Chia sẻ về ngày đầu tiên đi học vào lớp Một: Được làm quen với môi trường học tập mới, được đọc, được viết, được học toán, tâm trạng lo lắng, hồi hộp, chơi vơi của người lần đầu tiên cắp sách đi học 
 Câu 1 (3,0 điểm): Đọc kĩ bài thơ và thực hiện yêu cầu
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7 – Tập 1, trang 94 - NXB giáo dục năm 2015)
a. Hãy cho biết bài thơ trên có tên là gì? Tác giả là ai? Thuộc thể thơ gì? Nêu tên một văn bản đã học cùng thể thơ đó. 
b. Xác định một thành ngữ có trong bài thơ trên? Đặt câu với thành ngữ đó. 
c. Cụm từ tấm lòng son ở cuối bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến? 
Câu 2 (5,0 điểm): Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.
Câu
Nội dung
Câu 1
(3.0 điểm)
* Học sinh trả lời được:
a. Hãy cho biết bài thơ trên có tên là gì? Tác giả là ai? Thuộc thể thơ gì? Nêu tên một văn bản đã học cùng thể thơ đó. 
- Bài thơ: Bánh trôi nước.
- Tác giả: Hồ Xuân Hương.
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
- Nêu đúng một văn bản cùng thể thơ.
 b. Xác định một thành ngữ có trong bài thơ trên? Đặt câu với thành ngữ đó. 
Học sinh xác định được:
- Thành ngữ: Bảy nổi ba chìm.
- Đặt đúng câu có sử dụng thành ngữ.
 c. Cụm từ tấm lòng son ở cuối bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến?
- Cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến có long đong, lận đận, trôi nổi, bế tắc, tuyệt vọng... nhưng họ vẫn giữ phẩm chất trong trắng, son sắt, thủy chung.
- Đây là lời khẳng định dõng dạc, dứt khoát về nét đẹp tươi sáng, thuần hậu của phụ nữ Việt Nam xưa mà ngày nay vẫn còn giá trị. 
Câu 2
(5,0 điểm)
Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.
* Yêu cầu chung:
- Thể loại: Biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Nội dung: Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.
- Hình thức: Bố cục đầy đủ ba phần. Hành văn mạch lạc, lưu loát.
* Yêu cầu cụ thể: Bài làm cần đảm bảo các ý chính sau:
a) Mở bài: 
* Yêu cầu về nội dung: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. Bộc lộ cảm nghĩ của mình về bài thơ Tiếng gà trưa.
* Cách cho điểm:
+ Điểm 0,5: Làm tốt theo yêu cầu
+ Điểm 0,25: Có phần mở bài nhưng chưa tốt
+ Điểm 0: Không làm hoặc làm sai hoàn toàn
b) Thân bài: 
 * Yêu cầu về nội dung: Nêu cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật qua từng khổ thơ. 
- Khổ 1: Tâm trạng người lính trẻ trên đường hành quân xa.
+ Tiếng gà trưa cất lên nơi xóm nhỏ là âm thanh quen thuộc, bình dị của làng quê từ bao đời nay. Nhưng với người lính trẻ lại vô cùng xúc động. Tiếng gà trưa đã làm xao động nắng trưa và cả hồn người. Tiếng gà trưa giúp người lính trẻ xua tan bao mệt mỏi và gợi nhớ về tuổi thơ.
+ Điệp từ nghe làm cho giọng thơ thêm bồi hồi, tha thiết.	 
- Khổ 2, 3, 4, 5, 6: Những kỷ niệm tuổi thơ của người lính trẻ được gợi lên từ tiếng gà trưa.
+ Khổ 2: Hình ảnh đàn gà và những ổ trứng hồng đẹp như tranh vẽ.
+ Khổ 3: Kỉ niệm về bà- một lần xem gà đẻ bị bà mắng. Qua đó ta thấy được tình cảm yêu thương và sự lo lắng cho cháu.
+ Khổ 4, 5: Hình ảnh người bà chắt chiu, dành từng quả trứng hồng lo cho cháu. Nhớ tới bà là nhớ tới bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la.
+ Khổ 6: Niềm vui của tuổi thơ khi được quần áo mới từ tiền bán gà của bà.
- Điệp ngữ tiếng gà trưa được nhắc lại nhiều lần, một âm thanh hiện hữu, đồng vọng gợi nhớ bao kỷ niệm một thơ bé. Tiếng gà trưa là tiếng vọng của quê hương, là tình hậu phương thiết tha sâu nặng của người lính trong kháng chiến chống Mỹ.
- Khổ cuối: Những suy tư được gợi lên từ tiếng gà trưa
+ Tiếng gà gọi về những giấc mơ tuổi thơ của người lính trẻ.
+ Điệp từ vì nhấn mạnh nguyên nhân lên đường của người cháu. Tình yêu gia đình hòa trong tình yêu quê hương đất nước
- Khái quát về nghệ thuật và nội dung của bài thơ (Thể thơ năm chữ, hình ảnh bình dị, điệp ngữ; vẻ đẹp tươi sáng, đằm thắm của những kỷ niệm về tuổi thơ, về tình bà cháu chan hòa trong tình yêu quê hương đất nước. Điều đó khiến cho người đọc xúc động )
c) Kết bài: Khẳng định cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về bài thơ... Sức sống của bài thơ.
* Cách cho điểm:
+ Điểm 0,5: Làm tốt theo yêu cầu.
+ Điểm 0,25: Có phần kết bài nhưng chưa tốt.
+ Điểm 0: Không làm hoặc làm sai hoàn toàn.
Câu 1: (3 điểm) Cho câu thơ sau:
 Tiếng suối trong như tiếng hát xa
a.Em hãy chép 3 câu thơ còn lại để hoàn thành bài thơ.
b.Hãy cho biết tên của bài thơ trên là gì? Tác giả là ai? 
c. Bài thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
d. Nêu ý nghĩa của bài thơ trên?
Câu 2: (2 điểm)
Thế nào là điệp ngữ? 
Hãy xác dạng điệp ngữ được sử dụng trong bài thơ” Cảnh khuya” và viết một đoạn văn ngắn ( từ 4-6 câu) nêu tác dụng của điệp ngữ trong việc thể hiện nội dung bài thơ?
Câu 3: (5 điểm) Cảm nghĩ về một loài cây em yêu
Câu 
Hướng dẫn chấm
Câu 1
 a
Hs chép đúng, chính xác 3 câu thơ còng lại:
 b
 Tên của bài thơ trên là: Cảnh khuya. Tác giả là: Hồ Chí Minh 
c
 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: Biểu cảm 
d
Ý nghĩa bài thơ:
Rằm tháng giêng: Toát lên vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ, chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn nhiều gian khổ..
Câu 2
a.
 b.
 - Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
- Điệp từ “ chưa ngủ”; “lồng” 
-> Điệp ngữ cách quãng
- Đoạn văn:
+ Điệp ngữ "lồng" tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho cảnh vật về đêm .
+ Điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước. . . 
Câu 3
1.Yêu cầu chung: 
- Học sinh làm được bài văn biểu cảm sáng tạo
- Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong bài viết.
- Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, rõ bố cục.
2.Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo bố cục ba phần
a. Mở bài: 
- Giới thiệu về tên loài cây (cây tre, cây xoài, cây na ).
- Lí do em yêu thích loài cây đó.
b.Thân bài:
- Biểu cảm về các đặc điểm của cây:
+ Em thích màu của lá cây, 
+ Cây đơm hoa vào tháng và hoa đẹp như 
+ Những trái cây lúc nhỏ lúc lớn và khi chín gợi niềm say xưa hứng thú ra sao?
+ Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.
+ Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?
+ Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?
 - Tình cảm, cảm xúc của em đối với loài cây đó thay đổi như thế nào theo thời gian?
 + Ban đầu khi 

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2020_2021.docx