Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kim Liên

Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kim Liên

1. Kiến thức

- Củng cố, hệ thống hoá được phần văn bản đồng thời củng cố phần tập làm văn và kiến thức về tiếng Việt.

- Hiểu và cảm thụ được giá trị nội dung, tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của các văn bản đã học.

- Vận dụng được các kiến thức tổng hợp để rút ra bài học trong cuộc sống.

2. Kĩ năng

- Có kỹ năng phân tích, khái quát, tổng hợp kiến thức vận dụng vào thực hành bài viết.

- Luyện kĩ năng viết bài văn, đoạn văn biểu cảm.

 3. Định hướng phát triển năng lực

¬- Năng lực tư duy ngôn ngữ.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực viết sáng tạo: Rèn kĩ năng diễn đạt, hành văn của học sinh.

- Năng lực cảm thụ văn chương.

4. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác trong học tập và tình cảm qua cảm nhận của người viết.

=> Hình thành năng lực ngôn ngữ và tạo lập văn bản.

 

doc 6 trang bachkq715 5010
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kim Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29+30 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 -2021
MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Củng cố, hệ thống hoá được phần văn bản đồng thời củng cố phần tập làm văn và kiến thức về tiếng Việt. 
- Hiểu và cảm thụ được giá trị nội dung, tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của các văn bản đã học.
- Vận dụng được các kiến thức tổng hợp để rút ra bài học trong cuộc sống.
2. Kĩ năng
- Có kỹ năng phân tích, khái quát, tổng hợp kiến thức vận dụng vào thực hành bài viết.
- Luyện kĩ năng viết bài văn, đoạn văn biểu cảm.
 3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tư duy ngôn ngữ.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực viết sáng tạo: Rèn kĩ năng diễn đạt, hành văn của học sinh.
- Năng lực cảm thụ văn chương.
4. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác trong học tập và tình cảm qua cảm nhận của người viết.
=> Hình thành năng lực ngôn ngữ và tạo lập văn bản.
II. HÌNH THỨC- THỜI GIAN:
- Hình thức: Tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra: HS làm bài kiểm tra tại lớp.
- Thời gian: 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng cộng
Vận dụng
thấp
Vận dụng cao
1. Đọc hiểu văn bản:
- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:
01 đoạn trích/ văn bản hoàn chỉnh tương đương với văn bản được học trong chương 
trình, phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh.
- Nhận biết các thông tin về văn bản, thể thơ, phương thức biểu đạt...
- Hiểu được ý nghĩa của các văn bản.
Số câu: 3
Số điểm: 3,0
Tỉ lệ: 30%
Nhận diện được từ láy, từ ghép, quan hệ từ.
Xác định từ láy, từ ghép, đại từ có trong văn bản. Phân loại từ ghép và từ láy.
Số câu: 1
Số điểm: 2,0
Tỉ lệ: 20%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
Số câu: 1
Số điểm: 2,0
Tỉ lệ: 20%
Sốcâu:1
Số điểm: 2,0
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 3
Sốđiểm: 5,0
Tỉ lệ: 50%
2. Tạo lập văn bản
Văn biểu cảm về sự vật, con người.
Nhận diện đúng kiểu văn biểu cảm.
- Cảm nhận được ý nghĩa của một số hình ảnh đặc sắc của đoạn văn bản 
- Vận dụng được vào việc giải quyết các tình huống trong thực tế.
- Lập ý để hình thành các ý cơ bản.
- Chọn ý để triển khai thành câu văn, đoạn văn.
- Tạo lập thành bài văn có bố cục ba phần.
- Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết bài văn biểu cảm hoàn chỉnh, có sử dụng yếu tố biểu cảm.
Bài viết linh hoạt, cảm xúc chân thành.
Số câu: 1
Số điểm: 4,0
Tỉ lệ: 40%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
1,0
10%
1,0
10%
1
3,0
30%
1
1,0
10
4
10,0
100%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
1
3,0
30%
1
3,0
30%
1
3,0
30%
1
1,0
10
4
10,0
100%
PHÒNG GD &ĐT NAM ĐÀN
TRƯỜNG THCS KIM LIÊN
ĐỀ KIỂM TRA GIŨA KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021
MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI 1
ĐỌC- HIỂU (3điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Mẹ là biển cả thênh thang
Cha là ngọn núi cao sang giữa đời
Cho con cuộc sống tuyệt vời
 Với bao no ấm từ thời ấu thơ.
Mẹ hiền dìu những giấc mơ
Cho con chắp cánh bay vào tương lai
Ơn cha nghĩa mẹ đong đầy
Sớm hôm vất vả hao gầy lao tâm 
 (“Nhớ lời cha mẹ”- nguồn In-ter-net)
Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? (0.5 điểm)
Câu 2.Chỉ ra một từ láy và một từ ghép có trong hai câu thơ sau: (0.5 điểm)
“ Mẹ là biển cả thênh thang
Cha là ngọn núi cao sang giữa đời ”
Câu 3. Nêu ý nghĩa đoạn thơ trên.(1,0 điểm)
Câu 4. Từ ý nghĩa ấy, là người con em phải làm gì xứng đáng với công lao mẹ cha. (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Biểu cảm về một người mà em yêu quý (bố/mẹ; thầy/cô; bạn, )
-------------------------------Hết--------------------------------
Chú ý: Giám thị không giải thích gì thêm
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Câu
Đáp án đề 1
Điểm
ĐỌC - HIỂU 
Câu 1
- Thể thơ : Lục bát
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
0,5.đ
Câu 2
- Từ láy: thênh thang
- Từ ghép: ngọn núi, cao sang, biển cả.
0,5.đ
Câu 3
- Ca ngợi công lao của cha mẹ đối với con cái. Người cho ta cuộc sống no ấm, chấp cánh ước mơ bay vào tương lai, quên đi bản thân của mình.
1,0.đ
Câu 4
* Người con phải làm là:
- Kính yêu cha mẹ của mình, ngoan ngoãn vâng lời.
- Cố gắng học hành chăm chỉ, tiến bộ, đạt thành tích cao trong học tập.
0,5.đ
0,5.đ
LÀM VĂN
*Yêu cầu hình thức : 
 - Trình bày đúng hình thức một bài văn, viết đúng thể loại văn biểu cảm.
 - Kết cấu chặc chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
* Yêu cầu nội dung:
Mở bài
Giới thiệu đối tượng biểu cảm.
0,5.đ
Thân bài
Học sinh biểu cảm được những nội dung sau:
Biểu cảm về nét tiêu biểu ( ngoại hình, tính cách, sở thích, trang phục...)
- Ngoại hình ( đôi mắt, mái tóc, bàn tay sự thay đổi ngoại hình gợi cho em cảm xúc gì.
- Tính cách hiền hay nghiêm khắc đã giúp em tiến bộ như thế nào đối với cuộc sống.
Biểu cảm về việc làm, phẩm chất.
- Nghề nghiệp làm gì, biểu cảm những vất cả trải qua 
- Người biểu cảm có những phẩm chất đáng quý gì. Cách đối xử với nhũng người xung quanh. 
- Người biểu cảm đã giúp em những gì em học tập được những gì?
Biểu cảm về kỉ niệm gắn bó.
- Kỉ niệm ấy là khi nào, cảm xúc được sự ân cần, hay nhũng bài học trong cuộc sống. 
-Từ kỉ niệm ấy em, có mong ước và lời hứa như thế nào.
Ví dụ: - Mong ước đối với người biểu cảm. Sức khỏe, công việc .
Ví dụ: Hứa phấn đấu ngoan ngoãn, chăm chỉ, đạt thành tích cao.
1,5. đ
2,0.đ
1,5 đ
Kết bài
Khẳng định tình cảm của mình với đối tượng biểu cảm.
0,5 đ
Sáng tạo
- Có nhiều cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, sinh động,...) văn viết giàu cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ, nhận thức tốt về đối tượng biểu cảm.
1 đ
Đề số 2
PHẦN I : ĐỌC – HIỂU : 3 điểm
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
“Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.
Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng
Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya
Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng
Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê.
Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa
Khi hun thuyền, gieo mạ, lúc đưa nôi
Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ
Nón ai xa thăm thẳm ở bên trời ” 
 (Trích: Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ)
Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng PTBĐ chính nào?
Câu 2. Tìm các từ láy có trong đoạn trích và xếp chúng vào các nhóm cho phù hợp? 
Câu 3. Nêu nội dung đoạn thơ trên.
Câu 4. Từ nội dung ấy, là người Việt, em có trách nhiệm gì đối với tiếng Việt?
 II. LÀM VĂN (7 điểm)
 Cảm nghĩ về khu vườn nhà em.
-------------------------------Hết--------------------------------
Chú ý: Giám thị không giải thích gì thêm
	ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Câu
Đáp án đề 2
Điểm
ĐỌC - HIỂU 
Câu 1
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
0,5.đ
Câu 2
- Từ láy: xạc xào; dập dồn; ào ào; thăm thẳm; nhọc nhằn
- Xếp vào các nhóm:
+ Từ láy bộ phận: xạc xào; dập dồn; nhọc nhằn
+ Từ láy hoàn toàn: ào ào; thăm thẳm
0,5.đ
Câu 3
- Đoạn thơ nói đến cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt.
1,0.đ
Câu 4
* Đối với người Việt, bản thân mỗi chúng ta phải biết tự hào, trân quý và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. 
- Là học sinh, phải có trách nhiệm giữ gìn, không làm cho tiếng Việt mất đi vẻ đẹp vốn có của nó.
0,5.đ
0,5.đ
LÀM VĂN
*Yêu cầu hình thức : 
 - Trình bày đúng hình thức một bài văn, viết đúng thể loại văn biểu cảm.
 - Kết cấu chặc chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
* Yêu cầu nội dung:
Mở bài
Giới thiệu đối tượng biểu cảm.
0,5.đ
Thân bài
Học sinh biểu cảm được những nội dung sau:
a, Biểu cảm về cảnh quan khu vườn:
 - Khu vườn nhà tuy nhỏ nhưng lúc nào cũng tươi sáng bởi cây ăn quả, rau và hoa xanh mướt..
- Ánh sáng và không khí của khu vườn khiến cho tâm hồn khoan khoái, dễ chịu.
- Khu vườn đầy ắp tiếng chim và ong bướm tìm mật.
b, Biểu cảm về các loại cây, hoa trong vườn:
- Hàng cây ăn quả chất chưa bao kỉ niệm.
- Thích đứng ngắm những cây hoa đang hé nở và tỏa hương thơm mát. 
- Yêu luống rau xanh mướt dưới bàn tay chăm sóc của mẹ.
c, Khu vườn gắn với nhiều kỉ niệm:
- Là nơi ghi dấu sự trưởng thành của em.
- Là nơi để thỏa thích niềm say mê trồng trọt 
1,5. đ
2,0.đ
1,5 đ
Kết bài
Khẳng định tình cảm của mình với đối tượng biểu cảm.
0,5 đ
Sáng tạo
- Có nhiều cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, sinh động,...) văn viết giàu cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ, nhận thức tốt về đối tượng biểu cảm.
1 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2020_2021_truong_thcs.doc