Giáo án dạy học theo chủ đề môn Sinh học Lớp 7 - Chủ đề: Đa dạng của lớp thú

Giáo án dạy học theo chủ đề môn Sinh học Lớp 7 - Chủ đề: Đa dạng của lớp thú

I. Mục tiêu của chủ đề

1. Kiến thức

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở số loài, số bộ (thú huyệt, túi, dơi và cá voi) phù hợp với điều kiện sống., tập tính của chúng.

- Giải thích được sự thích nghi về hình thái, cấu tạo với những điều kiện sống khác nhau.

 - Học sinh nắm được sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở số loài, số bộ (cá voi bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt) phù hợp với điều kiện sống., tập tính của chúng.

- Giải thích được sự thích nghi về hình thái, cấu tạo với những điều kiện sống khác nhau.

- Đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của bôi móng guốc thích nghi với các điều kiện sống khác nhau.

- Nêu được đặc điểm bộ linh trưởng, phân biệt được các đại diện của bộ linh trưởng. Đặc điểm chung và vai trò của thú.

2. Kĩ năng

 - Quan sát, phân tích, tổng hợp

 - Kỹ năng làm việc nhóm.

- Kỹ năng khai thác thông tin qua mạng.

- Kỹ năng trình bày báo cáo

- Kỹ năng dự đoán kết quả

3. Thái độ

- Yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống.

- Tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ động vật, cũng như động vạt quí hiếm.

- Thái độ nghiêm khắc phê phán những tệ nạn xã hội (săn bắt, chặt phá rừng bừa bãi ) ảnh hưởng xấu đến sức môi trường.

4. Năng lực phẩm chất cần hướng tới trong chủ đề

4.1. Năng lực chung:

 1. Năng lực tự học:

 - Học sinh phải xác định được mục tiêu học tập, tự đặt ra mục tiêu học tập để nỗ lực thực hiện:

 2. Năng lực giải quyết vấn đề:

 - Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau: từ các nguồn tư liệu trong SGK, Internet để hoàn thành các công việc được giao.

 3. NL tư duy sáng tạo

 - HS đề xuất được các biện pháp phòng bảo vệ đa dạng sinh học cũng như các loài thú.

 4. NL tự quản lý

 - Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập.

 5. NL giao tiếp

 - Sử dụng ngôn ngữ, thái độ giao tiếp đúng mực.

 6. NL hợp tác

 - Làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm.

 7. NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT):

 - Kỹ năng truy cập và tra cứu thông tin trên mạng.

 8. NL sử dụng ngôn ngữ

 - NL sử dụng Tiếng Việt.

4.2. Các năng lực chuyên biệt

* Các kĩ năng khoa học

 1. Quan sát:

- Phân biệt được các bộđộng vật qua việc quan sát

2.Xử lí và trình bày các số liệu:

- Số liệu về

3. Đưa ra các tiên đoán, nhận định:

- Với các biện pháp bảo vệ môi trường sống, cấm săn bắn, chặt phá rừng sẽ tránh được suy giảm độ đa dạng.

4.Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn: Xây dựng thói quen sống lành mạnh, tuyên truyền tới mọi người dân

II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC:

1. Hình thức: Dạy trên lớp.

2. Phương pháp, Kỹ thuật dạy học: Phương pháp truyền thông + hiện đại(nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm nhỏ), Kĩ thuật : Tia chớp, sơ đồ tư duy, khăn trải bàn

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Máy chiếu, bút dạ, phiếu học tập, thông tin cập nhật về các vấn đề có liên quan như thống kê tình hình, sách giáo khoa sinh học 7, hình ảnh về các loài động vật.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, khai thác thông tin về bệnh AIDS trên internet

 

doc 13 trang sontrang 8690
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học theo chủ đề môn Sinh học Lớp 7 - Chủ đề: Đa dạng của lớp thú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ
Thời lượng : 03 tiết
I. Mục tiêu của chủ đề
1. Kiến thức
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở số loài, số bộ (thú huyệt, túi, dơi và cá voi) phù hợp với điều kiện sống., tập tính của chúng.
- Giải thích được sự thích nghi về hình thái, cấu tạo với những điều kiện sống khác nhau.
 - Học sinh nắm được sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở số loài, số bộ (cá voi bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt) phù hợp với điều kiện sống., tập tính của chúng.
- Giải thích được sự thích nghi về hình thái, cấu tạo với những điều kiện sống khác nhau. 
- Đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của bôi móng guốc thích nghi với các điều kiện sống khác nhau.
- Nêu được đặc điểm bộ linh trưởng, phân biệt được các đại diện của bộ linh trưởng. Đặc điểm chung và vai trò của thú.
2. Kĩ năng
	 - Quan sát, phân tích, tổng hợp
	- Kỹ năng làm việc nhóm.
- Kỹ năng khai thác thông tin qua mạng.
- Kỹ năng trình bày báo cáo
- Kỹ năng dự đoán kết quả
3. Thái độ
- Yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống.
- Tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ động vật, cũng như động vạt quí hiếm.
- Thái độ nghiêm khắc phê phán những tệ nạn xã hội (săn bắt, chặt phá rừng bừa bãi ) ảnh hưởng xấu đến sức môi trường.
4. Năng lực phẩm chất cần hướng tới trong chủ đề
4.1. Năng lực chung:
	1. Năng lực tự học: 
	- Học sinh phải xác định được mục tiêu học tập, tự đặt ra mục tiêu học tập để nỗ lực thực hiện:
	2. Năng lực giải quyết vấn đề:
	- Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau: từ các nguồn tư liệu trong SGK, Internet để hoàn thành các công việc được giao.
	3. NL tư duy sáng tạo
	- HS đề xuất được các biện pháp phòng bảo vệ đa dạng sinh học cũng như các loài thú.
	4. NL tự quản lý
	- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập.
	5. NL giao tiếp
	- Sử dụng ngôn ngữ, thái độ giao tiếp đúng mực.
	6. NL hợp tác
	- Làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm.
	7. NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT):
	- Kỹ năng truy cập và tra cứu thông tin trên mạng.
	8. NL sử dụng ngôn ngữ
	- NL sử dụng Tiếng Việt.
4.2. Các năng lực chuyên biệt 
* Các kĩ năng khoa học
	1. Quan sát: 
- Phân biệt được các bộđộng vật qua việc quan sát 
2.Xử lí và trình bày các số liệu:
- Số liệu về 
3. Đưa ra các tiên đoán, nhận định: 
- Với các biện pháp bảo vệ môi trường sống, cấm săn bắn, chặt phá rừng sẽ tránh được suy giảm độ đa dạng.
4.Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn: Xây dựng thói quen sống lành mạnh, tuyên truyền tới mọi người dân
II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC:
1. Hình thức: Dạy trên lớp.
2. Phương pháp, Kỹ thuật dạy học: Phương pháp truyền thông + hiện đại(nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm nhỏ), Kĩ thuật : Tia chớp, sơ đồ tư duy, khăn trải bàn 
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Máy chiếu, bút dạ, phiếu học tập, thông tin cập nhật về các vấn đề có liên quan như thống kê tình hình, sách giáo khoa sinh học 7, hình ảnh về các loài động vật....
2. Học sinh: Sách giáo khoa, khai thác thông tin về bệnh AIDS trên internet
IV. TIẾN TRÌNH BÀI MỚI:
* Ổn định tổ chức:
Lớp
Tiết
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
7B
45
 Bộ thú huyệt, bộ thú túi, Bộ dơi.
46
bộ cá voi,Bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt
47
Các bộ móng guốc và bộ linh trưởng, đặc điểm chung và vai trò của thú.
* Bài mới:
Hoạt động 1. khởi động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập(Giáo viên)
- Giáo viên: Tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu về đại diện của lớp thú đó là Thỏ. Vậy ngoài Thỏ ra em nào có thể kể cho cô tên một số loài thú khác mà các em biết. Ngoài các loài thú các em vừa kể thì còn rất là nhiều thú khác nữa, nó rất là phong phú và đa dạng phân bố rộng khắp mọi nơi, chúng có ý nghĩa gì với chúng ta?. Vậy để biết được điều cô vừa nói thì bài học hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em biết về sự đa dạng của lớp Thú, 
Bước2: Thực hiện nhiệm vụ học tập ( Học sinh) Suy nghĩ, thảo luận để giải quyết vấn đề mà giáo viên nêu ra 
Bước3: Báo cáo kết quả và thảo luận: Học sinh trao đổi thảo luận để hướng đến việc nghiên cứu về các loài thú.
Bước4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập : từ kết quả báo cáo của học sinh giáo viên khẳng định lại để học sinh thấy việc tìm hiểu về các loài thú là cần thiết và có nhiều ý nghĩa trong cuộc sống.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới.
 Chuyển Ý:Để biết được lớp thú phong phú và đa dạng như thế nào thì cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu phần đầu tiên của bài nhé.
 1. Tìm hiểu về sự đa dạng của lớp thú
Mục tiêu: Thấy được sự đa dạng của lớp thú, đặc điểm cơ bản phân chia lớp thú.
Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK/ 156 trả lời câu hỏi.
1, Lớp thú có bao nhiêu loài, bao nhiêu bộ?
2, Vậy sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở đặc điểm nào?
Cho HS quan sát một số loài thú khác.
3, Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm đặc trưng của lớp thú?
Ở các lớp cá, lưỡng cư, bò sát, chim đều có sự phân chia.
4, Vậy lớp thú phân chia như thế nào?
5, Sự phân chia như vậy dựa trên đặc điểm cơ bản nào?
6, Thú đẻ con phân chia ra sao?
7, Dựa vào đặc điểm nào để phân chia như vây?
Gọi 1 HS đọc sơ đồ giới thiệu một số bộ thú quan trọng sau khi đã hoàn chỉnh chuyển ý
HS tự đọc thông tin SGK và theo dõi sơ đồ của các bộ thú trả lời câu hỏi.
- 4600 loài, 26 bộ.
- Số lượng loài.
HS theo dõi.
- Có lông mao, có tuyến sữa.
 Thú đẻ trứng
Lớp thú
 Thú đẻ con
- Dựa vào hình thức sinh sản. 
 Con sơ sinh rất nhỏ được nuôi trong túi da ở bụng thú nẹ 
Thú đẻ con
 Con sơ sinh phát triển bình thường
- Dựa vào đặc điểm cơ thể con non.
- HS trao đổi nhóm, thống nhất tìm ra đặc điểm chung nhất.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận 
- Lớp thú có số lượng loài rất lớn, sống ở khắp nơi. 
- Sự phân chia lớp thú dựa trên đặc điểm sinh sản, cơ thể con non, chi, răng ...
Chuyển Ý: Chúng ta vừa tìm hiểu được sự đa dạng của lớp thú vậy để hiểu rõ hơn một số bộ thú đại diện cho lớp thú thì ta đi vào hoạt động tiếp theo.
 2. Bộ thú huyệt và bộ thú túi
Mục tiêu: thấy được cấu tạo ngoài,đời sống, tập tính của thú mỏ vịt và kanguru thích nghi với đời sống
Yêu cầu HS quan sát hình và thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
1, Đại diện của bộ thú huyệt là gì?
2, Hãy mô tả đặc điểm cấu tạo ngoài của thú mỏ vịt?
3, Chân có màng bơi giúp ích gì cho thú mỏ vịt?
4, Thú cái có đặc điểm gì và hình thức sinh sản ra sao?
5, Khi thú mỏ vịt con sống trong môi trường ở cạn và dưới nước thì uống sữa bằng cách nào?
6, Tại sao thú mỏ vịt đẻ trứng mà lại được xếp vào lớp thú?
- HS trao đổi nhóm, thống nhất tìm ra đặc điểm chung nhất.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
1.Bộ thú huyệt:
- Thú mỏ vịt.
- Mỏ dẹp, bộ lông râm, mịn, không thấm nước, chân có màng bơi.
- Bơi lội giỏi trong môi trường nước.
- Thú cái có tuyến sữa nhưng chưa có núm vú. Hình thức đẻ trứng.
-Ở trên cạn: thú con ép mỏ vào bụng thú mẹ cho sữa chảy ra. Sau đó chúng liếm lông, lấy sữa vào mỏ.
-Ở dưới nước: bơi theo mẹ, uống sữa do thú mẹ tiết ra hòa lẫn trong n
-Nuôi con bằng sữa, có bộ lông mao.
Cho HS quan sát hình ảnh Kanguru và một số thú thuộc bộ có túi khác. 
Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi
7,Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của kanguru?
8, Đặc điểm kanguru cái và sơ sinh như thế nào?
9, Vậy túi ấp có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của con non.
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi, có bổ sung,đọc ghi nhớ.
2. Bộ thú túi:
HS quan sát
Hoạt động cá nhân
Hs quan sát
Trả lời câu hỏi, bổ sung. Đọc ghi nhớ SGK/158
1. Bộ thú huyệt:
- Đại diện: thú mỏ vịt
- Mỏ dẹp, có lông mao dày bao phủ không thấm nước, chân có màng bơi.
- Đẻ trứng, thú cái chưa có núm vú, nuôi con bằng sữa. 
Bộ thú túi:
- Đại diện: kanguru
- Chi sau dài; khỏe, đuôi to dài.
- Đẻ con rất nhỏ, thú mẹ có núm vú.
- Con được nuôi trong túi da của mẹ.
3. Bộ Dơi.
- GV: Y/C HS tìm hiểu thông tin trong SGK, quan sát H49.1.
? Cấu tạo và tập tính của dơi thích nghi với đời sống bay?
? Bộ răng của dơi có đặc điểm cấu tạo như thế nào?
- GV nêu nhận xét và bổ sung chốt kiến thức.
- HS: Tìm hiểu thông tin và quan sát hình vẽ SGK. Thảo luận nhóm trả lời
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận: 
+ Đại diện: Dơi ăn sâu bọ, dơi ăn quả.
+ Đặc điểm: 
- Dơi có màng cánh rộng.
- Thân ngắn và hẹp nên có cách bay thoăn thoắt, thay hướng đổi chiều linh hoạt.
- Chân yếu, phải bám chặt vào cành cây.
+ Bộ răng nhọn, dễ dàng phá vỏ kitin của sâu bọ
4. Bộ cá voi(Đại diện: Cá voi xanh, cá heo)
- GV: Y/C HS tìm hiểu thông tin SGK, quan sát H49.2.
? Cấu tạo và đời sống của cá voi xanh như thế nào?
? Nêu đặc điểm cấu tạo của cá heo?
- GV nêu nhận xét và bổ sung chốt kiến thức.
- HS: Tìm hiểu thông tin và quan sát hình vẽ SGK. Thảo luận nhóm trả lời
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận : Bộ cá voi: 
+ Cơ thể hình thoi
+ Cổ rất ngắn 
+ lớp mỡ dưới da rất dày 
+ Chi trước biến đổi thành vây bơi có dạng bơi chèo .
+ vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc. 
5. Bộ ăn sâu bọ (Chuột chù, chuột chũi)
- GV: Y/C HS HS tìm hiểu phần thông tin. Quan sát H50.1.
? Nêu đặc điểm cấu tạo và tập tính của chuột chù và chuột chũi thích nghi với chế độ ăn sâu bọ ?
- GV nêu nhận xét và bổ sung chốt kiến thức.
- HS: Tìm hiểu thông tin và quan sát hình vẽ SGK. Thảo luận nhóm trả lời
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận: Bộ thú ăn sâu bọ:
+ Mõm dài, răng nhọn sắc 
+ Chân trước ngắn, bàn rộng, ngón tay to khoẻ để đào hang
6. Bộ gặm nhấm(Chuột đồng, sóc)
- GV: Y/C HS HS tìm hiểu phần thông tin. Quan sát H50.2.
? Bộ gặm nhấm có đặc điểm cấu tạo như thế nào thích nghi với gặm nhấm thức ăn?
- GV nêu nhận xét và bổ sung chốt kiến thức.
- HS: Tìm hiểu thông tin và quan sát hình vẽ SGK. Thảo luận nhóm trả lời
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận: Bộ gặm nhấm là bộ thú có số lượng loài lớn nhất, có bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm: Thiếu răng nanh. Răng cửa lớn, sắc. Có khoảng trống giữa răng hàm và răng nanh.
7. Bộ ăn thịt(Hổ, báo, mèo, ...)
- GV: Y/C HS HS tìm hiểu phần thông tin. Quan sát H50.3.
? Bộ ăn thịt có những đặc điểm gì thích nghi với chế độ ăn thịt?
- GV nêu nhận xét và bổ sung chốt kiến thức.
- HS: Tìm hiểu thông tin và quan sát hình vẽ SGK. Thảo luận nhóm trả lời
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận: Bộ ăn thịt có bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt: Răng cửa ngắn, sắc để róc xương. Răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi. Răng hàm có nhiều mấu, dẹp, sắc để nghiền mồi.Các ngón chân có vuốt cong, có đêm thịt dày.
8.Tìm hiểu các bộ móng guốc
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK trang 166, 167; quan sát hình 51.3 để trả lời câu hỏi:
? Tìm đặc điểm chung của bộ móng guốc?
- GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng.
- HS: Cá nhân HS tự đọc thông tin SGK trang 166, 167. Trao đổi nhóm để hoàn thành câu hỏi kiến thức.
Yêu cầu:
+ Móng có guốc.
+ Cách di chuyển.
- Đại diện các nhóm lên điền từ phù hợp vào bảng, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Đặc điểm của bộ móng guốc:
- Số ngón chân tiêu giảm, đốt cuối mỗi ngón có bao sừng gọi là guốc.
- chân cao, diện tích tiếp xúc của guốc hẹp nên di chuyển nhanh.
9. Tìm hiểu bộ linh trưởng
- GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và quan sát hình 51.4 trả lời câu hỏi:
? Tìm đặc điểm cơ bản của bộ linh trưởng?
? Tại sao bộ linh trưởng leo trèo rất giỏi?
? Phân biệt 3 đại diện của bộ linh trưởng bằng đặc điểm nào?
- GV nhận xét & rút ra kết luận.
- HS: Tự đọc thông tin SGK trang 168, quan sát hình 51.4 kết hợp với những hiểu biết về bộ này để trả lời câu hỏi:
*Yêu cầu:
+ Chi có cấu tạo đặc biệt.
+ Chi có khả năng cầm nắm, bám chặt.
- Một vài HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
. Cá nhân tự tìm đặc điểm phù hợp 3 đại diện ở sơ đồ trang 168.
 . 1 số HS lên bảng điền vào các điểm, HS khác nhận xét, bổ sung.
*Bộ linh trưởng
+ Đi bằng bàn chân
+ Bàn tay, bàn chân có 5 ngón
+ Ngón cái đối diện với các ngón còn lại giúp thích nghi với sự cầm nắm và leo.
+ Ăn tạp
Bảng kiến thức chuẩn
 Tên động vật
Đặc điểm
Khỉ hình người
Khỉ
Vượn
Chai mông
Không có
Chai mông lớn
Có chai mông nhỏ
Túi má
Không có
Túi má lớn
Không có
Đuôi
Không có
Đuôi dài
Không có
10. Tìm hiểu đặc điểm chung của lớp thú
- GV:Yêu cầu HS
 nhớ lại kiến thức đó học về lớp thú, thông qua các đại diện để tìm đặc điểm chung.
Chú ý đặc điểm: bộ lông, đẻ con, răng, hệ thần kinh.
- GV nhận xét, chốt kiến thức 
- HS trao đổi nhóm, thống nhất tìm ra đặc điểm chung nhất.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận: 
- Đặc điểm chung của lớp thú:
+ Là động vật có xương sống, có tổ chức cao nhất
+ Thai sinh và nuôi con bằng sữa
+ Có lông mao, bộ răng phân hoá 3 loại
+ Tim 4 ngăn, bộ não phát triển, là động vật hằng nhiệt
11. Tìm hiểu vai trò của thú
- GV:Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:
? Thú có những giỏ trị gì trong đời sống con người?
? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và giúp thú phát triển?
- GV nhận xét ý kiến của HS và yêu cầu HS rút ra kết luận..
- Cá nhận HS tự nghiên cứu thông tin trong SGK trang 168. Trao đổi nhóm và trả lời:
* Yêu cầu:
+ Phân tích từng giá trị như: cung cấp thực phẩm, dược phẩm 
+ Xây dựng khu bảo tồn, cấm săn bắn.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
Kết luận
*Vai trò: Cung cấp thực phẩm, sức khoẻ, dược liệu, nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ và tiêu diệt gặm nhấm có hại.
* Biện pháp: 
+ Bảo vệ động vật hoang dó.
+ Xây dựng khu bảo tồn động vật.
+ Tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị kinh tế.
3. Hoạt động 3: Luyện tập. Yêu cầu học sinh làm bài tập trắc nghiệm 1. Đặc điểm cơ thể nào không phải của Cá voi thích nghi với đời sống bơi lộiA. Chi trước biến đổi thành vây bơi B. Có lớp mỡ dưới da rất dày 
C. Cơ thể hình thoi, lông tiêu biến. D. Vây đuôi nằm dọc.2.Hình thức sinh sản của lớp thú có đặc điểm
A. Đẻ ra con và phát triển qua biến thái.B. Đẻ con và nuôi con bằng sữa.
C. Đẻ ít trứng.D. Đẻ nhiều trứng.
3. Đặc điểm nào sau đây không là của bộ dơi là:
A. Chi trước biến đổi thành cánh da. B. Dơi có đuôi ngắn
C. Dơi ăn sâu bọ hoặc ăn quả C. Chi khỏe.
4. Những động vật nào dưới đây được xếp vào bộ gặm nhấm:
A. Mèo, chuột đàn. B. Nhím, chuột đàn, chó. 
C. Sóc, chồn, khỉ. D. Sóc, nhím, chuột đàn.
5. Thỏ di chuyển bằng cách: 
A. đi, bơi.	C. nhảy đồng thời cả hai chân sau, đi. 	
B. chạy, bay, bơi. D. đi, chạy, nhảy đồng thời cả hai chân sau.
6. Phía ngoài cơ thể Thỏ được bao phủ bởi : 
A. bộ lông vũ	B. lớp vảy sừng 
C. bộ lông mao	D. lớp vảy xương.
7. Bộ lông mao của thỏ dày, xốp có tác dụng : 
A. Che chở và giữ nhiệt cho cơ thể. 
B. Thăm dò thức ăn và tìm hiểu môi trường 
C. Định hướng âm thanh, sớm phát hiện kẻ thù. 
D. Định hướng âm thanh, sớm phát hiện kẻ thù 
8. Tai thỏ thính, vành rộng cử động được có tác dụng : 
A. Che chở và giữ nhiệt cho cơ thể 	
B. Thăm dò thức ăn và tìm hiểu môi trường 
C. Định hướng âm thanh, sớm phát hiện kẻ thù
D. Đào hang dễ dàng9. Thời gian thỏ mẹ mang thai là khoảng: 
A. 20 ngày 	B. 25 ngày 	C. 30 ngày	D.40 ngày
10 Đặc điểm nào sau đây không đúngở thú mỏ vịt thuộc bộ thú huyệt.
A. Đẻ trứng 	B. Thú mẹ chưa có núm vú 
C. Con sơ sinh liếm sữa do mẹ tiết ra	D. Đẻ con.
4. Hoạt động 4: Vận dụng.
11. Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ kanguru đại diện cho bộ thú túi: 
A. Con sơ sinh rất nhỏ 
B. Con non được nuôi dưỡng trong túi da ở bụng mẹ 
C. Con non yếu, nuôi trong túi da ở bụng mẹ
D. Cấu tạo thích nghi với lối sống ở nước 
Trả lời câu hỏi sau.
Câu 1: Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp thú ? 
Câu 2. Dựa vào bộ răng phân biệt 3 bộ thú: Ăn sâu bọ, ăn thịt, gặm nhấm?
5. Hoạt động 5: tìm tòi mở rộng
Yêu câu hs vận dụng kiến thức làm các bài sau:
Câu 1: Động vật nào dưới đây có tập tính đào hang trong đất, tìm ấu trùng sâu bọ và giun đất, có chi trước ngắn, bàn tay rộng và ngón tay to khỏe để đào hang ?
A. Chuột chù. B. Chuột chũi. C. Chuột đồng. D. Chuột nhắt.
Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không có ở các đại diện của bộ Ăn thịt ?
A. Răng hàm có 3, 4 mấu nhọn. B. Răng nanh lớn, dài, nhọn.
C. Răng cửa ngắn, sắc. D. Các ngón chân có vuốt cong.
Câu 3: Ngà voi là do loại răng nào biến đổi thành?
A. Răng nanh. B. Răng cạnh hàm. C. Răng ăn thịt. D. Răng cửa
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây về các đại diện của bộ Voi là đúng?
A. Ăn thực vật (có hiện tượng nhai lại). B. Da mỏng, lông rậm rạp. C. Thường sống đơn độc. D. Bàn chân năm ngón và có móng guốc.
Câu 5: Ghép những thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp
A. Tên lớp
B. Đặc điểm cấu tạo
1. Lưỡng cư
a. Phổi lớn có nhiều túi phổi
2. Bò sát
b. Da trần phủ chất nhầy ẩm, dễ thấm khí
3. Chim
c. Màng nhỉ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu
4. Thú
d. Phổi có mạng ống khí thông với túi khí
V. KẾT THÚC: 
- GV đánh giá hoạt động của các nhóm về việc tìm hiểu kiến thức về “Đa dạng lớp thú”.
- Tổ chức cho học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau giữa các nhóm :
 + Kiến thức đủ, chính xác
 + Tranh ảnh sưu tầm đúng chủ đề được giao
 + đại diện nhóm trình bày rõ ràng, khoa học
- Giáo viên nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh trong quá trình triển khai chuyên đề . Biểu dương các học sinh và các nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ và có sản phẩm có chất lượng cao.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau: ôn tập để kiểm tra 1 tiết.
Ngày soạn: /5/20 ngày giảng: / 5/2020
Tiết 48: KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập, củng cố được các kiến thức đã học. Có tính tự giác trong khi.
2. Kĩ năng: Tư duy, phân tích.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong làm bài
4. Định hướng phát triển năng lực, p/c: Vận dụng, trung thực, tự giác trong làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
1. GV: Chuẩn bị đề kiểm tra
2. HS: Ôn tập theo nội dung bài ôn tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1,Tổ chức: 7b.........................
2. Đề bài kiểm tra
Thiết kế ma trận đề kiểm tra
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Lớp cá
Câu 12
(2đ)
I- Lớp lưỡng cư
Câu 11 
 (2đ)
Câu 5
0,5 đ
Câu 6
0,5 đ
0
3 câu
3đ
II- Lớp bò sát
Câu 1
0.5 đ
Câu 3
0,5 đ
2câu
1,0đ
III - Lớp chim
0
0
Câu 2
0,5đ
Câu 4
0,5đ
3 câu 
2,5
IV- Lớp thú
Câu 7,8 
1,0)
Câu 9,10
1,0đ
Câu 13
(1đ)
3 câu
3,5đ
Tổng
1,5
2
2
2
1,5
1
10
* Đề kiểm tra:
A - Câu hỏi phần trắc nghiệm: 5đ
Khoanh tròn vào phương án đúng
Câu 1: Thằn lằn bóng đuôi dài thường trú đông ở
A. gần hô nước. B. đầm nước lớn. C. hang đất khô.D. khu vực đất ẩm, mềm, xốp.
Câu 2: Chim bồ câu có tập tính:
A. Sống thành đôi	C. Sống thành nhóm nhỏ
B. Sống đơn độc	D. Sống thành đàn
Câu 3: Đặc điểm cấu tạo nào của thằn lằn bóng giải thích cho sự thích nghi với đời sống ưa khô ráo?
 1. Da có vảy sừng khô bao phủ 2. Mắt có mí cử động
 3. Hô hấp bằng da và phổi 4. Tai có mằng nhĩ nằm trong hai hốc nhỏ ở bên đầu.
 A. 1, 2, 4. B. 2, 3, 4. C. 1, 3, 4 D. 1, 2, 3. 
Câu 4: Đặc điểm cấu tạo nào của chim giải thích cho sự thích nghi với đời sống bay lượn?
1. Hàm thiếu răng, ruột ngắn, thiếu ruột thẳng.
2. Hàm thiếu răng, ruột dài, thiếu ruột thẳng.
3. Có 9 túi khí đi vào giữa các nội quan và chim mái chỉ có một buồng trứng trái phát triển.
4. Cổ dài, mỏ có sừng, chân có 5 ngón.
 A. 1, 2. B. 1, 3. C. 3, 4. D. 2, 3.
Câu 5: Hệ tuần hoàn của Bò sát giống hệ tuần hoàn của Lưỡng cư là:
A. Tim có vách ngăn hụt. B. Có hai vòng tuần hoàn.
C. Máu đi nuôi cơ thể là máu pha. D. Tim có bốn ngăn.
Câu 6:đặc điểm nào sau đây không phải của ếch?
A. Xuất hiện phổi.	 B. Hô hấp nhờ sự nâng lên, hạ xuống của thềm miệng.
C. Da có hệ mao mạch dày làm nhiệm vụ hô hấp.	D. Hô hấp hoàn toàn bằng da.
Câu 7: Thức ăn của cá voi xanh là gì?
A. Tôm, cá và các động vật nhỏ khác.B. Phân của các loài động vật thủy sinh. C. Rong, rêu và các thực vật thủy sinh khác.D. Các loài sinh vật lớn.Câu 8: Động vật nào dưới đây có tập tính đào hang trong đất, tìm ấu trùng sâu bọ và giun đất, có chi trước ngắn, bàn tay rộng và ngón tay to khỏe để đào hang ? A. Chuột chù. B. Chuột chũi. C. Chuột đồng. D. Chuột nhắt.
Câu 9: Loài cá rất thông minh, thực hiện được các tiết mục xiếc
A. Cá voi. B. Cá đuối. C. Cá heo. D. Cá chép 
Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Ăn thịt ? A. Có tuyến hôi ở hai bên sườn. B. Các ngón chân không có vuốt. C. Thiếu răng cửa. D. Răng nanh lớn, dài, nhọn.
B- Phần tự luận 5đ
Câu 11 (2đ): Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đới sống vừa ở nước vừa ở cạn?
Câu 12 (2đ): Nêu cấu tạo trong của cá chép ?
Câu 13 (1đ): Đặc điểm của Dơi thích nghi với đời sống bay lượn ?
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
A - Câu hỏi phần trắc nghiệm:5đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
ĐA
C
A
A
D
C
D
A
B
C
D
B- Phần tự luận 5đ
Câu 11 (2 đ): Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đới sống vừa ở nước vừa ở cạn
- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về trước.
- Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu.
- Da trần phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí.
- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông khoang miệng.
- Chi 5 phần có ngón chia đốt, linh hoạt, có màng bơi giữa các ngón
Câu 12 (2đ): 
- Hệ tiêu hóa gồm:
+ ống tiêu hóa: miệng →hâù→dạ dày→ ruột →hậu môn.
+ tuyến tiêu hóa: tuyến mật, tuyến ruột.
+ chức năng biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng, thải chất cặn bã.
- Bóng hơi thông với thực quản→giúp cá chìm nổi trong nước.
- Hô hấp bằng mang.
- Tuần hoàn: tim 2 ngăn, một vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
- Bài tiết: 2 dải thận màu đỏ, nằm sát sống lưng→lọc máu các chát độc để thải ra ngoài.
- Thần kinh: não gồm 5 phần gồm trung ương thần kinh(não, tủy) và dây thần kinh.
- Giác quan: mắt, mũi, cơ quan đường bên.
Câu 13 (1đ): Đặc điểm của Dơi thích nghi với đời sống bay lượn.
- chi trước biến đổi thành cánh da, màng cánh rộng, chân yếu.
- lông mao thưa, mềm mại, đuôi ngắn.
- cơ thể ngắn, thon nhỏ, hẹp.
3. Củng cố - đánh giá:
	Thu bài, nhận xét giờ làm bài của HS.
4. Hướng dẫn về nhà:
HS về nhà tìm hiểu các loài ĐV trong tự nhiên.
Tìm hiểu sự tiến hoá của ĐV.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_theo_chu_de_mon_sinh_hoc_lop_7_chu_de_da_dan.doc