Giáo án dạy theo chủ đề môn Vật lý Lớp 12 - Chủ đề: Nhiễm điện do cọ xát. Hai loại điện tích - Năm học 2020-2021

Giáo án dạy theo chủ đề môn Vật lý Lớp 12 - Chủ đề: Nhiễm điện do cọ xát. Hai loại điện tích - Năm học 2020-2021

I. Nội dung : Chủ đề gồm những nội dung sau:

1. Sự nhiễm điện do cọ sát: Học sinh phát hiện một số vật sau khi cọ sát có khả năng hút được các vâtj nhẹ khác hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện

2. Hai loại điện tích: Điện tích âm và điện tích dương – Mục II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử-Tự học có hướng dẫn.

II.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Học sinh mô tả được một hiện tượng hoặc một TN chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.

- Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện).

- Học sinh biết có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm, hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.

- Người học nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.

-Biết vật mang điện tích âm thừa êlectrôn, vật mang điện tích dương thiếu êlectrôn.

2. Kĩ năng:

- HS có kĩ năng vận dụng, giải được các bài tập SGK, SBT.

- Trả lời câu hỏi, rút ra kết luận và trình bày được bằng lời và bằng hình vẽ

3.Thái độ:

- Yêu thích môn học và tích cực liên hệ thực tế.

- Học sinh tích cực học tập và hợp tác với nhau trong các hoạt động nhóm

- Giáo dục HS có ý thức trong học tập, biết vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống.

4. Phẩm chất cần đạt:

- Chủ động, tích cực học hỏi để thực hiện những công việc hàng ngày của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.

- Chấp hành tốt các nội quy của lớp học và các quy định của nhà trường

5. Các năng lực cần đạt:

- Năng lực giao tiếp: Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp; nhận ra được bối cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.

- Năng lực hợp tác: Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; chia sẻ khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.

III. THỜI LƯỢNG: 02 tiết

IV. CHUẨN BỊ:

1. GV chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: 1 thước nhựa, 1 thanh thuỷ tinh hữu cơ, 1 mảnh nilông.

- 1 quả cầu nhựa xốp có xuyên sợi chỉ khâu, 1 giá treo.

-1 mảnh len hoặc một mảnh lông thú, 1 mảnh dạ, 1 mảnh lụa sấy khô.

-1 số mẩu giấy vụn.-1 mảnh tôn.-1 mảnh nhựa.-1 bút thử điện thông mạch.

2.Học sinh: SGK, vở ghi, giấy nháp, mảnh nilon, giấy vụn.

 

docx 5 trang sontrang 4870
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy theo chủ đề môn Vật lý Lớp 12 - Chủ đề: Nhiễm điện do cọ xát. Hai loại điện tích - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/01/2021
Ngày giảng: 18/01/2021
Chủ đề: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ SÁT – HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
I. Nội dung : Chủ đề gồm những nội dung sau:
1. Sự nhiễm điện do cọ sát: Học sinh phát hiện một số vật sau khi cọ sát có khả năng hút được các vâtj nhẹ khác hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện
2. Hai loại điện tích: Điện tích âm và điện tích dương – Mục II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử-Tự học có hướng dẫn.
II.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Học sinh mô tả được một hiện tượng hoặc một TN chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
- Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện).
- Học sinh biết có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm, hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
- Người học nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.
-Biết vật mang điện tích âm thừa êlectrôn, vật mang điện tích dương thiếu êlectrôn.
2. Kĩ năng: 
- HS có kĩ năng vận dụng, giải được các bài tập SGK, SBT.
- Trả lời câu hỏi, rút ra kết luận và trình bày được bằng lời và bằng hình vẽ
3.Thái độ: 
- Yêu thích môn học và tích cực liên hệ thực tế.
- Học sinh tích cực học tập và hợp tác với nhau trong các hoạt động nhóm
- Giáo dục HS có ý thức trong học tập, biết vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống.
4. Phẩm chất cần đạt:
- Chủ động, tích cực học hỏi để thực hiện những công việc hàng ngày của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
- Chấp hành tốt các nội quy của lớp học và các quy định của nhà trường 
5. Các năng lực cần đạt:
- Năng lực giao tiếp: Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp; nhận ra được bối cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.
- Năng lực hợp tác: Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; chia sẻ khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.
III. THỜI LƯỢNG: 02 tiết
IV. CHUẨN BỊ:
1. GV chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: 1 thước nhựa, 1 thanh thuỷ tinh hữu cơ, 1 mảnh nilông.
- 1 quả cầu nhựa xốp có xuyên sợi chỉ khâu, 1 giá treo.
-1 mảnh len hoặc một mảnh lông thú, 1 mảnh dạ, 1 mảnh lụa sấy khô.
-1 số mẩu giấy vụn.-1 mảnh tôn.-1 mảnh nhựa.-1 bút thử điện thông mạch.
2.Học sinh: SGK, vở ghi, giấy nháp, mảnh nilon, giấy vụn..
V. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Tổ chức: 
Lớp
Sĩ số
Vắng có phép
Vắng không phép
7A
7B
7C
7D
2. Hướng dẫn chung:
Chuỗi các hoạt động cần giải quyết trong chủ đề và dự kiến thời gian như sau:
Các bước
Hoạt động
Tên nội dung
Thời lượng dự kiến
Khởi động
1
Thí nghiệm về sự nhiệm điện do cọ sát
10 phút
Hình thành kiến thức
2
Tìm hiểu về sự nhiễm điện do cọ sát
35 phút
3
Hai loại điện tích
30 phút
Luyện tập
4
Củng cố, ứng dụng kiến thức đã học
10 phút
Vận dụng
Tìm tòi mở rộng
5
Hướng dẫn về nhà.
5 phút
3. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động
Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập về sự nhiễm điện do cọ sát
a. Mục tiêu hoạt động: Tạo ra những mâu thuẫn ban đầu thúc đẩy học sinh hứng thú tìm hiểu về sự nhiễm điện
b. Nội dung: GV tiến hành thí nhiệm cọ thanh thước nhựa với vài khô, sau khi cọ sát đưa lại gần các vụn giấy cho học sinh quan sát. Tại sao thanh thước nhựa lại có thể hút được các vụn giấy? những vật nào cũng có thể làm được điều tương tự như vậy?
c. Gợi ý tổ chức hoạt động: Giáo viên cho học sinh tiến hành thí nghiệm với cái bút nhựa, mảnh nilon cọ sát với tóc, sau đó đưa lại gần những mảnh giấy vụn để quan sát và nêu hiện tượng xảy ra. 
GV tiếp tục cho HS làm thí nghiệm với 2 mảnh nilon giống nhau cùng cọ sát với mảnh len. Sau đó đưa chúng lại gần nhau, quan sát hiện tượng xảy ra
- GV: Vì sao có các hiện tượng trên? Điều gì đã xảy ra với các mảnh nilon sau khi cọ sát? Với các vật liệu khác có xảy ra hiện tượng tương tự như vậy không?
- Các nhóm trao đổi thông tin với nhau và thống nhất câu trả lời cho vấn đề cần nghiên cứu. 
d. Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của học sinh
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức về vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện.
a. Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh nhận biết được một số vật sau khi cọ sát có khả năng hút được các vật nhẹ khác hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện. Vật sau khi cọ sát có thể hút được các vật khác gọi là vật nhiễm điện hay vật mang điện tích.
b. Nội dung: Lớp chia ra 4 nhóm, dựa vào nội dung thí nghiệm kết hợp SGK để tiến hành các phương án thí nghiệm để hoàn thiện thông tin trong bảng 1 trong SGK trang 48
c. Gợi ý tổ chức hoạt động: GV cho HS lần lượt thực hiện các thí nghiệm 1 sgk trang 48 và thí nghiệm 2 SGK trang 49.
GV yêu cầu học sinh nêu các bước tiến hành thí nghiệm 1 trong SGK trang 48.
+ B1: Đưa một đầu thước nhựa chưa được cọ sát vào vụn giấy, vụn nilon và quan sát hiện tượng xảy ra
+ B2: Dùng mảnh vải, tóc, len dạ cọ sát vào đầu thước nhựa rồi đưa vào vụn giấy, vụn nilon và quan sát hiện tượng xảy ra
+B3: Tiến hành lặp lại thí nghiệm như bước 1 và bước 2 nhưng thay thước nhựa bằng thanh thủy tinh hữu cơ, mảnh nilon, mảnh phim nhựa
Các bước tiến hành thí nghiệm 2 trong SGK trang 49 có thể tiến hành như sau: 
+ B1: Chuẩn bị một mảnh phim nhựa chưa được sọ sát, sau đó chạm bút thử điện vào mảnh nhôm đặt trên mảnh phim nhựa. Quan sát hiện tượng xảy ra với bóng đèn bút thử điện
+ B2: Dùng mảnh len cọ sát vào mảnh phim nhựa. sau đó chạm bút thử điện vào mảnh nhôm đặt trên mảnh phim nhựa. Quan sát hiện tượng xảy ra với bóng đèn bút thử điện
GV cho học sinh tiến hành thí nghiệm theo các bước trên, thảo luận nhóm và hoàn thành các yêu cầu của bài học.
d. Sản phẩm hoạt động: Học sinh hoàn thành kết luận và ghi vở nội dung: 
- Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác. 
- Nhiều vật khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn.
Những vật sau khi cọ sát có khả năng hút vật khác hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện gọi là vật nhiễm điện hay vật mang điện tích.
Hoạt động 3: Hình thành kiến thức về hai loại điện tích
a. Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh nhận biết được có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương, các vật nhiễm điện cùng loại đẩy nhau và các vật nhiễm điện khác loại hút nhau. Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm Electron và vật nhiễm điện dương nếu vật mất bớt Electron.
b. Nội dung: Lớp chia ra 4 nhóm, dựa vào nội dung thí nghiệm kết hợp SGK để tiến hành các thí nghiệm như hình 18.1, 18.2 và 18.3 trong sách giáo khoa trang 50.
c. Gợi ý tổ chức hoạt động: GV cho HS lần lượt thực hiện các thí nghiệm trong sách giáo khoa trang 50.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và tiến hành thí nghiệm theo nhóm như hình 18.1:
+ B1: Lấy hai mảnh nilon kẹp vào giữa một thước kẻ.
+ B2: Nhấc thước lên và quan sát hiện tượng xảy ra với hai mảnh nilon.
+ B3: Dùng mảnh vải khô cọ xát đều vào hai mảnh nilon, sau đó nhấc thước lên và quan sát hiện tượng xảy ra với hai mảnh nilon.
+ B4: Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả thí nghiệm
GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm như hình 18.2 trong SGK trang 50 như sau: 
+ B1: Đặt một thanh nhựa lên trục nhọn có thể quay dễ dàng, đưa thước nhựa còn lại lại gần đầu thước nhựa trên trục nhọn và quan sát hiện tượng xảy ra .
+ B2: Dùng mảnh vải khô cọ xát lên cả hai thanh nhựa, sau đó đặt một thanh lên trục quay và đưa đầu thanh còn lại tới gần thanh trục quay và quan sát hiện tượng xảy ra.
+ B3: Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả thí nghiệm mà quan sát được.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và tiến hành thí nghiệm theo nhóm như hình 18.3:
+ B1: Lấy thanh thủy tinh hữu cơ, đặt thanh nhựa sẫm màu lên trục quay. Sau đó đưa thanh thủy tinh lại gần thanh nhựa sẫm màu và quan sát hiện tượng xảy ra.
+ B2: Dùng mảnh lụa cọ xát vào thanh thủy tinh, mảnh vải khô cọ xát vào thanh nhựa sẫm màu. Sau đó đưa hai thanh lại gần nhau và quan sát xem chúng hút nhau hay đẩy nhau.
+ B3: Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả thí nghiệm
d. Sản phẩm hoạt động: Học sinh hoàn thành kết luận và ghi vở nội dung:
Có hai loại điện tích, các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, các vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau.
* Quy ước: - Điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương (+)
	 - Điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát với vải khô là điện tích âm (-)
Mục II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử ( học sinh tự học có hướng dẫn)
GV yêu cầu cá nhân HS đọc thông tin về cấu tạo nguyên tử trong SGK trang 31 để trả lời các câu hỏi sau:
+ Nguyên tử được cấu tạo như thế nào?
+ Tại sao nói bình thường các nguyên tử trung hòa về điện? 
GV yêu cầu cá nhân HS tự ghi các thông tin cần thiết vào vở.
Hoạt động 4: Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh khắc sâu thêm kiến thức đã học và vận dụng được các kiến thức này để thực hiện các yêu cầu của bài học
b. Nội dung: Chia lớp thành các nhóm nhỏ và yêu cầu HS phát huy vai trò tích cực cá nhân hoàn thành các yêu cầu của các bài tập sau:
Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Nhiều vật sau khi bị cọ xát . các vật khác
A. Có khả năng đẩy	B. Có khả năng hút	C. Vừa đẩy vừa hút	D. Không đẩy và không hút
Câu 2: Chọn câu sai
A. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát	B. Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác
C. Vật mang điện tích có khả năng hút các vật khác	D. Các vật bị nhiễm điện chỉ có khả năng hút nhau
Câu 3: Chọn câu sai trong nhận xét về vật bị nhiễm điện:
A. Vật bị nhiễm điện có khả năng đẩy các vật khác
B. Vật bị nhiễm điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện
C. Vật bị nhiễm điện còn được gọi là vật mang điện tích
D. Vật nhiễm điện không có khả năng đẩy các vật khác
Câu 4: Chọn câu trả lời đúng
Thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy:
A. Mà không cần cọ xát	B. Sau khi cọ xát bằng mảnh lụa
C. Sau khi cọ xát bằng miếng vải khô	D. Sau khi cọ xát bằng mảnh nilông
Câu 5: Thanh thủy ttinh sau khi được cọ xát bằng mảnh lụa thì có khả năng:
A. Hút được mảnh vải khô	B. Hút được mảnh nilông
C. Hút được mảnh len	D. Hút được thanh thước nhựa
Câu 6: Chọn câu trả lời đúng
Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích:
A. Thanh sắt 	B. Thanh thép	C. Thanh nhựa 	D. Thanh gỗ
Câu 7: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng bóng đèn bút thử điện
A. Làm đứt 	B. Làm sáng	C. Làm tắt 	D. Cả A, B, C đều sai
Câu 8: Chọn câu trả lời đúng
Một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện là do:
A. Sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao
B. Sự có xát mạnh giữa các luồng không khí
C. Gió làm cho đám mây bị nhiễm điện
D. Cả ba câu trên dều sai
Câu 9: Chọn câu trả lời đúng
Khi đưa một cây thước nhựa lại gần một sợi tóc
A. Cây thước hút sợi tóc	B. Cây thước đẩy sợi tóc
C. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ hút sợi tóc
D. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ đẩy sợi tóc ra xa
Câu 10: Trong công nghệ sơn tĩnh điện, người ta làm cho sơn bị nhiễm điện và vật cần sơn nhiễm điện khác loại. Vì sao họ làm như vậy? Chọn câu giải thích đúng
A. Do nhiễm điện khác loại nên các hạt sơn sẽ hút chặt vào vật cần sơn, làm cho lớp sơn có độ bền
B. Các hạt sơn do nhiễm điện khác loại nên sẽ đẩy nhau, vì vậy lớp sơn sẽ được mỏng, tiết kiệm sơn và sơn được đều hơn
C. Cả hai lí do trên	D. Một lí do khác
Câu 11: điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: Điện tích dương được kí hiệu bằng ., điện tích âm kí hiệu bằng 
A. Dấu cộng, dấu trừ	B. Dấu trừ, dấu cộng	
C. Dấu gạch chéo, dấu trừ	D. Dấu cộng, dấu chấm
Câu 12: Chọn câu sai
A. Khi cọ xát hai vật với nhau hì cả hai vật đều bị nhiễm điện
B. Sau khi cọ xát với nhau thì hai vật mang điện tích trái dấu nhau
C. Khi cọ xát hhai vật với nhau thì có sự dịch chuyển của các electron từ vật này sang vật kia
D. Khi cọ xát hai vật với nhau, có sự dịch chuyển của hạt mang điện dương từ vật này sang vật kia
c. Gợi ý tổ chức hoạt động
- GV chuyển giao nhiệm vụ (có thể dùng slide để trình chiếu các bài tập cho người học).
- Học sinh ghi nhận nhiệm vụ, thảo luận, ghi vào vở và báo cáo kết quả của nhóm.
- GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp khi cần thiết. Hướng dẫn học sinh đánh giá và tự đánh giá lẫn nhau. GV hệ thống và chốt kiến thức.
d. Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung bài tập trong vở ghi của học sinh.
Hoạt động 5: Vận dụng. Tìm tòi mở rộng. (Hướng dẫn về nhà)
a. Mục tiêu hoạt động
- Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài và tương tác với cộng đồng. Tuỳ theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau.
b. Nội dung: Yêu cầu HS đọc phần có thể em chưa biết trong SGK của bài 2, bài 3 và làm các bài tập trong SBT đồng thời tìm hiểu thêm thông tin về đường truyền của tia sáng , hiện tượng nhật thực – nguyệt thực trên bào chí, mạng Internet
c. Gợi ý tổ chức hoạt động
- GV đặt vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài lớp học.
- HS ghi nhiệm vụ được chuyển giao. Thảo luận nhóm đưa ra cách thức thực hiện nhiệm vụ này ngoài lớp học.
- GV ghi nhận kết quả thảo luận của học sinh, hướng dẫn học sinh cách thực hiện và định mức thời gian hoàn thành sản phẩm.
d. Sản phẩm hoạt động: Bài tự làm vào vở ghi của học sinh
Chỉnh lý bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_day_theo_chu_de_mon_vat_ly_lop_12_chu_de_nhiem_dien.docx