Giáo án dạy theo chủ đề môn Sinh học Lớp 7

Giáo án dạy theo chủ đề môn Sinh học Lớp 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- HS trình bày lại đặc điểm chung các ngành đã học

- So sánh cấu tạo một số đại diện các ngành đã học

- Giải thích , liên hệ các hiện tượng thức tế có liên quan đến các đại diện ngành động vật không xương sống.

2. Kĩ năng

- Học sinh có khả năng trình bày các kiến thức một cách logic

- HS có khả năng vẽ cấu tạo cơ thể các đại diện: giun đất, trai sông, nhện, châu chấu.

3. Thái độ

- Giáo dục cho HS ý thức nghiêm túc trong giờ học

II. Phương tiện

1. Chuẩn bị của GV:

- Giáo án

- Đề phô tô bài tập

2. Chuẩn bị của HS

- Ôn lại kiến thức ngành giun đốt, thân mềm, chân khớp.

III. Nội dung

Câu 1:Đánh dấu vào câu đúng nhất trong các câu sau:

Sự đa dạng phong phú ở động vật thể hiện ở những điểm nào?

a. Đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể.

b. Đa dạng về phương thức sống và môi trường sống.

c. Đa dạng về cấu trúc cơ thể.

d. Cả a và b đúng.

 ĐÁP ÁN: d

Câu 2: Đặc điểm khác nhau giữa động vật và thực vật là gì?

 

doc 157 trang sontrang 6660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy theo chủ đề môn Sinh học Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 2: NGÀNH GIUN ĐỐT –
NGÀNH THÂN MỀM - NGÀNH CHÂN KHỚP
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Trình bày được hình dạng ngoài, cấu tạo trong , cách dinh dưỡng, cách sinh sản của các đại diện ngành giun đốt, thân mềm, chân khớp thích nghi với môi trường sống
- Nêu các đặc điểm chung các ngành giun đốt, thân mềm, chân khớp
- Giải thích các hiện tượng thực tế có liên quan đến các đại diện của các ngành giun đốt, thân mềm, chân khớp.
2. Kĩ năng
- Học sinh có khả năng trình bày các kiến thức một cách logic
- HS có khả năng vẽ cấu tạo cơ thể các đại diện: giun đất, trai sông, nhện, châu chấu.
3. Thái độ
- Giáo dục cho HS ý thức nghiêm túc trong giờ học
II. Phương tiện
1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án
- Đề phô tô bài tập
2. Chuẩn bị của HS
- Ôn lại kiến thức ngành giun đốt, thân mềm, chân khớp.
III. Nội dung
1. Ngành giun đốt
Câu 1: Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống trong đất :
-Cơ thể gồm nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ kết hợp với các 
phần cơ thể phình duỗi xen kẽ giúp giun đốt di chuyển được
-Trong lớp mô bì có tế bào tiết ra chất nhầy làm da luôn trơn giúp giun 
dễ di chuyển và hô hấp qua da
-Vòi miệng vươn ra như mũi dùi thích hợp cho việc đào xới đất
* Vì sao mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất ?
- Khi mưa nhiều đất ngâp nước làm giảm lượng khí oxy ở trong đất, 
nên giun đất chui lên mặt đất để hô hấp
* Lợi ích của giun đất đối với đất trồng
- Làm cho đất tơi xốp hơn, không khí hoà tan trong đất nhiều hơn 
giúp rễ cây nhận được ôxy nhiều hơn
- Phân giun đất làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn cho đất
* Nêu cấu tạo trong của giun đất:
- Giun đốt có cơ quan tiêu hoá phân hoá, hô hấp qua da, có hệ tuần hoàn 
kín và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. Giun đất lưỡng tính, khi sinh sản chúng 
ghép đôi. Trứng được thụ tinh phát triển trong kén để thành giun non
* Giun đất di chuyển như thế nào?
- Giun chuẩn bị bò
-Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi
- Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước
- Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi
Câu 2: Đặc điểm chung của ngành giun đốt 
- Cơ thể phân đốt, có thể xoang 
- Ống tiêu hoá phân hoá
- Có xuất hiện hệ tuần hoàn
- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể
- Hô hấp qua da hay mang
Câu 3 : Nêu tên các đại diện ngành giun đốt và vai trò của chúng
- Làm thức ăn cho con người: rươi
- Làm thức ăn cho động vật khác: giun đất, giun đỏ , rưoi
- Làm thức ăn cho cá: giun đất, giun đỏ
- Có hại cho người và người: đỉa, sâu đất
Câu 4: Để nhận biết các đại diện thuộc ngành giun đốt ta dựa vào đặc điểm 
nào?
- Dựa vào hình dạng ngoài: đa số phân đốt
- Dựa vào cơ quan di chuyển và hình thức di chuyển
- Đặc điểm lối sống, môi trường sống
- Đặc điểm sinh sản
2. Ngành thân mềm
Câu 5: Trai tự vệ bằng cách nào ? Cấu tạo nào của Trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả ?
- Trai tự vệ bằng cách co chân, khép vỏ. Nhờ vỏ cứng rắn và hai cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể bửa vỏ ra để ăn được phần mềm của cơ thể chúng.
Câu 6: Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao ? 
- Nhiều ao thả cá không thả trai mà tự nhiên có, vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Khi mưa, cá vượt bờ mang theo ấu trùng trai vào ao.
Câu 7:Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiển của ngành thân mềm ?
+ Đặc điểm chung:
- Thân mềm, không phân đốt.
- Có vỏ đá vôi, có khoang áo phát triển.
- Hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển phát triển.
- Riêng mực, bạch tuộc thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.
+ Vai trò:
- Làm thực phẩm cho người, nguyên liệu xuất khẩu
- Làm thức ăn cho động vật khác, làm sạch môi trường nước.
- Làm đồ trang sức, trang trí.
Câu 8: Em thường gặp ốc sên ở đâu ? khi bò ốc sên để lại dấu vết trên lá như thế nào ? 
- Ốc sên thường gặp ở trên cạn, nơi có nhiều cây cối rậm rạp, ẩm ướt. Đôi khi, ốc sên phân bố trên độ cao tới trên 1000m so với mặt biển. Khi bò, ốc sên tiết ra chất nhờn nhằm giảm ma sát và để laih vết đó ở trên lá cây.
Câu 9: Mực phun chất lỏng có màu đen để săn mồi hay tự vệ ? Hỏa mù mực che mắt động vật khác nhưng bản thân mực có thể nhìn rõ để chốn chạy không ? 
- Tuyến mực phun ra mực để tự vệ là chính. Hỏa mù của mực làm tối đen cả một vùng nước, tạm thời che mắt kẻ thù, giúp cho mực đủ thời gian chạy trốn. Mắt mực có số lượng tế bào thị giác rất lớn có thể vẫn nhìn rõ được phương hướng để trốn chạy an toàn.
3. Ngành chân khớp
Câu 10: Nêu cấu tạo ngoài và di chuyển của châu chấu: 
- Cơ thể gồm 3 phần:
+ Đầu: Râu, mắt kép, cơ quan miệng.
+ Ngực: 3 đôi chân. 2 đôi cánh
+ Bụng: nhiều đốt mỗi đốt có một đôi lỗ thở
- Di chuyển: Bò, bay, nhảy.
Câu 11: Cấu tạo trong của châu chấu:
- Hệ tiêu hoá: có ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày và nhiều ống 
bài tiết lọc chất thải đỗ vào ruột sau để theo phân ra ngoài
- Hệ hô hấp: có hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ thở ở hai 
bên thành bụng
- Hệ tuần hoàn: tim hình ống gồm nhiều ngăn ở mặt lưng, hệ 
mạch hở
- Hệ thần kinh: dạng chuỗi hạch, có hạch não phát triển
Câu 12: Đặc điểm chung của lớp sâu bọ:
- Cơ thể có 3 phần: Đầu, ngực, bụng
- Phần đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
- Hô hấp bằng ống khí
- Phát triển qua biến thái
Câu 13: Vai trò thực tiễn của sâu bọ
- Ích lợi:làm thuốc chữa bệnh, làm thực phẩm, thụ phấn cho cây 
trồng, diệt sâu hại khác
-Tác hại:động vật trung gian gây bệnh, gây hại cho cây trồng
Câu 14: Đặc điểm của ngành chân khớp
- Có vỏ kitin che chở bên ngoài và làm chỗ bám cho cơ
- Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau
- Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác
Câu 15: Vai trò thự tiễn của ngành chân khớp:
* Lợi ích: Cung cấp thực phẩm cho con người, là thức ăn của 
động vật khác, làm nguồn thuốc chữa bệnh, thụ phấn cho cây trồng, làm 
sạch môi trường 
* Tác hại: Làm hại cây trồng, làm hại cho nông nghiệp, hại 
đồ gỗ tàu thuyền , là vật trung gian truyền bệnh
CHỦ ĐỀ 3: ÔN TẬP
PHẦN ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- HS trình bày lại đặc điểm chung các ngành đã học
- So sánh cấu tạo một số đại diện các ngành đã học
- Giải thích , liên hệ các hiện tượng thức tế có liên quan đến các đại diện ngành động vật không xương sống.
2. Kĩ năng
- Học sinh có khả năng trình bày các kiến thức một cách logic
- HS có khả năng vẽ cấu tạo cơ thể các đại diện: giun đất, trai sông, nhện, châu chấu.
3. Thái độ
- Giáo dục cho HS ý thức nghiêm túc trong giờ học
II. Phương tiện
1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án
- Đề phô tô bài tập
2. Chuẩn bị của HS
- Ôn lại kiến thức ngành giun đốt, thân mềm, chân khớp.
III. Nội dung
Câu 1:Đánh dấu vào câu đúng nhất trong các câu sau:
Sự đa dạng phong phú ở động vật thể hiện ở những điểm nào?
a. Đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể.
b. Đa dạng về phương thức sống và môi trường sống.
c. Đa dạng về cấu trúc cơ thể.
d. Cả a và b đúng.
 ĐÁP ÁN: d 
Câu 2: Đặc điểm khác nhau giữa động vật và thực vật là gì?
ĐÁP ÁN:
Động vật
Thực vật
- Có khả năng di chuyển
- Sống dị dưỡng nhờ vào chất hữu cơ có sẵn
- Có hệ thần kinh và giác quan
- Không có khả năng di chuyển
- Sống tự dưỡng. Tự tổng hợp chất hữu cơ có sẵn
- Không có hệ thần kinh và giác quan
Câu 3: Đánh dấu vào câu đúng nhất trong các câu sau:
Khi quan sát dưới kính hiển vi ta thấy trùng giày có hình gì?
a. Đối xứng b. Không đối xứng
c. Dẹp như chiếc giày d. Có hình khối như chiếc giày
ĐÁP ÁN: d
Câu 4: Đánh dấu vào câu đúng nhất trong các câu sau:
Trùng roi xanh dinh dưỡng bằng hình thức nào?
a. Tự dưỡng b. Dị dưỡng
c. Tự dưỡng và dị dưỡng d. Kí sinh
ĐÁP ÁN: c
Câu 5:Đặc điểm khác nhau giữa trùng giày và trùng biến hình?
ĐÁP ÁN: 3đ
Trùng giày
Trùng biến hình
- Cơ thể có hình đế giày.
- Vận chuyển được trong nước nhờ các long bơi phủ ngoài cơ thể.
- Dinh dưỡng: Không bào tiêu hóa di chuyển và tiết enzim để tiêu hóa thức ăn.
- Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi tế nào theo chiều ngang, có sự kết hợp sinh sản hữu tính.
- Cơ thể có hình dạng không ổn định.
- Vận chuyển trong nước bằng chân giả.
- Dinh dưỡng: Không bào tiêu hóa không di chuyển và không tiết enzim tiêu hóa.
- Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi tế bào theo chiều bất kì của cơ thể.
Câu 6:Đánh dấu vào câu đúng nhất trong các câu sau:
Trùng sốt rét di chuyển bằng cơ quan nào?
 a. Bằng roi bơi b. Bằng lông bơi
 c. Không có bộ phận di chuyển d. Cả a và b
ĐÁP ÁN: c
Câu 7: Đánh dấu vào câu đúng nhất trong các câu sau:
Những động vật nguyên sinh nào có lợi cho ao nuôi cá?
a. Trùng biến hình b. Trùng roi
 c. Trùng giày d. Cả a,b và c
Đáp án d
Câu 8: Những động vật nguyên sinh nào gây bệnh cho người?
a. Trùng kiết lị b. Trùng sốt rét
c. Trùng biến hình d. Cả a và b
Đáp án d
Câu 9: Đánh dấu vào câu đúng nhất trong các câu sau:
Hình thức sinh sản của thủy tức là:
a. Sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi b. Sinh sản hữu tính
c. Tái sinh d. Cả a,b và c
Đáp án d
Câu 10:Giun đũa kí sinh trong bộ phận nào của cơ thể người? trình bày các biện pháp cơ bản phòng chống giun đũa kí sinh?
ĐÁP ÁN: 
- Giun đũa kí sinh trong ruột non của người.
- Cách phòng chống giun đũa:
+ Không ăn rau sống, uống nước lã
+ Rửa tay trước khi ăn, dùng lồng bàn đậy thức ăn, diệt ruồi nhặng, vệ sinh nơi ở sạch sẽ.
+ Tẩy giun định kì một năm từ 1- 2 lần hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Câu 11:Giun kim kí sinh ở đâu? Do thói quen nào ở trẻ mà giun khép kín được vòng đời?
ĐÁP ÁN:
- Giun kim kí sinh trong ruột già ở người.
- Ở trẻ em thường có thói quen mút tay, nhiều lúc chơi không sạch sẽ, trước khi ăn không rửa tay sạch nên vô tình trứng giun theo đường tiêu hóa vào cơ thể nở thành giun con tiếp tục vòng đời của chúng.
Câu 12: Hãy sắp xếp các đặc điểm của ngành Động vật không xương sống tương ứng với từng ngành. 
1. Ngành Động vật nguyên sinh
a) Cơ thể hình trụ đối xứng tỏa tròn.
2. Ngành ruột khoang
b) Cơ thể mềm, thường không phân đốt và có đá vôi.
3. Các ngành giun . 
c) Cơ thể có bộ xương ngoài bằng ki tin, thường phân đốt.
4. Ngành thân mềm . 
d) Cơ thể mềm, dẹp, kéo dài hoặc phân đốt.
5. Ngành chân khớp. 
e) Cơ thể là một tế bào, có kích thước hiển vi.
 g) Cơ thể đối xứng tỏa tròn, miệng có tua miệng, có tế bào gai bảo vệ
h) Cơ thể có bộ xương ngoài bằng kitin, chân phân đốt, một số có cánh.
* Đáp án: 1-e ; 2-a, g ; 3 – d ; 4- b ; 5 – c, h (2.5đ)
Câu 13: Cơ thể nhện có mấy phần? So sánh các phần cơ thể với giáp xác. Vai trò của mỗi phần cơ thể? 
Đáp án:
 Cơ thể nhện ( thuộc lớp hình nhện) có 2 phần chính:
 + Đầu - ngực: Là trung tâm vận động và định hướng.
 + Bụng: Là nơi chứa các nọi quan và tuyến tơ.
- Nhện giống giáp xác về sự phân chia cơ thể, nhưng khác về sốlượng phân chia các phần phụ.
- Ở nhện phần phụ tiêu giảm, phần phụ đầu – ngực chỉ có 6 đôi, trong đó có 4 đôi chân làm nhiệm vụ di chuyển.
Câu 14: Nêu đặc điểm chung của lớp sâu bọ? Địa phương em có biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường?
Đáp án : * Đặc điểm chung của lớp sâu bọ là: 
 + Cơ thể 3 phần: Đầu, ngực, bụng; Đối xứng hai bên.
 + Đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh.
 + Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
b. Địa phương có biện pháp chống sâu bọ là: 
 - Bảo vệ sâu bọ có ích, dùng biện pháp cơ giới để diệt sâu bọ có hại.
 - Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu độc hại.
Câu 15: Nêu đặc điểm chung của ngành Chân khớp ? Vai trò của ngành chân khớp đối với tự nhiên và con người?
 Đáp án:* Những đặc điểm chung của ngành chân khớp là:
 + Cơ thể phân đốt, có vỏ ki tin bao bọc, đối xứng hai bên.
 + Hệ thân kinh chuỗi với hạch thần kinh não phát triển.
 + Vòng đời có trải qua biến thái.
* Vai trò của ngành chân khớp đối với tự nhiên và con người:
+ Có giá trị thực phẩm lớn như: Tôm, cua.+ Chữa bệnh: Ong mật. 
+ Thụ phấn cho cây trồng.ong, bướm 
CHỦ ĐỀ 4: PHẦN ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG
LỚP CÁ – LỚP LƯỠNG CƯ
LỚP BÒ SÁT
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- HS trình bày lại đặc điểm cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của cá thích nghi với đời sống ở nước; lưỡng cư với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn; bò sát với đời sống trên cạn.
- So sánh cấu tạo hệ cơ quan của cá, lưỡng cư, bò sát.
- Giải thích , liên hệ các hiện tượng thực tế có liên quan đến các đại diện lớp cá, lưỡng cư, bò sát.
2. Kĩ năng
- Học sinh có khả năng trình bày các kiến thức một cách logic
- HS có khả năng vẽ cấu tạo hệ cơ quan của cá, ếch đồng, thằn lằn.
3. Thái độ
- Giáo dục cho HS ý thức nghiêm túc trong giờ học
II. Phương tiện
1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án
- Đề phô tô bài tập
2. Chuẩn bị của HS
- Ôn lại kiến thức lớp cá, lưỡng cư, bò sát.
III. Nội dung
1. Lớp cá
Câu 1: Cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước.
Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép
Sự thích nghi với đời sống bơi lội
1.- Thân thon dài. Đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân
2. - Mắt không có mí, màng mắt tiếp xúc với nước
3. - Vảy cá có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến tiết chất nhầy
4. - Sự sắp xếp các vẩy trên thân khớp với nhau như ngói lợp
5. - Vây có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp với thân 
- Giảm sức cản của nước
- Màng mắt không bị khô
- Giảm ma sát giữa da với môi trường nước
- Giúp thân cá cử động theo chiều ngang dễ dàng
- Có vai trò như bơi chèo
Câu 2: Lươn thuộc lớp động vật nào ? Chúng thường sống ở đâu ?
Lươn thuộc lớp cá, sống chui rút trong đáy bùn. Cơ thể thon dài, vây tiêu giảm. 
Câu 3: Cấu tạo trong của cá chép.
Hệ tiêu hoá phân hoá gồm: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột, gan tiết mật giúp tiêu hoá thức ăn được tốt. Có bóng hơi thông với thực quản, giúp cá chìm nỗi trong nước dễ dàng
Hê hô hấp: Hô hấp bằng mang.
Hê tuần hoàn: Hê tuần hoàn kín, có 01 vòng tuần hoàn. Tim có 02 ngăn (01 tâm nhĩ, một tâm thất). Máu trong tim đỏ thẩm, máu nuôi cơ thể đỏ tươi.
Hệ bài tiết: Trung thận (thận giữa) có cấu tạo còn đơn giản.
Sinh dục: Con dực 2 dải tinh hoàn, con cái hai buồng trứng, số lượng trứng nhiều, thu tinh ngoài
Câu 4: Đặc điểm chung của lớp cá
- Là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở nước: Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang
- Lớp cá gồm 02 lớp: Lớp cá sụn (cá mập, cá đuối) và lớp cá xương (cá chép)
- Số lượng lớn nhất so với các lớp trong ngành động vật có xương sống. 
- Có 01 vòng tuần hoàn, tim có 02 ngắn
- Thụ tinh ngoài, là động vật biến nhiệt.
Câu 5: Vai trò của lớp cá
- Nguồn thực phẩm. Ví dụ: thịt cá, trứng cá, nước mấm....
- Nguồn dược liệu. Ví dụ: dầu gan cá nhám dùng làm cặp
- Có ích cho Nông nghiệp. Ví dụ: xương cá, cá vụn làm phân, làm thức ăn cho động vật
- Có ích cho Công nghiệp. Ví dụ: Da cá nhám dùng làm cặp
- Đấu tranh diệt động vật có hại. Ví dụ: Ăn bọ gậy, sâu hại lúa 
2. Lớp lưỡng cư
Câu 1: Những đặc điểm cấu tạo của ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn.
Đặc điểm thích nghi ở nước: 
Đầu nhọn, dẹp khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước
Da trần, phủ đầy chất nhầy và ẩm để dễ thấm khí
Chi sau có màng bơi giữa các ngón. 
Đặc điểm thích nghi ở cạn
Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đỉnh đầu (mũi thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi, vừa để thở)
Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ
Chi năm phần có ngón phân đốt, linh hoạt. 
Câu 2: Cấu tạo trong của ếch
 a) Hệ tiêu hoá: Miệng có lưỡi có thể phóng ra để bắt mồi. Dạ dày lớn, ruột ngắn, gan-mật lớn, có tuyến tuỵ.
 b) Hệ hô hấp: 
 Hô hấp qua phổi: nhờ sự nâng lên, hạ xuống của thềm miệng
 Hô hấp qua da: da ẩm, có hệ mao mạch dày đặc dưới da
 c) Hê tuần hoàn: Có 02 vòng tuần hoàn tim có 03 ngăn (02 tâm nhĩ và 01 tâm thất). Máu nuôi cơ thể là máu pha
 d) Bài tiết: Thận giữa, có ống dẫn nước tiểu xuống bóng đái
 e) Sinh sản: Ếch “ghép đôi”. Thụ tinh ngoài, trứng tập trung thành đám dính trong chất nhầy nỗi trên mặt nước. Trứng nở thành nòng nọc qua biến thái thành ếch con. 
Câu 3: Lớp Lưỡng cư chia làm mấy bộ? Nêu đại diện của từng bô.( cần khi thi tỉnh)
Lớp lưỡng cư chia làm 03 bô:
Bộ Lưỡng cư có đuôi. Đại diện: Cá cóc Tam Đảo
Bộ lượng cư Không đuôi. Đại diện: Cóc. ếch, nhái, ễnh ương.
Bộ lưỡng cư không chân: Đại diện: Ếch giun
Câu 4: Đặc điểm chung của lớp lưỡng cư.
Là động vật có xương sống thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn: Da trần và âm ướt, di chuyển bằng 04 chi, hô hấp bằng phổi và da
Có 02 vòng tuần hoàn, tim có 03 ngăn, tâm thất chứa máu pha
Là động vật biến nhiệt
Sinh sản trong môi trường nước, thu tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái
Câu 5: Vai trò của lớp lưỡng cư.
Có ích cho nông nghiệp. Ví dụ: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng vào ban đêm, bổ sung cho hoạt động của chim vào ban ngày.
Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh. Vì dụ: Ruồi, muỗi.
Làm thực phẩm. Ví dụ: Thịt ếch
Làm thuốc chũa bệnh. Ví dụ: Bột cóc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em
Làm vật thí nghiệm. Ví dụ: Ếch đồng. 
Câu 1: Cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn ?
Stt
Cấu tạo ngoài
Ý nghĩa thích nghi
1
Da khô, có vảy sừng bao bọc
Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể
2
Có cổ dài
Phát huy các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng
3
Mắt có mí cử động, có nước mắt
Bảo vệ mắt, nước mắt để màng mắt không bị khô
4
Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ hai bên đầu
Bảo vệ màng nhĩ, hướng các giao động âm thanh vào màng nhĩ
5
Thân dài, đuôi rất dài
Động lực chính của sự di chuyển
6
Bàn chân 5 ngón, có vuốt
Tham gia di chuyển trân cạn.
Câu 2: Hiện tưởng noãn thai sinh: Phôi phát triển trong trứng nhờ noãn hoàn. Trước khi đẻ, trứng nở thành con, nên khi đẻ là đẻ con. Hiên tượng này gặp ở thằn lằn bóng hoa.
Câu 3: Cấu tạo trong của thằn lằn bóng.
Hệ tiêu hoá: Ống tiêu hoá phân hoá rõ hơn ếch, ruột già chứa phân đặc do có khả năng hấp thụ lại nước.
Hệ hô hấp: Hô hấp hoàn toàn bằng phổi. Phổi có cấu tạo phức tạp với nhiều vách ngăn và mạng mao mạch bao quanh.
Hệ tuần hoàn: Có 02 vòng tuần hoàn, tim có 03 ngăn nhưng tâm thất có vách ngăn hụt nên máu nuôi cơ thể ít pha hơn. 
Hê bài tiết: Thận sau. Có khả năng hấp thụ lại nước. Nước tiểu đặc
Hệ sinh dục: 
- Con ñöïc coù 1 ñoâi tinh hoaøn vaø cô quan giao phoái. 
- Con cái có 2 buồng trứng
- Thụ tinh trong
- Đẻ trứng, phôi phát triển phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường
Câu 5: Đa dạng của lơp bò sát 
Bò sát chia làm 03 bộ phổ biến:
1. Bộ có vảy: chia làm 02 họ
- Có chi, màng nhĩ rõ. Đại diện: Thằn lẳn bóng
- Không chi, không có màng nhĩ. Đại diện: rắn ráo
2. Bộ Cá sấu: Hàm dài, có nhiều răng sắc nhọn, Trứng có vỏ đá vôi Đại diện: Cá sâu xiêm
3. Bộ Rùa: Hàm không có răng, có mai và yếm. Đại diên: Rùa.
Câu 6: Đặc điểm chung của lớp Bò Sát. (9 đặc điểm)
Da khô có vảy sừng
Có cổ dài. Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ hai bên đầu.
Chi yếu có vuốt sắt
Phổi có nhiều vách ngắn
Tim có 03 ngăn, tâm thất có vách ngăn hụt
Máu nuôi cơ thể là máu pha
Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong
Trứng có màng dai hoặc có vỏ đá vôi bao bọc, giào noãn hoàng
Là động vật biến nhiệt. 
Câu 7: Vai trò của Bò Sát
Có lợi cho nông nghiệp. Ví dụ: tiêu diệt sâu bọ như thằn lằn, tiêu diệt gặm nhắm như chuột
Có giá trị thực phẩm đặc sản. Ví dụ: Ba Ba
Làm dược phẩm như mật trăn, nọc rắn...
Sản phẩm mĩ nghệ. Ví dụ: da cá sấu, da trăn, vảy đồi mồi. 
CHỦ ĐỀ 5: PHẦN ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG
LỚP CHIM – LỚP THÚ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- HS trình bày lại đặc điểm cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.
- So sánh cấu tạo hệ cơ quan của lớp chim so với lớp cá, lưỡng cư, bò sát.
- Trình bày cấu tạo của thỏ, đa dạng của thú
- Giải thích , liên hệ các hiện tượng thực tế có liên quan đến các đại diện lớp chim, lớp thú.
2. Kĩ năng
- Học sinh có khả năng trình bày các kiến thức một cách logic
- HS có khả năng vẽ cấu tạo hệ cơ quan của cá, ếch đồng, thằn lằn.
3. Thái độ
- Giáo dục cho HS ý thức nghiêm túc trong giờ học
II. Phương tiện
1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án
- Đề phô tô bài tập
2. Chuẩn bị của HS
- Ôn lại kiến thức lớp cá, lưỡng cư, bò sát.
III. Nội dung
1. Lớp chim
Câu 1: Cấu tạo ngoài thích nghi hoàn toàn với đời sống bay lượn
Đặc điểm cấu tạo ngoài
Ý nghĩa thích nghi
1. Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng
Làm đầu nhẹ
2. Cổ dài khớp đầu với thân
Phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông
3. Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng
Làm cho cánh khi dang ra tạo nên một diện tích rộng.
4. Lông tơ: Có các lông mảnh làm thành chùm lông xốp
Giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ
5. Chi trước: Cánh chim
Quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
6. Chi sau: 03 ngón trước 01 ngón sau, có vuốt
Giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
7. Thân hình thoi
Giảm sức cản không khí khi bay.
Câu 2: Các nhóm chim: Có 03 nhóm 
Điểm so sánh
Nhóm chim chạy
Nhóm chim bơi
Nhóm chim bay
Đời sống
Hoàn toàn không biết bay 
Thích nghi với đời sống chạy nhanh trên thảo nguyên
Hoàn toàn không biết bay, đi lại trên cạn vụng về
Thích nghi cao với đời sống bơi lội trong biển
Cấu tạo
- Cánh ngắn, yếu
- Chân cao, to, khoẻ có 2-3 ngón
- Cánh dài khoẻ
- Lông nhỏ, ngắn, dàym không thắm nước.
- Có dáng đứng thẳng
- Chân ngắn có 04 ngón, có màng bơi
Đa dạng
Gồm 07 loài
Gốm 17 loài
Đại diện
Đà điểu 
Châu (Phi+Mỹ + Úc)
Câu 3: Đặc điểm chung của lớp chim 
Thân có lông vũ bao phủ
Chi trước biến thành cánh
Có mỏ sừng không có răng
Phổi có mạng ống khí với hệ thống túi khí tham gia vào quá trình hô hấp
Tim có 04 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
Trứng lớn có vỏ đá vôi, trứng được ấp nhờ thân nhiện của bố mẹ
Là động vật hằng nhiệt.
Câu 4: Vai trò của lớp chim. 
a, Có lợi
Có ích cho nông nghiệp. Ví dụ: Chim sâu ăn sâu bọ, chim cú ăn gặm nhắm hai nông nghiệp, lâm nghiệp
Làm thực phẩm (lấy thịt, lấy trứng). Ví dụ: gà, vịt.
Làm cảnh. Ví dụ: Vẹt, sáo. 
Làm chăn, mệm. Ví dụ: Lông vịt, lông ngỗng.
Làm đồ trang trí. Lông công
Phục vụ du lịch, săn mồi. Ví dụ: Sếu, Đại bàng
Huấn luyện làm xiếc. Ví dụ: Bồ câu, đại bàng
Thụ phấn cho hoa. Ví dụ: chim ruồi
Phát tán hạt cho cây. Ví dụ: chim chao chảo ăn quả ôi, ớt
b) Có hại: 
Ăn quả, ăn hạt. Vì dụ: chim se sẽ. Chim chao chảo
Ăn cá. Ví dụ chim bói cá. 
Truyền bệnh cho con người H5N1. Ví dụ: gà, vịt
2. Lớp thú
Câu 1: Cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù.
Đặc điểm cấu tạo ngoài
Sự thích nghi với ậtp tính trốn kẻ thù
1. Bộ lông mao dày, xốp
Giữ nhiệt tốt, giúp thỏ an toàn khi lẫn trốn trong bụi rậm.
2. Chi trước có vuốt, chi ngắn
Đào hang và di chuyển.
3. Chi sau có vuốt, chi dài, khoẻ
Bật nhảy xa, giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi
4. Mũi thính
Thăm dò thức ăn, phát hiện kẻ thù, thăm dò môi trường
5. Lông xúc giác nhanh, nhạy
6. Tai thính. Vành tai dài, củ động theo nhiều phía
Định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù
Câu 2: Thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt song một số trường hợp vẫn thoát khỏi nanh vuốt của thú ăn thịt tại sao?
Khi bị rượt đuổi thỏ chạy theo hình chữ Z, còn thú ăn thịt chạy theo kiểu rượt đuổi nên dễ mất đà lao theo hướng khác, khi đó thỏ lẩn vào bụi rậm trốn thoát.
Câu 3: Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp thú ?
Đặc điểm chung:
- Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất.
-Thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.
- Có lông mao, bộ răng phân hóa thành ba loại: răng cửa, răng nanh, răng hàm.
-Tim 4 ngăn, bộ não phát triển, là động vật hằng nhiệt.
Vai trò: Cung cấp thực phẩm, sức kéo, dược liệu, nguyên liệu, làm đồ mĩ nghệ, và tiêu diệt gặm nhấm có hại.
Câu 4: Trình bày đặc điểm cấu tạo hệ tiêu hoá, tuần hoàn của thỏ 
Tiêu hóa
 - Miệng kiểu gặm nhấm, răng cửa cong, sắc, thiếu răng nanh, răng hàm kiểu nghiền.
 - Ruột dài, manh tràng lớn, là nơi tiêu hoá chất xenlulozơ.
 - Tuyến tiêu hoá có gan, tuỵ
Tuần hoàn
-Tim bốn ngăn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
 -Máu lưu thông theo hai vòng tuần hoàn.
Câu 5: Ưu điểm của thai sinh với đẻ trứng và noãn thai sinh
Ưu điểm của thai sinh với đẻ trứng và noãn thai sinh
Thai sinh không phụ thuộc vào noãn hoàng có trong trứng như ĐVCXS đẻ trứng.Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.Con non được nuôi bằng sữa mẹ không phụ thuộc vào thức ăn ngoài tự nhiên
Câu 6: Giải thích sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính:
-Từ thụ tinh ngoài(cá chép) đến thụ tinh trong vì tỉ lệ trứng thụ tinh trong(thằn lằn) được thụ tinh cao hơn.
-Từ đẻ trứng đến đẻ con. Đẻ con là hình thức sinh sản hoàn chỉnh vì phôi được phát triển trong cơ thể mẹ an toàn.
- Sự đẻ con ở thú( thai sinh), chất dinh dưỡng nuôi phôi từ cơ thể mẹ, phôi phát triển tốt. Tập tính chăm sóc con và nuôi con bằng sữa tăng cường sức sống của con non).
Câu 7: Bộ thú túi có những đặc điểm cấu tạo như thế nào ? Khi gặp nguy hiểm thì Kanguru tự vệ theo mấy cách ? Nêu ra?
* Đặc điểm của bộ thú túi :
- Sống ở đồng cỏ
- Con trưởng thành cao 2 mét
- Đẻ con, con sơ sinh rất nhỏ, dài khoảng 3cm, phát triển chưa đầy đủ. Sống trong túi da ở bụng thú mẹ, sữa tự động chảy vào miệng nó.
* Khi gặp nguy hiểm, Kanguru tự vệ bằng các cách :
- Tựa thân trên chiếc đuôi của mình, dùng 2 chi sau đạp mạnh vào kẻ thù
- Hoặc dùng 2 chi trước ôm cổ kẻ thù để nghẹt thở cho đến chết hoặc nhấn chìm kẻ thù vào nước cho đến chết.
- Bỏ chạy.
Câu 8: Nêu lợi ích của sự hoàn chỉnh cơ quan di chuyển trong quá trình phát triển của giới động vật ? cho ví dụ ?
Đáp án:Sự phức tạp hóa hệ vận động, di chuyển tạo điều kiện cho con vật có nhiều hình thức di chuyển hơn (vịt trời, châu chấu) và ở từng cơ quan vận động, các động tác đa dạng hơn thích nghi với điều kiện sống của loài (bàn tay khỉ thích nghi với sự cầm nắm, leo trèo).
Câu 9: Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật ?
Đáp án:Cây phát sinh là một sơ đồ hình cây phát ra những nhánh từ một gốc chung (tổ tiên chung), các nhánh ấy lại phát ra những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng bằng một nhóm động vật. Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu. Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn.
Câu 10: Trình bày sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật ?
Sự hoàn chỉnh dần các hình thức sinh sản:
-Từ thụ tinh ngoài → thụ tinh trong.
- Đẻ nhiều trứng → ít trứng →đẻ con.
- Phôi phát triển có biến thái → phát triển trực tiếp không có nhau thai → phát triển trực tiếp có nhau thai.
- Con non không được nuôi dưỡng → được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ → được học tập thích nghi với đời sống.
Câu 11: Nêu lợi ích của sự tiến hóa về các hình thức sinh sản của giới động vật ? 
Đáp án
- Sự đẻ trứng kèm theo sự thụ tinh ngoài kém hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trứng với sự thụ tinh trong, bởi lẻ trong sự thụ tinh ngoài tỉ lệ tinh trùng gặp được trứng thấp, sự phát triển của mầm phôi trong trứng thụ tinh được thực hiện trong môi trường nước (ngoài cơ thể mẹ) không được an toàn (điều kiện môi trường nước, thức ăn, kẻ thù ). Còn ở sự thụ tinh trong, sự phát triển của trứng được an toàn hơn và tỉ lệ trứng được tinh trùng thụ cao hơn.
- Sự đẻ con là hình thức sinh sản hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trứng vì phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn.
- Sự phát triển trực tiếp (không có nhau thai) là tiến bộ hơn so với sự phát triển gián tiếp (sự biến thái) là rất rõ ràng vì trong quá trình biến thái, nòng nọc phát triển ở môi trường bên ngoài trứng, nên kém an toàn hơn. Nòng nọc phải tự kiếm thức ăn, do đó sự phát triển phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng trong môi trường. Trong khi đó ở sự phát triển trực tiếp nguồn chất dinh dưỡng nằm ngay trong khối noãn hoàng của trứng. Vì thế ở những động vật có xương sống có sự phát triển trực tiếp bao giờ lượng noãn hoàng trong trứng cũng lớn.
- Sự đẻ con ở thú (thai sinh). Đó là sự dinh dưỡng của phôi nhờ nhau thai nên không phụ thuộc vào môi trường bên ngoài như ở sự đẻ trứng, dù rằng ở chim có sự ấp trứng, song ngay cả sự ấp trứng cũng vẫn phụ thuộc vào môi trường bên ngoài và sự ổn định của các điều kiện cần thiết cho sự phát triển của phôi của môi trường ngoài không thể bằng được môi trường trong của cơ thể mẹ.
Câu 12: Bộ thú túi có những đặc điểm cấu tạo như thế nào ? Khi gặp nguy hiểm thì Kanguru tự vệ theo mấy cách ? Nêu ra?
* Đặc điểm của bộ thú túi :
- Sống ở đồng cỏ
- Con trưởng thành cao 2 mét
- Đẻ con, con sơ sinh rất nhỏ, dài khoảng 3cm, phát triển chưa đầy đủ. Sống trong túi da ở bụng thú mẹ, sữa tự động chảy vào miệng nó.
* Khi gặp nguy hiểm, Kanguru tự vệ bằng các cách :
- Tựa thân trên chiếc đuôi của mình, dùng 2 chi sau đạp mạnh vào kẻ thù
- Hoặc dùng 2 chi trước ôm cổ kẻ thù để nghẹt thở cho đến chết hoặc nhấn chìm kẻ thù vào nước cho đến chết.
- Bỏ chạy.
3. Tiến hóa
1. Tiến hóa về hệ hô hấp.
Chưa phân hóa (thuỷ tức) à trao đổi qua da (giun đất) à mang (cá)à da và phổi ( ếch)à phổi ( chim, Thú)
2. Tiến hóa Hệ tuần hoàn.
Chưa có tim( thuỷ túc) à tim chưa có ngăn (giun đất)à tim 2 ngăn(cá) à tim 3 ngăn( ếch) à tim 4 ngăn( chim, thú).
3. Tiến hóa Hệ thần kinh. 
Chưa phân hóa(ĐVNS) à hệ thần kinh hình mạng lưới( thuỷ tức) à chuỗi hạch đơn giản(giun đất) à chuỗi hạch phân hóa (Sâu bọ) à hệ thần kinh hình ống với bộ não và tủy sống (ĐVCXS).
4. Tiến hóa Hệ sinh dục
Chưa phân hóa(ĐVNS) à Tuyến sinh dục không có ống dẫn( tuỷ túc) à Tuyến sinh dục có ống dẫn (ĐVCXS)
So sánh hệ tuần hoàn của các lớp Động vật có xương sống mà em đã học
Đặc 
điểm
Lớp
Lớp Cá
Lớp Lưỡng cư
Lớp Bò sát
Lớp Chim
Lớp Thú
Ngăn tim
02 ngăn (01 tâm nhĩ, 01 tâm thất)
03 ngăn (02 tâm nhĩ, 01 tâm thất) 
03 ngăn (02 nhĩ, 01 thất, có vách ngăn hụt)
04 ngăn (02 nhĩ, 02 thất)
04 ngăn (02 nhĩ, 02 thất)
Máu nuôi cơ thể
Đỏ tươi
Máu pha
Máu pha nhưng ít hơn
Đỏ tươi
Đỏ tươi
Vòng tuần hoàn
01 vòng
02 vòng
02 vòng
2 vòng
02 vòng
- Thế nào sinh sản vô tính? Thế nào là sinh sản hữu tính? Nêu các hình thức của sinh sản vô tính ở động vật? Cho ví dụ
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái;
Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.
- Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật:
+ Phân đôi. Ví dụ: trùng roi
+ Mọc chồi. Ví dụ: thuỷ túc
- Ưu điểm của sinh sản hữu tín

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_theo_chu_de_mon_sinh_hoc_lop_7.doc