Giáo án dạy học sinh yếu kém môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 1 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Lan Phương

Giáo án dạy học sinh yếu kém môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 1 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Lan Phương

I. Ôn tập lý thuyết.

1. Câu rút gọn.

a. Khái niệm: Là những câu vốn đủ C-V nhưng khi nói, viết ta có thể lược bỏ một số thành phần câu mà người đọc (nghe) vẫn hiểu.

b. Các kiểu câu rút gọn.

- Rút gọn chủ ngữ.

- Rút gọn vị ngữ

- Rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ.

c. Tác dụng.

- Làm cho câu gọn hơn.

- Thông tin nhanh hơn.

- Tránh lặp lại từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước.

- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói đến trong câu là của chung mọi người.

d. Cách dùng.

Giáo viên nhấn mạnh thêm:

Chú ý quan hệ giao tiếp

+ thân – sơ

+ trên – dưới

+ trọng – khinh

 

docx 29 trang Trịnh Thu Thảo 29/05/2022 4651
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học sinh yếu kém môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 1 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Lan Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/01/2021
Ngày giảng: 22/1/2021
TIẾT 1
ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Tiếp tục rèn luyện cho học sinh các kĩ năng làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. 
- Giúp các em có khả năng viết được bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học theo đúng yêu cầu thể loại.
2. Kỹ năng:
 	- Biết viết 1 bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học hòan chỉnh.
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1. Tổ chức:
	7A3: 
	7A4:
	7A5:
	7A6:
	7A7:
2. Kiểm tra: kiểm tra bài tập về nhà của học sinh.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cơ bản
Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học?
- Bố cục bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm VH gồm mấy phần? Nội dung của mỗi phần?
- Các bước là bài văn biểu cảm? (4 bước).
Đề bài1: viết phần mở bài và phần kết bài cho đề bài: Cảm nghĩ về bài thơ "Qua Đèo Ngang". 
Mở bài cần trình bày những ý nào?
Đề bài 2: viết phần mở bài và phần kết bài cho đề bài: Cảm nghĩ về bài thơ "Tiếng gà trưa". 
I. Kiến thức cơ bản:
 a. Khái niệm:
- Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
 - Để làm được bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học, trước tiên phải xác định được cảm xúc, suy nghĩ của mình về tác phẩm đó.
- Những cảm nghĩ ấy có thể là cảm nghĩ về cảnh và người; cảm nghĩ về vẻ đẹp ngôn từ; cảm nghĩ về tư tưởng của tác phẩm.
b. Bố cục: 3 phần.
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
- Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
- Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm.
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1. 
a. Mở bài: 
* Giới thiệu bài thơ "Qua đèo ngang" và tác giả bà Huyện Thanh Quan.
Mẫu:
 Bà Huyện Thanh Quan là một người phụ nữ tài năng và xinh đẹp, bà có một tác phẩm đặc sắc là Qua đèo Ngang. Tác phẩm thể hiện cảnh đèo Ngang đẹp nhưng rất heo hút, đồng thời thể hiện tâm trạng nhớ thương quê nhà của nhà thơ.
b. Kết bài:
- Nêu suy nghĩ của em về bài thơ?
 Qua bài thơ Qua đèo Ngang ta có thể thấy được cảnh núi non hùng vĩ và hoang sơ của đèo Ngang, một cảnh đẹp của đất nước, đồng thời ta còn thấy được tình yêu quê và nỗi nhớ quê của người phụ nữ xa quê rất cô đơn và rất buồn bã. Bài thơ đã để lại trong lòng em một ấn tượng sâu sắc về nữ thi sĩ tài danh Huyện Thanh Quan.
2. Bài tập 1. 
a. Mở bài.
Giới thiệu về nhà thơ Xuân Quỳnh, bài thơ “Tiếng gà trưa”.
Mẫu 1:
 Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ xuất sắc trong nên thơ hiện đại của nước ta. Những áng thơ của Xuân Quỳnh luôn gần gũi, bình dị với đời sống thường ngày và biểu hiện khát vọng có cuộc sống tươi đẹp của người phụ nữ xinh đẹp. Một trong những tác phẩm đặc sắc của bà về tình cảm gia đình, sự giản dị của tình yêu thương gia đình là bài thơ “Tiếng gà trưa”. Bài thơ nói lên kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả về tuổi thơ và về tình bà cháu, và bởi tình yêu đó đã khắc họa nên tình yêu quê hương đất nước.
Mẫu 2:
 Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu.
b. Kết bài.
- Nêu ý kiến của em về bài thơ “Tiếng gà trưa”.
Mẫu:
 “Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Bằng lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, tả đồng thời mỗi đoạn thơ đều gợi ra những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Bài thơ là tình yêu của người cháu đối với người bà đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước cao quý.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc kiến thức lí thuyết.
- Viết phần kết bài của đề 2. 
š›œš&›œ›œ
Ngày 16 tháng 01 năm 2021
 TTCM kí duyệt
 Hoàng Thị Thúy.
Ngày soạn: 22/01/2021
Ngày giảng: 25/01/2021 
TIẾT 2
ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN: TỤC NGỮ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Ôn lại kiến thức cơ bản về tục ngữ: Khái niệm, nội dung tư tưởng và một số hình thức nghệ thuật.
- Hiểu được ý nghĩa của những câu tục ngữ. Giải thích được nghĩa đen, nghĩa bóng của tục ngữ.
2. Kỹ năng:
- Tập phân tích dẫn chứng là tục ngữ.
- Tập viết đoạn văn chứng minh.
- Giáo dục: lòng yêu thích học và tìm hiểu tục ngữ Việt Nam.
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1. Tổ chức:
	7A3: 
	7A4:
	7A5:
	7A6:
	7A7:
2. Kiểm tra: kiểm tra bài tập về nhà của học sinh.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cơ bản
Tục ngữ là gì?
Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tục ngữ?
VD: Lạt mềm buộc chặt
- Nghĩa đen: lạt chẻ mỏng, ngâm nước cho mềm mối buộc sẽ bền chặt.
- Nghĩa bóng: Ai mềm mỏng, khéo léo trong quan hệ giao tiếp thì sẽ đạt được mục đích.
Giải thích câu tục ngữ:
Cơn đàng đông vừa trông vừa chạy
Cơn đàng tây vừa cày vừa ăn.
Cho những câu tục ngữ sau:
1. Ăn không nên đọi, nói không nên lời.
2. Có công mài sắt có ngày nên kim.
3. Lá lành đùm lá rách.
4. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
5. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.
6. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
Tìm nghĩa của mỗi câu tục ngữ và bài học mà mỗi câu tục ngữ đem lại?
I. Ôn tập lý thuyết.
1. Khái niệm:
Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày.
- Nội dung:
+ Thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về tự nhiên, lao động, sản xuất, con người, xã hội, 
+ Thường có 2 nghĩa:
Nghĩa đen: nghĩa trực tiếp, gắn với sự vật và hiện tượng ban đầu.
Nghĩa bóng: nghĩa gián tiếp, ẩn dụ, biểu trưng.
- Nghệ thuật: ngắn gọn, thường có vần nhất là vần lưng. Các vế thường đối xứng nhau cả về nội dung và hình thức. Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh.
II. Luyện tập.
1. Bài 1. 
- Cơn đàng đông vừa trông vừa chạy: Ý nói nếu cơn mưa kéo đến từ đằng đông thì phải thật vội vàng vì mưa đến rất nhanh.
- Cơn đàng tây vừa cày vừa ăn: Ý nói nếu cơn mưa kéo đến từ đằng tây thì thong thả vì mưa đến chậm hoặc có thể không mưa,
=> Vế sau đối lập với vế trước....
2. Bài 2.
1. Ăn không nên đọi, nói không nên lời:
Ăn nói đều chưa sõi, chỉ người vụng dại trong đường ăn nói, cư xử.-> Nhắc nhở con người phải luôn luôn học tập rèn luyện cách nói năng cư xử với mọi người.
2. Có công mài sắt có ngày nên kim:
Kiên trì nhẫn nại thì việc khó đến đâu cũng làm được. -> Phải có ý thức bền bỉ trong công việc và trong cuộc sống.
3. Lá lành đùm lá rách:
Người đầy đủ, không gặp hoạn nạn giúp người túng thiếu, gặp hoạn nạn. -> Phải biết yêu thương đồng loại khi họ gặp cảnh nghèo nàn túng thiếu.
4. Lá lành đùm lá rách.
Sự hoạn nạn của một người và sự chia sẻ của đồng loại. -> Những người cùng cảnh ngộ phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
5. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã:
Những kẻ có lòng dạ xấu thường tìm nhau, kéo bè kéo cánh với nhau. -> Tìm bạn mà chơi không nên chơi với kẻ xấu.
6. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài:
Ảnh hưởng của môi trường đối với con người và sinh vật.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc kiến thức lí thuyết.
- Tìm nghĩa của mỗi câu tục ngữ :
- Gửi lời thì nói, gửi gói thì mở: khi nhận chuyển lời giúp ai thì nói lại đầy đủ, nhận gói người ta gửi chuyển giúp thì mở ra cùng kiểm tra cẩn thận, gói lại chuyển đi, đề phòng sai sót số lượng hoặc tránh gây hiểu lầm.
- Ăn trông nồi, ngồi trông hướng: Cách cư xử tế nhị, ý tứ trong sinh họat: khi ăn phải xem nồi cơm, còn ít thì không ăn nữa mà nhường cho người khác. Ngồi thì phải xem hướng, không che ánh sáng, không chắn gió, không chắn lối đi lại của mọi người, ngồi phía dưới, phía sau người lớn tuổi hơn mình ở nơi công cộng cũng như trong gia đình.
š›œš&›œ›œ
Ngày 23 tháng 01 năm 2021
 TTCM kí duyệt
 Hoàng Thị Thúy.
Ngày soạn: 05/03/2021
Ngày giảng: 08/03/2021 
TIẾT 3
ÔN TẬP VỀ CÂU RÚT GỌN, CÂU ĐẶC BIỆT 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức cơ bản về câu rút gọn, câu đặc biệt.
- Luyện tập về các kiểu câu đó, để học sinh nhận diện, nắm chắc hơn về câu rút gọn, câu đặc biệt.
2. Kỹ năng:
- Biết dùng câu rút gọn, câu đặc biệt trong giao tiếp và trong khi nói, viết cho đúng.
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1. Tổ chức:
	7A3: 
	7A4:
	7A5:
	7A6:
	7A7:
2. Kiểm tra: kiểm tra lồng trong giờ học.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cơ bản
Thế nào là câu rút gon?
(kiểu câu rút gọn hay gặp trong TN-CD)
VD: Ăn cỗ đi trước 
Gần mực thì 
Học ăn, học nói 
Đi một ngày đàng 
Học sinh nhắc lại các kiểu câu rút gọn?
Khi dùng câu rút gọn cần chú ý điều gì?
Thế nào là câu đặc biệt?
Tác dụng?
* Giáo viên lấy thêm VD để nhấn mạnh. 
VD1: Cho hai đoạn văn:
- Rầm! Mọi người ngoảnh lại nhìn.
- Hai chiếc xe máy tông vào nhau. Thật khủng khiếp.
VD2: 
Hai chiếc xe máy sau một hồi lạng lách phóng nhanh, vượt ẩu lao đến rầm một cái, cả hai tông phải nhau tan tành.
* Bài tập nhanh:
Tìm và nêu tác dụng câu đặc biệt trong đoạn văn sau:
Hai ông sợ vợ tâm sự. Một ông thở dài:
- Hôm qua, sau một trận cãi vã tơi bời khói lửa, tớ buộc bà vợ tớ phải quì.
- Bịa!
- Thật mà!
- Thế cơ à? Rồi sao nữa?
- Bà ấy quì xuống đất và bảo: Thôi! Bò ra khỏi gầm giường đi.
Tìm câu đặc biệt và nêu tác dụng?
a. Nhà ông X. Buổi tối. Một chiếc đèn mang sông. Một bộ bàn ghế. Ông X đang ngồi có vẻ chờ đợi.
b. Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về.
c. Có mưa!
d. Đẹp quá. Một đàn cò trắng dang bay kìa!
Chỉ ra thành phần bị lược bỏ? khôi phục thành phần đó?
Trong các câu sau thành phần nào được rút gọn? Khôi phục lại?
a. Buồn trông con nhện chăng tơ.
b. Buồn trông cửa bể chiều hôm.
I. Ôn tập lý thuyết.
1. Câu rút gọn.
a. Khái niệm: Là những câu vốn đủ C-V nhưng khi nói, viết ta có thể lược bỏ một số thành phần câu mà người đọc (nghe) vẫn hiểu.
b. Các kiểu câu rút gọn.
- Rút gọn chủ ngữ.
- Rút gọn vị ngữ
- Rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ.
c. Tác dụng.
- Làm cho câu gọn hơn.
- Thông tin nhanh hơn.
- Tránh lặp lại từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước.
- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói đến trong câu là của chung mọi người.
d. Cách dùng. 
Giáo viên nhấn mạnh thêm:
Chú ý quan hệ giao tiếp 
+ thân – sơ
+ trên – dưới
+ trọng – khinh
ð Ứng xử hợp lí.
2. Câu đặc biệt.
a. Khái niệm. 
Là loại câu không có cấu tạo theo mô hình C-V " giới thiệu sự vật, hiện tượng, tình thái, cảm xúc.
VD: gió, mưa, não nùng
b. Tác dụng.
- Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
- Xác định thời gian, nơi chốn.
- Dùng gọi đáp
- Bộc lộ cảm xúc.
- Xác định câu đặc biệt và nêu tác dụng:
+ Bịa! phủ định
+ Thật mà!: khẳng định
+ Thế cơ à? Rồi sao nữa?”: hỏi, bộc lộ cảm xúc
+ Thôi!: Mệnh lệnh, bộc lộ cảm xúc
II. Luyện tập.
1. Bài 1.
a. Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về. (gọi đáp)
b. Đẹp quá! Một đàn cò trắng đang bay kìa. (bộc lộ cảm xúc)
c. Ngoài kia là ánh đèn rọi của một con tàu. Một hồi còi. (thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng)
d. Nhơ nhớp, hôi hám, ngứa ngáy, bứt rứt, bực mình, chửi tục, cạu nhạu, thở dài. (liệt kê, miêu tả sự vật, hiện tượng)
e. Vâng ạ!
g. Thật lạ lùng! (bộc lộ cảm xúc)
2. Bài 2.
Cho 2 VD sau:
Thương người như thể thương thân
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Câu 1: CN – (tôi, ta, chúng ta, ông ấy, )
- Câu 2: lược cả nòng cốt câu:
+ Chúng ta (+) rằng tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
+ Chúng ta cho rằng tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
+ Chúng thấy rằng tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
+ Chúng ta nhận định rằng tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
3. Bài 3.
a. Rút gọn chủ ngữ. ( Tôi...)
b. Rút gọn chủ ngữ. ( Thúy Kiều)
4. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc kiến thức lí thuyết.
- Hoàn thành bài tập 3.
 š›œš&›œ›œ
Ngày 06 tháng 03 năm 2021
 TTCM kí duyệt
 Hoàng Thị Thúy. 
Ngày soạn: 12/03/2021
Ngày giảng: 15/03/2021 
TIẾT 4
 ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Củng cố hệ thống hoá kiến thức cơ bản về văn nghị luận: luận điểm, luận cứ, lập luận.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng lập luận khi làm văn nghị luận.
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1. Tổ chức:
	7A3: 
	7A4:
	7A5:
	7A6:
	7A7:
2. Kiểm tra: kiểm tra lồng trong giờ học.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cơ bản
Thế nào là văn bản nghị luận?
Văn nghị luận bao giờ cũng phải có một hệ thống luận điểm, luận cứ lập luận gắn bó mật thiết với nhau.
ð Luận điểm là gì?
Lấy VD cụ thể?
Thế nào là luận cứ?
Lấy VD cụ thể?
Em hiểu thế nào là lập luận?
Nêu các bước làm bài văn nghị luận ?
Bố cục của bài văn nghị luận ?
Xác định các luận điểm của văn bản «Ý nghĩa văn chương» ?
GV:
- Văn chương là hình dung của sự sống: Qua văn chương ta biết được cuộc sống, ước mơ của người Việt Nam xưa kia. Ta cũng biết được cuộc sống của các dân tộc khác nhau trên thế giới. 
- Văn chương còn sáng tạo ra sự sống: qua tác phẩm văn chương, ta biết được ước mơ con người có sức mạnh, lớn nhanh như Phù Đổng để đánh giặc; con người có sức mạnh để chống thiê tai, lũ lụt như Sơn Tinh; con người có khả năng kì diệu như Mã Lương sáng tạo ra vật dụng và phương tiện chừng trị kẻ thù; 
GV:
- Văn chương luyện những tình cảm gia đình, anh em, bạn bè, tình yêu quê hương đất nước.
- Văn chương gây cho ta tình cảm vị tha, tình cảm với những người tốt, người cùng chí hướng Đọc truyện «Cây bút thần» ta yêu mến nhân vật Mã Lương, căm ghét tên địa chủ và tên vua tham lam. 
I. Ôn tập lý thuyết.
1. Văn bản nghị luận.
- Là loại văn bản được viết (nói) nhằm nêu ra và xác lập cho người đọc (nghe) một vấn đề nào đó.
2. Đặc điểm của văn bản nghị luận.
a. Luận điểm.
Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.
VD: Văn bản “Sự giàu đẹp cảu tiếng Việt”
* Luận điểm: Tiếng Việt giàu và đẹp
b. Luận cứ.
Là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm, dẫn đến luận điểm như là một kết luận của lí lẽ, dẫn chứng đó.
- Luận cứ trả lời câu hỏi:
 + Vì sao phải nêu ra luận điểm?
 + Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin không?
VD: 
Văn bản “không sợ sai lầm” SGK T43.
- Luận điểm: không sợ sai lầm (được nêu đầu đề và câu kết luận)
- Luận cứ: 
+ Lí lẽ nếu sống không chút sai lầm (ảo tưởng + hèn nhát).
+ Phân tích lí lẽ đưa ra dẫn chứng:
Sợ thất bại " không tự lập được.
Sợ sặc nước " không biết bơi.
Sợ nói sai " không được tiếng Anh.
c. Lập luận.
- Là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày các luận điểm, luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm.
VD: 
Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. 
*Có những cách lập luận:
- Quan hệ nhân quả.
- Quan hệ tổng phân hợp.
- Quan hệ suy luận tương đồng.
3. Các bước làm bài văn nghị luận.
- Bốn bước:
+ Tìm hiểu đề và tìm ý.
+ Lập dàn ý.
+ Viết bài văn hoàn chỉnh.
+ Đọc và sửa lỗi.
4. Bố cục của bài văn nghị luận.
3 phần:
- Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh.
- Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm. 
- Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh.
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1.
- LĐ1: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, rông ra thương cả muôn vật muôn loài.
- LĐ2: Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế. văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Văn chương là hình ảnh của cuộc sống đa dạng và phong phú. Văn chương phản ánh cuộc sống. Cuộc sống đa dạng cho nên hình ảnh được phản ánh trong văn chương cũng đa dạng.
- LĐ3: Công dụng của văn chương là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. 
4. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc kiến thức lí thuyết.
- Xác định các luận điểm của văn bản «Đức tính giản dị của Bác Hồ» ? Tác giả đã lấy những dẫn chứng nào để chứng minh cho luận điểm ấy ?
Trả lời:
- Luận điểm chính: Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Câu văn nêu luận điểm chính của toàn bài được tác giả nêu lên một cách trực tiếp và ngắn gọn: «Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chỉ tịch».
- Để chứng minh cho luận điểm đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã lấy những dẫn chứng tiêu biểu trên các phương diện con người, đời sống của Bác, cụ thể là bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, quan hệ với mọi người, tác phong, lời nói và bài viết. Mỗi phương diện lại được triển khai một cách cụ thể, xác thực.
š›œš&›œ›œ
Ngày 13 tháng 03 năm 2021
 TTCM kí duyệt
 Hoàng Thị Thúy. 
Ngày soạn: 19/03/2021
Ngày giảng: 22/03/2021 
TIẾT 5
 ÔN TẬP VĂN BẢN 
“TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA”.
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Củng cố hệ thống hoá kiến thức cơ bản về văn bản “TInh thần yêu nước của nhân dân ta”.
- Biết vận dụng cách lập luận của tác giả để viết đoạn văn nghị luận.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1. Tổ chức:
	7A3: 
	7A4:
	7A5:
	7A6:
	7A7:
2. Kiểm tra: kiểm tra lồng trong giờ học.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cơ bản
Bài văn nghị luận về vấn đề gì? Em hãy tìm ở phần ở đầu câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài ?
 Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?
Tìm bố cục bài văn?
Viết một đoạn văn theo lối liệt kê khoảng 4-5 câu có sử dụng mô hình liên kết “từ ... đến”.
I. Ôn tập lý thuyết.
1. Nội dung: 
Văn bản ca ngợi và tự hào về tinh thần yêu nước. từ đó kêu gọi mọi người cùng phát huy truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc.
2. Nghệ thuật:
- Xây dựng luận điểm ngắn gọn, xúc tích; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng toàn diện, chọn lọc tiêu biểu theo các phương diện: lứa tuổi, tầng lớp, vùng miền,...
- Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh: làn sóng, lướt qua,... và câu văn nghị luận hiệu quả.
- Sử dụng phép so sánh, liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, nêu các biểu hiện của lòng yêu nước.
II. Luyện tập.
1. Câu hỏi 1: 
- Vấn đề nghị luận: tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Câu văn nêu vấn đề nghị luận: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta".
2. Câu hỏi 2: 
- Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra các dẫn chứng về các cuộc kháng chiến trong lịch sử từ xưa đến nay.
- Trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...
- Trong kháng chiến Pháp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: 
+ Từ các lứa tuổi: từ già tới trẻ.
+ Khắp các vùng miền: miền ngược tới miền xuôi.
+ Mọi giai cấp: công nhân, nông dân, chiến sĩ.
+ Khắp các mặt trận: hậu phương tới tiền tuyến.
=> Các dẫn chứng đưa ra rất thuyết phục, thể hiện được truyền thống yêu nước đó diễn ra xuyên suốt các thời kì lịch sử, trong mọi tầng lớp nhân dân, mọi vùng miền của đất nước.
3. Câu hỏi 3: 
Bài văn có bố cục ba phần:
- Phần 1: Nêu vấn đề (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước"): nêu lên Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.
- Phần 2: Giải quyết vấn đề (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.
- Phần 3: Kết thúc vấn đề (phần còn lại): Nhiệm vụ cần phát huy tinh thần yêu nước.
4. Câu hỏi 4: 
Mẫu:
 Uống nước nhớ nguồn là một truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó được giữ gìn và phát huy qua các thế hệ. Hàng năm, vào ngày Tết Nguyên đán, mỗi gia đình lại chuẩn bị những mâm cơm tươm tất để dâng cúng tổ tiên. Từ các kiều bào sinh sống ở mọi quốc gia trên thế giới đến các gia đình ở Việt Nam. Từ những gia đình có điều kiện sung túc đến những gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Từ các cụ già đến trẻ thơ đều nô nức đón chào ngày Tết, dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ tổ tiên, chuẩn bị chu đáo mâm ngũ quả, cặp bánh chưng đặt trên bàn thờ mỗi gia đình. Dù mâm cao cỗ đầy hay giản dị, tất cả đều chứa đựng lòng thành kính và biết ơn vô hạn với tổ tiên của thế hệ con cháu hôm nay. Đó là nét văn hóa đẹp, nên gìn giữ và lưu truyền cho các thế hệ mai sau.
4. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc kiến thức cơ bản.
- Hoàn thiện đoạn văn CM.
š›œš&›œ›œ
Ngày 20 tháng 03 năm 2021
 TTCM kí duyệt
 Hoàng Thị Thúy.
Ngày soạn: 20/03/2021
Ngày giảng: 29/03/2021 
 TIẾT 6
 ÔN TẬP: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU.
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức cơ bản về thêm trạng ngữ cho câu.
- Luyện tập để học sinh nhận diện, nắm chắc kiến thức hơn. Biết viết đoạn văn ngắn có sử dụng trạng ngữ.
 2. Kỹ năng:
- Biết vận dụng thêm trạng ngữ cho câu trong giao tiếp và trong khi nói, viết cho đúng. Kỹ năng viết đoạn văn.
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1. Tổ chức:
	7A3: 
	7A4:
	7A5:
	7A6:
	7A7:
2. Kiểm tra: kiểm tra lồng trong giờ học.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cơ bản.
Thế nào là trạng ngữ?
Trạng ngữ được thêm vào câu để làm gì? 
Dấu hiệu về hình thức để nhận biết trạng ngữ?
Xác định và gọi tên các trạng ngữ?
Cho các trạng ngữ hãy thêm các cụm C-V để tạo thành câu cho thích hợp?
Viết một đoạn văn ngắn có chủ đề tự chọn. Trong đó có sử dụng trạng ngữ?
Đoạn văn tả cánh đồng
I. Ôn tập lý thuyết.
a. Khái niệm. 
Là thành phần phụ của câu, nêu hoàn cảnh, tình hình, sự việc ở nòng cốt câu.
VD: 
 Dưới trăng/ quyên đã gọi hè
 Đầu tường/ lửa lựu lập loè đâm bông.
- Về ý nghĩa: TN được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
- Về hình thức: 
+ TN có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu.
+ Giữa TN với CN và VN thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
b. Các loại trạng ngữ.
* Chỉ nơi chốn (ở đâu, chỗ nào).
VD: 
 Trên trời/, mây trắng như bông
 Ở dưới cánh đồng/ bông trắng như mây.
* Chỉ thời gian (khi nào, lúc nào).
VD: 
Đã từ lâu lắm rồi/, làng tôi không có hội.
* Chỉ nguyên nhân (vì sao, cái gì, do đâu).
VD: 
 Vì tằm/ tôi phải chạy dâu
 Vì chồng/ tôi phải qua cầu đắng cay
 (Ca dao)
* Chỉ phương tiện (bằng gì, căn cứ vào đâu)
VD:
Với chiếc xe đạp cà tàng/, anh đi khắp hang cùng ngõ hẻm.
* Chỉ cách thức (như thế nào)
VD: 
Sẽ sàng/, chị đứng lên
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1.
a. Buổi sáng, cây gạo ở đầu làng, những con 
 (thời gian) (nơi chốn)
 chim hoạ mi bằng chất giọng thiên phú, đã cất 
 (phương tiện)
lên những tiếng hót thật du dương.
b. Nhà bên, cây cối trong vườn trĩu quả.
 (nơi chốn)
c. Tôi tiến bộ nhờ sự giúp đỡ của anh. 
 (nguyên nhân)
d. Con chó nhà tôi chết bởi ngộ độc thức ăn. 
 (nguyên nhân)
e. Mọi ngày, khi con đã ngủ, mẹ thường dọn dẹp
 (thời gian) 
nhà cửa.
g. Ngày hôm qua, trên đường làng, lúc 12h trưa, 
 (thời gian) (nơi chốn) (thời gian)
đã xảy ra một cụ tai nạn giao thông.
2. Bài tập 2.
a. Trong giờ ra chơi, ngoài sân trường .
b. Vào mùa thu .
c. Trong lớp 
a. . Các bạn lớp em đang bàn tán về trận đấu bóng đá chiều qua.
b. .. lá rụng rất nhiều.
c. .. các bạn học sinh ngồi ngay ngắn.
3. Bài tập 3.
* Đoạn mẫu 1: 
 Chiếc đèn bàn đã cũ. Nhưng ánh sáng của nó vẫn toả sáng một vùng thân mật xuống bàn nơi em ngồi học. Ngọn đèn toả sáng trang sách. Tối nào cũng vậy, dưới ánh sáng ngọn đèn, những dòng chữ trên trang sách như đang thầm thì trò chuyện với em. Ngọn đèn vẫn vẫy gọi, vẫn nhắc nhở em niềm say mê học hành. Không biết từ bao giờ, ngọn đèn đã trở thành thân thiết nhất của em.
* Đoạn mẫu 2:
 Sáng nay, sáng mùa thu tháng 8, tôi đứng trước cánh đồng lúa mà lòng ngập tràn niềm vui sướng. Trên mặt ruộng, từng thân lúa đang thời kỳ con gái mơn mởn xanh, rung rinh, tràn đầy sức sống. Xa xa, từng đàn cò trắng bay liệng, chao nghiêng. Lúc này, đã thấp thoáng những cánh nón thoắt ẩn thoắt hiện. Dưới vòm trời xanh, trong không gian xanh, cánh đồng hiện ra như một bức thảm xanh khổng lồ, mỗi lần gió thổi tấm thảm đó như muốn bay lên.
4. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc kiến thức cơ bản.
- Hoàn thiện bài tập và đoạn văn.
š›œš&›œ›œ
Ngày 27 tháng 03 năm 2021
 TTCM kí duyệt
 Hoàng Thị Thúy.
Ngày soạn: 02/04/2021
Ngày giảng: 05/04/2021 
 TIẾT 7
 LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Củng cố hệ thống hoá kiến thức cơ bản về văn nghị luận: luận điểm, luận cứ, lập luận. Biết viết đoạn văn nghị luận theo cách diễn dịch hoặc quy nạp.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1. Tổ chức:
	7A3: 
	7A4:
	7A5:
	7A6:
	7A7:
2. Kiểm tra: kiểm tra lồng trong giờ học.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cơ bản.
 Đề bài 1: 
Viết đoạn văn chứng minh rằng “văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có.”
*Mở đoạn:
 - Giới thiệu câu nói của Hoài Thanh “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”. là một nhận định đúng đắn.
*Thân đoạn: 
- Giải thích: Văn chương là gì? Văn chương là các tác phẩm văn học nói chung.
“Văn chương gây những tình cảm ta không có”: tức là văn chương cho ta những tình cảm chưa từng trải qua, ta chưa từng có, chỉ khi tiếp xúc với các tác phẩm văn chương thì ta mới có những tình cảm đó, như: yêu cái thiện, ghét cái ác; lòng vị tha, đồng cảm với những số phận bất hạnh...
- Dẫn chứng: Bài ca dao“ Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người” phản ánh tình yêu quê hương đất nước; “Cuộc chia tay cuả những con búp bê” phản ánh cuộc sống hôn nhân gia đình, quyền trẻ em.
- Khẳng định vai trò to lớn của văn chương trong việc giáo dục, định hướng hình thành tình cảm tốt đẹp cho con người.
*Kết đoạn: Khẳng định câu nói của Hoài Thanh là hoàn toàn chính xác, giúp em có những tình cảm đẹp, thêm yêu các tác phẩm văn chương hơn.
* Đoạn văn mẫu:
Tác giả Hoài Thanh nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”. Đây là một nhận định rất đúng đắn khi nói về khả năng khơi gợi tình cảm ở văn chương. Vì văn chương là cái nôi của sự kết hợp của cảm xúc và trí tuệ nhân loại. Mỗi tác phẩm văn học đều chứa đựng trong đó những khả năng khơi gợi ở người đọc một điều gì đó và cái cách văn học cho người ta những cung bậc cảm xúc là biểu hiện nghệ thuật tình cảm ở văn chương. Đọc mỗi tác phẩm văn học, ta thấy ở đó những mảnh đời khác nhau mà ta có những trải nghiệm cùng tình cảm khác nhau, từ đó yêu thương thêm con người, cuộc sống, biết ghét cái ác, cái xấu. Bài ca dao“ Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người” phản ánh tình yêu quê hương đất nước; “Cuộc chia tay cuả những con búp bê” phản ánh cuộc sống hôn nhân gia đình, quyền trẻ em... Quả thật văn chương có tác dụng kì diệu, nó bồi đắp tâm hồn ta những tình cảm cao đẹp để làm giàu tâm hồn con người. Từ đó văn chương có vai trò định hướng những tình cảm mà ta cần phải có để sống tốt hơn, nhân ái hơn...
4. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc kiến thức cơ bản.
- Hoàn thiện viết đoạn văn theo dàn ý cô giáo đã hướng dẫn.
š›œš&›œ›œ
Ngày 03 tháng 04 năm 2021
 TTCM kí duyệt
 Hoàng Thị Thúy.
Ngày soạn: 09/04/2021
Ngày giảng: 12/04/2021 
 TIẾT 8
ÔN TẬP VĂN BẢN
“ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ”
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Củng cố hệ thống hoá kiến thức cơ bản về văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng đọc hiểu tác phẩm văn học.
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1. Tổ chức:
	7A3: 
	7A4:
	7A5:
	7A6:
	7A7:
2. Kiểm tra: kiểm tra lồng trong giờ học.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cơ bản.
GV yêu càu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản của tác phẩm “Đức tính giản dị của Bác Hồ.
Ông tham gia cách mạng năm 1925, giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
- Ông từng là Thủ tướng Chính Phủ trên 30 năm.
- Ông có nhiều công trình, bài nói và bài viết sâu sắc về văn hóa, văn nghệ, về chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa của dân tộc. 
Bài văn có mấy luận điểm chính (Nội dung chính?)
Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
Tác giả Phạm Văn Đồng đã đưa ra nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ ntn?
GV:
Đời sống cách mạng to lớn và đời sống hàng ngày giản dị hằng ngày: Trong sáng, thanh bạch tuyệt đẹp. Thể hiện niềm tin của tác giả vào nhận định của mình và sự ngợi ca đối với Bác. 
Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. → Đề cao sức mạnh phi thường của lối nói giản dị mà sâu sắc của Bác, đó là sức mạnh khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng trong quần chúng nhân dân. 
I. Kiến thức cơ bản.
 a. Tác giả:
- Phạm Văn Đồng (1906 - 2000).
- Quê: Ở xã Đức Tân - Mộ Đức - Quảng Ngãi.
- Ông là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn. 
b. Tác phẩm:
* Tác phẩm: Đoạn văn Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ bài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa văn khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại - diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1980). 
* Bố cục: Chia 2 phần.
- “Từ đầu tuyệt đẹp”: Nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác.
- Phần còn lại: Những biểu hiện của đức tính giản dị của Bác.
a. Nghệ thuật.
- Chứng minh, giải thích, bình luận kết hợp hài hoà.
- Luận điểm ngắn gọn, tập trung.
- Luận cứ xác đáng, toàn diện.
- Dẫn chứng phong phú, cụ thể, xác thực. Giọng văn sôi nổi, nồng nhiệt. 
b. Nội dung.
- Bài văn đã CM luận điểm: Đức tính giản dị sâu sắc trong lối sống, nói, viết là 1 vẻ đẹp cao quý của con người HCM.
- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch HCM.
- Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của CTHCM.
II. Luyện tập:
a.
- Luận điểm: nhan đề.
- Nhận định về dức tính giản dị của Bác Hồ: “Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác”. 
b. Những biểu hiện của phân tích đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Giản dị trong lối sống:
+ Giản dị trong tác phong sinh hoạt: ăn, ở 
+ Giản dị trong quan hệ với mọi người: viết thư, đi thăm hỏi, nói chuyện, tự làm việc, cách đặt tên 
- Giản dị trong cách nói và viết: ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc: 
“Không có gì quý hơn độc lập tự do; Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”.
4. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc kiến thức cơ bản.
- Vẽ sơ đồ tư duy khái quát những kiến thức cơ bản của văn bản.
š›œš

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_day_hoc_sinh_yeu_kem_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2020.docx