Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Tiết 1 đến 5

Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Tiết 1 đến 5

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng:

a. Kiến thức

- HS biết:

 Hát đúng giai điệu, lời ca của bài Mái trường mến yêu. Biết hát kết hợp gõ đệm.

 Bài TĐN số 1 – Ca ngợi Tổ quốc là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Vân, được viết ở nhịp 2/4.

- HS hiểu và đọc đúng giai điệu, ghép lời ca, kết hợp gõ đệm theo tiết tấu của bài.

- HS vận dụng: trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,

b. Kĩ năng:

- HS hát đúng, hát diễn cảm bài hát Mái trường mến yêu kết hợp vận động nhẹ nhàng theo nhịp bài hát.

- Hs biết thể hiện 1 vài động tác biểu diễn phụ hoạ cho bài hát thêm phần sinh động.

- HS tiếp tục tập kĩ năng đọc nhạc.

2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

a. Các phẩm chất

- Yêu gia đình, quê hương, đất nước

b. Năng lực chung

- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.

c. Năng lực chuyên biệt

- Hiểu biết âm nhạc.

- Thực hành âm nhạc.

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

- SGK, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN

- Nhạc cụ; bảng phụ bài TĐN số 1.

- Máy chiếu.

2. Học sinh:

 SGK, vở ghi, thanh phách.

 Tìm hiểu về bài hát trước khi lên lên lớp.

III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động (5p):

 Giáo viên cho 1 tốp ca lên trình bày bài hát Mái trường mến yêu.

- GV hướng dẫn trò chơi “Nghe thấu hát tài”: Gv đàn bất kì câu hhạc nào, hoặc chỉ vài tiết nhạc, yêu cầu HS đoán đúng tiết nhạc,câu nhạc đó bằng cách hát đúng câu hát đó lên

 Giới thiệu bài: Trong tiết 1, các em đã được học bài hát Mái trường mến yêu. Hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn luyện lại bài hát này và học bài TĐN đầu tiên trong chương trình âm nhạc lớp 7

 

doc 21 trang sontrang 3780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Tiết 1 đến 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1 – TIẾT 1
Học hát: Mái trường mến yêu.
Bài đọc thêm: Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo 
 và bài hát Đi học
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng: 
a. Kiến thức
HS biết: tác giả của bài hát Mái trường mến yêu là nhạc sĩ Lê Quốc Thắng. Biết nội dung bài hát ca ngợi mái trường và các thầy cô yêu quý.
HS hiểu và hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát.
HS vận dụng: hát kết hợp vận động một số động tác phụ họa, hát đơn ca, song ca, tốp ca GD tình đoàn kết với bạn bè mơi miền núi xa xôi.
b. Kĩ năng 
Qua bài hát bước đầu học sinh nghe và phân biệt tính chất nhẹ nhàng, mềm mại của giọng thứ, hát có tình cảm, ...
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
a. Các phẩm chất
Yêu gia đình, quê hương, đất nước
b. Năng lực chung
Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.
c. Năng lực chuyên biệt
Hiểu biết âm nhạc.
Thực hành âm nhạc.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: 
SGK, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN
Nhạc cụ; băng hát mẫu và bảng phụ bài hát Mái trường mến yêu.
Máy chiếu.
2. Học sinh: 
SGK, vở ghi, thanh phách.
Tìm hiểu về bài hát trước khi lên lên lớp.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động (5p):
GV cho hs hát 1 bài hát để khởi động không khí tiết học đầu tiên.
Giới thiệu bài: Chủ đề về mái trường, thầy cô và bạn bè luôn là nguồn cảm xúc dồi dào cho những sáng tác âm nhạc.
Trong mỗi chúng ta, hình ảnh về mái trường, tuổi ấu thơ và thầy cô giáo luôn để lại trong lòng những kỉ niệm đẹp và những tình cảm chân thành. Trong nhiều bài hát viết về mài trường, các em đã nghe và học đã nhắc nhở chúng ta biết trân trọng và giữ gìn những khoảnh khắc ấy. Trong giờ học hôm nay,chúng ta sẽ tìm hiểu 1 bài hát tiêu biểu viết về đề tài này. Bài hát Mái trường mến yêu của nhạc sĩ Lê Quốc Thắng.
B. HĐ hình thành kiến thức mới (30p): 
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu bài hát và học hát bài Mái trường mến yêu (10p)
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV chiếu bài hát:
- GV cho h/s trình bày cá nhân phần chuẩn bị về bài hát.
- Gv cho h/s quan sát bài hát và yêu cầu h/s thảo luận nhóm nhận xét bài (3-5p):
+ Gv phát phiếu học tập:
Nhịp
Kí hiệu
Chia câu
Cao độ
Trường độ
ÂHTT
+ Hs làm vào phiếu học tập và chấm chéo nhóm.
+ Gv đưa thang điểm để h/s nhận xét và chấm chéo.
- Gv cho h/s luyện thanh.
- Gv tiến hành dạy bài hát:
+ Cho h/s đọc tên nốt nhạc
+ H/s đọc lời ca.
- Hướng dẫn h/s hát từng câu theo lối móc xích:
+ GV đàn câu 1: gọi h/s hát lại-> cả lớp cùng hát.
+ Đàn câu 2: gọi 1 h/s hát lại, sau đó cả lớp cùng hát.
+ Ghép câu 1 + 2: h/s hát.
- Dạy tương tự với các câu sau.
- Gv ghép toàn bài: h/s hát và kết hợp gõ phách bài hát.
- Cho h/s thực hiện theo nhóm:
+ N1: hát câu 1,3.
+ N2: hát câu 2,4.
Cả lớp hát đoạn 2.
- Gv gọi 1,2 h/s hát lại bài hát kết hợp vận động 1 số động tác.
4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Gv nhận xét kết quả báo cáo, cách đọc bài của h/s, góp ý, bổ sung.
- Gv chốt kiến thức. 
HĐ 2: Tìm hiểu bài đọc thêm 
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Gọi 1 HS đọc phần đọc thêm (SGK)
H: Trình bày những hiểu biết của em về nhạc sĩ Bùi Đình Thảo?
- GV giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Bùi Đình Thảo : Ông là tac giả tiêu biểu với một số tác phẩm tiêu biểu như: Em đi giữa biển vàng, Bàn tay mẹ, Đi học.........
H: Bài hát Đi học ra đời trong hoàn cảnh nào?
- GV hát bài hát Đi học cho HS nghe.
H: Hãy hát 1 bài hát của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo mà em biết? (Em đi giữa biển vàng)
4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét đánh giá cách cảm nhận của hs.
- Chốt kiến thức 
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Hs quan sát bản nhạc, nghiên cứu tài liệu.
- Hs làm việc cá nhân => thảo luận nhóm bàn, thống nhất ý kiến.
3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Hs hát bài hát theo nhóm, cá nhân, song ca.
- Đại diện cá nhân khác nhận xét, bổ sung và đi đến thống nhất kiến thức.
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Xem ảnh nhạc sĩ Bùi Đình Thảo 
3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS nhận xét về cách cảm nhận về bài hát
I. Học hát bài: Mái trường mến yêu .
1. Tìm hiểu bài hát.
a. Tác giả: 
- Nhạc sĩ Lê Quốc Thắng hiện đang sống tại thành phố HCM. Ông là tác giả của bài hát “Phố xa” được rất nhiều bạn trẻ yêu thích.
b. Tác phẩm:
- Nhịp C
- Kí hiệu: 
+ Dấu: luyến, lặng đơn, lặng đen 
- Chia câu: 8 câu
2. Học hát
II. Bài đọc thêm: Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo và bài hát Đi học
C. Luyện tập (3-5p):
HS tập biểu diễn bài hát theo nhóm và cá nhân. GV đệm đàn.
D. Vận dụng (4p):
H. Nội dung bài hát muốn nhắc nhở em điều gì ?
HS: Mong muốn các em yêu mến mái trường, luôn gắn bó và ghi nhớ công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo.
E. Tìm tòi và mở rộng:
H. Kể tên một số bài hát viết về mái trường và thầy cô giáo?
HS: Đi học xa, Em yêu trường em, Ngày đầu tiên đi học, Khi tóc thầy bạc, Bài học đầu tiên, Mùa thu ngày khai trường, Quà tặng thầy cô, Bóng dáng một ngôi trường, Mái trường em yêu, Cô giáo vùng cao, Con đường đến trường, Thầy cô cho em mùa xuân, Bông hồng tặng cô, Những bông hoa - những bài ca, Hoa ban vào lớp, Chiều thu nhớ trường, Cô giáo, Bụi phấn, Đi học.
Tiết 2
Ôn tập bài hát: Mái trường mến yêu.
Tập đọc nhạc: TĐN số 1.
Bài đọc thêm: Cây đàn bầu.
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
a. Kiến thức
HS biết: 
Hát đúng giai điệu, lời ca của bài Mái trường mến yêu. Biết hát kết hợp gõ đệm. 
Bài TĐN số 1 – Ca ngợi Tổ quốc là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Vân, được viết ở nhịp 2/4. 
HS hiểu và đọc đúng giai điệu, ghép lời ca, kết hợp gõ đệm theo tiết tấu của bài.
HS vận dụng: trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, 
b. Kĩ năng: 
HS hát đúng, hát diễn cảm bài hát Mái trường mến yêu kết hợp vận động nhẹ nhàng theo nhịp bài hát.
Hs biết thể hiện 1 vài động tác biểu diễn phụ hoạ cho bài hát thêm phần sinh động.
HS tiếp tục tập kĩ năng đọc nhạc.
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
a. Các phẩm chất
Yêu gia đình, quê hương, đất nước
b. Năng lực chung
Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.
c. Năng lực chuyên biệt
Hiểu biết âm nhạc.
Thực hành âm nhạc.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: 
SGK, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN
Nhạc cụ; bảng phụ bài TĐN số 1.
Máy chiếu.
2. Học sinh: 
SGK, vở ghi, thanh phách.
Tìm hiểu về bài hát trước khi lên lên lớp.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Hoạt động khởi động (5p):
Giáo viên cho 1 tốp ca lên trình bày bài hát Mái trường mến yêu.
GV hướng dẫn trò chơi “Nghe thấu hát tài”: Gv đàn bất kì câu hhạc nào, hoặc chỉ vài tiết nhạc, yêu cầu HS đoán đúng tiết nhạc,câu nhạc đó bằng cách hát đúng câu hát đó lên
Giới thiệu bài: Trong tiết 1, các em đã được học bài hát Mái trường mến yêu. Hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn luyện lại bài hát này và học bài TĐN đầu tiên trong chương trình âm nhạc lớp 7
B. HĐ hình thành kiến thức mới (30p): 
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
HĐ 1: Ôn tập bài hát Mái trường mến yêu (15p)
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV hướng dẫn HS luyện thanh khởi động giọng
- Mẫu âm
- Gv đàn, làm mẫu trước, bắt nhịp HS thực hiện.
- Gv chỉ huy cho HS hát hoàn chỉnh bài hát
- Gv nghe và sửa sai cho HS
- Gv đệm đàn ho Hs hát bài hát (lưu ý sắc thái của bài hát)
+ Gv cần nhấn mạnh về nhịp, phách trước khi cho HS hát.
- Gọi nhóm HS lên biểu diễn trên bảng kết hợp vận động theo nhịp C
- Gv y/c h/s cảm nhận về bài hát
4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét đánh giá cách cảm nhận của hs.
- Chốt kiến thức 
HĐ 2: Tìm hiểu và đọc bài TĐN số 1 (15p)
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV cho h/s trình bày cá nhân phần chuẩn bị về bài TĐN số 1
- Gv cho h/s quan sát bản nhạc bài TĐN và yêu cầu h/s thảo luận nhóm nhận xét bài (3-5p):
+ Gv phát phiếu học tập:
Nhịp
Chia câu
Cao độ
Trường độ
ÂHTT
+ Hs làm vào phiếu học tập và chấm chéo nhóm.
+ Gv đưa thang điểm để h/s nhận xét và chấm chéo.
- Gv cho h/s đọc gam Đô trưởng.
- Gv tiến hành dạy TĐN:
+ Cho h/s đọc tên nốt nhạc
+ H/s đọc tên nốt kết hợp gõ đệm bài TĐN số 1.
- Hướng dẫn h/s đọc từng câu kết hợp cao độ:
+ GV đàn câu 1: gọi h/s đọc lại -> cả lớp đọc
+ Đàn câu 2: gọi 1 h/s đọc lại, sau đó cả lớp cùng đọc.
+ Ghép câu 1 + 2: h/s đọc.
- Dạy tương tự với 2 câu sau.
- Gv ghép toàn bài: h/s đọc và ghép lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 1.
- Cho h/s thực hiện theo nhóm:
+ N1: đọc nhạc
+ N2: ghép lời ca.
Và đảo lại.
- Gv gọi 1,2 h/s đọc bài TĐN số 1.
4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Gv nhận xét kết quả báo cáo, cách đọc bài của h/s, góp ý, bổ sung.
- Gv chốt kiến thức. 
HĐ 3: Tìm hiểu bài đọc thêm 
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Gọi HS đọc SGK
- Gv treo tranh cây đàn bầu.	
- Gv giới thiệu: là một loại nhạc cụ độc đáo trong dàn nhạc dân tộc, đàn bầu có từ rất lâu đời.
- Y/c h/s thảo luận nhóm cặp đôi về:
+ Cấu tạo cây đàn bầu? (Thân đàn hình hộp dài , phần đầu nhỏ,phần cuối to .)
+ So với nhiều loại nhạc cụ mà em biết đàn bầu có điểm gì khác biệt?
- Gv cho HS nghe âm thanh đàn bầu qua băng.
 + Em có nhận xét gì về âm sắc của đàn bầu so với nhạc cụ khác?
4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét đánh giá cách cảm nhận của hs.
- Chốt kiến thức 
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS luyện thanh
- Thực hiện ôn tập theo Gv hướng dẫn.
3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS nhận xét về cách cảm nhận về bài hát
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Hs quan sát bản TĐN số 1, nghiên cứu tài liệu.
- Hs làm việc cá nhân => thảo luận nhóm bàn, thống nhất ý kiến.
- Hs đọc bài TĐN theo hướng dẫn của Gv.
3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Hs đọc bài TĐN số 1 theo nhóm.
- Đại diện cá nhân khác nhận xét, bổ sung và đi đến thống nhất kiến thức.
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Xem ảnh cây đàn bầu
- Thảo luận về cây đàn bầu -> thống nhất ý kiến. 
3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS nhận xét về cách cảm nhận về âm thanh của cây đàn bầu
I. Ôn tập bài hát: Mái trường mến yêu.
II. Tập đọc nhạc: TĐN số 1
- Nhịp 2/4 
- Cao độ : Đồ, Rê, Mi, Fa, Son.
- Trường độ: 
 , 
III. Bài đọc thêm: Cây đàn bầu.
C. Luyện tập (4p)
GV cho HS đọc bài TĐN số 1 kết hợp gõ phách, ghép lời ca (chia làm 2 nhóm: N1 đọc TĐN, N2 ghép lời ca)
D. Vận dụng (4p):
H : Xắp sếp các nốt nhạc trong bài TĐN số 1 theo thứ tự từ thấp đến cao và đọc cao độ các nốt đó ?
E. Tìm tòi và mở rộng:
H. Lời ca bài TĐN nhắc nhở em điều gì ?
HS: Mong muốn các em có ý thức vươn lên trong học tập để trau dồi kiến thức làm hành trang bước vào cuộc sống và mai này trở thành con người có ích cho xã hội- xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh hơn.
Tiết 3
Ôn tập bài hát: Mái trường mến yêu
Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 1
Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Việt và bài hát Nhạc rừng
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng:
a. Kiến thức
HS biết: 
Hát thuộc bài hát Mái trường mến yêu và thể hiện đúng tốc độ, sắc thái, tình cảm khác nhau ở hai đoạn a và b của bài hát.
Tập đọc nhạc, ghép lời ca, kết hợp vỗ tay theo tiết tấu của bài.
HS hiểu: 
Vài nét về nhạc sĩ Hoàng Việt và một vài sáng tác của ông.
HS không chỉ biết đến người nhạc sĩ trẻ tuổi mà tài hoa của nền âm nhạc Việt Nam – nhạc sĩ Hoàng Việt mà HS còn thấy được một tấm gương về người chiến sĩ văn hoá, một người con của Tổ quốc Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho nền âm nhạc Việt Nam.
HS vận dụng: hát và vận động với một vài động tác phù hợp với bài hát, hát đơn ca, song ca, tốp ca, 
b. Kĩ năng:
HS hát đúng, hát diễn cảm bài hát Mái trường mến yêu và tập biểu diễn bài hát.
HS đọc chính xác độ cao, trường độ bài TĐN số 1
HS cảm nhận âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Việt.
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
a. Các phẩm chất
Yêu gia đình, quê hương, đất nước
b. Năng lực chung
Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.
c. Năng lực chuyên biệt
Hiểu biết âm nhạc.
Thực hành âm nhạc.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: 
Soạn bài, SGK, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN
Nhạc cụ; băng hát mẫu và bảng phụ bài hát Lí cây đa.
Máy chiếu.
2. Học sinh: 
SGK, vở ghi, thanh phách (nếu có).
Phỏch, thuộc và biểu diễn thuần thục bài hỏt Mái trường mến yêu, tỡm hiểu trước phần âm nhạc thường thức.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động (5p):
H. Hãy hát và kết hợp biểu diễn bài hát Mái trường mến yêu?
B. HĐ hình thành kiến thức mới (30p): 
Hoạt động của Giáo viên
H§ của HS
Nội dung
HĐ 1: Ôn tập bài hát Mái trường mến yêu (10p)
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV hướng dẫn HS luyện thanh khởi động giọng
- Mẫu âm
- Gv đàn, làm mẫu trước, bắt nhịp HS thực hiện.
- Gv chỉ huy cho HS hát hoàn chỉnh bài hát
- Gv nghe và sửa sai cho HS
- Gv đệm đàn ho Hs hát bài hát (lưu ý sắc thái của bài hát)
+ Gv cần nhấn mạnh về nhịp, phách trước khi cho HS hát.
* GV hướng dẫn trò chơi “Nghe thấu hát tài”.
- Gv đàn bất kì câu hhạc nào, hoặc chỉ vài tiết nhạc, yêu cầu HS đoán đúng tiết nhạc,câu nhạc đó bằng cách hát đúng câu hát đó lên.
- Gọi nhóm HS lên biểu diễn trên bảng kết hợp vận động theo nhịp C
4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét đánh giá cách cảm nhận của hs.
- Chốt kiến thức 
HĐ 2: Ôn tập Tập đọc nhạc bài TĐN số 1 (10p)
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Gv đàn, HS đọc cao độ gam Đô trưởng.
- Gọi 1-2 HS gõ lại tiết tấu bài TĐN.
- Gv đàn giai điệu bài TĐN số 1.
- Gv đàn, HS đọc và ghép lời hoàn chỉnh bài TĐN số 1.
- Gv nghe và sửa sai cho HS.
- Gv kiểm tra HS đọc và ghép lời kết hợp gõ phách - gọi HS khác nhận xét, Gv đánh giá cho điểm.
+ Củng cố bài TĐN.
- Gv hát cho HS nghe bài hát Ca ngợi Tổ quốc để HS ghi nhớ về giai điệu bài TĐN.
4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Gv nhận xét cách đọc bài của h/s, góp ý, bổ sung.
- Gv chốt kiến thức. 
HĐ 3: Tìm hiểu nhạc sĩ Hoàng Việt và bài hát Nhạc rừng (10p) 
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Gv y/c h/s đọc tư liệu sgk.	
- Gv cho Hs quan sát ảnh nhạc sĩ Hoàng Việt.
- Gv cho h/s thảo luận nhóm bàn (3-5p):
+ Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Việt? Kể tên một số tác phẩm của nhạc sĩ Hoàng Việt? 
+ Bài hát Nhạc rừng ra đời vào thời gian nào? ở đâu?
- Gv cho HS nghe bài hát Nhạc rừng (Gv hát hoặc cho nghe đĩa).
4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét đánh giá kết quả báo cáo của hs.
- Chốt kiến thức. 
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS luyện thanh
- Thực hiện ôn tập theo Gv hướng dẫn.
3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS nhận xét về cách trình bày bài hát của nhóm bạn.
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe gv đàn bài TĐN số 1.
- Thực hiện ôn tập theo hướng dẫn của gv.
3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- Hs đọc bài TĐN số 1 theo nhóm.
- Đại diện cá nhân khác nhận xét, sửa sai về cách đọc.
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Hs đọc sgk, nghiên cứu tài liệu.
- Hs làm việc cá nhân => thảo luận nhóm bàn, thống nhất ý kiến.
3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Đại diện cá nhân khác nhận xét, bổ sung và đi đến thống nhất kiến thức.
I. Ôn tập bài hát: Mái trường mến yêu.
II. Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 1.
III. Âm nhạc thường thức:
1. Nhạc sĩ Hoàng Việt.
- Nhạc sĩ Hoàng Việt (1928 – 1967) quê ở tỉnh Tiền Giang, 
- Là tác giả nhiều ca khúc hay và nổi tiếng như Lên ngàn, Lá xanh, Mùa lúa chín, Tình ca, 
2. Bài hát Nhạc rừng
- Ra đời năm 1953 ở Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Bài hát được viết ở nhịp 3
 4
C. Luyện tập (4p)
Gv đàn, HS đọc và ghép lời bài TĐN số 1.
H. Hãy hát một đoạn trong một bài hát nào đó của nhạc sĩ Hoàng Việt mà em biết?
D. Vận dụng (4p)
H. Phát biểu cảm nhận của em sau khi nghe bài hát Nhạc rừng?
BH có giai điệu nhẹ nhàng, vui tươi, trong sáng. BH như một bức tranh sinh động, tràn đầy âm thanh của thiên nhiên hoà quyện tạo nên một bản “Nhạc rừng” bất tận trong đó nổi lên hình ảnh anh bộ đội trẻ tuổi lạc quan, yêu đời say mê ca hát 
E. Tìm tòi và mở rộng 
H. Kể tên một số bài hát ca ngợi anh Bộ đội?
HS: Có một số bài như: Lá xanh, Nhạc rừng, Hò kéo pháo, Hành quân xa, Chú Bộ đội, Hành khúc ngày và đêm, 
Tiết 4 – Bài 2
Học hát: Bài Lí cây đa.
Bài đọc thêm: Hội Lim.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
a. Kiến thức
HS biết: bài Lí cây đa là một bài dân ca quan họ Bắc Ninh.
HS hiểu và hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát và thể hiện được những tiếng có dấu luyến.
HS vận dụng: hát kết hợp gõ phách theo đúng nhịp của bài hát Lí cây đa.
b. Kĩ năng: 
HS biết bài Lí cây đa là một bài dân ca quan họ Bắc Ninh. 
HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát và thể hiện được những tiếng có dấu luyến.
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
a. Các phẩm chất
Yêu gia đình, quê hương, đất nước
b. Năng lực chung
Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.
c. Năng lực chuyên biệt
Hiểu biết âm nhạc.
Thực hành âm nhạc.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: 
SGK, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN
Nhạc cụ; băng hát mẫu và bảng phụ bài hát Lí cây đa.
Máy chiếu.
2. Học sinh: 
SGK, vở ghi, thanh phách.
Tìm hiểu về bài hát trước khi lên lên lớp.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động (5p):
Hs1. Nêu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Việt? Cảm nhận của em về bài hát Nhạc rừng?
Hs2. 1 nhóm đọc và ghép lời ca bài TĐN số 1 kết hợp gõ phách, 1 nhóm hát và vận động 1 số động tác phụ họa bài hát Mái trường mến yêu.
B. HĐ hình thành kiến thức mới (30p): 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu bài hát và học hát bài Lí cây đa (10p)
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV chiếu bài hát:
- GV cho h/s trình bày cá nhân phần chuẩn bị về bài hát.
- Gv cho h/s quan sát bài hát và yêu cầu h/s thảo luận nhóm nhận xét bài (3-5p):
+ Gv phát phiếu học tập:
Nhịp
Kí hiệu
Chia câu
Cao độ
Trường độ
ÂHTT
+ Hs làm vào phiếu học tập và chấm chéo nhóm.
+ Gv đưa thang điểm để h/s nhận xét và chấm chéo.
- Gv cho h/s luyện thanh.
- Gv tiến hành dạy bài hát:
+ Cho h/s đọc tên nốt nhạc
+ H/s đọc lời ca.
- Hướng dẫn h/s hát từng câu theo lối móc xích:
+ GV đàn câu 1: gọi h/s hát lại -> cả lớp cùng hát.
+ Đàn câu 2: gọi 1 h/s hát lại, sau đó cả lớp cùng hát.
+ Ghép câu 1 + 2: h/s hát.
- Dạy tương tự với các câu sau.
- Gv ghép toàn bài: h/s hát và kết hợp gõ phách bài hát.
- Cho h/s thực hiện theo nhóm:
+ N1: hát câu 1,3.
+ N2: hát câu 2,4.
Cả lớp hát đoạn 2.
- Gv gọi 1,2 h/s hát lại bài hát kết hợp vận động 1 số động tác.
4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Gv nhận xét kết quả báo cáo, cách đọc bài của h/s, góp ý, bổ sung.
- Gv chốt kiến thức. 
HĐ 2: Tìm hiểu bài đọc thêm 
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Gọi 1 HS đọc phần đọc thêm (SGK)
- GV cho h/s làm việc cá nhân:
+ Em hiểu thế nào là hát quan họ?
+ Hát quan họ được diễn ra vào những dịp nào trong năm?
+ Tại sao lễ hội này lại có tên là Hội Lim?
- Gv bổ sung : Hội Lim là lễ hội chùa làng Lim, được tổ chức hàng năm vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch. Họ coi đây như ngày Tết thứ 2 của mình, họ tập trung ca hát, sinh hoạt văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc. Vào lúc đầu họ hát lề lối sau chuyển sang giọng vặt và giã bạn để chia tay......
- Gv hát cho HS nghe 1 vài bài hát dựa theo làn diệu dân ca QH Bắc ninh như: Nhớ đêm giã bạn, Những cô gái quan họ..........
4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét đánh giá báo cáo của hs.
- Chốt kiến thức 
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Hs quan sát bản nhạc, nghiên cứu tài liệu.
- Hs làm việc cá nhân => thảo luận nhóm bàn, thống nhất ý kiến.
3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Hs hát bài hát theo nhóm, cá nhân, song ca.
- Đại diện cá nhân khác nhận xét, bổ sung và đi đến thống nhất kiến thức.
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc sgk
- HS làm việc cá nhân trả lời theo y/c của gv.
3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS nhận xét về kết quả báo cáo của bạn.
I. Học hát bài: Lí cây đa.
1. Giới thiệu về tác giả và bài hát.
a.Tác giả :
- Bắc Ninh là một tỉnh phía bắc giáp thủ đô Hà Nội
- Là vùng đất nổi tiếng với những làn điệu dân ca quan họ duyên dáng, trữ tình và có một phong cách rất riêng biệt
b.Tác phẩm:
- Nhịp 2/4 
- Kí hiệu: Dấu luyến, dấu nối, dấu lặng đen 
- Chia câu: 2 câu 
2. Học hát
2. Bài đọc thêm: Hội Lim.
C. Luyện tập (4p):
GV đàn cho HS hát kết hợp vận động 1 vài động tác bài hát “Lí cây đa”.
Làm 1 số bài tập trong VBT.
D. Vận dụng (4p):
H. Bài hát “Lí cây đa” là dân ca gì? Bản thân em cần phải làm gì để phát triển dân ca?
TL: Luôn trân trọng và có ý thức giữ gìn các làn điệu dân ca Việt Nam (Trong đó có làn điệu dân ca quan họ).
H. Nội dung bài hát Lí cây đa gợi lên điều gì?
TL: Với chất nhạc vui tươi - dí dỏm, bài hát gợi lên không khí của ngày hội quan họ.
E. Tìm tòi và mở rộng:
Em hãy tìm hiểu về Hội Lim qua các tài liệu thông tin khác.
Sưu tầm các làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh
Thử đặt lời ca mới theo điệu Lí cây đa với chủ đề về quê hương, mái trường, thầy cô, bạn bè,...
Tiết 5
Ôn tập bài hát: Lí cây đa.
Nhạc lí: Nhịp
Tập đọc nhạc: TĐN số 2.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
a. Kiến thức
HS biết: 
Hát thuộc bài Lí cây đa và tập thể hiện tính chất mềm mại, nhẹ nhàng của bài hát.
HS biết khái niệm về nhịp và cách đánh nhịp 
HS biết bài TĐN số 2 - Ánh trăng viết ở nhịp . 
HS hiểu: về nhịp và hiểu về cách đánh nhịp .
HS vận dụng: đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 2, kết hợp đánh nhịp.
b. Kĩ năng:
HS tập kĩ năng hát nhẹ nhàng, duyên dáng và thể hiện 1 vài động tác phụ hoạ qua bài hát Lí cây đa.
Qua bài TĐN số 2 HS làm quen với nhịp , nhận biết nốt Son ở vị trí dưới dòng kẻ phụ thứ 2 phía dưới khuông nhạc.
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
a. Các phẩm chất
Yêu gia đình, quê hương, đất nước
b. Năng lực chung
Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.
c. Năng lực chuyên biệt
Hiểu biết âm nhạc.
Thực hành âm nhạc.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
Soạn bài, SGK, SGV, Tài liệu hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng.
Nhạc cụ, bài TĐN số 2.
Máy chiếu.
2. Học sinh: 
Phách, đặt lời ca mới cho bài Đi cấy và tìm hiểu trước bài TĐN số 5.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động (5p)
H. Trình bày bài hát Lí cây đa kết hợp vận động 1 số động tác phụ họa?
H. Cảm nhận bước đầu của em về bài hát Lí cây đa?
B. HĐ hình thành kiến thức mới (30p) 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung
HĐ 1: Ôn tập bài hát Lí cây đa.(10’)
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Cho Hs nghe lại bài hát 1 lần
- GV đàn mẫu âm cho HS luyện thanh
* Chú ý nhịp lấy đà, hát nhấn vào tiếng Lên.
- GV chỉ huy cho HS hát lại bài hát theo nhạc đệm của đàn.
- Cho HS hát và hướng dẫn một số động tác vận động tại cho cho HS làm theo.
- Hướng dẫn HS hát và thể hiện động tác phụ hoạ cho bài hát.
- Cho 1 nhóm những em có động tác đẹp lên biểu diễn.
- GV đưa ra nhận xét và đánh giá.
- Cho 1 HS lên đơn ca.
4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra nhận xét và đánh giá xếp loại.
HĐ 2: Tìm hiểu về nhịp, cách đánh nhịpvà ứng dụng của nhịp. 
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV y/c h/s đọc sgk.
- GV cho h/s thảo luận cặp đôi:
+ Lớp 6 chúng ta đã được học về nhịp 2/4, 3/4 . Dựa vào định nghĩa 2 loại nhịp trên cho biết Thế nào là nhịp ? 
- Yêu cầu HS quan sát bài TĐN số 2 để thấy được số phách trong một ô nhịp và trường độ tương ứng của một phách. 
- Cho HS gõ phách theo thứ tự 1, 2, 3, 4 (mạnh, nhẹ, mạnh vừa, nhẹ)
- Hướng dẫn HS đánh nhịp 
- Đàn cho HS nghe bài Quốc ca; Em là bông hồng nhỏ.
+ Nhịp được sử dụng để viết những ca khúc như thế nào?
4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét kết quả báo cáo của hs.
- GV chốt kiến thức.
HĐ 3: Tìm hiểu và đọc, ghép lời tốt bài TĐN số 2.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV cho h/s trình bày cá nhân phần chuẩn bị về bài TĐN số 2
- Gv cho h/s quan sát bản nhạc bài TĐN và yêu cầu h/s thảo luận nhóm nhận xét bài (3-5p):
+ Gv phát phiếu học tập:
Nhịp
Kí hiệu
Chia câu
Cao độ
Trường độ
ÂHTT
+ Hs làm vào phiếu học tập và chấm chéo nhóm.
+ Gv đưa thang điểm để h/s nhận xét và chấm chéo.
- Gv cho h/s đọc gam Đô trưởng.
- Gv tiến hành dạy TĐN:
+ Cho h/s đọc tên nốt nhạc
+ H/s đọc tên nốt kết hợp gõ đệm bài TĐN số 2.
- Hướng dẫn h/s đọc từng câu kết hợp cao độ:
+ GV đàn câu 1: gọi h/s đọc lại -> cả lớp đọc
+ Đàn câu 2: gọi 1 h/s đọc lại, sau đó cả lớp cùng đọc.
+ Ghép câu 1 + 2: h/s đọc.
- Dạy tương tự với 2 câu sau.
- Gv ghép toàn bài: h/s đọc và ghép lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 2.
- Cho h/s thực hiện theo nhóm:
+ N1: đọc nhạc
+ N2: ghép lời ca.
Và đảo lại.
- Gv gọi 1,2 h/s đọc bài TĐN số 2.
4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Gv nhận xét kết quả báo cáo, cách đọc bài của h/s, góp ý, bổ sung.
- Gv chốt kiến thức. 
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe lại bài hát 
- HS luyện thanh
- HS quan sát và làm theo hướng dẫn của GV.
3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- 1 nhóm HS biểu diễn.
- HS nhận xét và đánh giá.
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc sgk. 
- HS quan sát và thảo luận cặp đôi => thống nhất ý kiến.
3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện báo cáo kết quả. 
- HS nhận xét chéo nhóm
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Hs quan sát bản TĐN số 2, nghiên cứu tài liệu.
- Hs làm việc cá nhân => thảo luận nhóm bàn, thống nhất ý kiến.
- Hs đọc bài TĐN theo hướng dẫn của Gv.
3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Hs đọc bài TĐN số 1 theo nhóm.
- Đại diện cá nhân khác nhận xét, bổ sung và đi đến thống nhất kiến thức.
1. Ôn tập bài hát: Lí cây đa.
2. Nhạc lí:
a. Nhịp
- Khái nệm: Là trong 1 ô nhịp gồm có 4 phách. Mỗi phách bằng 1 nốt đen. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ hai là phách nhẹ, phách thứ ba là phách mạnh vừa, phách thứ tư là phách nhẹ.
b. Cách đánh nhịp 
4
2
3
1
c. Ứng dụng của nhịp
3. Tập đọc nhạc: TĐN số 2.
* Nhận xét:
- Nhịp 
- Kí hiệu :
+ Dấu nhắc lại
- Chia câu: 4 câu
C. Luyện tập (3’)
H. Hãy đánh lại nhịp 4/4?
HS: đứng tại chỗ đánh nhịp 4/4 vài lần (GV sửa tay cho HS thực hiện sai).
D. Vận dụng (5’)
H. Nội dung lời ca bài TĐN ?
HS: Lời ca bài TĐN ca ngợi ánh trăng rằm trung thu lung linh huyền ảo. Vì vậy các em phải yêu mến và bảo vệ thiên nhiên để quê hương luôn tràn ngập ánh trăng đẹp, luôn đoàn kết để cùng nhau tận hưởng niềm vui.
GV cho HS chơi trò luyện tai nghe: 
E. Tìm tòi và mở rộng:
H. Hãy đặt lời mới cho bài TĐN số 2 chủ đề về bè bạn, mái trường và thầy cô. 
Tìm hiểu về một vài nhạc cụ phương Tây?
Thày cô xem và tải đủ bộ giáo án tại website: tailieugiaovien.edu.vn
Hoặc liên hệ số 0989.832560 (có zalo) để được tư vấn, hỗ trợ gủi trực tiếp qua mail nhé

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_lop_7_tiet_1_den_5.doc