Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Phòng Giáo dục đào tạo Quỳ Châu

Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Phòng Giáo dục đào tạo Quỳ Châu

I.Đọc - hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

 "Những buổi sáng, chú chích choè lông đen xen lông trắng nhún nhảy trên đọt chuối non vút lên hình bao gươm, cất tiếng hót líu lo. Thỉnh thoảng, từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay xiên góc thành hình chữ V qua bầu trời ngoài cửa sổ về phương Nam. Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,. mà người ta gọi là loài chim giang hồ".

(Nguyễn Quỳnh)

Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.

Câu 2: Tác dụng của dấu ba chấm trong câu: Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,. mà người ta gọi là loài chim giang hồ".

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

II. Làm văn (7 điểm)

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.

 

doc 6 trang bachkq715 5530
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Phòng Giáo dục đào tạo Quỳ Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GDĐT QUỲ CHÂU Ngày 26/09/2017 
KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU:
	Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Củng cố, những kiến thức đã học trong chương trình Ngữ văn 7.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản.
- Rèn kỹ năng làm bài.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức nghiêm túc, tự giác trong làm bài kiểm tra.
4. Năng lực:
- Năng lực tạo lập văn bản.
- Năng lực tư duy
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực hình thành nhân cách.
II. HÌNH THỨC KIÊM TRA
- Hình thức: tự luận
- Thời gian: 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN.
 Mức độ
Tên 
Chủ đề 
Nhận biết
Thông
hiểu
Vận dụng
Cộng
Vận dụng
Vận dụng cao
I. Đọc - hiểu 
- Ngữ liệu: Một đoạn trích văn bản nghệ thuật/ Văn bản thông tin
- Tiêu chí: chọn lựa ngữ liệu: một đoạn trích dài khoảng 80 chữ.
Nhận diện phương thức biểu đạt trong đoạn văn/ biện pháp tu từ/ câu chủ động, câu bị động/ câu đặc biệt, rút gọn câu. 
-Tác dụng của dấu câu
- Câu đặc biệt /rút gọn câu/ chuyển đổi câu
- Tác dụng của phép tu từ
- Khái quát nội dung chính/ vấn đề chính ... mà đoạn văn/văn bản đề cập.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
1
1
10
2
2 
20
3
3
30
II. Làm văn
(Nghị luận về một câu tục ngữ)
 Nhận biết kiểu bài nghị luận
Hiểu đúng vấn đề nghị luận
Vận dụng các kiến thức để làm đúng bài văn nghị luận 
Bài văn có các dẫn chứng tiêu biểu lập luận chặt chẽ, có liên hệ thực tế. 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
10
1
10
4
40
1
10
1
7
70
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
20
3
30
4
40
1
10
4
10
100
ĐỀ BÀI:
I.Đọc - hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
 "Những buổi sáng, chú chích choè lông đen xen lông trắng nhún nhảy trên đọt chuối non vút lên hình bao gươm, cất tiếng hót líu lo. Thỉnh thoảng, từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay xiên góc thành hình chữ V qua bầu trời ngoài cửa sổ về phương Nam. Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,... mà người ta gọi là loài chim giang hồ".
(Nguyễn Quỳnh)
Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.
Câu 2: Tác dụng của dấu ba chấm trong câu: Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,... mà người ta gọi là loài chim giang hồ".
Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. 
II. Làm văn (7 điểm)
Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam. 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
YÊU CẦU CHUNG
1.Học sinh có khả năng đọc hiểu văn bản, diễn đạt rõ ràng không mắc lỗi chính tả.
2. Biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để bước đầu làm bài văn nghị luận: lập luận chứng minh. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; lập luận thuyết phục, dẫn chứng tiêu biểu, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu. 
3. Đáp ứng yêu câu đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Hướng dẫn chấm thi chỉ nêu một số nội dung cơ bản, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm, không chỉ đánh giá kiến thức và kĩ năng mà còn chú ý đến thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết. Cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể, phát hiện, cần khuyến khích những tìm tòi, sáng tạo riêng trong nội dung và hình thức bài làm. Chấp nhận các kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ
PHẦN
Nội dung
Biểu điểm
ĐỌC HIỂU
Câu 1. Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên là: Miêu tả kết hợp tự sự.
1.0
Câu 2. Tác dụng của dấu ba chấm: đánh dấu phần chưa liệt kê hết.
1.0
Câu 3. 
- Đoạn văn là một bức tranh thiên nhiên sinh động, tràn đầy sức sống qua đó tác giả bộc lộ và tình yêu tha thiết đối với thiên nhiên.
1.0
LÀM VĂN
 Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.
a. Đảm bảo cấu trúc kiểu bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận đực vấn đề.
1.0 
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: truyền thống ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
1.0
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
5.0
* Giải thích: 
Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây,
Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
* Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó. 
Học sinh trình bày được những dẫn chứng phù hợp, sắp xếp hợp lý thể hiện truyền thống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta. (Học sinh cơ bản phải biết kết hợp dẫn chứng và lý lẽ) 
Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên. 
- Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
1.5 
1.0
1.0
0.5
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả dùng từ đặt câu.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_7_hoc_ki_2_nam_hoc_2017_2018_pho.doc