Đề thi Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì I - Trường THPT Lê Lợi

Đề thi Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì I - Trường THPT Lê Lợi

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm):

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

En-ri-cô yêu dấu của bố! Việc học quả là khó nhọc đối với con. Như mẹ đã nói, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười. Nhưng con hãy nghĩ xem, một ngày sẽ trống trải biết bao nếu con không đến trường. Và chắc chắn chỉ một tuần lễ thôi, thế nào con cũng xin trở lại lớp học Con hãy nghĩ đến những người thợ tối tối vẫn đến trường sau khi đã lao động vất vả suốt ngày Con hãy nghĩ đến những cậu bé câm và mù mà vẫn phải học Con hãy nghĩ đến tất cả trẻ em trên thế giới gần như cùng một lúc cũng đang đi học Con hãy tưởng tượng số học sinh đông như kiến của hàng trăm dân tộc khác nhau ấy, cái phong trào cực kì rộng lớn mà họ tham gia và hãy tự nhủ rằng: “Nếu phong trào ấy mà ngừng thì nhân loại sẽ chìm đắm trở lại trong cảnh dã man. Phong trào ấy là sự tiến bộ, là niềm hi vọng, là vinh quang của thế giới”.

(Theo Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả, Hoàng Thiếu Sơn dịch, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1999)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên? (0.5 điểm)

Câu 2: Xác định các từ: hăm hở, tươi cười đâu là từ ghép, đâu là từ láy? (0.5 điểm)

Câu 3: Hai câu văn“Nếu phong trào ấy mà ngừng thì nhân loại sẽ chìm đắm trở lại trong cảnh dã man. Phong trào ấy là sự tiến bộ, là niềm hi vọng, là vinh quang của thế giới”. Từ “phong trào ấy” nói ở trong hai câu văn trên để chỉ gì? (1điểm)

Câu 4:Theo lời của người bố, En-ri-cô nói riêng và học sinh nói chung phải làm gì?

(1 điểm)

II.PHÂN LÀM VĂN:( 7 điểm)

Câu 1: (2điểm)

Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nghĩ của em về tình cảm gia đình.

Câu 2: (5điểm)

Viết bài văn trình bày cảm nghĩ về loài cây em yêu.

 

docx 6 trang bachkq715 16020
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì I - Trường THPT Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI
TỔ NGỮ VĂN - CNPV
ĐỀ THI GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn thi: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian: 90 phút
I. MỤC ĐÍCH:
Đánh giá năng lực cảm nhận môn Ngữ Văn (giữa kì 1) của học sinh lớp 7 THCS. Đề thi có mục đích đánh giá các năng lực cụ thể sau:
- Năng lực đọc hiểu văn bản:
+ Nhận biết kiểu loại của văn bản;
+ Xác định được yếu tố chi tiết, hình ảnh, nghệ thuật được sử dụng trong văn bản;
+ Biết tiếp nhận, đánh giá, giải thích (làm rõ) được ý nghĩa của một vấn đề, khái niệm, chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ, nội dung trong văn bản;
+ Biết vận dụng hiểu biết từ văn bản và kinh nghiệm cá nhân để giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung văn bản.
-Năng lực tiếp thu kiến thức và năng lực sử dụng Tiếng Việt.
- Năng lực tạo lập văn bản. 
+ Biết tạo lập văn bản biểu cảm để trình bày suy nghĩ và cảm thụ mang tính thẩm mĩ của bản thân học sinh về một vấn đề.
+ Từ đó biết đánh giá, nhận xét sâu sắc về một khía cạnh, vấn đề.
- Đánh giá, xếp loại giữa kỳ I của học sinh lớp 7 THCS và cung cấp thông tin phản hồi về quá trình Dạy – học môn Ngữ văn lớp 7 trong nhà trường phổ thông để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
II. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu kiến thức:
- Có hiểu biết về kiểu văn bản, hình thức, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
- Có hiểu biết về kiểu thể loại tác phẩm văn học.
- Biết biểu cảm về loài cây em yêu. 
2. Mục tiêu kỹ năng:
- Kỹ năng Đọc – hiểu để nắm bắt các vấn đề thuộc hình thức, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của một văn bản;
- Kỹ năng tạo lập văn bản biểu cảm kết hợp văn bản tự sự và miêu tả.
3. Mục tiêu thái độ:
- Ý thức tự rèn luyện cách trình bày văn bản một cách khoa học, nâng cao năng lực tư duy tổng hợp.
- Giáo dục kĩ năng sống:
+ Yêu thiên nhiên, cuộc sống
4. Mục tiêu năng lực:
+ Năng lực Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại;
+ Năng lực thu thập, xử lí thông tin liên quan đến văn bản;
+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản;
+ Năng lực tạo lập văn bản; 
+ Năng lực so sánh; đánh giá, bày tỏ quan điểm, ý kiến về các vấn đề văn học 
III. HÌNH THỨC KIỂM TRA, HÌNH THỨC CHẤM: 
- Tự luận 100%.
- Thời gian kiểm tra: 90 phút.
- Không sử dụng tài liệu.
- Chấm điểm bằng hình thức định lượng.
IV. THIẾT LẬP MA TRẬN: 
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Tổng số
Vận dụng
Vận dụng cao
Phần I. Đọc - hiểu 
Ngữ liệu:
- Số lượng: 01 văn bản (đoạn trích): Văn bản biểu cảm/ 
lựa chọn ngữ liệu:
+ Văn bản có độ dài khoảng 200 từ
+Độ khó:Tương đương với các văn bản được học chính thức trong chương trìnhlớp 7 THCS
- Nhận diện được phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
- Xác định từ ghép và từ láy.
Vận dụng hiểu biết từ văn bản trên để trình bày theo sự hiểu biết của bản thân.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0.5
 5%
1
0.5
 5%
2
2.0
20%
0
4
3.0
30%
Phần II. Làm văn Câu 1: Tạo lập đoạn văn biểu cảm
- Kiểu bài: Biểu cảm về một vấn đề
-Hình thức: đoạn văn
-Phạm vi: vấn đề biểu cảm được lấy từ văn bản đọc hiểu trong đề
Câu 2: Tạo lập văn bản biểu cảm
- Kiểu bài: Biểu cảm có kết hợp tự sự, miêu tả,.
-Hình thức: bài văn
-Phạm vi: Kiểu bài biểu cảm trong chương trình văn 7 THCS
Viết đoạn văn biểu cảm .
Viết bài văn trình bày cảm nghĩ về loài cây em yêu.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
0
0
0
2
7.0
70%
2
7.0
70%
Tổng:
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0.5
 5%
2
1.5
15%
1
1,0
10%
2
7.0
70%
6
10,0
100%
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI
TỔ NGỮ VĂN - CNPV
ĐỀ THI GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn thi: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian: 90 phút
(Đề thi gồm có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm):
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
En-ri-cô yêu dấu của bố! Việc học quả là khó nhọc đối với con. Như mẹ đã nói, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười. Nhưng con hãy nghĩ xem, một ngày sẽ trống trải biết bao nếu con không đến trường. Và chắc chắn chỉ một tuần lễ thôi, thế nào con cũng xin trở lại lớp học Con hãy nghĩ đến những người thợ tối tối vẫn đến trường sau khi đã lao động vất vả suốt ngày Con hãy nghĩ đến những cậu bé câm và mù mà vẫn phải học Con hãy nghĩ đến tất cả trẻ em trên thế giới gần như cùng một lúc cũng đang đi học Con hãy tưởng tượng số học sinh đông như kiến của hàng trăm dân tộc khác nhau ấy, cái phong trào cực kì rộng lớn mà họ tham gia và hãy tự nhủ rằng: “Nếu phong trào ấy mà ngừng thì nhân loại sẽ chìm đắm trở lại trong cảnh dã man. Phong trào ấy là sự tiến bộ, là niềm hi vọng, là vinh quang của thế giới”.
(Theo Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả, Hoàng Thiếu Sơn dịch, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1999)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên? (0.5 điểm)
Câu 2: Xác định các từ: hăm hở, tươi cười đâu là từ ghép, đâu là từ láy? (0.5 điểm)
Câu 3: Hai câu văn“Nếu phong trào ấy mà ngừng thì nhân loại sẽ chìm đắm trở lại trong cảnh dã man. Phong trào ấy là sự tiến bộ, là niềm hi vọng, là vinh quang của thế giới”. Từ “phong trào ấy” nói ở trong hai câu văn trên để chỉ gì? (1điểm)
Câu 4:Theo lời của người bố, En-ri-cô nói riêng và học sinh nói chung phải làm gì?
(1 điểm)
II.PHÂN LÀM VĂN:( 7 điểm)
Câu 1: (2điểm)
Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nghĩ của em về tình cảm gia đình.
Câu 2: (5điểm)
Viết bài văn trình bày cảm nghĩ về loài cây em yêu.
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI
I. ĐỌC HIỂU(3 điểm):
Câu 1: ( 0.5 điểm)
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là Biểu cảm.
Câu 2: (0.5 điểm)
- hăm hở là từ láy (0.25 điểm)
- tươi cười là từ ghép (0.25 điểm)
Câu 3: (1 điểm)
Từ “phong trào ấy” nói ở trong hai câu văn trên để chỉ việc học tập hoặc phong trào học tập.
Câu 4: (1 điểm)
En-ri-cô nói riêng và học sinh nói chung phải làm là: ra sức học hành.
II.PHÂN LÀM VĂN:( 7 điểm)
Câu 1: (2điểm)
- Hình thức : phải đảm bảo kết cấu đoạn văn ( Mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn)
- Nội dung:
Mở đoạn:
Giới thiệu được vấn đề biểu cảm
Thân đoạn:
 Gia đình là tổ ấm thiêng liêng, mọi người phải biết giữ gìn và quý trọng,...
 Ý nghĩa của gia đình : giúp mỗi con người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc góp phần làm cuộc sống có ý nghĩa hơn và xã hội tốt đẹp hơn.....
 - Phê phán lối sống vong ơn bội nghĩa của con cái.
Kết đoạn
Niềm tự hào về gia đình, lời hứa của bản thân và lời khuyên cho mọi người.
Câu 2: (5điểm)
Yêu cầu:
Từ thể loại của bài văn biểu cảm, học sinh viết một bài văn biểu cảm về loài cây mà mình thích.
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài: giới thiệu về loài cây mà mình cần biểu cảm; Thân bài: biểu cảm về đặc điểm của loài cây mà mình yêu quý và những tình cảm của của người viết đối với loài cây mà mình thích ; Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ niệm đầu tiên khiến em yêuthích loài cây đó, ).Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây. 
b. Xác định đúng nội dung: biểu cảm những nét tiêu biểu, nổi bật, ấn tượng về loài cây mà mình yêu thích.
c. Triển khai hợp lí nội dung theo trình tự 
Học sinh có thể trình bày các chi tiết theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
MB: Nêu tên loài cây và lí do em yêu (trình bày ý chung nhất).
TB: 
- Cây có những đặc điểm gì gây cho em cảm mến: thân cây, lá cây, hoa, quả, 
- Cây có ích gì cho cuộc sống của vùng quê em.
- Cây gắn bó với cuộc sống của gia đình, như thế nào.
- Cây trong cuộc sống của riêng em (những kỉ niệm của em với loài cây, với bạn bè, )
KB: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.
 Biểu điểm:
Điểm 4,0 - 5,0: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên, biết kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả để bộc lộ cảm xúc một cách linh hoạt, chữ viết sạch sẽ, không vướng các lỗi: Dùng từ, đặt câu, chính tả.
Điểm 3,0 - 3.75: Đảm bảo các yêu cầu trên. Kết hợp các yếu tố tương đối linh hoạt, còn sai một số lỗi nhỏ về dùng từ, diễn đạt, chính tả.
Điểm 1,0 - 2,75: Đảm bảo tương đối đầy đủ các yêu cầu trên song sắp xếp một số ý còn lộn xộn; trình bày cẩu thả, mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi câu, diễn đạt.
Điểm dưới 1,0: Bài viết chưa đảm bảo các yêu cầu trên hoặc lạc đề.
* Chú ý: 
Trên đây là những gợi ý chính, khi chấm bài giáo viên căn cứ vào thực tế bài viết của học sinh để vận dụng cho điểm linh hoạt.
	Giáo viên ra đề
	 Nguyễn Viết Hà

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_ngu_van_lop_7_hoc_ki_i_truong_thpt_le_loi.docx