Giáo án chủ đề Sinh học 7 - Chủ đề 2: Ngành động vật nguyên sinh - Nguyễn Thanh Tịnh
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
1.1 Kiến thức
- Thấy được ít nhất 2 đại diện của ngành ĐVNS là trùng roi và trùng giày. Phân biệt được hình dạng cách di chuyển của 2 đại diện này.
- Biết cách dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi. Hiểu được bước chuyển quan trọng từ ĐV đơn bào đến ĐV đa bào qua đại diện tập đoàn trùng roi.
- Hiểu được đặc điểm cấu tạo di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình và trùng giày.HS thấy được sự phân hố chức năng các bộ phận trong TB của trùng giày đó là biểu hiện mầm mống của ĐV đa bào.
- Giải thích được đặc điểm cấu tạo của trùng sốt rét và trùng kiết lị phù hợp với lối sống kí sinh. Chỉ rõ được những tác hại do hai loại trùng gây ra và cách phòng chống bệnh sốt rét.
- Hiểu được đặc điểm chung của ĐVNS. HS chỉ ra được vai trò tích cực của ĐVNS và những tác hại do ĐVNS gây ra.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp.
- Kĩ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
* Kỹ năng sống :
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực trình bày suy nghĩ ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm.
1.3. Thái độ
- Giáo dục thái độ yêu thiên nhiên bảo vệ môi trường.
- Củng cố niềm tin yêu khoa học, yêu thích nghiên cứu khoa học, có ý thức phòng chống các bệnh do động vật nguyên sinh gây ra.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:
+ NL giải quyết vấn đề trong thực tế.
+ NL tự học: tự đề ra kế hoạch tự học theo hướng dẫn của GV.
+ Phân tích, so sánh tổng hợp kiến thức.
TÊN CHỦ ĐỀ: Chủ đề 2: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH Giới thiệu chung chủ đề: Thế giới động vật vô cùng đa dạng và phong phú, từ những động vật có kích thước nhỏ bé không thể quan sát bằng mắt thường đến những động vật có kích thước khổng lồ. Hôm nay chúng ta bắt đầu tìm hiểu ngành động vật có kích thước nhỏ bé phải quan sát dưới kính hiểu vi mới nhìn thấy được đó là ngành ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH. Ngành động vật này bao gồm những động vật có cấu tạo chỉ gồm một tế bào, xuất hiện sớm nhất trên hành tinh chúng ta ( Đại nguyên sinh), Nhưng khoa học lại phát hiện chúng tương đối muộn. Mãi cho đến thế kỉ XVII, nhờ sáng chế ra kính hiển vi, Lơvenhúc là người đầu tiên nhìn thấy động vật nguyên sinh. Chúng phân bố khắp nơi, đất, nước ngọt, nước mặn, kể cả trong cơ thể sinh vật khác. Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 5 tiết I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 1.1 Kiến thức - Thấy được ít nhất 2 đại diện của ngành ĐVNS là trùng roi và trùng giày. Phân biệt được hình dạng cách di chuyển của 2 đại diện này. - Biết cách dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi. Hiểu được bước chuyển quan trọng từ ĐV đơn bào đến ĐV đa bào qua đại diện tập đoàn trùng roi. - Hiểu được đặc điểm cấu tạo di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình và trùng giày.HS thấy được sự phân hố chức năng các bộ phận trong TB của trùng giày ® đó là biểu hiện mầm mống của ĐV đa bào. - Giải thích được đặc điểm cấu tạo của trùng sốt rét và trùng kiết lị phù hợp với lối sống kí sinh. Chỉ rõ được những tác hại do hai loại trùng gây ra và cách phòng chống bệnh sốt rét. - Hiểu được đặc điểm chung của ĐVNS. HS chỉ ra được vai trò tích cực của ĐVNS và những tác hại do ĐVNS gây ra. 1.2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp. - Kĩ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình * Kỹ năng sống : - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. - Kĩ năng lắng nghe tích cực trình bày suy nghĩ ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm. 1.3. Thái độ - Giáo dục thái độ yêu thiên nhiên bảo vệ môi trường. - Củng cố niềm tin yêu khoa học, yêu thích nghiên cứu khoa học, có ý thức phòng chống các bệnh do động vật nguyên sinh gây ra.. 2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển: + NL giải quyết vấn đề trong thực tế. + NL tự học: tự đề ra kế hoạch tự học theo hướng dẫn của GV. + Phân tích, so sánh tổng hợp kiến thức. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Máy chiếu, hệ thống tranh ảnh minh họa (Tranh phóng to hình SGK) - Biên tập nội dung, hệ thống bài tập và câu hỏi phù hợp từng mức độ. Vở bài tập 2. Chuẩn bị của học sinh: - Nghiên cứu trước nội dung SGK - Liên hệ thực tế tìm hiểu về bệnh sốt rét, bệnh kiết lị và chuẩn bị tốt bài tập, các bảng trong SGK cho những bài mới. III. Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/khởi động Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - Học sinh hiểu được vì sao động vật nguyên sinh chỉ cấu tạo gồm một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống. - Cách lây truyền và tác hại do một số động vật nguyên sinh sống kí sinh gây ra. - Đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản của các động vật nguyên sinh. Cách lây truyền và biện pháp phòng tránh bệnh do động vật nguyên sinh gây ra - HS thực hành quan sát thu nhận kiến thức, thảo luận nhóm trình bày. Dự kiến sản phẩm: - HS chưa trả lời được các câu hỏi của giáo viên: Dự kiến: đánh giá kết quả hoạt động: - HS đánh giá HS. - GV đánh giá HS: hiểu và thực hiện các yêu cầu của GV ở mức khá. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức: Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - Thấy được ít nhất 2 đại diện của ngành ĐVNS là trùng roi và trùng giày. Phân biệt được hình dạng cách di chuyển của 2 đại diện này. - Rè kĩ năng làm thí nghiệm, kĩ năng sử dụng kính hiển vi - Giáo dục lòng ham mê yêu thích khoa học. I. THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH: 1. Quan sát trùng giày. - GV hướng dẫn HS các thao tác : + Dùng ống hút lấy 1 giọt nước ngâm rơm . + Nhỏ lên lam kính rải vài sợi bơng để cản tốc độ . + Điều chỉnh kính khi nhì rõ . + Quan sát hình 3.1 SGK nhận biết trùng giày. - GV kiểm tra ngay trên kính các nhóm . - GV yêu cầu HS nêu hình dạng và cách di chuyển của trùng giày . -Lắng nghe và ghi nhớ các bước thực hành. Yêu cầu quan sát thấy được: + Trùng giày có hình dạng như đế giày. + Di chuyển rất nhanh trong nước. - GV yêu cầu học sinh nêu kết luận đặc điểm hình dạng ngoài và di chuyển của trùng giày. 2. Quan sát trùng roi. - GV yêu cầu HS quan sát hình 3.2 ; 3.3 SGK. - HS quan sát tranh vẽ . - GV yêu cầu HS lấy mẫu quan sát tương tự như trùng giày . - HS thực hiện . - GV hướng dẫn HS tiến hành các thao tác như hoạt động I. - Các nhóm lấy nước ván để quan sát . - GV : kiểm tra kính của từng nhóm . - GV yêu cầu HS sữ dụng kính hiển vi có độ phóng đại khác nhau để nhìn rõ . - HS thực hiện . - GV yêu cầu HS làm bài tập SGK. -1-2 HS trả lời, các HS còn lại theo dõi, bổ sung để hoàn chỉnh. - HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên. 1. Quan sát trùng giày: - HS quan sát thấy được hình dạng di chuyển của trùng giày, rút ra kết luận. - Yêu cầu: + Trùng giày có hình dạng như đế giày. + Di chuyển rất nhanh trong nước. 2. Quan sát trùng roi. -HS quan sát thấy được hình dạng, di chuyển của trùng roi rút ra được kết luận. Yêu cầu: + Cơ thể hình thoi + Màu xanh lá cây + Di chuyển nhờ roi - Biết cách dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi. - Hiểu được bước chuyển quan trọng từ ĐV đơn bào đến ĐV đa bào qua đại diện tập đoàn trùng roi. - Phát triển kỹ năng quan sát, thu thập kiến thức, hoạt động nhóm. - HS nêu được đặc điểm cấu tạo di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình và trùng giày. - HS thấy được sự phân hố chức năng các bộ phận trong TB của trùng giày ® đó là biểu hiện mầm mống của ĐV đa bào. -Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp. Kĩ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. II. TRÙNG ROI. 1. Tìm hiểu về trùng roi xanh a. Dinh dưỡng. ? Cho biết đặc điểm về đời sống của trùng roi xanh . - HS sống ở nước ngọt ... - GV chiếu tranh vẽ phóng to hình 41/SGK. Yêu cầu HS đọc quan sát tranh, đọc thông tin SGK, đặc điểm dinh dưỡng của trùng roi xanh ? - Cá nhân: quan sát tranh kết hợp với đọc thông tin SGK trình bày được : Vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng . - 1 HS : Nhờ cơ thể có hạt diệp lục. Gợi lên mqh nguồn gốc giữa ĐV và TV . - GV phân tích bổ sung . ? Trùng roi xanh hô hấp như thế nào ? - Hô hấp qua màng cơ thể . - GV bổ sung và hướng dẫn HS rút ra kết luận. b. Sinh sản. - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK. - HS tự đọc thông tin . ? Trùng roi xanh sinh sản như thế nào ? - Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi cơ thể theo chiều dọc . - GV yêu cầu HS thực hiện lệnh tr17 sgk. - HS thảo luận đại diện trả lời các em khác theo dõi bổ sung . - GV bổ sung hướng dẫn HS hoàn chỉnh. 2. Tìm hiểu tập đoàn trùng roi. - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II sgk hướng dẫn HS quan sát hình 4.3. - HS đọc thông tin và quan sát tranh vẽ. - GV yêu cầu HS trao đổi cặp làm bài tập điền từ trang 19 SGK. - HS trao đổi làm bài tập trang 19 SGK. Đại diện trình bày các em khác theo dõi bổ sung. - GV phân tích bổ sung và hướng dẫn HS rút ra kết kết luận. 1. Trùng roi xanh a. Dinh dưỡng - HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên. Tự rút ra được kết luận. - Yêu cầu: + Vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng . + Hô hấp qua màng cơ thể b. Sinh sản . - HS trả lời được các câu hỏi của GV. Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều dọc . 2. Tập đoàn trùng roi. - HS hiểu và trả lời được những câu hỏi của GV Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào có roi, liên kết lại với nhau tạo thành . Chúng gợi ra mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào . III. TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY. 1. Tìm hiểu trùng biến hình. - GV: cho HS quan sát tranh hình 5. 2 - GV: cho HS tìm hiểu cách dinh dưỡng bằng cách tập sắp xếp 4 câu ngắn về quá trình bắt mồi và tiêu hóa của trùng biến hình một cách chính xác. - HS: thảo luận nhóm ® sắp xếp thứ tự. HS: đại diện 1-3 nhóm trình bày kết quả sắp xếp ® lớp nhận xét, bổ sung : Theo thứ tự 2,1,3,4. - GV: nhận xét câu trả lời của HS ® đưa ra đáp án đúng theo thứ tự từ trên xuống : 2, 1, 3, 4. - HS: tự sửa chữa ® tự rút ra kết luận của hoạt động. ? Trùng biến hình bắt và tiêu hóa mồi như thế nào ? - HS trả lời : + Bắt mồi bằng chân giả . + Tiêu hóa mồi bằng không bào tiêu hóa . ? Hoạt động hô hấp được thực hiện như thế nào ? - HS thực hiện qua màng cơ thể . - GV: cho HS rút ra kết luận. 2. Tìm hiểu trùng giày: a. Dinh dưỡng : - GV: yêu cầu HS nghiên cứu nội dung dinh dưỡng . Hình 5.3 - HS: Đọc thông tin, quan sát H5.3 đọc các chú thích tự ghi nhớ kiến thức. ? Trùng giày lấy thức ăn và tiêu hóa mồi như thế nào? - HS trả lời như thông tin . - GV yêu cầu HS thực hiện lệnh SGK. - HS: đại diện 1-3 nhóm trình bày.HS: nhóm khác nhận xét, bổ sung. (Trùng giày có 2 nhân: 1 nhân lớn hình hạt đậu, 1 nhân nhỏ hình tròn . Không bào co bóp của trùng giày có 2 hình hoa thị. Bộ phận tiêu hóa được chuyên hóa và cấu tạo phức tạp hơn trùng biến hình.) - GV: nhận xét trả lời của HS. - GV yêu cầu HS nghiêng cứu thông tin SGK. - HS: tự rút ra kết luận của hoạt động. b.Sinh sản. - GV yêu cầu HS nghiêng cứu thông tin SGK. - HS tự đọc thông tin . ? Trùng giày có những cách sinh sản nào ? - HS : Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều ngang. Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp. - GV giải thích cách tiếp hợp của trùng giày . - HS tự rút ra kết luận. 1.Trùng biến hình. - HS hiểu và trả lời được những câu hỏi của GV. Tự rút ra kết luận. - Yêu cầu: + Bắt mồi bằng chân giả . + Tiêu hóa mồi bằng không bào tiêu hóa . + Hoạt động hô hấp được thực hiện qua màng tế bào. 2. Trùng giày: a. Dinh dưỡng : - HS tự trả lời được các cấu hỏi của GV và tự rút ra kết luận. Yêu cầu: - Thức ăn được lông bơi dồn vào lỗ miệng, tiêu hóa nhờ không bào tiêu hóa có En zim tiêu hóa . - Chất thải thóat ra ngòai qua lỗ thải ở vị trí nhất định . b.Sinh sản. - HS trả lời được các câu hỏi của GV. Yêu cầu: Trùng giày sinh sản vô tính theo cách phân đôi ngoài ra còn có hình thức sinh sản tiếp hợp. - HS nêu được đặc điểm cấu tạo của trùng sốt rét và trùng kiết lị phù hợp với lối sống kí sinh. - HS chỉ rõ được những tác hại do hai loại trùng gây ra và cách phòng chống bệnh sốt rét. - Rèn kĩ năng thu thập kiến thức qua kênh hình. Kĩ năng phân tích tổng hợp . - Giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường và cơ thể. IV. TRÙNG KIẾT LỊ VÀ TRÙNG SỐT RÉT. 1. Tìm hiểu về trùng kiết lị. - GV: chiếu và yêu cầu HS qsát hình vẽ đọc thông tin trong SGK ® trả lời câu hỏi: - HS : đọc ® qsát hình cấu tạo trùng kiết lị ® trả lời câu hỏi: - HS: trao đổi thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời. ? Trùng kiết lị giống với Trùng biến hình ở những điểm nào? ? Trùng kiết lị khác với trùng biến hình ở những điểm nào? Yêu cầu nêu được: + Cấu tạo: cơ thể đơn bào, có chân giả . + Chỉ ăn hồng cầu , chân giả ngắn . - GV: Yêu cầu HS rút ra đặc điểm cấu tạo của trùng kiết lị . - HS thực hiện . ? Trùng kiết lị kí sinh gây tác hại gì ? - Loét ruột , đau bụng ... ? Cần làm gì để phòng tránh trùng kiết lị ? - Ăn , uống hợp vệ sinh . - GV: bổ sung và hướng dẫn HS tiểu kết . 2. Tìm hiểu về trùng sốt rét. a. Cấu tạo và dinh dưỡng - GV: Yêu cầu HS đọc trong SGK nghiên cứu ghi nhớ để trả lời: - HS: đọc thông tin SGK ® tự thu thập kiến thức. ? Trùng sốt có cấu tạo và dinh dưỡng như thế nào ? - HS: Kích thước rất nhỏ , dinh dưỡng qua màng cơ thể . - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận. b. Vòng đời: - GV chiếu và yêu cầu HS quan sát hình 6.4 thảo luận trình bày vòng đời của trùng sốt rét . - HS: trao đổi, thảo luận nhóm ® thống nhất câu trả lời. (Trùng sốt rét từ tuyến nước bọt của muỗi Anophen vào máu người sống và sinh sản rất nhanh ( phân nhiều ) phá vở hồng cầu và mỗi cá thể lại chui vào 1 hồng cầu khác ). - GV phân tích bổ sung . - GV dựa vào hình 6.3 giúp HS phân biệt muỗi Anophen với muỗi thường . - HS thực hiện . ? Khi người bệnh lên cơn sốt có những biểu hiện gì ? Giải thích ? - GV giải thích bổ sung . - HS : Nóng, lạnh, da nhợt nhạt . Do số lượng hồng cầu bị phá vở nhiều . ? Làm thế nào để phòng trừ sốt rét ? - HS diệt muỗi ... - GV yêu cầu HS trao đổi hoàn thành bảng tr 24 SGK ? - HS trao đổi nhóm thực hiện . Đại diện báo cáo kết quả các em khác theo dõi bổ sung . - GV bổ sung sữa chữa và hướng dẫn HS tiêu kết . ? Bệnh sốt rét ở nước ta hiện nay ntn ? - GV: phân tích bổ sung . 1. Trùng kiết lị. - HS trả lờ được những câu hỏi và tình huống GV đưa ra. - Có cấu tạo giống trùng biến hình nhưng chân giả ngắn - Trùng kiết lị thích nghi rất cao với lối sống kí sinh và thường kí sinh ở thành ruột. 2. Trùng sốt rét. a. Cấu tạo và dinh dưỡng - HS trả lờ được các câu hỏi của giáo viên. Kích thước rất nhỏ , dinh dưỡng qua màng cơ thể . b. Vòng đời : Trùng sốt rét từ tuyến nước bọt của muỗi Anophen vào máu người sống và sinh sản rất nhanh ( phân nhiều ) phá vở hồng cầu và mỗi cá thể lại chui vào 1 hồng cầu khác . Dự kiến đánh giá kết quả hoạt động: - HS đánh giá HS. - GV đánh giá HS: hiểu và thực hiện các yêu cầu của GV ở mức khá. - HS nêu được đặc điểm chung của ĐVNS. HS chỉ ra được vai trò tích cực của ĐVNS và những tác hại do ĐVNS gây ra. - Rèn kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức. Kĩ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. - Giáo dục ý thức học tập, giữ gìn vệ sinh môi trường. V. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ THỰC TIỄ CỦA ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH. 1.Tìm hiểu đặc điểm chung. - GV chiếu và yêu cầu HS + Quan sát hình 1 số trùng đã học. + Trao đổi nhóm hòan thành bảng 1. - HS : các nhân tự nhớ lại kiến thức bài trước. - HS : quan sát hình vẽ, trao đổi nhóm ® thống nhất ý kiến hòan thành bảng 1. - GV : kẽ sẵn 1 bảng để HS chữa bài ® cho các nhóm lên ghi kết quả vào bảng. - HS : đại diện nhóm ghi kết quả vào bảng 1.HS : nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV : cho HS quan sát bảng 1 kiến thức chuẩn. - HS: tựsửa chữa nếu thấy cần. - GV : yêu cầu tiếp tục thảo luận nhóm trả lời 3 câu hỏi : + ĐVNS sống tự do có đặc điểm gì ? + ĐVNS sống kí sinh có đặc điểm gì ? + ĐVNS có đặc điểm gì chung ? - HS: trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời: Yêu cầu nêu được : + Sống tự do: Có bộ phận di chuyển và tự tìm thức ăn. + Sống kí sinh: 1 số bộ phận tiêu giảm. + Đặc điểm cấu tạo, kích thước, sinh sản - GV :yêu cầu HS rút ra kết luận. 2. Tìm hiểu vai trò của động vật nguyên sinh. - GV : yêu cầu HS + Nghiên cứu và qsát H7.1, 7.2 SGK. + Hòan thành bảng 2. - HS : cá nhân đọc trong SGK P26,27 ® ghi nhớ kiến thức. HS : trao đổi nhóm thống nhất ý kiến ® hoàn thành bảng 2. Yêu cầu nêu được : + Nêu lợi ích từng mặt của ĐVNS đối với tự nhiên và đời sống con người. + Chỉ rõ tác hại đối với ĐV và con người. + Nêu được con đại diện. - GV : thông báo thêm 1- 4 lòai khác gây bệnh ở người và ĐV. - GV : cho HS qsát bảng kiến thức chuẩn ® tự sửa chữa (nếu cần). - HS : theo dõi ® tự sửa chữa nếu có. HS : tự rút ra kết luận của hoạt động. - GV : yêu cầu HS rút ra kết luận. - HS : đọc nội dung tóm tắt SGK ghi nhớ kiến thức. 1. Đặc điểm chung. - HS tự tìm hiểu rút ra được kết luận. - Yêu cầu. ĐVNS có đặc điểm: + Cơ thể chỉ là 1 TB đảm nhận mọi chức năng sống. + Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng. + Sinh sản vô tính và hữu tính. Dự kiến đánh giá kết quả hoạt động: - HS đánh giá HS. - GV đánh giá HS: hiểu và thực hiện các yêu cầu của GV ở mức khá. 2. Vai trò: - HS trả lờ được những câu hỏi của GV mức độ khá. - Yêu cầu: + ĐVNS là thức ăn của nhiều ĐV lớn hơn trong nước, chỉ thị về độ sạch của môi trường nước. +Một số ĐVNS gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho ĐV và người. Hoạt động 4: Luyện tập Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động HS hiểu biết được được kiến thức để trả lời những câu hỏi và bài tập mà GV đưa ra. Khoanh tròn vào chữ cái a, b, c,... mà em cho là đúng? Câu 1. Loài động vật nguyên sinh nào sau đây vừa sinh sản vô tính vừa sinh sản hữu tính? a. Trùng biến hình. b. Trùng giày. c. Trùng roi xanh. d. Trùng kiết lị. Câu 2: Loài động vật nguyên sinh nào sau đây kí sinh gây bệnh cho người? a. Trùng roi xanh b. Trùng kiết lị. c. Trùng sốt rét. d. Trùng biến hình. Câu 3: Loài động vật nguyên sinh nào sau đây có khả năng tự dưỡng? a. Trùng kiết lị. b. Trùng sốt rét. c. Trùng roi xanh d. Trùng biến hình. - Dự kiến sản phẩm: + HS trả lời được những câu hỏi, bài tập mà GV đưa ra ở mức độ khá.. - Dự kiến đánh giá kết quả hoạt động: - HS đánh giá HS. - GV đánh giá HS: Hiểu và thực hiện các yêu cầu của GV ở mức khá. Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động Giúp học sinh khắc sâu kiến thức, vận dụng kiến thức của chủ đề vào giải quyết các tình huống trong thực tế. - HS trao đổi trả lời được các câu hỏi sau: Câu 1. Điền các cụm từ thích hợp vào ô trống; Động vật nguyên sinh cơ thể có kích thước ........................(1) chỉ là một .................(2) nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống. Phần lớn sống dị dưỡng di chuyển bằng .......................(3) hoặc .................. (4). Sinh sả vô tính theo kiểu ................ (5) Câu 2. Trùng sốt rét từ tuyến nước bọt của ......................... (1) truyền vào máu người vào .................. (2) kí sinh và sinh sả cùng lúc cho nhiều trùng sốt rét mới, ..................... (3) hồng cầu chui ra và chui lại hồng cầu khác tiếp tục chu trình ........................ (4) hủy hoại hồng cầu. - Dự kiến sản phẩm: + HS giải quyết tình huống chưa triệt để. - Dự kiến đánh giá kết quả hoạt động: - HS đánh giá HS. - GV đánh giá HS: Hiểu và thực hiện các yêu cầu của GV ở mức khá. IV. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực: 4.1. Mức độ nhận biết: Câu 1. Trùng roi giống và khác với thực vật ở điểm nào? Câu 2. Hãy kể tên những động vật nguyên sinh có lợi trong ao nuôi cá? Câu 3: Trùng giày lấy thức ăn, tiêu hóa và thải bã như thế nào? 4.2 Mức độ thông hiểu: Câu 1. Cơ thể trùng giày có cấu tạo phức tạp hơn trùng biến hình như thế nào? Câu 2. Hãy kể tên một số động vật nguyên sinh truyền bệnh cho người và cách truyền bệnh? 4.3. Mức độ vận dụng: Câu 1. Vì sao nói trùng roi là sinh vật trung gian giữa thực vật và động vật? Tập đoàn trùng roi là trung gian giữa động vật đa bào và động vật đơn bào? Câu 2. Tại sao bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi ? Theo em cần làm gì để phòng tránh bệnh sốt rét? V. Phụ lục: ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_chu_de_sinh_hoc_7_chu_de_2_nganh_dong_vat_nguyen_sin.doc