Giáo án dạy theo chủ đề môn Sinh học 7 - Chủ đề: Giới thiệu về thế giới động vật - Năm học 2020-2021

Giáo án dạy theo chủ đề môn Sinh học 7 - Chủ đề: Giới thiệu về thế giới động vật - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU: (chung cho cả chủ đề)

1/ Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng:

1.1. Kiến thức: giúp HS:

-Trình bày khái quát về giới ĐV

-Phân biệt được những điểm giống nhau và khác nhau giữa cơ thể ĐV với cơ thể TV.

-Kể tên các ngành động vật.

1.2. Kĩ năng:

-Rèn luyện cho HS kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu thế giới ĐV đa dạng, phong phú, để phân biệt giữa ĐV và TV, vai trò của ĐV trong thiên nhiên và đời sống con người.

-Kĩ năng giao tiếp, hợp tác, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm và tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp.

1.3. Thái độ:

-Giáo dục HS bảo vệ đa dạng, phong phú của thế giới ĐV, biết bảo vệ ĐV có ích, tiêu diệt ĐV có hại.

-Giáo dục các em ý thức học tập, yêu thích thiên nhiên, yêu thích bộ môn.

2/. Mục tiêu phát triển năng lực:

2.1. Định hướng các năng lực được hình thành:

-Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực tư duy, hợp tác, năng lực sử dụng thuật ngữ sinh học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự quản lý, hợp tác nhóm.

-Năng lực chuyên biệt: năng lực tư duy kiến thức sinh học, năng lực nghiên cứu khoa học, liên hệ bản thân, thực tế.

 

doc 27 trang sontrang 5990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy theo chủ đề môn Sinh học 7 - Chủ đề: Giới thiệu về thế giới động vật - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
Ngày soạn : 05/ 9/2020Tuần: 01
Ngày dạy : Từ ngày 7/9 đến ngày 11/9/20 Tiết: từ tiết 1 đến tiết 2
Tên chủ đề: GIỚI THIỆU VỀ THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
Số tiết: 02 tiết
(Gồm các bài: Bài 1: Thế giới động vật đa dạng phong phú
 Bài 2: Phân biệt động vật với thực vật. đặc điểm chung của động vật)
I. MỤC TIÊU: (chung cho cả chủ đề)
1/ Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng:
1.1. Kiến thức: giúp HS:
-Trình bày khái quát về giới ĐV
-Phân biệt được những điểm giống nhau và khác nhau giữa cơ thể ĐV với cơ thể TV.
-Kể tên các ngành động vật.
1.2. Kĩ năng:
-Rèn luyện cho HS kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu thế giới ĐV đa dạng, phong phú, để phân biệt giữa ĐV và TV, vai trò của ĐV trong thiên nhiên và đời sống con người.
-Kĩ năng giao tiếp, hợp tác, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm và tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp.
1.3. Thái độ:
-Giáo dục HS bảo vệ đa dạng, phong phú của thế giới ĐV, biết bảo vệ ĐV có ích, tiêu diệt ĐV có hại. 
-Giáo dục các em ý thức học tập, yêu thích thiên nhiên, yêu thích bộ môn.
2/. Mục tiêu phát triển năng lực: 
2.1. Định hướng các năng lực được hình thành:
-Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực tư duy, hợp tác, năng lực sử dụng thuật ngữ sinh học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự quản lý, hợp tác nhóm.
-Năng lực chuyên biệt: năng lực tư duy kiến thức sinh học, năng lực nghiên cứu khoa học, liên hệ bản thân, thực tế.
2.2. Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong chủ đề:
Nhóm năng lực
Năng lực thành phần
Mô tả mức độ thực hiện trong bài học
Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học
K1: Trình bày được kiến thức về sự đa dạng của giới động vật, hoạt động sống động vật, kiến thức về đa dạng sinh học.
-Trình bày được kiến thức về sự đa dạng loài, phong phú về số lượng cá thể của giới động vật
-Đa dạng về môi trường sống.
-Hs nắm được đặc điểm chung của ĐV.
K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức sinh học.
-HS nắm được mối quan hệ giữa động vật với thực vật, động vật với đời sống con người.
K3: Sử dụng được kiến thức sinh học để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
-Hs sử dụng được kiến thức sinh học để thảo luận so sánh ĐV với TV, lấy ví dụ về môi trường sống của ĐV.
K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp,...)kiến thức sinh học vào các tình huống thực tiễn
-Vận dụng kiến thức về ĐV vào thực tiễn có ý thức bảo vệ ĐV.
-Giải thích được vì sao 1 số ĐV thích nghi ở vùng có khí hậu giá lạnh.
-Giải thích ĐV ở nước ta rất đa dạng phong phú.
-Giải thích được khí hậu nhiệt đới thích hợp cho ĐV tồn tại nhiều.
-Giải thích được số lượng cá thể của loài nhiều khi ở 1 môi trường nào đó.
Nhóm NLTP về nghiên cứu khoa học
N1: Nghiên cứu lý thuyết tổng hợp tài liệu và đánh giá được các tài liệu khoa học.
-Tìm hiểu kiến thức liên quan đến chủ đề ĐV từ SGK, tài liệu tham khảo khác.
Nhóm NLTP trao đổi thông tin
X3: Lựa chọn đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau.
-So sánh những nhận xét từ kết quả thảo luận của nhóm mình với nhóm khác và kết luận nêu ở SGK.
X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập sinh học của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, làm việc nhóm...)
-Hs ghi nhận lại được các kết quả từ hoạt động học tập của mình.
X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập sinh học.
-HS tham gia hoạt động nhóm trong học tập sinh học.
Nhóm NLTP liên quan đến cá nhân
C6: Nhận ra được sự ảnh hưởng cuả ĐV đến môi trường sống xung quanh.
-Nhận ra được vai trò của ĐV đối với tự nhiên, con người, khoa học và đời sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 
1.Chuẩn bị của GV: 
-Nghiên cứu kĩ nội dung của bài theo SGK và định hướng giảng dạy những nội dung của bài theo chuẩn kiến thức kĩ năng, kết hợp tham khảo những tài liệu có liên quan tới nội dung và phương pháp giảng dạy những nội dung của bài học như: Sách bài tập Sinh học 7 (NXB GD), Câu hỏi ôn luyện Sinh học 7 (NXB GD),...
-Áp dụng các phương pháp dạy học như: thuyết trình – nêu vấn đề, vấn đáp - tim tòi, trực quan - tìm tòi, nghiên cứu SGK, tháo luận nhóm... trong từng nội dung của bài.
-Tranh hình 1.1 ¨ 1.4 SGK và tranh ảnh về thế giới ĐV
-Tranh hình 2.1, 2.2 SGK + Bảng phụ ghi nội dung bảng1, 2 SGK và những mảnh giấy ghi tên những ĐV để HS lựa chọn điền.
2. Chuẩn bị của HS: 
-Nghiên cứu trước nội dung của bài học theo SGK, kết hợp đọc thêm các tài liệu có liên quan đến nội dung của bài học.
-Tìm hiểu qua CNTT và truyền thông về đời sống và vai trò của giới động vật đối với con người và tự nhiên. 	
-Sưu tầm tranh ảnh về thế giới động vật về môi trường sống, lợi ích, tác hại của 1 số ĐV.
-Kẻ sẵn bảng 1 và 2 vào vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Dạy bài mới: Đặt vấn đề nhận thức: 
Cùng với sự đa dạng của giới thực vật (TV) mà các em đã được tìm hiểu ở lớp 6, thì giới ĐV cũng có sự đa dạng, phong phú. Giới TV và ĐV chúng ta thấy khác nhau hoàn toàn, song chúng đều là cơ thể sống. Xuất hiện sớm nhất trên hành tinh có chung nguồn gốc, nhưng trong quá trình tiến hóa đã hình thành nên 2 nhóm sinh vật khác nhau là ĐV và TV. Vậy chúng phân biệt nhau ở điểm nào? Và sự đa dạng, phong phú của giới ĐV được thể hiện như thế nào? ĐV ở nước ta thì ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Năng lực hình thành
Nội dung 1: 
Bài1: Thế giới động vật đa dạng phong phú
-PP: Tái hiện kiến thức, thu thập thông tin
Hđ1: Tìm hiểu về thế giới ĐV
-Cho HS đọc thông tin, quan sát hình 1.1, 1.2 SGK.
? Qua quan sát tranh và hiểu biết em thấy giới ĐV hiện nay thư thế nào?
- yêu cầu thực hiện lệnh s mục 1 SGK.
? Em có nhận xét gì về số lượng cá thể trong bầy ong, đàn kiến, đàn bướm?
? ĐV ở địa phương em có đa dạng và phong phú không? Cho ví dụ?
=>GV chốt lại: Một số ĐV được con người thuần hóa thành vật nuôi, có nhiều đặc điểm phù hợp với nhu cầu con người, như: gà siêu trứng; lợn siêu nạc; chim cảnh 
Kết luận: Thế giới ĐV xung quanh chúng ta vô cùng đa dạng, phong phú. Chúng đa dạng về số lượng loài, kích thước, khối lượng, màu sắc, lối sống, 
-HS nhận xét về thế giới ĐV (về số lượng loài; kích thước, màu sắc )
-Hs thực hiện lệnh s 
-số lượng cá thể rất nhiều.
-Liên hệ ĐV ở địa phương.
 Ghi nhớ kiến thức.
Ghi nhớ kiến thức.
K1, N1, X5, K4, C6
*Hđ2: Tìm hiểu sự đa dạng về môi trường sống của giới ĐV.
+Em biết ĐV sống ở những môi trường nào?
? Hãy cho ví dụ để chứng minh sự phong phú về môi trường sống của ĐV? Liên hệ sự đa dạng phong phú về môi trường sống của ĐV ở địa phương?
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm lệnh s SGK trang 8
+Với sự đa dạng, phong phú của giới ĐV như vậy, là HS em phải làm gì để ĐV mãi đa dạng và phong phú?
+Vậy em có nhận xét gì về sự đa dạng môi trường sống của giới ĐV? 
Kết luận: ĐV thích nghi cao với mọi điều kiện sống nên phân bố ở khắp các môi trường sống: trong nước, trong đất, trên cạn, trên không, vùng cực, 
-Hs liên hệ các môi trường sống của ĐV. VD.
-Hs lấy VD chứng minh và liên hệ.
+Theo vùng khí hậu:
Nhiệt đới: thú rừng, thú nuôi
Xích đạo: bò sát, bọ cạp
Ôn đới: cáo, thỏ, hổ
Vùng cực: gấu trắng, chim cánh cụt, hải cẩu
-Hs hoạt động nhóm, thảo luận, trả lời. 
Liên hệ bản thân: Bảo vệ ĐV và môi trường sống.....
-ĐV thích nghi cao với mọi điều kiện sống nên phân bố ở khắp các môi trường sống.
Ghi nhớ kiến thức.
K3, X6, K4, X8, K2
Nội dung 2: Phân biệt động vật với thức vật. đặc điểm chung của động vật
*Hđ1: Phân biệt Thực vật với Động vật.
PP: Thảo luận nhóm, tái hiện kiến thức, thu thập thông tin.
-Gv phát PHT (bảng 1) cho các nhóm.
-Yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành bảng 1, trả lời câu hỏi mục I tr9, 10 SGK. 
Kết luận: + Giống nhau: Cơ thể sống có cấu tạo từ tế bào, lớn lên và sinh sản.
+ Khác nhau: Di chuyển, dinh dưỡng,hệ thần kinh, giác quan, thành tế bào.
-HS trao đổi hoàn thành phiếu học tập và trả lời.
Ghi nhớ kiến thức.
X5, X8, X3
*Hđ2: Tìm hiểu đặc điểm chung của ĐV.
PP: Tái hiện kiến thức, thu thập thông tin.
-Yêu cầu HS thực hiện lệnh s mục II Sgk.
Kết luận: Động vật có đặc điểm chung là : 
+ có khả năng di chuyển, 
+ có hệ thần kinh và giác quan
+ chủ yếu dị dưỡng.
Cá nhân HS thực hiện lệnh s mục II Sgk.
Ghi nhớ kiến thức.
K3
X5
*Hđ3: Sơ lược phân chia giới động vật.
PP: Tái hiện kiến thức, thu thập thông tin.
-GV giới thiệu: giới ĐV được chia thành 20 ngành, thể hiện ở H2.2. Chương trình Sinh học 7 chỉ học 8 ngành cơ bản.
KẾT LUẬN: 
+Nhóm ĐVKXS gồm các ngành: 
 -Ngành ĐVNS: trùng roi, trùng kiết lị, trùng biến hình,...
-Ngành Ruột khoang: sứa, hải quỳ, san hô...
-Các ngành giun: giun dẹp (sán lá gan), giun tròn (giun đũa), giun đốt (giun đất).
-Ngành Thân mềm: trai sông 
 -Ngành Chân khớp: tôm sông 
+Nhóm ĐVCXS gồm ngành ĐVCXS với các lớp: Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim , Thú.
Hs ghi nhớ kiến thức
N1
X5
*Hđ4:Tìm hiểu vai trò của động vật.
PP: Tái hiện kiến thức, thu thập thông tin.
-Yêu cầu HS đọc thông tin £, hoàn thành bảng 2.
-GV treo bảng phụ bảng 2 và gọi 4 HS lên làm.
? ĐV có vai trò gì đối với đời sống con người?
Kết luận: 
-Cung cấp nguyên liệu cho con người: thực phẩm, da, lông, 
- thí nghiệm: chuột bạch, thỏ, ếch 
-Hỗ trợ người trong lao động (trâu, bò,ngựa, lạc đà ), giải trí (khỉ, hổ, cá heo ), thể thao (ngựa, gà chọi, chó ), bảo vệ an ninh (Chó, ), 
+Tác hại: Là ĐV trung gian truyền bệnh cho người (ruồi, muỗi, )
-HS hoạt động nhóm, thảo luận và trả lời.
-4 HS lên làm.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
Ghi nhớ kiến thức.
X8, C6, X5
IV/ CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH:
Nội dung
Nhận biết
(mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu
(mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng thấp
(mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cao
(mô tả yêu cầu cần đạt)
Thế giới động vật đa dạng và phong phú.
Thế giới ĐV đa dạng và phong phú như thế nào? K1
Kể tên 1 số ĐV có số lượng cá thể nhiều? K2
Tìm lý do khiến thế giới ĐV đa dạng và phong phú? Lấy một số ví dụ cụ thể để chứng minh. K1
Chúng ta phải làm gì để góp phần giữ cho giới ĐV luôn đa dạng, phong phú? N1
Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật.
Trình bày những đặc điểm chung của động vật? K3
Động vật giống và khác với thực vật ở những điểm nào? K3
-Ý nghĩa của động vật đối với đời sống con người? cho VD? C6
-Cho một số sinh vật sau: Chim tu hú; san hô; dừa; bọ dừa; ong; bướm; ngô; cây nắp ấm. Chỉ ra đâu là ĐV? Dấu hiệu nhận biết ĐV? N1
- Sắp xếp các ĐV sau vào các lớp thuộc ngành ĐVCXS: cá chép, cá voi, cá ngựa, ếch đồng, ễnh ương, cóc, cá cóc Tam Đảo, cá sấu, thằn lằn, rắn hổ mang, bồ câu, chim sẻ, chuột, mèo, hổ, trâu, bò, công, vẹt, gà. N1
1/ Đặc điểm nào sau đây là giống nhau giữa động vật và thực vật?
a. Cơ thể sống có cấu tạo từ tế bào. (x) b. Có khả năng dị dưỡng
c. Có khả năng di chuyển d. Có hệ thần kinh và giác quan.
2/ Động vật khác thực vật ở đặc điểm nào sau đây:
a. Có cấu tạo từ tế bào. 
b. Có thành xenlulozo ở tế bào.
c. Có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan. (x)
d. Tự tổng hợp chất hữu cơ nuôi cơ thể.
3/ Sắp xếp các ĐV sau vào các lớp thuộc ngành ĐVCXS: cá chép, cá voi, cá ngựa, ếch đồng, ễnh ương, cóc, cá cóc Tam Đảo, cá sấu, thằn lằn, rắn hổ mang, bồ câu, chim sẻ, chuột, mèo, hổ, trâu, bò, công, vẹt, gà. 
Lớp cá: .
Lớp lưỡng cư: .
Lớp bò sát: ..
Lớp chim: 
Lớp thú: 
4/ Thế giới ĐV đa dạng và phong phú như thế nào? Kể tên 1 số ĐV có số lượng cá thể nhiều? 
5/ Lý do khiến thế giới ĐV đa dạng và phong phú? Lấy ví dụ chứng minh. 
6/ Chúng ta phải làm gì để góp phần giữ cho giới ĐV luôn đa dạng, phong phú? 
7/ Trình bày những đặc điểm chung của động vật? 
8/ Cho một số sinh vật sau: Chim tu hú; san hô; dừa; bọ dừa; ong; bướm; ngô; cây nắp ấm. Chỉ ra đâu là ĐV? Dấu hiệu nhận biết ĐV?
9/ Ý nghĩa của động vật đối với đời sống con người? cho VD? 
Các mặt lợi, hại của động vật
Tên động vật đại diện
- .
 ..
- 
 .
5. Dặn dò: 
 +Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài. 
 +Chuẩn bị bài 3: Mỗi nhóm chuẩn bị: 1 lọ nước lấy váng từ ao hồ, 1 lọ nước lấy váng từ cống rãnh.
*Rút kinh nghiệm:
---------------------------------- › 0 œ ----------------------------------
GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
Ngày soạn : 27/ 9/2020 Tuần: 4-5
Ngày dạy : Từ ngày 28/9đến ngày 5/10/20 Tiết: từ tiết 8 đến tiết 10
Tên chủ đề: NGÀNH RUỘT KHOANG
Số tiết: 03 tiết
(Gồm các bài: 8,9,10)
I.MỤC TIÊU(chung cho cả chủ đề)
1. Kiến thức
-Trình bày được khái niệm về ngành ruột khoang.
-Mô tả được hình dạng, cấu tạo và đặc điểm sinh lí của 1 đại diện trong ngành ruột khoang (thủy tức nước ngọt). 
-HS mô tả được tính đa dạng về loài và phong phú của Ruột khoang (về số lượng loài, hình thái cấu tạo, hoạt động sống và môi trường sống) 
--HS nêu được những đặc điểm chung của ngành ruột khoang (đối xứng tỏa tròn, thành cơ thể 2 lớp, ruột dạng túi).
-HS nêu được vai trò của ngành ruột khoang đối với con người và sinh giới.
2.Kĩ năng:
-Kĩ năng quan sát, phân tích tổng hợp. Kỹ năng hoạt động nhóm.
--Kĩ năng quan sát hình 1 số đại diện của ngành Ruột khoang
3.Thái độ: - Nghiêm túc, tỉ mỉ, cẩn thận.
-Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên
- Giáo dục học sinh ý thức học tập, giữ vệ sinh môi trường và cá nhân.
4. Xác định trọng tâm bài: 
-Mô tả được hình dạng, cấu tạo và hoạt động của một số loài ruột khoang.điển hình (có hình vẽ)
-Trình bày tính đa dạng về hình thái, cấu tạo, hoạt động và đa dạng về môi trường sống của ruột khoang.. 
-Nêu được vai trò của ruột khoang. với đời sống con người và vai trò của ruột khoang đối với thiên nhiên.
II/. CHUẨN BỊ:
1.Chuẩn bị của GV: 
1. Giaó viên: Tranh phóng to H 8.1, 8.2. Hình 9.1, 9.2, 9.3, 10.1 SGK.
- Tư liệu về trùng gây bệnh ở người và động vật.
2.Chuẩn bị của HS: Kẻ bảng một số tế bào thành cơ thể thủy tức
Đọc trước bài và sưu tầm tranh ảnh về sứa, san hô, hải quỳ.
- HS kẻ phiếu học tập bảng 1 trang 37 vào vở.
3.Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá: 
Nội dung chủ đề
Nhận biết 
MĐ1
Thông hiểu 
MĐ2
Vận dụng thấp MĐ3
Vận dụng cao MĐ4
Thủy tức
Đặc điểm cấu tạo của thủy tức
So sánh các hình thức sinh sản
Đa dạng của ngành Ruột khoang
Cấu tạo của sứa thích nghi với đời sống bơi lội tự do trong nước.
Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang
-Đặc điểm chung của ngành Ruột khoang.
-Vai trò của ngành Ruột khoang
BỘ CÂU HỎI- BÀI TẬP CỦA CHỦ ĐỀ 
1/ Câu hỏi nhận biết:
Câu 1. Nêu đặc điểm cấu tạo của thủy tức thích nghi với lối sống di chuyển tự do như thế nào ?
Câu 2. Đánh dấu (x) vào câu trả lời đúng về đặc điểm của thủy tức.
 a- Cơ thể thủy tức có đối xứng 2 bên. e- Thành cơ thể có 3 lớp: ngoài-giữa-trong.
 b- Cơ thể thủy tức có đối xứng tỏa tròn. f- Cơ thể đã có lỗ miệng, lỗ hậu môn.
 c- Bơi rất nhanh trong nước. g- Tổ chức cơ thể chưa chặt chẽ. 	
 d- Thành cơ thể có 2 lớp :ngoài-trong. h- Có miệng là nơi lấy thức ăn và thải bã ra ngoài 
 i- sống bám vào các vật ở nước nhờ đế bám. Đáp án: b d g h i
2/ Câu hỏi thông hiểu:
Câu 1.Đặc điểm cấu tạo của thủy tức 
Câu 2. Cấu tạo của sứa thích nghi với đời sống bơi lội tự do trong nước.
3/ Câu hỏi vận dụng thấp:
Câu 1.Đặc điểm chung của ngành Ruột khoang.
4/ Câu hỏi vận dụng cao:
Câu 1.Vai trò của ngành Ruột khoang.
Câu 2. So sánh các hình thức sinh sản
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 - Phương pháp: dạy học nhóm, trực quan – tìm tòi, thực hành, thuyết trình- nêu và giải quyết vấn đề....
 - Kĩ thuật: động não, học tập hợp tác, lắng nghe, kỹ thuật đặt câu hỏi...
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC:
 1. Năng lực chung: Năng lực tự học, tư duy, giải quyết vấn đề, quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, trình bày ý kiến, sử dụng CNTT và truyền thông.
 2. Năng lực chuyên biệt: Năng lực kiến thức sinh học, trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức sinh học, sử dụng kiến thức sinh học để thực hiện nhiệm vụ học tập, vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống.
V/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Tuần : 4 Ngày soạn : 29/9/20
Tiết : 8 Ngày dạy : 1/10/20
 Tiết 1- CHƯƠNG 2: NGÀNH RUỘT KHOANG
BÀI 8: THỦY TỨC
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
A.KTBC:	Đặc điểm chung và vai trò của ngành ĐVNS?
B.Khởi động:Đa số Ruột khoang sống ở biển. Thủy tức là 1 trong rất ít đại diện sống ở nước ngọt, có cấu tạo đặc trưng cho Ruột khoang.
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu hình dạng và di chuyển của thuỷ tức 
*Mục tiêu: HS nêu được hình dạng và cách di chuyển của thủy tức.
*Năng lực hình thành: Năng lực tự học, kiến thức sinh học, giao tiếp, hợp tác.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-GV yêu cầu HS quan sát hình 8.1; 8.2 SGK
 ? Hình dạng cấu tạo ngoài của thuỷ tức?
 ?Mô tả cách di chuyển của thuỷ tức?Vai trò đế bám?
GV: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Gv giảng thêm, kết luận.
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập
-Hs quan sát.Trả lời, nhận xét.
HS: Báo cáo kết quả, thảo luận
-Đế bám: bám vào giá thể (cây thủy sinh: rong đuôi chó, tóc tiên, bèo tấm )
Hs: Theo dõi.
	Tiểu kết: 
-Hình dạng: hình trụ dài
-Cấu tạo ngoài: + Phần dưới là đế, phần trên là lỗ miệng
	 + Cơ thể đối xứng tỏa tròn.
-Di chuyển: sâu đo, lộn đầu, bơi.
HOẠT ĐỘNG 2: Cấu tạo trong của thuỷ tức 
*Mục tiêu: HS nhận biết được 1 số tế bào của thủy tức.
*Năng lực hình thành: Năng lực tư duy, sử dụng thuật ngữ sinh học, giao tiếp, hợp tác.
GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-GV cho HS qs hình cấu tạo trong thuỷ tức, tìm hiểu thông tin. Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành bảng SGK
 GV: Theo dõi hướng dẫn , giúp đỡ học sinh
? Vị trí của từng loại TB?
-GV ghi kết quả lên bảng, thông báo đáp án đúng:
1. TB gai 2. Tb thần kinh 3. Tb sinh sản 
4. Tb mô cơ tiêu hóa 5. Tb mô bì cơ 
 ? Tb gai có vai trò gì trong quá trình bắt mồi?
GV: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Gv nói: chất dịch tấn công con mồi g vỡ ra g tê liệt con mồi tạo MT không trong sáng để con vật không phát hiện ra nó.
-GV giảng giải thêm: lớp trong còn có TB tuyến xen kẽ giữa các TB mô bì cơ tiêu hóa g tiết dịch tiêu hóa ngoại bào(chất dịch ngoài thân mình dùng tiêu hóa thức ăn) g kiểu tiến hóa của ĐV đa bào.
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập
-HS: Quan sát, tìm hiểu thông tin.
-Thảo luận, trình bày, các nhóm bổ sung
-HS: Theo dõi
HS: Báo cáo kết quả, thảo luận
-Hs :tấn công con mồi và tự vệ.
-Hs biết thêm kiểu tiêu hóa ngoại bào.
-HS: Kết luận.
Tiểu kết: II. Cấu tạo trong
- Thành cơ thể có hai lớp:
 + Lớp ngoài gồm:TB gai, TBTK, TB mô bì cơ, TB sinh sản 
 + Lớp trong có TB mô cơ tiêu hoá.
 + Giữa hai lớp tầng keo mỏng.
- Lỗ miệng thông với khoang tiêu hoá ở giữa (gọi là ruột túi).
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về dd và sinh sản của thủy tức. 
*Mục tiêu: HS nêu được cách bắt mồi và hình thức ss của thủy tức.
*Năng lực hình thành: Năng lực tư duy, sử dụng thuật ngữ sinh học, giao tiếp, hợp tác.
GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-Gv cho HS qs hình 8.1, tìm hiểu thông tin, hoàn thành lệnh SGK.
GV: Theo dõi hướng dẫn , giúp đỡ học sinh
-Gv nhận xét.
 ? Hình thức dinh dưỡng của thuỷ tức?
 ? Sự trao đổi khí diễn ra ntn?
-Gv giảng giải, kết luận.
-Gv cho HS tìm hiểu thông tin mục IV.
 ? Thuỷ tức có những cách sinh sản nào
-GV nói: khả năng tái sinh cao là do thủy tức có TB chưa chuyên hóa.
?Tại sao thủy tức là ĐV đa bào bậc thấp?
GV: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập
-HS quan sát. Hoàn thành lệnh, trình bày.
+Đưa mồi vào miệng bằng tua
+Tb mô cơ tiêu hóa mồi.
+Lỗ miệng thải bã.
HS: Theo dõi, trả lời, nhận xét, bổ sung.
-Hs tìm hiểu. Trả lời, nhận xét.
-HS theo dõi, kết luận. 
HS: Báo cáo kết quả, thảo luận
-Hs: cơ thể có đối xứng tỏa tròn còn thiếu 1 số hệ cơ quan chuyên hóa (tuần hoàn, bài tiết, hô hấp) hoặc 1 số hệ cơ quan mới xuất hiện còn đơn giản (mạng TK, TB mô bì cơ)
Tiểu kết: 
III. Dinh dưỡng:
 - Thuỷ tức bắt mồi bằng tua miệng. Quá trình tiêu hoá được thực hiện ở khoang tiêu hoá nhờ TB mô cơ tiêu hoá, chất bã thải ra ngoài qua lỗ miệng.
 - Sự trao đổi khí thực hiện qua thành cơ thể.
IV. Sinh sản:
- Vô tính bằng mọc chồi và tái sinh (1 phần cơ thể tạo nên 1 cơ thể mới).
 - Hữu tính bằng cách hình thành TB sinh dục đực và TB sinh dục cái.
D.Củng cố: GV cho HS đọc ghi nhớ cuối bài
Đánh dấu (x) vào câu trả lời đúng về đặc điểm của thủy tức.
 a- Cơ thể thủy tức có đối xứng 2 bên. e- Thành cơ thể có 3 lớp: ngoài-giữa-trong.
 b- Cơ thể thủy tức có đối xứng tỏa tròn. f- Cơ thể đã có lỗ miệng, lỗ hậu môn.
 c- Bơi rất nhanh trong nước. g- Tổ chức cơ thể chưa chặt chẽ. 	
 d- Thành cơ thể có 2 lớp :ngoài-trong. h- Có miệng là nơi lấy thức ăn và thải bã ra ngoài 
 i- sống bám vào các vật ở nước nhờ đế bám. Đáp án: b d g h i
E. Dặn dò: Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK. Đọc mục “ Em có biết ?” 
*Rút kinh nghiệm:
--------------------------------- › 0 œ ---------------------------------
Tuần : 5 Ngày soạn : 5/10/20
Tiết : 9 Ngày dạy : 5/10/20
Tiết 2-BÀI 9: ĐA DẠNG CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG
. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
A.Kiểm tra bài cũ : 
Hình dạng, cấu tạo ngoài của thuỷ tức?
Cách sinh sản và hình thức dinh dưỡng của thuỷ tức?
B.Khởi động: Biển mới chính là cái nôi của ngành Ruột khoang, với khoảng 10.000 loài, Ruột khoang phân bố ở hầu hết các vùng biển thế giới. Các đại diện thường gặp là: sứa, hải quỳ và san hô.
C.Hình thành kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu đặc điểm của sứa. 
1.Mục tiêu: Hs biết được hình dạng, cấu tạo và cách di chuyển của sứa.
2.năng lực hình thành: Năng lực tư duy, sử dụng thuật ngữ sinh học, giao tiếp, hợp tác.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-GV: yêu cầu HS đọc thông tin SGK quan sát hình 9.1, thảo luận nhóm hoàn thành bảng 1 tr33.
GV: Theo dõi hướng dẫn , giúp đỡ học sinh 
-GV: đưa đáp án.
 ? Nêu đặc điểm cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống di chuyển tự do như thế nào ?
(GV gợi ý : tìm hiểu về đặc điểm hình dạng, cấu tạo, di chuyển, lối sống của sứa.)
-GV nhận xét, bổ sung.
GV: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập
-HS: đọc thông tin SGK, kết hợp hình 9.1 .Các nhóm thảo luận hoàn thành bảng 1 
-Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 HS: Báo cáo kết quả, thảo luận
- HS: trả lời (so sánh đặc điểm của sứa với thủy tức, sau đó tìm hiểu đặc điểm của sứa thích nghi với lối sống di chuyển tự do).
Tiểu kết: 1/ SỨA.
 -Cấu tạo: 
+Cơ thể sứa hình dù đối xứng tỏa tròn
+Miệng ở dưới, xung quanh có tua miệng (bắt mồi), tự vệ bằng tế bào gai.
+Tầng keo dày, khoang tiêu hóa hẹp
-Lối sống: cá thể
-Di chuyển bằng cách co bóp dù. 
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu đặc điểm của Hải quỳ. 
1.Mục tiêu: Hs biết được hình dạng, cấu tạo, lối sống của hải quỳ.
2.Năng lực hình thành: Năng lực tư duy, sử dụng thuật ngữ sinh học.
GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-GV: yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK, quan sát hình 9.2 trả lời câu hỏi :
GV: Theo dõi hướng dẫn , giúp đỡ học sinh
 +Hải quỳ có hình dạng như thế nào?
 +Nêu đặc điểm cấu tạo của hải quỳ, cách di chuyển?
 + Sống cộng sinh có lợi gì? 
GV: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập
-HS: đọc thông tin SGK, quan sát hình 9.2 trả lời câu hỏi :
-HS: trả lời, bổ sung.
HS: Báo cáo kết quả, thảo luận
-Hs nêu được: Tôm kí cư dựa vào hải quỳ để tự vệ, còn hải quỳ dựa vào tôm kí cư để di chuyển.
Tiểu kết: 2/ Hải quỳ: Cơ thể hình trụ to, ngắn (2-5cm): 
-Có lỗ miệng ở trên, xung quanh có nhiều vành tua trên đó tập trung nhiều TB gai.
-Tầng keo dày.
-Xuất hiện vách ngăn ở khoang tiêu hóa.
- Không di chuyển, có đế bám (sống cộng sinh với tôm ở nhờ). 
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu đặc điểm của San hô. 
1.Mục tiêu: Hs biết được hình dạng, cấu tạo và sinh sản của san hô.
2.Năng lực hình thành: Năng lực tư duy, sử dụng thuật ngữ sinh học.
GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-GV giới thiệu H9.3 SGK
? San hô giống và khác với hải quỳ ở điểm nào?
?Trình bày hình dạng, cấu tạo của san hô?
 -GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng 2 (so sánh san hô với sứa).
GV: Theo dõi hướng dẫn , giúp đỡ học sinh
-GV: nhận xét, sửa chữa.
-Gv giới thiệu cách hình thành đảo san hô ở biển.
? San hô có tác dụng gì đối với con người?
GV: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập
-HS quan sát H9.3 SGK ghi nhớ chú thích
-Hs đọc thông tin SGK, trả lời.
 -Hs trao đổi nhóm hoàn thiện bảng.
-Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS: Báo cáo kết quả, thảo luận
-HS chăm chú nghe.
-HS liên hệ thực tế: nung vôi, lọc nước, đánh bóng kim loại, trang trí, làm đồ trang sức, là vật chỉ thị địa tầng .
Tiểu kết: 3/ San hô: 
-Hình trụ
-Cấu tạo: 
 +Miệng ở trên có tua miệng. 
 +Không di chuyển, có đế bám.
 +Sống tập đoàn hình thành khung xương đá vôi (nâng đỡ) tạo thành hình khối hoặc cành cây.
 +Có khoang ruột liên thông với nhau.
-Sinh sản : mọc chồi
*Kết luận chung: Hs đọc ghi nhớ SGK
D. Củng cố: Gv tóm tắt nội dung chính của bài.
Câu 1. Nêu đặc điểm cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống di chuyển tự do như thế nào ?
Câu 2. Sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi của san hô giống và khác với thủy tức ở điểm nào?
E. Dặn dò: 
-Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
-Đọc mục “ Em có biết ?”
-Chuẩn bị bài mới, kẻ bảng tr37 vào vở . *Rút kinh nghiệm:
--------------------------------- › 0 œ ----------------------------------
Tuần : 5 Ngày soạn : 6/10/20
Tiết : 10 Ngày dạy : 7/10/20
Tiết 3-BÀI 10. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA
 NGÀNH RUỘT KHOANG
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
-HS nêu được những đặc điểm chung của ngành ruột khoang (đối xứng tỏa tròn, thành cơ thể 2 lớp, ruột dạng túi).
-HS nêu được vai trò của ngành ruột khoang đối với con người và sinh giới.
 2.Kĩ năng: Rèn cho học sinh: 
-Kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp.
-Kĩ năng hoạt động nhóm.
3.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật quý có giá trị.
4.Trọng tâm:Đặc điểm chung của ngành Ruột khoang
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Hình 10.1 SGK/ 37. HS: sưu tầm một vài tranh ảnh về san hô.
III.PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
-Phương pháp: Trực quan, tìm tòi, vấn đáp
-Kĩ thuật: Hoạt động nhóm
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 
*Năng lực chung: Năng lực tự học, tư duy, phát hiện và giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác, sử dụng thuật ngữ sinh học
 *Năng lực riêng: Năng lực kiến thức sinh học, năng lực nghiên cứu khoa học 
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
A.Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi 1, 2 SGK
B.Khởi động: Dù rất đa dạng về cấu tạo, lối sống và kích thước nhưng các loài Ruột khoang đều có chung những đặc điểm như thế nào khiến khoa học vẫn xếp chúng vào cùng 1 ngành Ruột khoang
C.Hình thành kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của ngành ruột khoang. 
1.Mục tiêu: Nêu được những đặc điểm chung của ngành ruột khoang.
2.Năng lực hình thành: Năng lực tư duy, giao tiếp, hợp tác, sử dụng thuật ngữ sinh học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-GV yêu cầu HS quan sát hình 10.1 tr.37 SGK 
 ?Trình bày cấu tạo cơ thể đại diện Ruột khoang?
-HS thảo luận nhóm, hoàn thành bảng SGK tr 37 GV: Theo dõi hướng dẫn , giúp đỡ học sinh
-GV kẻ bảng gọi đại diện nhóm lên làm.
-GV nhận xét và hoàn thiện bảng.
-GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận về đặc điểm chung của ngành ruột khoang
GV: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập
-HS quan sát hình vẽ SGK
-Hs nhớ lại kiến thức. Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến để hoàn thành bảng. 
- Đại diện các nhóm lần lượt lên làm, hs nhóm khác theo dõi, bổ sung.
HS: Báo cáo kết quả, thảo luận
-HS dựa vào bảng đã hoàn thành -> rút ra kết luận.
Bảng: Đặc điểm chung của 1 số đại diện Ruột khoang
STT
 Đại diện
Đặc điểm
Thủy tức
Sứa
San hô
1
2
3
4
Kiểu đối xứng
Cách di chuyển
Cách dinh dưỡng
Sống đơn độc hay tập đoàn.
Tỏa tròn
Sâu đo, lộn đầu
Dị dưỡng
Đơn độc
Tỏa tròn
Co bóp dù
Dị dưỡng
Đơn độc
Tỏa tròn
Không 
Dị dưỡng
Tập đoàn
Tiểu kết: 1/ Đặc điểm chung của ngành ruột khoang. 
 -Cơ thể có đối xứng tỏa tròn. 
 -Ruột dạng túi.
 -Thành cơ thể có 2 lớp tế bào.
 -Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai
-Dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng.
HOẠT ĐỘNG 2 :Tìm hiểu vai trò của ngành ruột khoang. 
1.Mục tiêu: nêu được lợi ích và tác hại của ngành ruột khoang.
2. Năng lực hình thành: Năng lực tư duy, giao tiếp, hợp tác, sử dụng thuật ngữ sinh học.
GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
 +Ruột khoang có vai trò như thế nào trong tự nhiên và trong đời sống ?
 +Nêu rõ tác hại của ruột khoang ?
GV: Theo dõi hướng dẫn , giúp đỡ học sinh
-GV tổng kết những ý kiến của HS g GV bổ sung thêm.
-GV yêu cầu HS rút ra kết luận về vai trò của ruột khoang.
 Bổ sung thêm tình hình các rặng san hô hiện nay.
GV: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập
-HS đọc thông tin SGK tr.38 kết hợp với tranh ảnh sưu tầm g ghi nhớ kiến thức. Thảo luận nhóm thống nhất đáp án:
 +Lợi ích: tạo cảnh đẹp thiên nhiê dưới đáy biển , làm htức ăn, làm vật trang trí 
 +Tác hại: gây đắm tàu, gây độc, gây ngứa 
-Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS: Báo cáo kết quả, thảo luận
-HS tự rút ra kết luận.
Tiểu kết: 2/ Vai trò: 
 a. Có ích: 
 -Trong tự nhiên: Tạo vẻ đẹp thiên nhiên, có ý nghĩa sinh thái đối với biển.
 -Đời sống con người: nguồn cung cấp thức ăn (sứa), làm đồ trang trí, trang sức (san hô), cung cấp nguyên liệu cho xây dựng: vôi (san hô), nghiên cứu địa chất (hóa thạch san hô), .
 b. Có hại : Một số loài gây độc, gây ngứa cho người. San hô tạo đá ngầm gây cản trở giao thông đường biển.
D.Củng cố: -HS đọc ghi nhớ SGK
Câu 1. Ngành Ruột khoang có đặc điểm chung như thế nào?
Câu 2. Trình bày lợi ích và tác hại của các đại diện ngành Ruột khoang 
E.Dặn dò: -Học bài, làm bài tập SGK
-Đọc mục “ Em có biết ?”. Chuẩn bị bài mới, tìm hiểu về bệnh sán lá gan.
*Rút kinh nghiệm:
GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
Ngày soạn : 12/10/2020 Tuần: 6
Ngày dạy : Từ ngày 12/10 ngày 16/10/20 Tiết: từ tiết 11 đến tiết 12
CÁC NGÀNH GIUN
Tên chủ đề: NGÀNH GIUN DẸP
Số tiết: 02 tiết
(Gồm các bài: 11,12)
I.MỤC TIÊU(chung cho cả chủ đề)
1. Kiến thức
-HS nêu được đặc điểm chung của các ngành Giun. Nêu rõ được các đặc điểm đặc trưng của mỗi ngành. 
-Nêu được đặc điểm chính của ngành giun dẹp (kiểu đối xứng, hình dạng cơ thể).
-Mô tả được hình thái cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của 1 đại diện trong ngành Giun dẹp 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_theo_chu_de_mon_sinh_hoc_7_chu_de_gioi_thieu_ve.doc