Giáo án Địa lí Lớp 7 - Bài 4: Liên minh châu âu

Giáo án Địa lí Lớp 7 - Bài 4: Liên minh châu âu

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được dẫn chứng về Liên minh châu Âu (EU) như một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.

- Đọc được bản đồ các nước thành viên của Liên minh châu Âu.

- Phân tích bảng số liệu về các trung tầm kinh tế lớn trên thế giới.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập.

+ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.

+ Giải quyết vấn đề sáng tạo.

- Năng lực Địa lí

+ Năng lực nhận thức Địa lí: Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu.

+ Năng lực vận dụng kiến thức, kí năng Địa lí vào cuộc sống.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.

- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm).

- Yêu khoa học, ham học hỏi.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Bản đổ các nước thành viên của Liên minh châu Âu, năm 2020.

- Bảng số liệu vế GDP và GDP/người của các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới năm 2020.

 

docx 7 trang phuongtrinh23 27/06/2023 3010
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Bài 4: Liên minh châu âu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết
7A
7B
TÊN BÀI DẠY - BÀI 4: LIÊN MINH CHÂU ÂU
Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 1Tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được dẫn chứng về Liên minh châu Âu (EU) như một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
-	 Đọc được bản đồ các nước thành viên của Liên minh châu Âu.
-	 Phân tích bảng số liệu về các trung tầm kinh tế lớn trên thế giới.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
+ Tự chủ và tự học: 	Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập.
+ Giao tiếp và hợp tác: 	Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.
+ Giải quyết vấn đề sáng tạo.
- Năng lực Địa lí
+ Năng lực nhận thức Địa lí: Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu.
+	 Năng lực vận dụng kiến thức, kí năng Địa lí vào cuộc sống.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ	: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Nhân ái: 	Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trách nhiệm: 	Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). 
-	 Yêu khoa học, ham học hỏi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
-	 Bản đổ các nước thành viên của Liên minh châu Âu, năm 2020.
-	 Bảng số liệu vế GDP và GDP/người của các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới năm 2020.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động 
a. Mục tiêu
- Kết nối vào bài học, tạo hứng thú cho người học.
b. Nội dung
- Đưa học sinh vào tình huống có vấn đề để các em tìm ra câu trả lời, sau đó giáo viên kết nối vào bài học.
c. Sản phẩm 
- Câu trả lời cá nhân của học sinh.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ: THỬ TÀI HIỂU BIẾT
- Quan sát hình và cho biết tên gọi của đồng tiền này?
Bước 2: HS tiến hành hoạt động trong 1 phút.
Bước 3: HS trả lời câu hỏi Bước 4: GV chuẩn kiến thức và kết nối vào bài mới.
 Euro là đơn vị tiền tệ của Liên minh Tiền tệ châu Âu, là tiền tệ chính thức trong 19 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu và trong 6 nước và lãnh thổ không thuộc Liên minh châu Âu 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
2.1. Tìm hiểu khái quát về Liên minh châu Âu (EU)
a. Mục tiêu
- Trình bày được khái quát về Liên minh châu Âu (EU).
-	 Xác định được các nước thánh viên của Liên minh châu Âu trên bản đổ.
b. Nội dung
- Hoàn thiện nội sung phiếu học tập
- Đọc thông tin trong mục và quan sát hình 1, hãy kể tên các nước thành viên của EU.
c. Sản Phẩm: Thông tin phản hồi phiếu học tập.
Liên minh châu Âu EU
Câu hỏi
Trả lời
Câu 1: Tổ chức tiền thân của Liên minh châu Âu?
Cộng đồng kinh tế châu Âu (1957)
Câu 2: Liên minh châu Âu được thành lập vào thời gian nào?
01/11/1993
Câu 3: Trụ sở chính của tổ chức ở đâu?
Bruc-xen (Bỉ)
Câu 4: Tại sao nói Liên minh châu Âu là mô hình liên minh kinh tế toàn diện?
Có chính sách kinh tế chung, sử dụng đồng tiền chung euro.
Câu 5: Hiện nay có bao nhiêu nước thành viên?
27 nước thành viên
- HS sử dụng ban đổ hình 1, kể tên được 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu.
EU được mở rộng từng bước, qua nhiều giai đoạn. Đến 2004 đã có 25 thành viên, năm 2007 kết nạp thêm 2 thành viên mới là Bulgaria và Romanian và năm 2013 Croatia gia nhập EU nâng con số này lên tới 28 quốc gia. Tháng 6/2016, Anh rời Liên minh châu Âu sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6/2016 và chính thức có hiệu lực từ 31/1/2020.
d. Cách thức tổ chức
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin SGK, Em hãy hoàn thiện thông tin phiếu học tập sau
Liên minh châu Âu EU
Câu hỏi
Trả lời
Câu 1: Tổ chức tiền thân của Liên minh châu Âu?
Câu 2: Liên minh châu Âu được thành lập vào thời gian nào?
Câu 3: Trụ sở chính của tổ chức ở đâu?
Câu 4: Mục đích thành lập của Liên Minh châu Âu?
Câu 5: Hiện nay có bao nhiêu nước thành viên?
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về quá trình phát triển của Liên minh châu Âu EU.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 lược đồ trống các nước châu Âu. Yêu cầu các nhóm quan sát hình 60.1 Quá trình mở rộng liên minh châu Âu đến năm 2013:
+ Nhóm 1: tô màu xanh các nước gia nhập EU năm 1957 (6 nước: Italia, Pháp, Bỉ, Luc-xem-bua, Đức, Hà Lan)
+ Nhóm 2: tô màu hồng các nước gia nhập EU từ năm 1973 đến 1981 (Năm 1973 thêm 2 nước: Ailen, Đan Mạch. Năm 1981 thêm 1 nước: Hy Lạp.) 
+ Nhóm 3: tô màu nâu các nước gia nhập EU từ năm 1986 đến 1995 (Năm 1986 thêm 2 nước: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Năm 1995 thêm 3 nước: Áo, Thụy Điển, Phần Lan)
+ Nhóm 4: tô màu cam các nước gia nhập EU năm 2004 (kết nạp thêm 10 nước: Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Slovakia và Slovenia, Síp và Malta)
+ Nhóm 5: tô màu Tím các nước gia nhập EU năm 2007 đến 2013 (kết nạp thêm 3 nước thành viên: Bugaria, Romania, Croatia)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ nhóm. 
- Các nhóm thảo luận, thống nhất nội dung báo cáo.
Bước 3: Báo cáo kết quả
- HS trả lời câu hỏi.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh.
- Chuẩn kiến thức:
1. Khái quát về Liên minh châu Âu (EU)
- EU hiện nay có 27 quốc gia thành viên (Vương quốc Anh rời khỏi EU từ ngày 31 tháng 1 năm 2020)
+ EU đã thiết lập một thị trường chung và có hệ thống tiền tệ chung (đồng ơ-rô).
2.2. Tìm hiểu trung tâm kinh tế lớn trên thế giới – Liên minh châu Âu.
a. Mục tiêu
-	 Nêu được dẫn chứng về Liên minh châu Âu (EU) như một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
-	 Phần tích bảng số liệu vế GDP và GDP/người của các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới năm 2020.
b. Nội dung
- Dựa vào thông tin và bảng số liệu trong mục 2, nêu dẫn chứng để thấy EU là một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
c. Sản Phẩm
-	 EU là một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới:
-	 EU đã thiết lập được một thị trường kinh tế duy nhất ở châu Âu, 	bao	 gồm lãnh	 thổ của tất cả các quốc gia thành viên.
-	 Có 3/7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới.
-	 Là trung tâm trao đổi hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới, chiếm trên 31% giá trị xuất khẩu thế giới, năm 2020.
-	 Năm 2020, GDP của EU đứng thứ hai (sau Hoa Kỳ) và GDP/người đứng thứ ba trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới (sau Hoa Kỳ, Nhật Bản).
-	 Là đối tác thương mại hàng đầu của 80 quốc gia.
-	 Là trung tâm tài chính lớn trên thế giới. Các ngân hàng nổi tiếng, 	uy tín ở EU	 có 	tác động lớn đến hệ thống tài chính và tiền tệ thế giới.
d. Cách thức tổ chức
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm
Bước 1: Giao nhiệm vụ: Cặp đôi
Nhiệm vụ: Dựa vào thông tin SGK, bảng GDP và GDP/người của các trung tâm kinh tế lớn của thế giới năm 2020. Các em hãy trao đổi và tìm các dẫn chứng để chứng minh Liên minh châu Âu – Một trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS trao đổi và trả lời câu hỏi
Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc
- Gọi học sinh bất kì trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thân học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
2. Liên minh châu Âu - Một trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
-	 EU là một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới:
+	 Có 3/7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới.
+ Là trung tâm trao đổi hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới, chiếm trên 31% giá trị xuất khẩu thế giới, năm 2020.
+	 Năm 2020, GDP của EU đứng thứ hai (sau Hoa Kỳ) và GDP/người đứng thứ ba trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới (sau Hoa Kỳ, Nhật Bản).
+	 Là đối tác thương mại hàng đầu của 80 quốc gia.
+	 Là trung tâm tài chính lớn trên thế giới. Các ngân hàng nổi tiếng, 	uy tín ở EU	 có 	tác động lớn đến hệ thống tài chính và tiền tệ thế giới.
3. Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu
-	 Rèn luyện kĩ năng xử lí số liệu và vẽ biểu đồ.
b. Nội dung
- Cho biết GDP của thế giới năm 2020 là 84 705,4 tỉ USD, hãy vẽ biểu đổ tròn thể hiện tỉ lệ GDP của EU trong tổng GDP của thế giới.
c. Sản Phẩm
- HS xử lí được số liệu và vẽ được biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ GDP của EU trong tổng GDP của thố giới.
- Năm 2020, GDP của thế giới là 84 705,4 tỉ USD; của EU là 15 192,6 tỉ USD. Ta có cơ cấu GDP của EU là: (15 192,6/84 705,4) X 100% = 17,9%.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- GV hướng dẫn HS cách xử lí số liệu và cách vẽ, chia tỉ lệ biểu đồ tròn.
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc 
- Gọi 1 học sinh thực hành trên bảng.các HS khác quan sát, nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng 
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b. Nội dung
-	 Tìm kiếm thông tin để mở rộng kiến thức về mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU.
-	 Rèn luyện năng lực tìm kiếm thông tin, giải quyết vấn đề.
c. Sản Phẩm
- HS thu thập, tổng hợp thông tin và ghi lại thành mộí bản báo cáo để chia sẻ với cả lớp và GV.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ (Chuẩn bị trước tiết học)
Tìm kiếm thông tin về mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – EU?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc.
Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 
*GV mở rộng: Việt Nam và EU hiện có mối quan hệ rất sâu rộng, hai bên đã đạt nhiều hiệp định về khuôn khổ hợp tác đối tác: Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện việt Nam - EU (PCA), có hiệu lực từ năm 2016, với các cơ chế hợp tác thực chất trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, phát triển bển vững, an ninh - quốc phòng, pháp quyền - quản trị; Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Giữa hai bên còn có Hiệp định Đối tác tự nguyện về Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VPA- FLEGT) có hiệu lực từ tháng 6/2019; Hiệp định khung về hợp tác Quốc phòng - An ninh (FPA) tháng 10/2019; cơ chế Đối thoại nhân quyền hằng năm,... Các khuôn khổ hợp tác này đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia chầu Á có quan hệ toàn diện, sâu rộng nhất với EU, nước ASEAN duy nhất có tất cả các trụ cột họp tác với EU. 
- EU là một đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, một trong ba đối tác thương mại và thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ). Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong ASEAN (sau Xin-ga-po). Kim ngạch thương mại Việt Nam - EU đã tăng 17 lẩn trong 20 năm qua, đạt 56,45 tỉ USD năm 2019, trong đó Việt Nam xuất khẩu vào EU 41,54 tỉ USD hàng hoá và nhập khẩu từ EU 14,9 tỉ USD. EU luôn là thị trường xuất siêu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Hoa Kỳ). Ngay khi EVFTA có hiệu lực, tháng 8/2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã đạt 3,25 tỉ USD, tăng 4,2% so với cùng kì năm 2019. Nhờ EVFTA có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt Nam tuy bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19 vẫn tăng xuất khẩu sang EU.
- EU nằm trong nhóm năm nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam (cùng với Hàn Quốc, Nhật Bản- Xin-ga-po và Đài Loan - Trung Quốc). Xu thế đầu tư của EU chủ yếu lập trung vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, gần đây có xu hướng phát triển sang các ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng, văn phòng chơ thuê, bán lẻ,...).
- EU lá nhà cung cấp viện trợ phát triển ODA không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam. Giai đoạn 2014 - 2020, EU đã viện trợ 400 triệu ơ-rô cho Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực năng lượng bền vững và tăng cường năng lực thể chế.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_7_bai_4_lien_minh_chau_au.docx