Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Phân môn Hóa học Sách Chân trời sáng tạo - Bài 5: Phân tử. Đơn chất. Hợp chất - Năm học 2021-2022

Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Phân môn Hóa học Sách Chân trời sáng tạo - Bài 5: Phân tử. Đơn chất. Hợp chất - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất. Đưa ra được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất.

- Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về các khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất.

- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về đơn chất và hợp chất. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo;

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm phân tử và cách tính khối lượng phân tử; nêu được khái niệm đơn chất, hợp chất.

- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát các phân tử trong tự nhiên (baking soda, mẩu đá vôi, đất đèn, bình chữa lửa chứa carbon dioxide, .); quan sát các đơn chất và hợp chất trong tự nhiên (dây đồng, than chì, bột lưu huỳnh, muối ăn, đường,.).

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đưa ra được một số ví dụ về phân tử có ở xung quanh ta; đưa ra được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất có trong đời sống.

3. Phẩm chất:

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm để tiếp cận được kiến thức một cách hiệu quả nhất;

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

 

docx 18 trang phuongtrinh23 27/06/2023 1080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Phân môn Hóa học Sách Chân trời sáng tạo - Bài 5: Phân tử. Đơn chất. Hợp chất - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1: PHÂN TỬ 
Bài 5: PHÂN TỬ - ĐƠN CHẤT – HỢP CHẤT
Số tiết: 3
Tiết thep ppct: 1,2,3
Ngày soạn: 15/09/2021
Tuần dạy: 1,2,3
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất. Đưa ra được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất.
- Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu. 
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về các khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất.
- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về đơn chất và hợp chất. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm phân tử và cách tính khối lượng phân tử; nêu được khái niệm đơn chất, hợp chất.
- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát các phân tử trong tự nhiên (baking soda, mẩu đá vôi, đất đèn, bình chữa lửa chứa carbon dioxide, ...); quan sát các đơn chất và hợp chất trong tự nhiên (dây đồng, than chì, bột lưu huỳnh, muối ăn, đường,...).
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đưa ra được một số ví dụ về phân tử có ở xung quanh ta; đưa ra được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất có trong đời sống.
3. Phẩm chất:
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm để tiếp cận được kiến thức một cách hiệu quả nhất;
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK Khoa học tự nhiên 7 (Chân trời sáng tạo)
- Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 3: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 4: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 5: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 6: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 7: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 8: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.2)
- Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.2)
- Phiếu học tập số 3: (nội dung hoạt động 2.2)
- Phiếu học tập số 4: (nội dung hoạt động 2.2)
- Phiếu học tập số 5: (nội dung hoạt động 2.2)
- Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.3)
- Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.3)
- Phiếu học tập số 3: (nội dung hoạt động 2.3)
- Phiếu học tập số 4: (nội dung hoạt động 2.3)
- Phiếu học tập số 5: (nội dung hoạt động 2.3)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 
a. Mục tiêu: Xác định vấn đề cần học.
b. Nội dung: là phần câu hỏi giới thiệu bài.
Hàng chục triệu chất trên Trái Đất đều được tạo nên từ một hoặc nhiều nguyên tố hóa học. Các nhà khoa học đã phân loại chúng như thế nào?
c. Sản phẩm học tập: 
Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
- Các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử.
- Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp thành một hàng.
- Các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau được xếp thành một cột.
Chúng ta biết được một số thông tin từ bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:
- Sử dụng bảng tuần hoàn để biết các thông tin của một nguyên tố hóa học:
+ Tên nguyên tố
+ Số hiệu nguyên tử
+ Kí hiệu hóa học
+ Khối lượng nguyên tử.
- Sử dụng bảng tuần hoàn để biết vị trí của nguyên tố hóa học (ô, chu kì, nhóm). Từ đó nhận ra được tính chất cơ bản của nguyên tố (kim loại, phi kim, khí hiếm)
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: đọc nội dung phần câu hỏi giới thiệu bài sgk tr 22.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách và hoàn thành câu trả lời.
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV nhận xét và kết luận: Vậy hôm nay chúng ta tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học nhé. 
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1.Tìm hiểu về Nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
a. Mục tiêu: Trình bày nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các Nguyên tố hóa học
b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 1 sgk tr 31,32,33, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1,2,3,4,5,6,7 và 8.
Phiếu học tập số 1
1/Quan sát Hình 5.1 và cho biết hạt hợp thành của chất nào được tạo từ một nguyên tố hóa học. Hạt hợp thành của chất nào được tạo từ nhiều nguyên tố hóa học?
Phiếu học tập số 2
Tương tự Ví dụ 1, em hãy mô tả một số phân tử được tạo thành từ 1 nguyên tố hóa học, 2 nguyên tố hóa học.
Phiếu học tập số 3
Có nhiều loại bình chữa cháy, hình bên là một loại bình chữa cháy chứa chất khí đã được hóa lỏng. Loại bình này dùng để dập tắt hiệu quả các đám cháy nhỏ, nơi kín gió. Ưu điểm của nó là không lưu lại chất chữa cháy trên đồ vật.
Theo em, trong bình có chứa phân tử chất khí gì? Phân tử đó gồm những nguyên tố nào? Số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử chất khí này là bao nhiêu?
Phiếu học tập số 4
2/Em hãy đề xuất cách tính khối lượng phân tử của mỗi chất ở Hình 5.3
Phiếu học tập số 5
3/Khối lượng nguyên tử của oxygen bằng 16 amu. Phân tử khí oxygen gồm 2 nguyên tử oxygen sẽ có khối lượng phân tử bằng bao nhiêu?
Phiếu học tập số 6
Muối ăn có thành phần chính là sodium chloride. Phân tử sodium chlorine gồm 1 nguyên tử sodium và 1 nguyên tử chlorine. Em hãy tính khối lượng phân tử của sodium chlorine.
Phiếu học tập số 7
Đá vôi có thành phần chính là calcium carbonate. Phân tử calcium carbonate gồm 1 nguyên tử calcium, 1 nguyên tử carbon và 3 nguyên tử oxygen. Tính khối lượng phân tử của calcium carbonate.
Hãy nêu một số ứng dụng của đá vôi.
Phiếu học tập số 8
Trong nước rửa tay khô có thành phần chính là chất gì? Khối lượng phân tử của chất đó là bao nhiêu?
c. Sản phẩm học tập: 
*Phiếu học tập số 1:
1/- Hạt hợp thành của hydrogen, chlorine, neon được tạo từ một nguyên tố hóa học.
+ Hạt hợp thành của hydrogen gồm 2 nguyên tử hydrogen.
+ Hạt hợp thành của chlorine gồm 2 nguyên tử chlorine.
+ Hạt hợp thành của neon gồm 1 nguyên tử Ne.
- Hạt hợp thành của hydrogen chlorine được tạo từ nhiều nguyên tố hóa học.
+ Hạt hợp thành của hydrogen chlorine gồm 1 nguyên tử hydrogen và 1 nguyên tử chlorine.
*Phiếu học tập số 2:
- Phân tử oxygen, bromine được tạo thành từ 1 nguyên tố hóa học 
+ Phân tử oxygen gồm có 2 nguyên tử oxygen.
+ Phân tử bromine gồm có 2 nguyên tử bromine
- Phân tử sodium chlorine, hydrobromic acid được tạo thành từ 2 nguyên tố hóa học 
+ Phân tử sodium chlorine (NaCl) gồm 1 nguyên tử sodium và 1 nguyên tử chlorine.
+ Phân tử hydrobromic acid (HBr) gồm 1 nguyên tử hydrogen và 1 nguyên tử bromine.
*Phiếu học tập số 3:
- Khí trong bình chữa cháy là carbon dioxide (CO2). Phân tử CO2 gồm 2 nguyên tố carbon; oxygen.
- Phân tử carbon dioxide (CO2) gồm 1 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử oxygen.
*Phiếu học tập số 4:
2/Khối lượng phân tử hydrogen (H2) bằng: 1 × 2 = 2 amu
Khối lượng phân tử sulfur dioxide (SO2) bằng: 32 + 16 × 2 = 64 amu
Khối lượng phân tử methane (CH4) bằng: 12 + 1 × 4 = 16 amu
*Phiếu học tập số 5:
3/Khối lượng phân tử oxygen (O2) bằng: 16 × 2 = 32 amu.
*Phiếu học tập số 6:
Khối lượng phân tử sodium chlorine (NaCl) bằng: 
23 + 35,5 = 58,5 amu
*Phiếu học tập số 7:
Khối lượng phân tử của calcium carbonate (CaCO3) bằng: 40 + 12 + 16 × 3 = 100 amu
*Phiếu học tập số 8:
Thành phần chính trong nước rửa tay khô là ethyl alcohol (ancol etylic) (C2H5OH)
Khối lượng phân tử của ethyl alcohol (ancol etylic) (C2H5OH) bằng:
12 × 2 + 1 × 5 + 16 + 1 = 46 amu
Một số ứng dụng của đá vôi:
- Đá vôi được dùng làm nguyên liệu trong các ngành công nghiệp xây dựng, cẩm thạch hoặc là thành phần cấu thành của xi măng hoặc sản xuất ra vôi. 
- Đá vôi được sử dụng khá phổ biến trong ngành sơn, trong đó calcium carbonate được xem là chất độn chính. 
- Đá vôi được sử dụng để xử lý môi trường nước: 
+ Calcium carbonate có khả năng hấp thu các khí độc tích tụ ở đáy ao như: NH3, H2S, CO2 và acid trong nước.
+ Giảm tỷ trọng kim loại nặng, độc hại trong ao nuôi.
+ Đá vôi giúp phân hủy xác tảo, các chất lơ lửng bẩn trong ao nuôi, giúp cân bằng môi trường nước và ổn định độ pH. 
+ Giúp ổn định màu nước, hạn chế có váng làm sạch nước, tăng lượng oxyen hòa tan trong nước. 
+ Bên cạnh đó đá vôi còn hạn chế mầm bệnh, vi khuẩn có hại trong nước, vi khuẩn phát sáng trong ao nuôi 
- Trong y tế đá vôi đóng vai trò là thuốc bổ sung khẩu phần calcium giá rẻ, chất khử chua. Nó cũng được sử dụng trong công nghiệp dược phẩm làm chất nền thuốc viên từ loại dược phẩm khác.
- Ngoài ra, calcium carbonate còn được biết đến là chất làm trắng trong việc tráng men đồ gốm sứ. 
- Calcium carbonate là thành phần chính của phấn viết bảng, phấn viết.
d. Tổ chức thực hiện:	
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 1, sgk tr 31,32,33.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 
1. Phân tử
Tất cả các chất đều gồm vô số các hạt rất nhỏ tạo thành. Những hạt này đại diện cho chất được gọi là hạt hợp thành của chất.
Ví dụ:
+ Hạt hợp thành của hydrogen là 2 nguyên tử hydrogen.
+ Hạt hợp thành của chlorine là 2 nguyên tử chlorine.
+ Hạt hợp thành của hydrogen chlorine là 1 nguyên tử hydrogen và 1 nguyên tử chlorine.
+ Hạt hợp thành của neon là 1 nguyên tử Ne.
1.1. Khái niệm
Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử kết hợp với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của một chất.
Ví dụ:
+ Phân tử nitrogen gồm 2 nguyên tử nitrogen.
+ Phân tử carbon dioxide gồm 1 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử oxygen.
Chú ý:
- Có 2 dạng phân tử: Phân tử tạo bởi một nguyên tố và phân tử tạo bởi nhiều nguyên tố.
+ Phân tử tạo bởi một nguyên tố:
+ Phân tử tạo bởi nhiều nguyên tố:
- Các nguyên tố khí hiếm (He, Ne, Ar, ) và kim loại đều là dạng đặc biệt của phân tử.
1.2. Tính khối lượng phân tử
- Khối lượng phân tử của một chất là khối lượng tính bằng đơn vị amu của một phân tử chất đó.
- Khối lượng phân tử bằng tổng khối lượng các nguyên tử có trong phân tử.
Ví dụ: 
Khối lượng phân tử carbon dioxide bằng: 12 + 2 × 16 = 44 amu.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về Đơn chất.
a. Mục tiêu: Hiểu về đơn chất.
b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 2 sgk tr 33,34,35, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1,2,3,4 và 5.
Phiếu học tập số 1
4/Dựa vào Hình 5.5, cho biết tên các đơn chất được tạo thành từ nguyên tố hóa học tương ứng.
Phiếu học tập số 2
5/Ngoài các đơn chất tạo từ các nguyên tố ở Hình 5.5, em hãy liệt kê thêm 2 đơn chất tạo thành từ nguyên tố kim loại và 2 đơn chất tạo thành từ nguyên tố phi kim khác.
Phiếu học tập số 3
6/Quan sát Hình 5.6, em hãy cho biết số nguyên tử và thành phần nguyên tố có trong mỗi phân tử đơn chất.
Phiếu học tập số 4
Mẫu vật nào được tạo ra từ phân tử đơn chất trong hình dưới đây? Cho biết nguyên tố tạo ra mỗi đơn chất đó.
Phiếu học tập số 5
Khí quyển Trái Đất là lớp các chất khí bao quanh và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Thành phần khí quyển gồm có nitrogen, oxygen, argon, carbon dioxide, hơi nước và một số chất khí khác (helium, neon, methane, hydrogen, ). Em hãy liệt kê các đơn chất có trong khí quyển. Tìm hiểu và cho biết đơn chất nào được dùng để bơm vào lốp ô tô thay cho không khí.
c. Sản phẩm học tập:
*Phiếu học tập số 1:
4/ên các đơn chất được tạo thành từ nguyên tố hóa học tương ứng:
Đơn chất
Nguyên tố hóa học
Hydrogen (H2)
H
Helium (He)
He
Nitrogen (N2)
N
Fluorine (F2)
F
Sodium (Na)
Na
Magnesium (Mg)
Mg
Phosphorus (P)
P
Sulfur (S)
S
Chlorine (Cl2)
Cl
Argon (Ar)
Ar
Potassium (K)
K
Cacilum (Ca)
Ca
*Phiếu học tập số 2:
5/ 2 đơn chất tạo thành từ nguyên tố kim loại:
+ Aluminium (Al) tạo thành từ nguyên tố aluminium (Al).
+ Iron (Fe) tạo thành từ nguyên tố iron (Fe)
2 đơn chất tạo thành từ nguyên tố phi kim:
+ Bromine (Br2) tạo thành từ nguyên tố bromine (Br)
+ Oxygen (O2) tạo thành từ nguyên tố oxygen (O)
*Phiếu học tập số 3:
6/Đơn chất bromine (Br2) được tạo thành từ 2 nguyên tử bromine (Br)
Đơn chất ozone (O3) được tạo thành từ 3 nguyên tử oxygen (O)
*Phiếu học tập số 4:
Các mẫu vật: cuộn dây nhôm, lưu huỳnh, than gỗ được tạo ra từ phân tử đơn chất.
Đơn chất nhôm được tạo thành từ nguyên tố nhôm.
Đơn chất lưu huỳnh được tạo thành từ nguyên tố lưu huỳnh.
Than gỗ được tạo thành từ nguyên tố carbon
Đá vôi không phải là đơn chất vì được tạo thành từ 3 nguyên tố là calcium, carbon, oxygen.
*Phiếu học tập số 5:
Các đơn chất có trong khí quyển: nitrogen, oxygen, argon, helium, neon, hydrogen, 
Chất được dùng để bơm vào lốp ô tô thay cho không khí là khí nitrogen
Ở những nơi có điều kiện, người ta bơm khí nitrogen vào lốp xe ô tô thay cho không khí vì một số ưu điểm sau:
- Ít bị rò rỉ: Không khí thoát ra khỏi lốp thông qua cấu trúc phân tử của cao su bị kéo giãn khi bánh xe lăn. Nguyên tử nitrogen to hơn so với oxygen, vì vậy ít bị rỉ không khí ra khỏi cao su khiến lốp "non hơi". 
- Tiết kiệm nhiên liệu hơn: Vì nitrogen lưu giữ lại trong lốp xe lâu hơn nên giữ áp suất, và giúp tiết kiệm nhiên liệu.
- Giúp điều khiển xe tốt hơn: Áp suât lốp được cần bằng giúp điều khiển xe dễ dàng hơn.
- Giảm hao mòn: Không khí thông thường sẽ chứa hơi nước làm rỉ sét bên trong bánh xe hoặc thân van, khi bơm nitrogen sẽ giảm thiểu được điều này.
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 2, sgk tr 33,34,35.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 
2. Đơn chất
- Mỗi đơn chất được tạo thành từ nguyên tố hóa học tương ứng.
- Tên gọi của đơn chất thường trùng với tên nguyên tố.
- Phân tử đơn chất được tạo ra từ một số nguyên tử. Ví dụ:
+ Phân tử bromine được tạo nên từ 2 nguyên tử bromine.
+ Phân tử ozone được tạo nên từ 3 nguyên tử oxygen.
⇒ Đơn chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
Chú ý: Một nguyên tố có thể tạo ra nhiều dạng đơn chất. Ví dụ: nguyên tố carbon (C) tạo nên than (than muội, than cốc, than gỗ, ), graphite, kim cương, 
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về Hợp chất.
a. Mục tiêu: Hiểu về hợp chất.
b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 3 sgk tr 35,36, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1,2,3,4 và 5.
Phiếu học tập số 1
7/Quan sát Hình 5.7, em hãy cho biết phân tử chất nào là phân tử đơn chất, phân tử chất nào là phân tử hợp chất. Giải thích.
Phiếu học tập số 2
8/Muối ăn (Hình 5.8) là đơn chất hay hợp chất? Vì sao?
Phiếu học tập số 3
9/Hãy nêu một số ví dụ về phân tử hợp chất mà em biết và cho biết phân tử đó được tạo thành từ các nguyên tử của nguyên tố nào?
Phiếu học tập số 4
Carbon dioxide là thành phần tạo ra bọt khí trong nước giải khát có gas (hình dưới). Theo em, carbon dioxide là đơn chất hay hợp chất?
Phiếu học tập số 5
Có các mẫu chất như hình bên:
Hãy cho biết mỗi chất đó được tạo bởi loại phân tử gì?
Iodine và potassium iodine có nhiều ứng dụng trong đời sống. Tìm hiểu qua sách báo và internet, em hãy cho biết một số ứng dụng của các chất này.
c. Sản phẩm học tập:
*Phiếu học tập số 1:
7/Phân tử hydrogen là đơn chất vì được tạo thành từ 1 nguyên tố hóa học là hydrogen.
Phân tử oxygen là đơn chất vì được tạo thành từ 1 nguyên tố hóa học là oxygen
Phân tử nước là hợp chất vì được tạo thành từ 2 nguyên tố hóa học là oxygen và hydrogen.
*Phiếu học tập số 2:
8/Muối ăn là hợp chất vì được tạo thành từ 2 nguyên tố hóa học là sodium (Na) và chlorine (Cl).
*Phiếu học tập số 3:
9/Một số ví dụ về phân tử hợp chất:
- Sulfur dioxide (SO2) là hợp chất được tạo thành từ 1 nguyên tử sulfur và 2 nguyên tử oxygen.
- Calcium carbonate (CaCO3) là hợp chất được tạo thành từ 1 nguyên tử calcium, 1 nguyên tử carbon và 3 nguyên tử oxygen.
- Ethyl alcohol (ancol etylic) (C2H5OH) là hợp chất được tạo thành từ 2 nguyên tử carbon, 6 nguyên tử hydrogen, 1 nguyên tử oxygen.
- Carbon dioxide (CO2) là hợp chất được tạo thành từ 1 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử oxygen.
- Ammonia (NH3) là hợp chất được tạo thành từ 1 nguyên tử nitrogen và 3 nguyên tử hydrogen.
*Phiếu học tập số 4:
Carbon dioxide (CO2) là hợp chất được tạo thành từ 1 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử oxygen.
*Phiếu học tập số 5:
Potassium (K) là đơn chất được tạo thành từ nguyên tố potassium (K).
Iodine (I2) là đơn chất được tạo thành từ nguyên tố iodine (I)
Potassium iodine (KI) là hợp chất được tạo thành từ nguyên tố potassium (K) và iodine (I)
Ứng dụng của iodine:
- Thuốc bôi có thành phần iodine (5%) dùng để khử trùng vết thương.
Ứng dụng của Potassium iodine (KI)
- Dùng để điều trị bệnh nhân bị ảnh hưởng của thảm họa hạt nhân, có tác dụng rửa trôi đồng vị phóng xạ.
- Thường được trộn vào muối ăn làm muối iod. Để cung cấp nguyên tố vi lượng iodine cho cơ thể. Iodine là một nguyên tố vi lượng không thể thiếu dể hình thành hormone tuyến giáp. Thiếu iodine gây bệnh bướu cổ và thiểu năng trí tuệ.
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 3, sgk tr 35,36.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 
3. Hợp chất
- Phân tử hợp chất gồm nhiều nguyên tố hóa học tạo nên.
- Trong hợp chất, nguyên tử của các nguyên tố kết hợp với nhau theo tỉ lệ và thứ tự nhất định.
Ví dụ:
+ Phân tử nước được cấu tạo nên từ 1 nguyên tử oxygen và 2 nguyên tử hydrogen.
+ Phân tử sulfur dioxide được cấu tạo nên tử 1 nguyên tử sulfur và 2 nguyên tử oxygen.
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Củng cố và rèn luyện lại những kiến thức về Phân tử- Đơn chất – Hợp chất.
b. Nội dung: Hãy hệ thống được một số kiến thức đã học trong bài này?
c. Sản phẩm học tập: HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
(phần này GV sưu tầm hay tự vẽ đưa vô, mình không có thời gian để làm, nếu không làm xin bỏ qua câu này)
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS thực hiện nhiệm vụ như mục Nội dung.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS báo cáo kết quả, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận:
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
b. Nội dung: Làm bài tập 1,2,3 và 4 sgk tr 36.
1/Hãy liệt kê 5 phân tử đơn chất và 5 phân tử hợp chất chứa 2 nguyên tố hóa học.
2/Hoàn thành bảng sau:
3/Baking soda là một loại muối được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành như: thực phẩm, dược phẩm, công nghiệp hóa chất.
a) Baking soda là phân tử đơn chất hay phân tử hợp chất?
b) Baking soda có khối lượng phân tử bằng 84 amu. Quan sát hình mô phỏng phân tử baking soda (hình bên), cho biết baking soda có mấy nguyên tử X? Hãy xác định khối lượng nguyên tử X và cho biết X là nguyên tố nào?
4/Quan sát hình mô phỏng các phân tử sau, cho biết chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất? Tính khối lượng phân tử của các chất.
c. Sản phẩm học tập:
1/5 phân tử đơn chất chứa 2 nguyên tố hóa học là:
+ Phân tử oxygen (O2) gồm có 2 nguyên tử oxygen (O)
+ Phân tử bromine (Br2) gồm có 2 nguyên tử bromine (Br)
+ Phân tử chlorine (Cl2) gồm có 2 nguyên tử chlorine (Cl)
+ Phân tử nitrogen (N2) gồm có 2 nguyên tử nitrogen (N)
+ Phân tử hydrogen (H2) gồm có 2 nguyên tử hydrogen (H)
5 phân tử hợp chất chứa 2 nguyên tố hóa học là:
+ Sulfur dioxide (SO2) gồm 1 nguyên tử sulfur và 2 nguyên tử oxygen.
+ Carbon dioxide (CO2) gồm 1 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử oxygen.
+ Ammonia (NH3) gồm 1 nguyên tử nitrogen và 3 nguyên tử hydrogen.
+ Hydrochloric acid (HCl) gồm 1 nguyên tử hydrogen và 1 nguyên tử chlorine.
+ Nước (H2O) gồm 2 nguyên tử hydrogen và 1 nguyên tử oxygen.
2/
Chất
Phân tử đơn chất
Phân tử hợp chất
Khối lượng phân tử
Phân tử carbon monoxide gồm 1 nguyên tử carbon và 1 nguyên tử oxygen
CO
12 + 16 = 28 amu
Phân tử calcium oxide gồm 1 nguyên tử calcium và 1 nguyên tử oxygen
CaO
40 + 16 = 56 amu
Phân tử ozone gồm 3 nguyên tử oxygen
O3
16 × 3 = 48 amu
Phân tử nitrogen dioxide gồm 1 nguyên tử nitrogen và 2 nguyên tử oxygen
NO2
14 + 16 × 2 = 46 amu
Phân tử acetic acid (có trong giấm ăn) gồm 2 nguyên tử carbon, 4 nguyên tử hydrogen và 2 nguyên tử oxygen
C2H4O2
12 × 2 + 1 × 4 + 16 × 2 = 60 amu
3/a) Baking soda là phân tử hợp chất vì được tạo nên từ 4 nguyên tố hóa học là carbon (C), oxygen (O) và hydrogen (H) và X.
b) Theo hình mô phỏng baking soda được tạo nên từ 1 nguyên tử X.
Khối lượng phân tử bakinh soda bằng: 1 × MX + 1 × 1 + 12 × 1 + 16 × 3 = 84 
⇒ MX = 23 amu ⇒ X là nguyên tố sodium (Na)
4/Em cần nhớ: 
- Đơn chất là chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
- Hợp chất là chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học.
a) Hydrogen là đơn chất. Khối lượng phân tử hydrogen bằng: 1 × 2 = 2 amu
b) Carbon dioxide là hợp chất. Khối lượng phân tử carbon dioxide bằng:
12 + 16 × 2 = 44 amu
c) Methane là hợp chất. Khối lượng phân tử methane bằng: 12 + 1 × 4 = 16 amu
d) Hydrogen chlorine là hợp chất. Khối lượng phân tử hydrogen chlorine bằng:
1 + 35,5 = 36,5 amu
e) Chlorine là đơn chất. Khối lượng phân tử chlorine bằng: 35,5 × 2 = 71 amu
g) Nitrogen là đơn chất. Khối lượng phân tử nitrogen bằng: 14 × 2 = 28 amu
h) Ammonia là hợp chất. Khối lượng phân tử ammonia bằng: 14 + 1 × 3 = 17 amu
i) Nước là hợp chất. Khối lượng phân tử nước bằng: 16 + 1 × 2 = 18 amu
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.
ØBước 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.	
ØBước 3: Báo cáo kết quả nhiệm vụ: 
HS làm và nộp bài bằng cách chụp ảnh bài làm trong vở bài tập gửi bài qua zalo...; 
ØBước 4: GVnhận xét bài làm, chọn một số bài làm tốt (có thể cho điểm) ở tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_bai.docx