Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Thạch Quảng

Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Thạch Quảng

Câu 1: (2 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

 “ Lão Hạc thổi cái mồi rơm, châm đóm. Tôi đã thông điếu và bỏ thuốc rồi. Tôi mời lão hút trước. ) Nhưng lão không nghe

- Ông giáo hút trước đi.

 Lão đưa đóm cho tôi

- Tôi xin cụ.

 Và tôi cầm lấy đóm, vo viên một điếu. Tôi rít một hơi xong, thông điếu rồi mới đặt vào lòng lão. Lão bỏ thuốc, nhưng chưa hút vội. Lão cầm lấy đóm, gạt tàn, và bảo:

- Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!”

a. Tìm các câu trần thuật có trong đoạn trích trên? (0.5 điểm).

b. Câu “Ông giáo hút trước đi” thực hiện hành động nói nào? (0.5 điểm).

c. Đoạn văn trên có mấy lượt lời? (0.5 điểm).

d . Em hiểu gì về vai xã hội của các nhân vật tham gia cuộc thoại trên? (0.5 điểm).

Câu 2: (2 điểm)

 Em hãy chép lại bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” của Nguyễn Ái Quốc , cho biết bài thơ thuộc thể thơ gì, ra đời trong hoàn cảnh nào?.

Câu 3: (6 điểm)

Hiện nay có một số bạn học sinh đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi, với truyền thống văn hóa dân tộc, với hoàn cảnh gia đình. Em hãy viết bài nghị luận để thuyết phục các bạn thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn.

 

doc 8 trang bachkq715 7630
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Thạch Quảng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD& ĐT THẠCH THÀNH
TRƯỜNG THCS THẠCH QUẢNG
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học: 2015-2016
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút 
ĐỀ BÀI
 Câu 1: (2 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: 
	“ Lão Hạc thổi cái mồi rơm, châm đóm. Tôi đã thông điếu và bỏ thuốc rồi. Tôi mời lão hút trước. ) Nhưng lão không nghe 
 Ông giáo hút trước đi.
 Lão đưa đóm cho tôi 
 Tôi xin cụ.
 Và tôi cầm lấy đóm, vo viên một điếu. Tôi rít một hơi xong, thông điếu rồi mới đặt vào lòng lão. Lão bỏ thuốc, nhưng chưa hút vội. Lão cầm lấy đóm, gạt tàn, và bảo:
- Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!”
a. Tìm các câu trần thuật có trong đoạn trích trên? (0.5 điểm).
b. Câu “Ông giáo hút trước đi” thực hiện hành động nói nào? (0.5 điểm).
c. Đoạn văn trên có mấy lượt lời? (0.5 điểm).
d . Em hiểu gì về vai xã hội của các nhân vật tham gia cuộc thoại trên? (0.5 điểm).
Câu 2: (2 điểm)
 Em hãy chép lại bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” của Nguyễn Ái Quốc , cho biết bài thơ thuộc thể thơ gì, ra đời trong hoàn cảnh nào?. 
Câu 3: (6 điểm)
Hiện nay có một số bạn học sinh đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi, với truyền thống văn hóa dân tộc, với hoàn cảnh gia đình. Em hãy viết bài nghị luận để thuyết phục các bạn thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn.
Đáp án môn Ngữ văn học kì II- Lớp 8
 Năm học 2015-2016
Câu
 Nội dung kiến thức,kĩ năng cần đạt
Mức độ đạt được
Câu1:
(2điểm)
a. Các câu trần thuật có trong đoạn trích: 1,2,3,4,6,7,8,9,11,12.
b. Câu 5 thực hiện hành động điều khiển (đề nghị).
c.Có 3 lượt lời. 
d. Vai xã hội của Lão Hạc và ông giáo:	 
	- Xét về tuổi tác: Lão Hạc ở vai trên, ông giáo ở vai dưới.
	- Xét về địa vị xã hội, Lão Hạc có địa vị thấp hơn ông giáo
-Mức đầy đủ: (2điểm) thực hiện được đầy đủ 3 yêu cầu trên.
-Mức chưa đầy đủ: (0,5-1,0điểm) thực hiện được 3 yêu cầu nhưng chưa nêu được tác dụng.
-Mức không đạt:(0điểm)
Không thực hiện được các yêu cầu trên.
Câu 2
HS ghi đúng bài thơ 
Tháng 2/1941, sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài Bác về nước và làm việc tại hang Pác Bó.
 - Bài thơ thuộc thể thơ tứ tuyệt
-Mức đầy đủ: (2điểm) HS thực hiện được cả 3 yêu cầu trên.
-Mức chưa đầy đủ: (0,5-1,5 điểm) trả lời được ý 1 và ý 2..
-Mức không đạt:(0điểm)
Không thực hiện được các yêu cầu trên.
Câu 3
(6điểm)
Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Thuyết phục các bạn HS thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn.
Thân bài: trình bày các luận điểm:
Gần đây cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn lành mạnh như trước nữa.
Các bạn lầm tưởng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người văn minh, sành điệu.
Việc chạy theo mốt ăn mặc ấy có nhiều tác hại: làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến chất lượng học tâp, tốn kém tiền của của cha mẹ.
Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng phải lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi, với hoàn cảnh sống, với truyền thống văn hóa của dân tộc.
Kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Kết bài:Khẳng định lại vấn đề. Lời khuyên, lới hứa của bản thân
-Mức đầy đủ: (6điểm) đảm bảo bố cục 3 phần với đầy đủ nội dung yêu cầu.
-Mức chưa đầy đủ: (0,5-5,5điểm) bài làm còn sơ sài về nội dung.
-Mức không đạt:(0điểm)
Không thực hiện được các yêu cầu trên.
 ( Lưu ý: Giáo viên linh hoạt cho điểm trong khi chấm, khuyến khích những bài thật sự có cảm xúc và sáng tạo).
Duyệt của BGH Duyệt của tổ Người ra đề
 Đỗ Thị Quyên
Nguyễn Đình Mai Nguyễn Thị Chinh
PHÒNG GD & ĐT THẠCH THÀNH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
Nội dung kiến thức, kĩ năng cần đạt
Mức độ đạt được
1
Phát hiện phân tích phép tu từ trong đoạn thơ
Đoạn thơ trên trích trong bài:"Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi!"của Hai Như, ca ngợi Bác Hồ và tình cảm của nhà thơ đối với Bác. Nhà thơ sủ dụng thành công biện pháp tu từ: nhân hóa, điệp từ, ẩn dụ, nói giảm nói tránh:
- Nhân hóa: Trăng ơi trăng, hãy yên lặng cúi đầu-> Trăng là người bạn thủy chung gắn bó với cuộc đời Bác, trăng cũng như con người, yên lặng, thành kính trước linh cửu của Người.
- Điệp từ: " nhẹ" nhấn mạnh thể hiện sự xúc động, tình cảm thiết tha của mọi người muốn giữ yên giấc ngủ cho Bác.
- Ẩn dụ: "Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu" diễn tả tấm lòng suốt đời lo cho dân, cho nước của Bác.
- Nói giảm nói tránh: " ngủ" làm giảm sự đau thương khi nói về Bác đã mất.
=>Với việc sủ dụng các biện pháp tu từ trên, nhà thơ ca ngợi sự hy sinh quên mình vì dân, vì nước và sự bất tử của Bác, đồng thời thể hiện tình cảm thương nhớ, biết ơn, thành kính của nhà thơ và cũng là của nhân dân ta đối với Bác Hồ.
- Mức đầy đủ ( 4,0 điểm ): Nêu được cả 4 biện pháp tu từ và phân tích tác dụng của nó trong đoạn thơ.
- Mức chưa đầy đủ 
+ (0,5 ->3,5 điểm): Nêu được 4 biện pháp tu từ song phan tích tác dụng chưa rõ ràng.
- Mức không đạt: Không thực hiện được các yêu cầu trên
2
* Về kĩ năng: Trình bày dưới dạng một bài văn có bố cục 3 phần rõ ràng.,kết cấu hợp lí, không mắc lỗi chính tả , Trình bày khoa học ,văn phong sáng sủa. (1 điểm)
* Về nội dung: (5 điểm)
Học sinh có những cách cảm nhận riêng, trình bày theo nhiều cách khác nhau .Nhưng làm nổi bật được các nội dung cơ bản sau :
- Câu chuyện khuyên mọi người cần có thái độ ứng xử nhã nhặn với mọi người xung quanh ( nhân vật em bé trong truyện). (1điểm)
- Giáo dục lòng yêu thương con người, biết giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn( hình ảnh cha con người đàn ông mù) (1 điểm)
- Câu chuyên còn nhắc nhở những người chưa biết quan tâm tới người khác có hoàn cảnh khó khó khăn hơn mình, biết đồng cảm,chia sẻ với những giười kém may mắn, cần suy xét lại hành vi của mình( cái lặng người của cô chủ quán). (1.5điểm)
- Câu chuyện mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp ,hướng con người có những cử chỉ đẹp( cử chỉ nhỏ mà ý nghĩa lớn) (1.5 điểm)
- Mức đầy đủ ( 6 điểm ): Thực hiện tốt yêu cầu về kĩ năng cũng như về nội dung yêu cầu.
- Mức chưa đầy đủ 
+ (3,5 ->5,5 điểm): thực hiện theo yêu cầu nhưng nội dung chưa sâu sắc.
+ (0,5 ->3,0 điểm): nêu được 3 nội dung .
- Mức không đạt: Không thực hiện được các yêu cầu trên
3
.* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh viết được bài văn nghị luận chứng minh, bố cục chặt chẽ, ngôn ngữ trong sáng, diễn đạt lưu loát, không sai chính tả, ngữ pháp. (1,0 điểm)
* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn thơ (0.5 điểm)
- Khái quát nhận định: (1.0 điểm)
+ Đây là đoạn thơ hay, cấu trúc tứ bình: bốn cảnh, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ làm nền để hình ảnh hổ được nổi bật. Bức chân dung tự họa khác nhau: chân dung hổ trong 
bốn cảnh ở bốn thời điểm được vẽ lại bằng kỉ niệm, bằng hồi ức của chính nó. Thời oanh liệt : thời tự do, tung hoành, thống trị đại ngàn của chúa tể rừng xanh. 
+ Đoạn thơ này nằm trong chuỗi hồi ức về quá khứ oai hùng, mỗi cảnh gồm hai câu thơ, câu trước tả cảnh rừng, câu sau là chân dung của hổ trên nền thiên nhiên kì vĩ.
- Phân tích, chứng minh:
+ Cảnh đêm trăng đẹp, thơ mộng, huyền ảo. Hổ như một thi sĩ lãng mạn thưởng thức cái đẹp bên dòng suối.( dẫn chứng thơ và phân tích) (1,0 điểm)
+ Cảnh ngày mưa ào ạt, dữ dội. Hổ vừa như bậc quân vương uy nghi, bình tĩnh, ung dung trước mọi sự biến động, vừa giống một nhag hiền triết thâm trầm lặng ngắm đất trời thay đổi sau mưa bão ( dẫn chứng thơ) (1,0 điểm)
+ Cảnh bình minh tươi đẹp, rực rỡ. Hổ như một đế vương hưởng lạc thú, say giấc nồng giữa khúc ca của muôn loài.( dẫn chứng thơ) (1,0điểm)
+ Cảnh hoàng hôn đỏ rực màu máu. Hổ như một bạo chúa rừng già, tàn bạo đang giành lấy quyền lực làm chủ bóng tối, làm chủ vũ trụ. (dẫn chứng thơ ) (1,0 điểm)
 -> Bộ tranh tứ bình đẹp, tái hiện quá khứ huy hoàng, tự do với cảnh núi rừng hoang sơ, thơ mộng, kì vĩ, hổ hiện lên với tư thế lẫm liệt kiêu hùng, đầy uy lực (0.5 điểm). 
-Tổng hợp, đánh giá :
+ Khẳng định ý kiến ở đề bài là chính xác. Đoạn tứ bình là đoạn tuyệt bút hay nhất của bài thơ, là bức chân dung tự họa của nhân vật trữ tình trong bốn thời điểm đã khái quát được một thời quá khứ oanh liệt, tự do, huy hoàng của chúa tể rừng xanh. (1,0 điểm)
+ Đoạn thơ mượn lời tâm sự của con hổ để diễn tả kín đáo tâm trạng và khát vọng của con người : Tâm trạng của nhà thơ lãng mạn, thân tù hãm nhưng tâm hồn vẫn nhớ thời hoàng kim của tự do, do đó bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường . Đó cũng là tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước, nhớ tiếc khôn nguôi một “thời oanh liệt” của lịch sử dân tộc. Đoạn thơ góp phần khơi sâu cảm hứng chủ đạo của toàn bài thơ. (1,0 điểm) 
+ Nghệ thuật : Đây là đoạn thơ tiêu biểu với những sáng tạo nghệ thuật độc đáo: thể thơ tám chữ với vần điệu uyển chuyển, hình ảnh thơ mang tính hội họa cao, diễm lệ, kì ảo, dữ dội và bi hùng; nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tinh tế... (1,0 điểm)
- Mức đầy đủ ( 10 điểm ): Bài làm đáp ứng được yêu cầu về kiến thức và về kĩ năng.
- Mức chưa đầy đủ 
+ (8 ->9 điểm): bài làm đảm bảo yêu cầu về bố cục và nội dung nhưng phần phân tích còn so sài ở một số ý.
+ (5 ->7 điểm): bài làm đảm bảo bố cục biết khái quát nhận định và phân tích chứng minh nhưng tổng hợp đánh giá còn sơ sài. 
+ (0,5 ->4,5 điểm): bài làm còn sơ sài về nội dung.
- Mức không đạt: Không thực hiện được các yêu cầu trên
 Duyệt của BGH Duyệt của tổ bộ môn Người ra dề
 Nguyễn Đình Mai Nguyễn Thị Chinh Đỗ Thị Quyên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2015_2016_truong_thcs.doc