Giáo án dạy theo chủ đề môn Vật lý 7 - Chủ đề: Nguồn âm - Năm học 202-2021 (Tiếp)

Giáo án dạy theo chủ đề môn Vật lý 7 - Chủ đề: Nguồn âm - Năm học 202-2021 (Tiếp)

1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức:

- Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.

- Nêu được nguồn âm là một vật dao động.

 - Nhận biết được âm cao (bổng)có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ.

 - Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật.

1.2. Kĩ năng:

- Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kèn, ống sáo, âm thoa.

 - Làm thí nghiệm để hiểu tần số là gì, thấy được mối quan hệ giữa tần số dao động và độ cao của âm.

1.3. Thái độ:

- Yêu thích môn học, có ý thức bảo vệ môi trường.

- Nghiêm túc trong học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế

1.4. Phẩm chất, năng lực

a) Năng lực được hình thành chung:

 - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm, năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học, năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề

b) Năng lực chuyên biệt môn vật lí:

 - Năng lực kiến thức vật lí.

- Năng lực phương pháp thực nghiệm.

- Năng lực trao đổi thông tin.

- Năng lực cá nhân của HS.

2. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN TỔ CHỨC DẠY HỌC

2.1. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

2.2. Phương tiện

3. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

3.1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, các nguồn âm như đàn ghita,

3.2. Chuẩn bị của hoc sinh:

+ SGK, 1 sợi dây cao su mảnh, trống và dùi

 + 1 âm thoa và một búa cao su.

 + 1 mẩu lá chuối.

- Giá thí nghiệm, 1 con lắc đơn dài 20cm và 40cm, 1 đĩa quay có đục những hàng lỗ tròn cách đều nhau và được gắn động cơ, 1 nguồn điện 6V đến 9V, 1 tấm bìa mỏng.

4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

4.1. Ổn định tổ chức (1 phút):

4.2. Kiểm tra bài cũ và các nội dung tự học: (Kết hợp trong bài học)

4.3. Tiến trình dạy học:

HOẠT ĐỘNG 1: Hình thành kiến thức âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm) (10 phút)

Mục tiêu:

 - Âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ.

- Nêu được ví dụ về âm trầm, âm bổng là do tần số dao động của vật.

Kết quả:

- Xác định được dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ) âm phát ra càng cao (thấp)

- Xác định được âm to, âm nhỏ phụ thuộc vào biên độ dao động, đơn vị độ to của âm

Sản phẩm:

 

docx 5 trang sontrang 11371
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy theo chủ đề môn Vật lý 7 - Chủ đề: Nguồn âm - Năm học 202-2021 (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 12	Ngày 21 tháng 11 năm 2020
Tiết PPCT: 12	Lớp dạy: 7A, 7B, 7C, 7D, 7E, 7G, 7H
CHỦ ĐỀ NGUỒN ÂM (Tiếp theo)
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức: 
- Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.
- Nêu được nguồn âm là một vật dao động.
	- Nhận biết được âm cao (bổng)có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ.
	- Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật.
1.2. Kĩ năng:
- Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kèn, ống sáo, âm thoa.
	- Làm thí nghiệm để hiểu tần số là gì, thấy được mối quan hệ giữa tần số dao động và độ cao của âm.
1.3. Thái độ:
- Yêu thích môn học, có ý thức bảo vệ môi trường.
- Nghiêm túc trong học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế
1.4. Phẩm chất, năng lực
a) Năng lực được hình thành chung:
	- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm, năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học, năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b) Năng lực chuyên biệt môn vật lí: 
	- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm. 
- Năng lực trao đổi thông tin. 
- Năng lực cá nhân của HS. 
2. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN TỔ CHỨC DẠY HỌC
2.1. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
2.2. Phương tiện
3. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
3.1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, các nguồn âm như đàn ghita, 
3.2. Chuẩn bị của hoc sinh: 
+ SGK, 1 sợi dây cao su mảnh, trống và dùi
	+ 1 âm thoa và một búa cao su.
	+ 1 mẩu lá chuối.
- Giá thí nghiệm, 1 con lắc đơn dài 20cm và 40cm, 1 đĩa quay có đục những hàng lỗ tròn cách đều nhau và được gắn động cơ, 1 nguồn điện 6V đến 9V, 1 tấm bìa mỏng.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
4.1. Ổn định tổ chức (1 phút):
4.2. Kiểm tra bài cũ và các nội dung tự học: (Kết hợp trong bài học)
4.3. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Hình thành kiến thức âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm) (10 phút)
Mục tiêu:
	- Âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ.
- Nêu được ví dụ về âm trầm, âm bổng là do tần số dao động của vật.
Kết quả:
- Xác định được dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ) âm phát ra càng cao (thấp)
- Xác định được âm to, âm nhỏ phụ thuộc vào biên độ dao động, đơn vị độ to của âm
Sản phẩm: 
	- Hoàn thành các câu C và bài tập 11.1 đến 11.5; 12.1. đến 12.5 trong sách bài tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
GV: Giới thiệu dụng cụ làm thí nghiệm.
- Hướng dẫn HS giữ chặt 1 đầu thép lá trên mặt bàn
- Quan sát hiện tượng
- Rút ra nhận xét.
HS:
+ Đọc TN và tiến hành làm TN
+ Bật nhẹ thép lá, quan sát trường hợp nào dao động nhanh hơn.
GV: Yêu cầu HS các nhóm làm TN theo hình 11.3.
GV: Hướng dẫn HS thay đổi vận tốc đĩa nhựa bằng cách thay đổi số pin.
HS: Làm TN theo nhóm. HS khác chú ý lắng nghe, phân biệt âm phát ra ở cùng một hàng lỗ khi đĩa quay nhanh, quay chậm.
GV: yêu cầu cá nhân HS hoàn thành C4.
HS: Hoàn thành C4 và nêu kết luận
I. Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm)
* Thí nghiệm
C3: Phần tự do của thước dài dao động (chậm), âm phát ra (thấp). Phần tự do của thước ngắn dao động (nhanh), âm phát ra (cao).
* Thí nghiệm:
C4:
+ Khi đĩa quay chậm, góc miếng bìa dao động chậm, âm phát ra thấp.
+ Khi đĩa quay nhanh, góc miếng bìa dao động nhanh, âm phát ra cao.
*Kết luận: Dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ) âm phát ra càng cao (thấp)
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn học sinh về nhà hoàn thành phần vận dụng (5’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Kết quả: Vận dụng kiến thức trả lời được C5 đến C7 ở trang 33 trong SGK
Sản phẩm: Hoàn thành phần vận dụng vào vở bài tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
GV: Yêu cầu HS đọc C5, trả lời.
HS: 1 HS đọc C5. Cá nhân HS suy nghĩ trả lời câu hỏi C5.
GV: Yêu cầu HS thảo luận C6 trong 1 phút.
HS: Thảo luận trong 1 phút và trả lời C6. Yêu cầu trả lời được: Dây đàn căng → dao động nhanh → tần số lớn → âm cao. Dây đàn chùng thì ngược lại.
GV: Hướng dẫn HS trả lời C7, kiểm tra bằng TN và yêu cầu HS giải thích.
Chú ý: có 3 loại âm phát ra, đó là: 
- Tiếng của miếng nhựa chạm vào là: tách, tách.
- Tiếng đĩa chạm vào miếng nhựa → cả 2 dao động đó tạo thành cột không khí dao động → truyền đến tai có độ cao khác nhau.
HS: Làm TN và giải thích
Vận dụng
C5: Vật dao động có tần số 70 Hz dao động nhanh hơn và vật dao động có tần số 50 Hz phát ra âm thấp hơn.
C6: Khi vặn cho dây đàn căng ít (dây chùng) thì âm phát ra thấp (trầm), tần số nhỏ. Khi vặn cho dây đàn căng nhiều thì âm phát ra cao (bổng), tần số dao động lớn.
C7: Chạm miếng phim ở phần vành đĩa 
(xa tâm) không khí sau hàng lỗ dao động nhanh → tần số lớn → âm cao.
Chạm miếng phim ở xa vành đĩa (gần tâm) không khí sau hàng lỗ dao động chậm → tần số nhỏ → âm trầm.
HOẠT ĐỘNG 3: Hình thành kiến thức độ to của âm (20 phút)
Mục tiêu: Âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ về độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động.
Kết quả: Kiểm tra được độ to của âm
Sản phẩm: Xác định được độ to của âm, đơn vị của độ to của â, biên độ dao động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
GV: Yêu cầu HS đọc TN và trả lời.
- Mục đích làm TN?
- TN gồm những dụng cụ gì?
- Tiến hành TN như thế nào?
GV: Yêu cầu HS làm TN và hoàn thành bảng 1 (34 - SGK).
HS: Cá nhân nghiên cứu SGK và trả lời.
GV: Hướng dẫn HS thảo luận kết quả bảng 1, ghi vào vở.
HS: (Ghi vở)
HS: Nhóm chuẩn bị và tiến hành TN.
Quan sát và lắng nghe âm phát ra, hoàn thành bảng 1 và câu C1.
GV: Thông báo về biên độ dao động và hướng dẫn học sinh hoàn thành C2
HS: Làm việc cá nhân hoàn thành C2.
GV: Yêu cầu làm TN.
GV: Biên độ quả bóng lớn, nhỏ → mặt trống dao động như thế nào?
HS: Bố trí TN theo nhóm. Tiến hành TN, quan sát và lắng nghe âm phát ra để nêu nhận xét.
GV: Qua các TN, hoàn thành C3, rút ra KL
HS: Hoàn thành C3 và kết luận
I. Âm to, âm nhỏ - biên độ dao động:
* Thí nghiệm :
C1:
Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động.
C2:
Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều (ít), biên độ dao động càng lớn (nhỏ), âm phát ra càng to (nhỏ).
* Thí nghiệm:
+ Gõ nhẹ: âm nhỏ → quả cầu dao động với biên độ nhỏ.
+ Gõ mạnh: Âm to → quả cầu dao động với biên độ lớn.
C3:
Quả cầu bấc lệch càng nhiều (ít), chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng lớn (nhỏ), tiếng trống càng to (nhỏ).
Kết luận: Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.
GV?: Đơn vị đo độ to của âm là gì? Kí hiệu?
GV: Để đo độ to của âm người ta sử dụng máy đo. GV giới thiệu độ to của một số âm trong bảng 2,
 trang 35.
GV: Yêu cầu HS đọc SGK.
? Độ to của âm bằng bao nhiêu thì bị đau tai?
GV (thông báo): Trong chiến tranh, máy bay địch thả bom xuống, người dân ở gần chỗ bom nổ, tuy không bị chảy máu nhưng lại bị điếc tai do độ to của âm >130dB làm cho màng nhĩ bị thủng.
HS: Đọc SGK và trả lời.
II. Độ to của âm:
- Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (ký hiệu là: dB).
- Người ta có thể dùng máy để đo độ to của âm.
- Độ to của âm ≥ 130 dB → ngưỡng đau (làm đau nhức tai).
HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn học sinh về nhà hoàn thành phần vận dụng (5 phút)
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập từ C4 đến C7
Kết quả: Học sinh vận dụng kiến thức hoàn thành được C4 đến C7
Sản phẩm: Học sinh hoàn thành được C4 đến C7 vào vở
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
GV: Cho HS thảo luận nhóm để trả lời C4.
HS: Thảo luận nhóm trả lời C4.
GV: Yêu cầu HS tự xét khoảng cách nào là biên độ.
GV: Kiểm tra xem HS có kẻ MO vuông góc với dây đàn ở vị trí cân bằng không.
HS: Thảo luận, trả lời.
GV: Cho HS thảo luận trả lời câu hỏi C6 trong 1 phút. 
GV: Cho HS ước lượng tiếng ồn trong giờ ra chơi.
HS: Ước lượng tiếng ồn và hoàn thành C7
Vận dụng
C4:
Khi gảy mạnh 1 dây đàn tiếng đàn sẽ to vì dây đàn lệch nhiều à biên độ dao động lớn à âm phát ra to.
C5 (HS nhận xét)	
C6:
Biên độ dao động của màng loa lớn khi máy thu thanh phát ra âm to. Biên độ dao động của màng loa nhỏ khi máy thu thanh phát ra âm nhỏ.
C7:
Tiếng ồn ở sân trường khoảng 50-70dB.
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP (4 phút)
5.1. Tổng kết (củng cố, hệ thống hoá kiến thức)
5.2. Vận dụng, mở rộng, hướng dẫn tự học
Đối với bài học ở tiết học này
- Tại sao máy nghe nhạc lại có thể phát ra tiếng to nhỏ khác nhau dù nó chỉ có một cái loa nhất định?
- Máy nghe nhạc phát ra âm thanh từ những chiếc loa của nó, cụ thể hơn là do màng loa của nó rung động phát ra âm thanh. Khi màng loa dao động mạnh hay yếu (biên độ lớn hay nhỏ) khác nhau thì nó phát ra âm to nhỏ khác nhau.
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
- Hoàn thành các câu từ C1 -> C7 trong SGK vào vở bài tập.
- Làm bài 12.1 đến bài 12.2 trong sách bài tập
- Đọc trước bài 13. Môi trường truyền âm ở nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_day_theo_chu_de_mon_vat_ly_7_chu_de_nguon_am_nam_hoc.docx