Giáo án chủ đề Ngữ văn 7 - Chủ đề 5 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hồng Hương

Giáo án chủ đề Ngữ văn 7 - Chủ đề 5 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hồng Hương

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

 a. Kiến thức:

 - HS hiểu được thế nào là đại từ, quan hệ từ. Biết tác dụng của đại từ và quan hệ từ trong văn bản. Biết cách sử dụng đại từ, quan hệ từ trong khi nói và viết.

Biết được các loại lỗi thường gặp và cách sửa các lỗi về quan hệ từ.

 b. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ và biết sửa lỗi dng từ.

 * Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng đại từ, quan hệ từ phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.

 c. Thái độ: Giáo dục ý thức thận trọng, lựa chọn khi sử dụng từ ngữ trong khi tạo lập văn bản.

 2. Định hướng phát triển năng lực học sinh:

 - Năng lực giao tiếp

 - Năng lực tự chủ và tự học

 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ

 - Năng lực phân tích

 - Năng lực hợp tác

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 1. Giáo viên: - Đọc kỹ SGK, SGV, soạn giáo án CĐ.

 - Đồ dùng dạy học: bảng phụ, phương thức tổ chức lớp học: Thảo luận nhóm.

 2. Học sinh: - Đọc kỹ SGK, chuẩn bị bài kỹ.

 

doc 8 trang Trịnh Thu Thảo 5130
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chủ đề Ngữ văn 7 - Chủ đề 5 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hồng Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/9/2021 
Tên chủ đề 5: 
TỪ LOẠI
(Kèm theo Công văn số 2214 /SGDĐT-GDTrH ngày 03/11/2020 của Sở GD&ĐT Bình Định)
Tổng số tiết 04: từ tiết: 16 đến tiết 19
* Giới thiệu chung về chủ đề: Trong giao tiếp, để lời nói được mạch lạc, logic thì người nói-viết phải sử dụng từ ngữ xưng hô, từ ngữ kết nối các phần trong chuỗi lời nói sao cho phù hợp, đúng hoàn cảnh giao tiếp. Hôm nay chúng ta tìm hiểu chủ đề Từ loại. 
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 a. Kiến thức:
 - HS hiểu được thế nào là đại từ, quan hệ từ. Biết tác dụng của đại từ và quan hệ từ trong văn bản. Biết cách sử dụng đại từ, quan hệ từ trong khi nói và viết.
Biết được các loại lỗi thường gặp và cách sửa các lỗi về quan hệ từ.
 b. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ và biết sửa lỗi dng từ.
 * Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng đại từ, quan hệ từ phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.
 c. Thái độ: Giáo dục ý thức thận trọng, lựa chọn khi sử dụng từ ngữ trong khi tạo lập văn bản.
 2. Định hướng phát triển năng lực học sinh:
 - Năng lực giao tiếp
 - Năng lực tự chủ và tự học
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ
 - Năng lực phân tích
 - Năng lực hợp tác
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 1. Giáo viên: - Đọc kỹ SGK, SGV, soạn giáo án CĐ.
	 - Đồ dùng dạy học: bảng phụ, phương thức tổ chức lớp học: Thảo luận nhóm.
 2. Học sinh: - Đọc kỹ SGK, chuẩn bị bài kỹ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/ khởi động 5’
Mục tiu: Giới thiệu dẫn dắt vào chủ đề, tạo tâm thế tiếp nhận bài học cho HS.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- GV treo hình ảnh về các đồ vật (đã chuẩn bị).
- GV tiến hành phỏng vấn một vài học sinh : Gọi tên các đồ vật trong tranh và dùng một từ để diễn tả trạng thái của các đồ vật đó?
- HS tham gia cá nhân trình bày.
- GV nhận xét, tuêyn dương HS có câu trả lời tốt, dẫn dắt vào nội dung chủ đề.
- HS quan sát qua đồ dùng trực quan.
- HS sử dụng năng lực tư duy
- Chuẩn bị tâm thế tiếp thu kiến thức.
Hoạt động 2: Hình thnh kiến thức 75’
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
NỘI DUNG 1: ĐẠI TỪ
Mục tiêu:
Giúp học sinh hiểu được:
- Khái niệm đại từ
- Chức năng ngữ pháp của đại từ
- Các loại đại từ
Thao tác 1: Tìm hiểu khái niệm đại từ
* Đọc ví dụ
- GV tổ chức cho HS hoạt động chung
- Gọi hs đọc ví dụ, chú ý các từ viết bằng phấn màu.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu cc ví dụ:
? Từ “Nó” ở đoạn văn a, b tả ai, con vật gì ?
? Từ “Thế”, “ai” ở đoạn văn c tả sự việc gì ? Dùng để làm gì ?
? Nhờ vào đâu mà em biết được nghĩa của các từ trên ? Nếu tách các từ đó ra một cách riêng biệt thì nó còn mang nghĩa trên nữa không ?
-> Nhờ vào văn cảnh và lời nói nhất định. Nếu tách biệt ra khỏi ngữ cảnh à không còn mang nghĩa đó nữa.
? Vậy những từ trên có dùng để làm tên gọi của sự vật, hoạt động tính chất không ? Vậy nó dùng để làm gì ?
? Các từ “nó”, “thế”, “ai” trong các đoạn văn VD trên giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu ?
* Giáo viên cho VD : Người học giỏi nhất lớp tôi là nó.
? Từ “nó” trên câu ấy giữ chức vụ gì ?
? Vậy đại từ thường đảm nhiệm vai trò ngữ pháp gì trong câu ?
-GV chốt kiến thức về khái niệm đại từ. Gọi học sinh đọc ghi nhớ và hướng dẫn học sinh cho thêm VD.
- Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
- Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ,vị ngư trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ...
Thao tác 2: Tìm hiểu các loại đại từ
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Nhiệm vụ 1: ? Các đại từ: tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ trỏ gì? Các từ: bấy, bấy nhiêu trỏ gì? Các từ :vậy, thế...trỏ gì? Cho VD ?
 - Nhiệm vụ 2: ? Đặt câu có các đại từ: ai, gì, nào, bao nhiêu, mấy, sao, thế, nào?
? Qua các câu trên, các đại từ đó dùng để hỏi về điều gì?
- Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS hoạt động theo nhóm ở nhiệm vụ 1,2 (5'). 
- Báo cáo kết quả và thảo luận 
- HS 1 nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét. 
1 Đại từ để trỏ: dùng để:
-Trỏ người, sự vật (gọi là đại từ nhân xưng)
-Trỏ số lượng
-Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc
2. Đại từ để hỏi
dùng để:
-Hỏi về người, sự vật,
-Hỏi về số lượng
-Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.
* KNS: Làm thế nào sử dụng đại từ một cách hiệu quả? 
- 
* Đánh giá sản phẩm đầu ra của học sinh:HS nắm được khái niệm đại từ.
* Đánh giá sản phẩm đầu ra của học sinh: HS nắm được các loại đại từ đại từ.
NỘI DUNG 2: QUAN HỆ TỪ
Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm được:
- Khi niệm quan hệ từ
- Cách sử dụng quan hệ từ
Thao tác 1: Tìm hiểu khi niệm quan hệ từ:
* Đọc ví dụ
- GV tổ chức cho HS hoạt động chung
- Gọi HS đọc ví dụ, chú ý các từ viết bằng phấn màu.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các ví dụ:
? Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học, hãy xác định quan hệ từ trong các câu trên?
? Các quan hệ từ nói trên liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau. Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ?
-> + a. “Của” liên kết danh từ với định ngữ (đồ chơi – chúng tôi)
-> quan hệ sở hữu.
+ b. “Như” liên kết định ngữ (đẹp) với danh từ (hoa). -> chỉ quan hệ so sánh
+ c.“Và” nối 2 vế có qh đẳng lập với nhau-> quan hệ đẳng lập.
 “Bởi nên ”: nối 2 vế câu ghép.-> chỉ quan hệ nguyên nhân –kết quả
+ d. “ nhưng” -> chỉ quan hệ tương phản (đối nghịch)
H. Các từ: “của, như, và, bởi...nên, nhưng ” được gọi là quan hệ từ .Vậy em hiểu thế nào là quan hệ từ?
-GV chốt kiến thức
-Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả...giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
Thao tác 2: Tìm hiểu cách sử dụng quan hệ từ
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Nhiệm vụ 1: ? Trong các ví dụ trên, trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ? Trường hợp nào không cần.
- Nhiệm vụ 2:
? Tìm quan hệ từ có thể dùng thành từng cặp với quan hệ từ cho sẵn (nếu...; vì...; tuy...; hễ...;
? Hãy đặt câu với những cặp quan hệ từ vừa tìm.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS hoạt động theo nhóm ở nhiệm vụ 1,2 (5'). 
- Báo cáo kết quả và thảo luận 
- HS 1 nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét. 
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
-Khi nói, viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa.
Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ.
-Có một số quan hệ từ được dùng thành từng cặp:
+nếu ...thì
+vì...nên
+tuy...nhưng
+ Hễ thì 
+sở dĩ...là vì
* KNS: Khi sử dụng quan hệ từ, chúng ta cần chú ý gì?
* Đánh giá sản phẩm đầu ra của học sinh: HS nắm được khi niệm quan hệ từ.
* Đánh giá sản phẩm đầu ra của học sinh: HS biết cch sử dụng quan hệ từ.
 NỘI DUNG 3: CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ
Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm được:
Cc lỗi thường gặp về quan hệ từ
Thao tác 1:Tìm hiểu các lỗi thường gặp về quan hệ từ:
* Đọc ví dụ
- GV tổ chức cho HS hoạt động chung
- Gọi hs đọc ví dụ, chú ý các từ viết bằng phấn màu.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các ví dụ:
1. Lỗi thiếu quan hệ từ:
? Hai câu ví dụ trên muốn diễn đạt ý nghĩa gì?
? Hai câu VD trên đã rõ nghĩa chưa? Vì sao?
-> Chưa rõ nghĩa.
Nguyên nhân: thiếu quan hệ từ.
? Hãy chữa lại cho rõ nghĩa?
-> + Đừng nên nhìn hình thức mà (hoặc để ) đánh giá kẻ khác.
+ Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa,còn đối với
 (với ) ngày nay thì không đúng.
? Đối với các câu thiếu quan hệ từ ta chữa bằng cách nào?
-> Tìm quan hệ từ thích hợp thêm vào.
2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.
? Hai câu trên viết đã đúng ngữ pháp chưa? Sai ở chỗ nào? Hãy chỉ ra chỗ sai.
-> Chưa đúng câu 1: hai bộ phận của câu diễn đạt ý nghĩa tương phản -> dùng quan hệ từ và là không phù hợp. Câu 2: hai vế của câu diễn đạt ý nghĩa lí do, chỉ cho mối quan hệ nguyên nhân -> dùng quan hệ từ để là không phù hợp.
? Các quan hệ từ và, để trong các ví dụ dùng chưa đúng,nên thay chúng bằng những quan hệ từ nào?
3.Thừa quan hệ từ.
? Phát hiện chỗ sai trong các câu trên? Vì sao các câu ấy lại viết sai? Hãy chữa lại cho đúng 
-> Các câu đó thiếu chủ ngữ vì các quan hệ từ đặt đầu câu qua ,về đã biến chủ ngữ của câu thành phần trạng ngữ (thừa quan hệ từ). Để những câu này hoàn chỉnh cần bỏ các quan hệ từ.
4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
? Các câu in đậm sai ở đâu? Hãy chữa lại cho đúng
-> “ không những về” ở vế sau không có tác dụng liên kết.
“Nó thích với chị” quan hệ từ với (với chị) không có tác dụng liên kết hai vị ngữ có ý nghĩa tương phản (mơ hồ về nghĩa).
-> sửa:thêm quan hệ từ thích hợp.
+....không những giỏi toán mà còn giỏi văn..
+Nó thích tâm sự với mẹ, không thích tâm sự với chị.
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập
-GV chốt kiến thức
-Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
* Đánh giá sản phẩm đầu ra của học sinh: HS biết các lỗi thường gặp về quan hệ từ.
Hoạt động 3: Luyện tập 75’
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
NỘI DUNG 1: ĐẠI TỪ
Mục tiêu: 
- Giúp học sinh biết được:
- Cách sử dụng đại từ
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Nhiệm vụ 1: Bài tập 1
Nhiệm vụ 2: Bài tập 2
Nhiệm vụ 3: Bài tập 3,4
Nhiệm vụ 4: Bài tập 5
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS hoạt động cá nhân ở nhiệm vụ 1,2,3 và hoạt động theo nhóm ở nhiệm vụ 4 (5'). 
- Bo co kết quả và thảo luận: HS 1 nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét. 
Bài tập 1:
1a. Kẻ bảng
1b+ mình: ngôi1
 +mình: ngôi 2
BT2. - Chú bé loắt choắt
- Bác Dương thôi đã thôi rồi
- Hỡi cô tát nước bên đàng 
à được dùng như đại từ xưng hô.
BT3. Đặt câu:
+Nó hát hay đến nỗi ai cũng khen.
BT4. Nên xưng hô lịch sư, thân mật
BT5.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV nhận xét, góp ý việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
HS báo cáo kết quả 
NỘI DUNG 2: QUAN HỆ TỪ
Mục tiêu: Giúp học sinh biết được:
Cch sử dụng quan hệ từ khi tạo lập văn bản.
 - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Nhiệm vụ 1: Bài tập 1
Nhiệm vụ 2: Bài tập 2
Nhiệm vụ 3: Bài tập 3,4
Nhiệm vụ 4: Bài tập 5
BT1. Các quan hệ từ có trong đoạn đầu văn bản “ Cổng ra”:
Và, để, rồi, mà, rằng, nhưng, như, là, của 
BT2. Điền quan hệ từ thích hợp: Với, và, với, với, nếu thì, và
BT3. + Câu đúng : b, d, g, i, k, l.
+ Câu sai : còn lại.
à Do thiếu quan hệ từ
BT4. Viết đoạn văn
BT5. Nhưng (1): tỏ ý khen
 Nhưng (2): tỏ ý chê
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS hoạt động cá nhân ở nhiệm vụ 1,2,3 và hoạt động theo nhóm ở nhiệm vụ 4 (5'). 
- Báo cáo kết quả và thảo luận: HS 1 nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét. 
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV nhận xét, góp ý việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
HS bo co kết quả
NỘI DUNG 3: CHỮA LỖI VỀ QAN HỆ TỪ
Mục tiêu:
 HS có ý thức sử dụng quan hệ từ đúng, mang lại hiệu quả diễn đạt
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Nhiệm vụ 1: Bài tập 1
Nhiệm vụ 2: Bài tập 2
Nhiệm vụ 3: Bài tập 3
Nhiệm vụ 4: Bài tập 4
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS hoạt động cá nhân ở nhiệm vụ 1,2,3, 4
- Báo cáo kết quả : HS trình bày, các HS khác theo dõi, nhận xét. 
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV nhận xét, góp ý việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
BT1. Thêm quan hệ từ
- Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối.
 - Con xin báo một tin vui để /cho cha mẹ vui lòng.
BT2. Thay quan hệ từ dùng sai.
-Thay với= như
-Thay tuy= dù
-Thay bằng= về
BT3. Chữa lại câu.
 Bỏ qua quan hệ từ : đối với, với , qua.
BT4.Các câu đúng:
 a,b,d,h
 HS báo cáo kết quả thực hiện
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng 10’
Mục tiêu: Giúp HS nâng cao kiến thức kĩ năng.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống nội dung bài
- Viết đoạn văn có sử dụng các loại từ (chủ đề tự chọn)
Sơ đồ tư duy 
(kèm theo ở dưới)
IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC: 15’
1. Bảng mô tả ma trận kiểm tra, đánh giá theo các mức độ nhận thức: 
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Nội dung: Từ loại
 2 . Cu hỏi/bài tập:
Mức độ
Nội dung câu hỏi
1. Mức độ
nhận biết:
Đại từ là gì? Phân loại đại từ? 
(-Đại từ là các từ ngữ được dùng để xưng hô hay dùng để thay thế các danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong câu, với mục đích tránh lặp lại các từ ngữ nhiều lần.)
-Gồm có 2 ngôi:
+ Trong ngôi thứ nhất (chỉ người nói): tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta, 
+ Trong ngôi thứ hai (chỉ người nghe): cậu, các cậu, )
2. Mức độ
thơng hiểu:
? Câu này mắc lỗi gì về quan hệ từ “Qua bài thơ Bạn đến chơi nhà cho ta hiểu về tình bạn bình dị mà sâu sắc của nhà thơ.”
(Thừa quan hệ từ) 
3. Mức độ
vận dụng:
Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em về vai trò của người mẹ đối với mỗi con người, trong đó có sử dụng từ láy, đại từ.
4. Mức độ
vận dụng cao:
(Không thực hiện)
V. PHỤ LỤC: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chu_de_ngu_van_7_chu_de_5_nam_hoc_2021_2022_nguyen_t.doc