Giáo án dạy theo chủ đề Sinh học Lớp 7 - Chủ đề: Ngành ruột khoang
I. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (theo hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng sinh 7)
-Trình bày được khái niệm về ngành Ruột khoang. Nêu được những đặc điểm của Ruột khoang (đối xứng tỏa tròn, thành cơ thể 2 lớp, ruột dạng túi)
Khái niệm: cấu tạo cơ thể, nơi sống,
Đặc điểm chung của Ruột khoang thông qua con đại diện:
+ Kiểu đối xứng
+ Số lớp tế bào của thành cơ thể
+ Đặc điểm của ống tiêu hóa
- Mô tả được hình dạng, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của 1 đại diện trong ngành Ruột khoang. ví dụ: Thủy tức nước ngọt.
Hình dạng, cấu tạo (số lớp tế bào của thành cơ thể) phù hợp với chức năng.
Dinh dưỡng (bắt mồi, tiêu hóa thức ăn)
- Mô tả được tính đa dạng và phong phú của ruột khoang (số lượng loài, hình thái cấu tạo, hoạt động sống và môi trường sống)
Đa dạng và phong phú: số lượng loài, hình thái, cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng (bắt mồi, tiêu hóa thức ăn), sinh sản, tự vệ, thích nghi với môi trường và lối sống khác nhau. Ví dụ:
- Nêu được vai trò của ngành Ruột khoang đối với con người và sinh giới
Vai trò của Ruột khoang với đời sống con người:
+ Nguồn cung cấp thức ăn. Ví dụ:
+ Đồ trang trí, trang sức: Ví dụ:
+ Nguyên liệu cho xây dùng. Ví dụ:
+ Nghiên cứu địa chất. Ví dụ:
Vai trò của Ruột khoang với hệ sinh thái: biển (là chủ yếu)
- Quan sát một số đại diện của ngành Ruột khoang
Quan sát đặc điểm cấu tạo cơ thể, di chuyển, hoạt động sống của các con đại diện.
Ngày soạn:...................... Ngày dạy:....................... Khối lớp (đối tượng):7 Số tiết: 08;09;10 CHỦ ĐỀ: NGÀNH RUỘT KHOANG (Gồm các bài: 08;09;10) I. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (theo hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng sinh 7) -Trình bày được khái niệm về ngành Ruột khoang. Nêu được những đặc điểm của Ruột khoang (đối xứng tỏa tròn, thành cơ thể 2 lớp, ruột dạng túi) Khái niệm: cấu tạo cơ thể, nơi sống, Đặc điểm chung của Ruột khoang thông qua con đại diện: + Kiểu đối xứng + Số lớp tế bào của thành cơ thể + Đặc điểm của ống tiêu hóa - Mô tả được hình dạng, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của 1 đại diện trong ngành Ruột khoang. ví dụ: Thủy tức nước ngọt. Hình dạng, cấu tạo (số lớp tế bào của thành cơ thể) phù hợp với chức năng. Dinh dưỡng (bắt mồi, tiêu hóa thức ăn) - Mô tả được tính đa dạng và phong phú của ruột khoang (số lượng loài, hình thái cấu tạo, hoạt động sống và môi trường sống) Đa dạng và phong phú: số lượng loài, hình thái, cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng (bắt mồi, tiêu hóa thức ăn), sinh sản, tự vệ, thích nghi với môi trường và lối sống khác nhau. Ví dụ: - Nêu được vai trò của ngành Ruột khoang đối với con người và sinh giới Vai trò của Ruột khoang với đời sống con người: + Nguồn cung cấp thức ăn. Ví dụ: + Đồ trang trí, trang sức: Ví dụ: + Nguyên liệu cho xây dùng. Ví dụ: + Nghiên cứu địa chất. Ví dụ: Vai trò của Ruột khoang với hệ sinh thái: biển (là chủ yếu) - Quan sát một số đại diện của ngành Ruột khoang Quan sát đặc điểm cấu tạo cơ thể, di chuyển, hoạt động sống của các con đại diện. II. NỘI DUNG-CHỦ ĐỀ BÀI HỌC Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1.Thủy tức - Hình dạng ngoài và di chuyển của thủy tức. - Cấu tạo trong. - Dinh dưỡng của thủy tức. Sinh sản -HS hiểu hình dạng ngoài và cách di chuyển của thủy tức . -Phân biệt được cấu tạo và chức năng một số tế bào của thành cơ thể thủy tức để làm cơ sở giải thích được cách dinh dưỡng và sinh sản ở chúng. Vận dụng kiến thức để hoàn thành kiến thức về: 1. Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thủy tức ? 2. Thủy tức thải chất bã ra khỏi cơ thể bằng con đường nào ? (1) Tại sao gọi thủy tức là động vật đa bào bậc thấp? (Gợi ý dựa vào cấu tạo và dinh dưỡng của thuỷ tức). (2) Cung phản xạ ở thủy tức được hình thành bởi các loại tế bào nào? (Phản ứng bắt mồi nhanh) 2.Đa dạng của nghành ruột khoang - Ruột khoang chủ yếu sống ở biển rất đa dạng về loài và về số lượng cá thể nhất là ở biển nhiệt đới. - Cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống bơi lội tự do ở biển - Cấu tạo của hải quỳ và san hô thích nghi với lối sống bám cố định ở biển. Trả lời các các câu hỏi trắc nghiệm phần luyện tập 1. Cách di chuyển của sứa trong nước như thế nào ? 2. Sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và hữu tính trong sinh sản vô tính mọc chồi ? 1.Tìm hiểu mối quan hệ cộng sinh giữa hải quỳ và tôm 2. San hô được dùng để trang trí là bộ phận nào của cơ thế chúng? 3.Đặc điểm chung và vai trò của nghành ruột khoang -Đặc điểm chung của ngành ruột khoang. - Vai trò của ngành ruột khoang Trả lời các các câu hỏi trắc nghiệm phần luyện tập Hoàn thành bảng chuẩn kiến thức 1. Em hãy kể tên các đại diện Ruột khoang có thể gặp ở địa phương em. 2.San hô có lợi hay có hại? Biển nước ta có giàu san hô không? III. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh năm được đặc điểm ngành ruột khoang, các đại diện ngành ruốt khoang - Học sinh nắm được đặc điểm hình dạng, cấu tạo, dinh dưỡng và cách sinh sản của thuỷ tức, đại diện cho ngành ruột khoang và là ngành động vật đa bào đầu tiên. - Học sinh nắm được sự đa dạng của ngành ruột khoang được thể hiện ở cấu tạo cơ thể, lối sống, tổ chức cơ thể, di chuyển. - Học sinh nắm được những đặc điểm chung nhất của ngành ruột khoang. - Học sinh chỉ rõ được vai trò của ngành ruột khoang trong tự nhiên và trong đời sống. Kiến thức: -Trình bày được khái niệm về ngành Ruột khoang. Nêu được những đặc điểm của Ruột khoang(đối xứng tỏa tròn, thành cơ thể 2 lớp, ruột dạng túi) -Mô tả được hình dạng, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của 1 đại diện trong ngành Ruột khoang. ví dụ: Thủy tức nước ngọt. -Mô tả được tính đa dạng và phong phú của ruột khoang (số lượng loài, hình thái cấu tạo, hoạt động sống và môi trường sống) -Nêu được vai trò của ngành Ruột khoang đối với con người và sinh giới 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, tìm kiếm kiến thức. - Kĩ năng hoạt động nhóm, phân tích, tổng hợp. - Quan sát một số đại diện của ngành Ruột khoang 3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập, thái độ yêu thích môn học. 4. Định hướng các năng lực được hình thành. a. Các năng lực chung - Năng lực tự học + HS xác định được các đặc điểm hình dạng cấu tạo, di chuyển, sinh sản của một số động vật thuộc nghành Ruột khoang. + Nhận biết được một số động vật thuộc ngành Ruột khoang. + Vận dụng hiểu biết vào thực tiễn, biết tác hại và phòng chống. - Năng lực giải quyết vấn đề + Được hình thành thông qua: Thu thập thông tin từ sách, báo, internet. Thư viện.... - Năng lực quản lí + Quản lí bản thân: Lập thời gian biểu cá nhân(nhóm), dành cho chủ đề và các nội dung học tập khác phù hợp. - Quản lí nhóm: Phân công công việc phù hợp với năng lực, điều kiện cá nhân. - Năng lực giao tiếp: Sử dụng ngôn ngữ nói phù hợp trong các ngữ cảnh giao tiếp giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, HS với người dân. Sử dụng ngôn ngữ trong báo cáo. -NL hợp tác: +Hợp tác với bạn cùng nhóm, với giáo viên +Biết lắng nghe, chia sẻ quan điểm và thống nhất với kết luận. -NL sử dụng CNTT và truyền thông: Sử dụng sách, báo, internet tìm kiếm thông tin. -NL sử dụng ngôn ngữ: +Sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành. +Trình bày đúng văn phong khoa học, rõ rang, logic b.Năng lực chuyên biệt -Quan sát, phân loại hay sắp xếp theo nhóm, tìm mối liên hệ, đưa ra các định nghĩa. IV. CHUẨN BỊ GV: - Tranh thuỷ tức di chuyển, bắt mồi, tranh cấu tạo trong, thuỷ tức nếu bắt được. - Tranh phóng to hình 10.1 SGK trang 37. - Tranh hình SGK. - Sưu tầm tranh ảnh về sứa, san hô, hải quỳ. - Chuẩn bị xi lanh bơm mực tím, 1 đoạn xương san hô. 2. HS: Kẻ bảng 1 vào vở. - Kẻ phiếu học tập vào vở. -Kẻ bảng: Đặc điểm chung của một số đại diện ruột khoang, chuẩn bị tranh ảnh về san hô. V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ - Đặc điểm chung của ĐVNS. 3. Nội dung bài học NỘI DUNG I. THỦY TỨC (Tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS hiểu hình dạng ngoài và cách di chuyển của thủy tức . - Phân biệt được cấu tạo và chức năng một số tế bào của thành cơ thể thủy tức để làm cơ sở giải thích được cách dinh dưỡng và sinh sản ở chúng. 2. Kỹ năng. - Rèn kĩ năng phân tích so sánh tổng hợp kiến thức. 3. Thái độ. - Giáo dục ý thức học tập bộ môn 4. Định hướng hình thành năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, quản lí thời gian. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Giáo viên - Tranh vẽ cấu tạo thủy tức, thủy tức bắt mồi, thủy tức di chuyển và sinh sản 2. Học sinh. - Đọc trước bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ. (5’) - Đặc điểm chung nào của động vật nguyên sinh vừa đúng cho loài sống tự do lẫn loài sống kí sinh? 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. B1: Giáo viên chiếu 1 đoạn video có hình ảnh có các con vật sau: trùng roi, trùng giày, trùng biến hình, trùng kiết lị, trùng sốt rét và thủy tức. B2:GV yêu cầu các em học sinh nhanh nhẹn chọn ra một con khác loại trong những con động vật trên và giải thích. B3:Học sinh vận dụng các kiến thức đã học để chọn ra con thủy tức là khác loại, còn những con kia xếp cùng 1 nhóm là động vật nguyên sinh vì có những đặc điểm chung. B4:GV: như vậy chúng ta thấy rằng động vật nguyên sinh là các động vật đơn bào, có cấu tạo đơn giản, kích thước hiển vi. Còn đối với thủy tức nó thuộc nhóm động vật khác vậy nó có cấu tạo như thế nào, thuộc vào nghành động vật nào chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu:Cấu tạo và chức năng một số tế bào của thành cơ thể thủy tức để làm cơ sở giải thích được cách dinh dưỡng và sinh sản ở chúng. 1: Cấu tạo và di chuyển. (8’) - GV yêu cầu HS quan sát H8.1- 2, đọc thông tin SGK tr.29 trả lời câu hỏi: + Trình bày hình dạng cấu tạo ngoài của thủy tức? + Thủy tức sinh sản như thế nào ? Mô tả bằng lời 2 cách di chuyển? - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV yêu cầu rút ra kết luận. - GV giảng giải về kiểu đối xứng tỏa tròn. - Cá nhân tự đọc thông tin SGK kết hợp hình vẽ, ghi nhớ kiến thức . - Yêu cầu nêu được. + Hình dạng: Trên là lỗ miệng. Trụ dưới là đế bám. + Kiểu đối xứng toả tròn. + Có các tua ở lỗ miệng. + Di chuyển: Sâu đo, lộn đầu. - HS trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi và mô tả 2 cách di chuyển của thuỷ tức. - Đại diện nhóm trình bày đáp án , nhóm khác nhận xét bổ sung. I. Hình dạng ngoài và di chuyển của thủy tức. * Kết luận - Cấu tạo ngoài: Hình trụ dài. + Phần dưới là đế : dùng để bám. + Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có tua miệng. + Đối xứng tỏa tròn . + Di chuyển kiểu sâu đo, kiểu lộn đầu, bơi. 2: Cấu tạo trong. (11’) - GV yêu cầu quan sát hình cắt dọc của thủy tức, đọc thông tin bảng 1, hoàn thành bảng 1 trong vở bài tập - GV ghi kết quả của nhóm lên bảng. + Khi chọn tên loại TB ta dựa vào đặc điểm nào? - GV thông báo đáp án đúng: 1. Tế bào gai. 2. Tế bào thần kinh. 3. Tế bào sinh sản. 4. Tế bào mô cơ tiêu hoá. 5. Tế bào mô bì cơ. - GV tìm hiểu số nhóm có kết quả đúng và chưa đúng. + Trình bày cấu tạo trong của thủy tức - GV nhận xét, bổ sung. - GV cho HS tự rút ra kết luận. - HS cá nhân qaun sát tranh và hình ở bảng SGK - HS đọc thông tin về chức năng của từng loại TB. Ghi nhớ kiến thức. - Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời - Đại diện các nhóm đọc kết quả theo thứ tự 1,2.3. nhóm khác bổ sung. - Các nhóm theo dõi và tự sửa. -HS trả lời. -HS khác nhận xét, bổ sung. - HS rút ra kết luận. II. Cấu tạo trong. * Kết luận - Thành cơ thể gồm 2 lớp: + Lớp ngoài gồm TB gai TB thần kinh, TB mô bì cơ. + Lớp trong: TB mô cơ- tiêu hóa. + Giữa 2 lớp là tầng keo mỏng. + Lỗ miệng thông với khoang tiêu hóa ở giữa (gọi là ruột túi). 3: Tìm hiểu hoạt động dinh dưỡng. (7’) - GV yêu cầu HS quan sát tranh thủy tức bắt mồi, kết hợp thông tin SGK tr.31 trao đổi nhóm trả lời câu hỏi: + Thủy tức đưa mồi vào miệng bằng cách nào? + Nhờ loại TB nào của cơ thể thủy tức tiêu hoá được mồi? + Thủy tức thải bã bằng cách nào? - Các nhóm chữa bài, ? Thủy tức dinh dưỡng bằng cách nào? - GV cho HS tự rút ra kết luận. - Cá nhân tự quan sát tranh tua miệng TB gai. - HS đọc thông tin SGK. Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. Yêu cầu. + Đưa mồi vào miệng bằng tua miệng. + Tế bào mô cơ tiêu hoá. + Lỗ miệng thải bã. - Đại diện nhóm trình bày kết quả nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS rút ra kết luận. III. Dinh dưỡng của thủy tức. * Kết luận - Thủy tức bắt mồi bằng tua miệng, quá trình tiêu hóa thức ăn thực hiện ở khoang tiêu hóa nhờ dịch từ TB tuyến - Sự trao đổi khí được thực hiện qua thành cơ thể. 4: Sinh sản. (7’) - GV yêu cầu HS quan sát tranh sinh sản của thủy tức trả lời câu hỏi. + Thủy tức có những kiểu sinh sản nào? - GV gọi 1 HS miêu tả trên tranh kiểu sinh sản của thủy tức. - GV yêu cầu HS từ phân tích trên hãy rút ra kết luận về sự sinh sản của thuỷ tức. - HS tự quan sát tranh tìm kiến thức yêu cầu + U mọc trên cơ thể thủy tức mẹ. + Tuyến trứng và tuyến tinh trên cơ thể mẹ - Một số HS chữa bài, HS khác nhận xét bổ sung IV. Sinh sản * Kết luận. - Các hình thức sinh sản. + Sinh sản vô tính : Bằng cách mọc chồi + Sinh sản hữu tính: Bằng cách hình thành TB sinh dục đực cái. + Tái sinh: 1 phần cơ thể tạo nên cơ thể mới. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Chọn đáp án đúng: Câu 1. Hình dạng của thuỷ tức là A. dạng trụ dài. B. hình cầu. C. hình đĩa. D. hình nấm. Câu 2. Thuỷ tức có di chuyển bằng cách nào? A. Di chuyển kiểu lộn đầu. B. Di chuyển kiểu sâu đo. C. Di chuyển bằng cách hút và nhả nước. D. Cả A và B đều đúng. Câu 3. Ở thuỷ tức, các tế bào mô bì – cơ có chức năng gì? A. Tiêu hoá thức ăn. B. Thu nhận, xử lí và trả lời kích thích từ môi trường ngoài. C. Bảo vệ cơ thể, liên kết nhau giúp cơ thể co duỗi theo chiều dọc. D. Cả A và B đều đúng. Câu 4. Loại tế bào nào chiếm phần lớn lớp ngoài của thành cơ thể? A. Tế bào mô bì – cơ. B. Tế bào mô cơ – tiêu hoá. C. Tế bào sinh sản. D. Tế bào cảm giác. Câu 5. Hình thức sinh sản vô tính của thuỷ tức là gì? A. Phân đôi. B. Mọc chồi. C. Tạo thành bào tử. D. Cả A và B đều đúng. Câu 6. Phát biểu nào sau đây vể thuỷ tức là đúng? A. Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp. B. Sinh sản vô tính bằng cách tạo bào tử. C. Lỗ hậu môn đối xứng với lỗ miệng. D. Có khả năng tái sinh. Câu 7. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau : Tua miệng thuỷ tức chứa nhiều (1) có chức năng (2) . A. (1) : tế bào gai ; (2) : tự vệ và bắt mồi B. (1) : tế bào gai ; (2) : tự vệ và bắt mồi C. (1) : tế bào sinh sản ; (2) : sinh sản và di chuyển D. (1) : tế bào thần kinh ; (2) : di chuyển và tự vệ Câu 8. Ở thuỷ tức đực, tinh trùng được hình thành từ A. tuyến hình cầu. B. tuyến sữa. C. tuyến hình vú. D. tuyến bã. Câu 9. Đặc điểm của tế bào thần kinh của thuỷ tức là A. hình túi, có gai cảm giác. B. chiếm chủ yếu lớp trong, có roi và không bào tiêu hoá. C. chiếm phần lớn ở lớp ngoài. D. hình sao, có gai nhô ra ngoài, phía trong toả nhánh. Câu 10. Đặc điểm của hệ thần kinh của thuỷ tức là A. Hệ thần kinh hình lưới. B. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. C. Hệ thần kinh dạng ống. D. Hệ thần kinh phân tán, chưa phát triển. Đáp án Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A D C A B D A C D A HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm ( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 1. Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thủy tức ? 2. Thủy tức thải chất bã ra khỏi cơ thể bằng con đường nào ? 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. - GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung. - GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập. - GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện. 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi. 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời. - HS nộp vở bài tập. - HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện. 1. Tế bào gai có vai trò tự vệ, tấn công và bắt mồi. khi bị kích thích, sợi gai có chất độc phóng vào con mồi. Đây cũng là đặc điếm chung cua tất cả cấc đại diện khác ở ruột khoang. 2. Cơ thể thủy tức chi có một lỗ duy nhất thông với bên ngoài. Cho nên thủy tức lây thức ăn và thải chất cặn bã đều qua một 15 đó (gọi là lỗ miệng). Đây cũng là đặc điếm chung cho kiểu cấu tạo ruột túi ở ngành Ruột khoang. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Quan sát cây thủy sinh (rong, rau muống ) trong các giếng, ao, hồ để thấy được thủy tức (1) Tại sao gọi thủy tức là động vật đa bào bậc thấp? (Gợi ý dựa vào cấu tạo và dinh dưỡng của thuỷ tức). (2) Cung phản xạ ở thủy tức được hình thành bởi các loại tế bào nào? (Phản ứng bắt mồi nhanh) - Trả lời: Tế bào cảm giác, tế bào thần kinh và thành phần cơ của tế bào mô bì-cơ. NỘI DUNG II. ĐA DẠNG CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG (Tiết 2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS hiểu được ruột khoang chủ yếu sống ở biển rất đa dạng về loài và về số lượng cá thể nhất là ở biển nhiệt đới. - HS nhận biết được cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống bơi lội tự do ở biển - HS giải thích được cấu tạo của hải quỳ và san hô thích nghi với lối sống bám cố định ở biển. 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng quan sát so sánh, phân tích, tổng hợp. - Kỹ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ. - Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn. 4. Định hướng hình thành năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, quản lí thời gian. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Giáo viên: - Tranh vẽ cấu tạo sứa, hải quỳ, san hô. - Bảng phụ. 2. Học sinh: - Đọc trước bài. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra(4’) - Thủy tức sinh sản như thế nào ? Mô tả bằng lời 2 cách di chuyển? 2.Bài mới: HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. B1: GV chia nhóm học sinh đưa cho các nhóm các hình ảnh về các động vật nguyên sinh và động vật ruột khoang, yêu cầu chũng sắp xếp thành hai nhóm. sau đó yêu cầu 4 nhóm dán kết quả lên bảng và GV kiểm tra đánh giá kết quả các nhóm B2: Yêu cầu: học sinh phân biệt được nhóm DVNS và nhóm Ruột khoang B3: GV Ruột khoang có khoảng 10.000 loài sống chủ yếu ở nước mặn một số ít sống ở nước ngọt như thuỷ tức. Ruột khoang rất đa dạng. Vậy sự đa dạng đó thể hiện ở cấu tạo, lối sống tổ chức cơ thể, di cuyển. Ta Đặt vấn đề vào bài mới hôm nay: HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: - Ruột khoang chủ yếu sống ở biển rất đa dạng về loài và về số lượng cá thể nhất là ở biển nhiệt đới. - Cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống bơi lội tự do ở biển - Cấu tạo của hải quỳ và san hô thích nghi với lối sống bám cố định ở biển. 1: Tìm hiểu đặc điểm của sứa. (12’) - GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu thông tin trong bài quan sát tranh H9.1 SGK/33-34 trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập Bảng 1/33. - GV kẻ phiếu học tập lên bảng để HS chữa bài. - GV cho các nhóm trao đổi đáp án - Đặc điểm cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống di chuyển tự do nư thế nào? - GV thông báo kết qủa của các nhóm. - GV cho HS theo dõi kiến thức chuẩn. - Cá nhân theo dõi nội dung trong phiếu tự nghiên cứu SGk ghi nhớ kiến thức. - HS trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời, hoàn thành phiếu học tập. - Yêu cầu nêu được: + Hình dạng đặc biệt của sứa + Cấu tạo: đặc điểm của tầng keo, khoang tiêu hoá. + Di chuyển có liên quan đến cấu tạo cơ thể. + Lối sống: Đặc biệt là tập đoàn lớn như san hô - Đại diện các nhóm ghi kết quả từng nội dung vào phiếu học tập. Các nhóm khác theo dõi bổ sung. - HS các nhóm theo dõi tự sửa chữa nếu cần. I. Sứa. - Cơ thể sứa hình dù. Có cấu tạo thích nghi với nối sống bơi lội: Miệng ở dưới, di chuyển bằng co bóp dù, tự vệ bằng tế bào gai. 2: Tìm hiểu Cấu tạo của hải quỳ. (10’) - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong bài quan sát tranh H9.2 SGK/34 trả lời câu hỏi: - Nêu cấu tao của hải quỳ? - Đặc điểm cấu tạo của hải quỳ thích nghi với lối sống bám? - Hải quỳ bắt mồi như thế nào? - GV NX, GT. - Cá nhân theo dõi nội dung trong SGK ghi nhớ kiến thức. - Yêu cầu nêu được: + Hình dạng đặc biệt của hải quỳ + Cấu tạo: đặc điểm của đế, miệng, khoang tiêu hoá. + Lối sống: bám. - HS cá nhân theo dõi tự sửa chữa nếu cần. II. Hải quỳ: - Cơ thể hải quỳ hình trụ, có cấu tạo thích nghi với nối sống bám: có đế bám, miệng ở phía trên. Sống đơn độc. 3: Tìm hiểu Cấu tạo của san hô. (13’) - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong bài quan sát tranh H9.3 SGK/34 trả lời câu hỏi: - Nêu cấu tao của san hô? - Đặc điểm cấu tạo của san hô thích nghi với lối sống cố định? - San hô bắt mồi như thế nào? - GV yêu cầu HS hoàn thành Bảng 2SGK/35 và bảng phụ. - GV NX, GT. - GV cho HS theo dõi kiến thức chuẩn. - Cá nhân theo dõi nội dung trong SGK ghi nhớ kiến thức. - Yêu cầu nêu được: + Hình dạng đặc biệt của san hô. + Cấu tạo: đặc điểm của bộ xương, miệng, khoang tiêu hoá. + Lối sống: cố định. - HS các nhóm thảo luận hoàn thành bảng phụ. - HS các nhóm theo dõi tự sửa chữa nếu cần. III. San hô: - Cơ thể san hô hình trụ, có cấu tạo thích nghi với nối sống cố định: có bộ khung xương bất động (bộ khung xương bằng đá vôi) và tổ chức cơ thể kiểu tập đoàn. Bảng chuẩn kiến thức TT Đại diện Đặc điểm Thuỷ tức Sứa Hải quỳ San hô 1 Hình dạng Trụ nhỏ Hình cái dù, có khả năng xoè, cụp. Trụ to, ngắn. Cành cây khối lớn 2 Cấu tạo. - Vị trí miệng. - Khoang tiêu hoá - Ở trên. - Mỏng. - Rộng. - Ở dưới. - Dày. - Hẹp - Ở trên. - Dày, rải rác có trong gai xương. - Xuất hiện vách ngăn - Ở trên. - Có gai, xương đá vôi và chất xừng. - Có nhiều ngăn thông nhau giữa các cá thể. 3 Di chuyển Kiểu sâu đo lộn đầu. Bơi nhờ tế bào cơ có khả năng co rút mạnh dù. Không di chuyển, có đế bám. Không di chuyển, có đế bám. 4 Lối sống Cá thể Cá thể Tập trung một số cá thể. Tập đoàn nhiều cá thể liên kết. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Chọn đáp án đúng: Câu 1. Đặc điểm nào dưới đây có ở sứa? A. Miệng ở phía dưới. B. Di chuyển bằng tua miệng. C. Cơ thể dẹp hình lá. D. Không có tế bào tự vệ. Câu 2. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau : ...(1) của sứa dày lên làm cơ thể sứa (2) và khiến cho (3) bị thu hẹp lại, thông với lỗ miệng quay về phía dưới. A. (1) : Khoang tiêu hóa ; (2) : dễ nổi ; (3) : tầng keo B. (1) : Khoang tiêu hóa ; (2) : dễ chìm xuống ; (3) : tầng keo C. (1) : Tầng keo ; (2) : dễ nổi ; (3) : khoang tiêu hóa D. (1) : Tầng keo ; (2) : dễ chìm xuống ; (3) : khoang tiêu hóa Câu 3. Loài ruột khoang nào có cơ thể hình trụ, kích thước khoảng từ 2 cm đến 5 cm, có nhiều tua miệng xếp đối xứng và có màu rực rỡ như cánh hoa ? A. Thuỷ tức.B. Hải quỳ.C. San hô.D. Sứa. Câu 4. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau : Ở san hô, khi sinh sản (1) thì cơ thể con không tách rời mà dính với cơ thể mẹ tạo nên (2) san hô có (3) thông với nhau. A. (1) : mọc chồi ; (2) : tập đoàn ; (3) : khoang ruột B. (1) : phân đôi ; (2) : cụm ; (3) : tầng keo C. (1) : tiếp hợp ; (2) : cụm ; (3) : khoang ruột D. (1) : mọc chồi ; (2) : tập đoàn ; (3) : tầng keo Câu 5. Đặc điểm nào dưới đây có ở san hô ? A. Cơ thể hình dù. B. Là động vật ăn thịt, có các tế bào gai. C. Luôn sống đơn độc. D. Sinh sản vô tính bằng cách tiếp hợp. Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây là của san hô? A. Cơ thể hình dù. B. Luôn sống đơn độc. C. Sinh sản vô tính bằng tiếp hợp. D. Là động vật ăn thịt, có các tế bào gai. Câu 7. Đặc điểm nào dưới đây không có ở hải quỳ? A. Kiểu ruột hình túi. B. Cơ thể đối xứng toả tròn. C. Sống thành tập đoàn. D. Thích nghi với lối sống bám. Câu 8. Tầng keo dày của sứa có ý nghĩa gì? A. Giúp cho sứa dễ nổi trong môi trường nước. B. Làm cho sứa dễ chìm xuống đáy biển. C. Giúp sứa trốn tránh kẻ thù. D. Giúp sứa dễ bắt mồi. Câu 9. Đâu là điểm khác nhau giữa hải quỳ và san hô? A. Hải quỳ có khả năng di chuyển còn san hô thì không. . Hải quỳ có cơ thể đối xứng toả tròn còn san hô thì đối xứng hai bên. C. Hải quỳ có đời sống đơn độc còn san hô sống thành tập đoàn. D. San hô có màu sắc rực rỡ còn hải quỳ có cơ thể trong suốt. Câu 10. Sinh sản kiểu này chồi ở san hô khác thuỷ tức ở điểm nào? A. San hô nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi còn non; thuỷ tức nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi trưởng thành. B. San hô nảy chồi, cơ thể con không tách khỏi bố mẹ; thuỷ tức nảy chồi, khi chồi trưởng thành sẽ tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập. C. San hô nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi trưởng thành ; thuỷ tức khi chồi trưởng thành vẫn không tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập. D. San hô nảy chồi, cơ thể con không tách khỏi bố mẹ ; thuỷ tức khi chồi chưa trưởng thành đã tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập. Đáp án Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A C B A B D C A C B HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm ( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập a/ Cách di chuyển của sứa trong nước như thế nào ? b/ Sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và hữu tính trong sinh sản vô tính mọc chồi ? 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. - GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung. - GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập. - GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện. 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi. 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời. - HS nộp vở bài tập. - HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện. 1. Sứa di chuyên bằng dù, khi dù phồng lên, nước biền được hút vào. Khi đầy nước, dù cụp lại nước biển thoát mạnh ra phía sau, gây ra phàn lực đây sứa tiến nhanh về phía trước. Như vậy, sứa di chuyển bằng tạo ra phản lực, thức ăn cũng theo dòng nước vào lỗ miệng. 2. Sự sinh sản vô tính mọc chồi ở thủy tức và san hô cơ bản là giống nhau. Chúng chi khác nhau ở chỗ: Ở thủy tức khi trưởng thành, chồi tách ra đế sống độc lập. Còn ở san hô, chồi vẫn dính với cơ thể mẹ và tiếp tục phát triển đế tạo thành tập đoàn. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học 1. Tìm hiểu mối quan hệ cộng sinh giữa hải quỳ và tôm Hải quỳ dựa vào tôm để di chuyển trong nước nên kiếm được nhiều thức ăn hơn. Còn với tôm thì hải quỳ giúp nó xua đuổi kẻ thù, do có xúc tu chứa nọc độc. 2. San hô được dùng để trang trí là bộ phận nào của cơ thế chúng? Trả lời: Cành san hô dùng trang trí thực chất chính là khung xương bằng đá vôi của san hô. NỘI DUNG III. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG (Tiết 3) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. - HS thông qua cấu tạo của thủy tức, san hô và sứa mô tả được đặc điểm chung của ruột khoang. - HS nhận biết được vai trò của ruột khoang đối với hệ sinh thái biển và đời sống con người. 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, tổng hợp. - Kỹ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ. - Giáo dục ý thức học tập bộ môn. - Bảo vệ động vật quáy có giá trị. 4. Định hướng hình thành năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, quản lí thời gian. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Giáo viên: - Tranh vẽ sơ đồ cấu tạo cơ thể Ruột khoang. 2. Học sinh: - Đọc trước bài. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ. (5’) - Sự khác nhau giữa san hô và thuỷ tức trong sinh sản vô tính mọc chồi. 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. B1:GV: chia lớp thành 4 nhóm và chơi trò chơi " nhóm nào nhanh nhất" nhóm nào nhanh nhất được thưởng 1 tràng pháo tay tuyên dương. B2:GV treo tranh các đại diện của ngành ruột khoang yêu cầu các nhóm trong 3 phút các nhóm sẽ liệt kê ra các điểm chung nhất của các đại diện trên. nhóm nào liệt kê nhiều đặc điểm chung nhất và nhanh nhất nhóm đó thắng cuộc. B3:GV dẫn dắt: những đặc điểm các em vừa nêu là đặc điểm chung của ngành ruột khoang, vậy ngoài những đặc điểm mà các bạn tìm được ngành ruột khoang còn đặc điểm nào nữa, ngành ruột khoang có vai trò gì chúng ta tìm hiểu bài hôm nay. B4:Chúng ta đã học một số đại diện của ngành ruột khoang, chúng có những đặc điểm gì chung và có giá trị như thế nào? Mặc dù rất đa dạng về cấu tạo, lối sống,cũng như về kích thước nhưng chắc chắn các động vật thuộc ngành ruột khoang phải có đặc điểm chung nên khoa học mới xếp chúng vào 1 ngành. Vậy đặc điểm chung đó là gì? ta Đặt vấn đề vào bài mới hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: - Cấu tạo của thủy tức, san hô và sứa mô tả được đặc điểm chung của ruột khoang. - Vai trò của ruột khoang đối với hệ sinh thái biển và đời sống con người. 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của ngành ruột khoang. (23’) - GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ quan sát H10.1 SGK tr37. Hoàn thành phiếu bảng “Đặc điểm chung của 1 số ngành ruột khoang”. - GV kẻ sẵn bảng này để HS chữa bài - GV quan sát hoạt động của các nhóm. - GV cho HS các nhóm hoàn thành bảng. - GV treo bảng kiến thức chuẩn. - HS quan sát H10.1, nhớ lại kiến thức đã học về sứa, thủy tức hải quỳ san hô. - Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành bảng. - Yêu cầu: + Kiểu đối xứng. + Cấu tạo thành cơ thể + Cách bắt mồi dinh dưỡng. + Lối sống. - Đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS theo dõi và tự sửa chữa I. Đặc điểm chung của ngành ruột khoang. Bảng chuẩn kiến thức TT Đặc điểm Đại diện Thuỷ tức Sứa San hô 1 Kiểu đối xứng. Đối xứng toả tròn Đối xứng toả tròn Đối xứng toả tròn 2 Cách di chuyển. Sâu đo lộn đầu. Co bóp dù Không di chuyển. 3 Cách dinh dưỡng. Dị dưỡng. Dị dưỡng. Dị dưỡng. 4 Cách tự vệ. Nhờ tế bào gai. Nhờ di chuyển và tế bào gai. Nhờ tua miệng và tế bào gai. 5 Số lớp tế bào của thành cơ thể. 2 2 2 6 Kiểu ruột. Hình túi. Dị dưỡng. Dị dưỡng. 7 Sống đơn độc hay tập đoàn. Đơn độc. Đơn độc. Tập đoàn - GV yêu cầu từ kết quả trên rút ra các đặc điểm chung của ngành Ruột khoang? - GV cho HS tự rút ra kết luận. HS tìm những đặc điểm cơ bản như: Đối xứng, thành cơ thể, cấu tạo ruột. - HS rút ra kết luận * Kết luận: - Đặc điểm chung của ngành ruột khoang. + Cơ thể có đối xứng tỏa tròn. + Ruột dạng túi. + Thành cơ thể có 2 lớp TB. + Tự vệ và tấn công bằng TB gai. Hot động 2: Tìm hiểu vai trò của ngành ruột khoang. (10’) - GV yêu cầu HS đọc SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Ruột khoang có vai trò như thế nào trong đời sống tự nhiên và trong đời sống con người? + Nêu rõ tác hại của ruột khoang? Cho ví dụ. - GV tổng kết ý kiến của HS, ý kiến nào chưa đủ. GV bổ sung thêm. - GV cho HS rút ra kết luận về vai trò của ruột khoang - Cá nhân đọc thông tin SGK tr.38 kết hợp tranh ảnh ghi nhớ kiến thức. - Thảo luận nhóm thống nhất đáp án, yêu cầu nêu được : + Lợi ích: làm thức ăn, trang trí + Tác hại: Gây đắm tàu.. - Đại d
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_day_theo_chu_de_sinh_hoc_lop_7_chu_de_nganh_ruot_kho.docx