Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 7 - Học kì 1 - Đề số 1 - Năm học 2020-2021

Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 7 - Học kì 1 - Đề số 1 - Năm học 2020-2021

Câu 1: Vì sao ta nhìn thấy một vật?

A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật

B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật

C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta

D. Vì vật được chiếu sáng

Câu 2. Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?

A. Ngọn nến đang cháy B. Cái gương

C. Mặt trời D. Bóng đèn đang bật

Câu 3: Trong một môi trường trong suốt và đồng tính thì ánh sáng:

A. Luôn truyền theo đường gấp khúc

B. Luôn truyền theo đường thẳng

C. Luôn truyền theo đường cong

D. Có thể truyền theo đường cong hoặc đường gấp khúc

Câu 4: Góc phản xạ luôn:

A. Lớn hơn góc tới B. Nhỏ hơn góc tới

C. Bằng góc tới. D. Lúc lớn hơn, lúc nhỏ hơn góc tới

Câu 5: Cho góc tới bằng 600. Góc phản xạ có giá trị

A. 600 B. 400 C. 300 D. 200

Câu 6: Chọn câu trả lời đúng:

A. Ảnh của vật qua gương phẳng lớn hơn vật

B. Ảnh của vật qua gương phẳng nhỏ hơn vật

C. Ảnh của vật qua gương phẳng bằng vật

D. Ảnh của vật qua gương phẳng có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật

Câu 7: Một ngọn nến đặt vuông góc trước một gương phẳng và cách mặt gương 16cm.

 

doc 5 trang bachkq715 8370
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 7 - Học kì 1 - Đề số 1 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn kiểm tra: VẬT LÝ 7
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Điểm
ĐỀ SỐ 1 (gồm 03 trang)
Họ tên học sinh: . Lớp: .
Lưu ý : Học sinh được phép sử dụng máy tính cầm tay.
I. TRẮC NGHIỆM 
Điền chữ cái đứng trước đáp án đã chọn vào bảng sau: (2 điểm)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 1: Vì sao ta nhìn thấy một vật?
A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật 
B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật
C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta 
D. Vì vật được chiếu sáng
Câu 2. Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
A. Ngọn nến đang cháy B. Cái gương
C. Mặt trời D. Bóng đèn đang bật
Câu 3: Trong một môi trường trong suốt và đồng tính thì ánh sáng:
A. Luôn truyền theo đường gấp khúc 
B. Luôn truyền theo đường thẳng
C. Luôn truyền theo đường cong 
D. Có thể truyền theo đường cong hoặc đường gấp khúc
Câu 4: Góc phản xạ luôn:
A. Lớn hơn góc tới B. Nhỏ hơn góc tới 
C. Bằng góc tới. D. Lúc lớn hơn, lúc nhỏ hơn góc tới 
Câu 5: Cho góc tới bằng 600. Góc phản xạ có giá trị
A. 600 B. 400 C. 300 D. 200 
Câu 6: Chọn câu trả lời đúng:
A. Ảnh của vật qua gương phẳng lớn hơn vật
B. Ảnh của vật qua gương phẳng nhỏ hơn vật
C. Ảnh của vật qua gương phẳng bằng vật
D. Ảnh của vật qua gương phẳng có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật
Câu 7: Một ngọn nến đặt vuông góc trước một gương phẳng và cách mặt gương 16cm.
Ảnh của ngọn nến cách gương:
A. 14 cm B. 8cm C. 16 cm D. 20cm
Câu 8: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là:
A. Ảnh ảo, không hứng được trên màn. B. Ảnh thật, hứng được trên màn
C. Ảnh ảo, hứng được trên màn. D. Ảnh thật, không hứng được trên màn
Câu 9: Ảnh tạo bởi gương cầu lồi là:
A. ảnh ảo lớn hơn vật B. ảnh thật nhỏ hơn vật
C. ảnh thật lớn hơn vật D. ảnh ảo nhỏ hơn vật
Câu 10: Tại sao ở các góc đường có khúc cua hẹp người ta lại lắp các loại gương cầu lồi mà không dùng các gương phẳng?
A. Vì các gương cầu lồi cho ảnh rõ nét hơn
B. Vì các gương cầu lồi cho ảnh lớn hơn vật
C. Vì các gương cầu lồi giá thành rẻ hơn gương phẳng
D. Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn gương phẳng có cùng kích thước
Câu 11: Đánh dấu(Đ) vào câu trả lời đúng, và (S) vào câu trả lời sai : (1đ)
1. Âm thanh chỉ truyền được trong chất khí
2. Nước không truyền được âm
3. Âm truyền trong gỗ nhanh hơn trong không khí
4. Một miếng gỗ phản xạ âm tốt hơn đệm cao su
Câu 12: Chọn từ thích hợp trong những từ sau để vào chỗ trống: (1đ)
 (tần số, biên độ dao động, Hz, dB, trầm, bổng, to, nhỏ)
1. Độ lệch xa nhất so với vị trí cân bằng gọi là .
2. Đơn vị đo độ to của âm là .
3. Âm càng thì biên độ dao động càng lớn.
4. Âm càng .thì biên độ dao động càng nhỏ.
II. TỰ LUẬN
 Bài 1 a, Vẽ ảnh của vật AB qua gương phẳng. (1,5đ)
A
B
b, Tại sao ở loài voi, khi con đầu đàn tìm thấy thức ăn hoặc phát hiện ra nguy hiểm chúng thường báo cho nhau bằng cách dậm chân xuống đất. (1đ)
Bài 2 : a, Một bạn đứng vỗ tay trước miệng một cái giếng sâu cạn nước. Sau 0,7 s kể từ lúc vỗ tay thì bạn ấy nghe thấy tiếng vang. Hỏi giếng sâu bao nhiêu mét? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. (2đ)
b, Một người bạn của con đang muốn ghi âm một bài hát. Nhưng căn phòng khá rộng, và có tiếng vang khiến lời hát nghe không được rõ. Con sẽ khuyên bạn làm như thế nào để có thể làm giảm được tiếng vang trong căn phòng? (1,5đ)
ĐÁP ÁN
- Mỗi câu trả lời đúng 0,2đ
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
C
B
B
C
A
C
C
A
D
D
Câu 11: Mỗi ý đúng 0,25đ
1. Âm thanh chỉ truyền được trong chất khí
S
2. Nước không truyền được âm
S
3. Âm truyền trong gỗ nhanh hơn trong không khí
Đ
4. Một miếng gỗ phản xạ âm tốt hơn đệm cao su
Đ
Câu 12: Mỗi từ điền đúng 0,25đ
1. Độ lệch xa nhất so với vị trí cân bằng gọi là biên độ dao động
2. Đơn vị đo độ to của âm là dB
3. Âm càng, to thì biên độ dao động càng lớn.
4. Âm càng nhỏ thì biên độ dao động càng nhỏ.
Bài 1
1,5đ
Vì vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất khí. Nên khi dậm chân xuống đất, cả đàn sẽ nhận được tín hiệu nhanh hơn.
1đ
Bài 2
Tóm tắt:
t = 0,7s
v = 340m/s
s = ? 
0,5đ
Độ sâu của giếng là: 
s = = = 119 (m)
1,5đ
Cách cách có thể làm để làm giảm tiếng vang trong phòng:
- Treo rèm nhung
- Trải thảm
- Trang trí tường bằng các họa tiết mềm, sần sùi, gồ ghề.
1,5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_vat_ly_lop_7_hoc_ki_1_de_so_1_nam_hoc_2020_2.doc