Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á - Năm học 2020-2021 -Nguyễn Thị Mỹ Nga
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- HS biết được đây là khu vực tập trung dân cư đông đúc và có mật độ dân số cao nhất thế giới. Dân cư Nam Á chủ yếu theo đạo Ấn Độ Giáo, Hồi Giáo. Tôn giáo ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội ở Nam Á.
- Hiểu biết các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển, Ấn Độ có nền khoa học phát triển nhất khu vực.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích lược đồ, bảng số liệu, bảng thống kê, ảnh Địa lí.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức về dân số, bảo vệ môi trường.
2. TRỌNG TÂM
- Đặc điểm kinh tế xã hội Nam Á.
3. CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên: Lược đồ phân bố dân cư và đô thị châu Á, lược đồ các nước Nam Á, bản đồ kinh tế khu vực Nam Á
3.2. Học sinh: Xem và chuẩn bị bài trước.
4. TIẾN TRÌNH
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2. Kiểm tra miệng: (Slide 2)
Câu 1: Quan sát hình 10.1, xác định vị trí địa lí và các miền địa hình chính của khu vực Nam Á từ bắc xuống nam? (7 điểm)
- Là khu vực nằm rìa phía Nam lục địa.
- Địa hình: chia 3 miền
+ Phía Bắc: núi Himalaya cao, đồ sộ.
+ Ở giữa: đồng bằng bồi tụ thấp, rộng.
+ Phía Nam: sơn nguyên Đêcan với 2 rìa được nâng cao.
Câu 2: Hãy kể tên các quốc gia trong khu vực Nam Á? (3 điểm)
- Pa-ki-xtan, Ấn Độ, Nê-pan. Bu-tan, Băng-la-đet, Xri-lan-ca và Man-đi-vơ.
DÂN CƯ VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KHU VỰC NAM Á Bài 11 - Tiết 13 Tuần 13 Ngày dạy: 04/12/2020 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: - HS biết được đây là khu vực tập trung dân cư đông đúc và có mật độ dân số cao nhất thế giới. Dân cư Nam Á chủ yếu theo đạo Ấn Độ Giáo, Hồi Giáo. Tôn giáo ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội ở Nam Á. - Hiểu biết các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển, Ấn Độ có nền khoa học phát triển nhất khu vực. 1.2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích lược đồ, bảng số liệu, bảng thống kê, ảnh Địa lí. 1.3. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức về dân số, bảo vệ môi trường. 2. TRỌNG TÂM - Đặc điểm kinh tế xã hội Nam Á. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên: Lược đồ phân bố dân cư và đô thị châu Á, lược đồ các nước Nam Á, bản đồ kinh tế khu vực Nam Á 3.2. Học sinh: Xem và chuẩn bị bài trước. 4. TIẾN TRÌNH 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 4.2. Kiểm tra miệng: (Slide 2) Câu 1: Quan sát hình 10.1, xác định vị trí địa lí và các miền địa hình chính của khu vực Nam Á từ bắc xuống nam? (7 điểm) - Là khu vực nằm rìa phía Nam lục địa. - Địa hình: chia 3 miền + Phía Bắc: núi Himalaya cao, đồ sộ. + Ở giữa: đồng bằng bồi tụ thấp, rộng. + Phía Nam: sơn nguyên Đêcan với 2 rìa được nâng cao. Câu 2: Hãy kể tên các quốc gia trong khu vực Nam Á? (3 điểm) - Pa-ki-xtan, Ấn Độ, Nê-pan. Bu-tan, Băng-la-đet, Xri-lan-ca và Man-đi-vơ. 4.3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: giới thiệu bài (Slide 3 - 4) HS quan sát lược đồ các nước Nam Á Nam Á là khu vực nằm rìa phía Nam lục địa, nơi đây có lượng mưa lớn làm cho thiên nhiên phong phú. Trong đó, lưu vực sông Ấn, Hằng được xem là cái nôi của nền văn minh cổ đại. Có 7 quốc gia, trong đó Ấn Độ là quốc gia có diện tích lớn nhất, có dân số đông nhất, có nền kinh tế nối bật nhất. Vậy dân cư, kinh tế chung của Nam Á có đặc điểm gì chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay Hoạt động 2: cả lớp, nhóm (Slide 5 - 8) * Dân cư khu vực Nam Á HS quan sát bảng 11.1 - Kể tên 2 khu vực đông dân nhất? Nhận xét số dân Nam Á? Vận dụng kiến thức liên môn Toán Hoạt động nhóm đôi: 2 phút - Dựa vào bảng 11.1. tính mật độ dân số các khu vực châu Á năm 2001? Khu vực Mật độ dân số (Người/ km2) Đông Á 128 Nam Á 302 Đông Nam Á 115 Trung Á 14 Tây Nam Á 41 - So sánh mật độ dân số khu vực Nam Á với các khu vực khác của Châu Á? - Tại sao dân số khu vực Nam Á thấp mà mật độ dân số lại cao hơn? GV mở rộng: năm 2019, dân số Nam Á đạt 1918 triệu người, mật độ dân số 427 người/ km2. Trở thành khu vực đông dân nhất châu Á. HS quan sát H11.1 và H10.1 - Em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư Nam Á? HS: phân bố không đều + Tập trung đông ở các vùng đồng bằng và các khu vực có lượng mưa lớn như: đồng bằng sông Hằng, dải đồng bằng ven biển chân dãy Gát Tây và Gát Đông, khu vực sườn nam Hi-ma-lay-a. + Dân cư thưa thớt: Núi Hymalaya, hoang mạc Tha, sơn nguyên Pa-ki-xta, Đê-can - Giải thích tại sao có sự phân bố đó? HS: có sự phân bố đó là do: + Đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng, đất tốt, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc. Trên cùng núi Hi-ma-lay-a địa hình hiểm trở, không thuận lợi cho sản xuất và đời sống nên dân cư thưa thớt + Dân cư tập trung đông đúc trong các đô thị, các trung tâm công nghiệp, ở những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông - Vùng đồng bằng trồng lúa đòi hỏi nhiều lao động nên dân cư tập trung đông (đồng bằng Ấn – Hằng). - Đồng bằng Ấn- Hằng có lịch sử khai thác lâu đời nên dân cư tập trung động đúc - Xác định các đô thị trên 8 triệu dân ở Nam Á? GV giới thiệu 2 thành phố Ca-ra-si, Niu Đê-li HS quan sát tranh khu nhà ổ chuột ở Ấn Độ - Hậu quả của việc dân số quá đông? - Khu vực Nam Á là nơi ra đời của những tôn giáo nào? - Dân cư Nam Á theo các tôn giáo nào ? HS giới thiệu H11.2 GV đền Tat-Mahan là một trong những công trình văn hóa nổi tiếng ở Ấn Độ. Được coi là báu vật trong nghệ thuật của những người theo đạo Hồi tại Ấn Độ. Taj Mahal được được liệt vào danh sách các địa điểm di sản thế giới của UNESCO năm 1983 HS quan sát và giới thiệu hình ảnh về một số tín ngưỡng tôn giáo: Hồi giáo và Ấn Độ giáo - Vậy tôn giáo ảnh hưởng như thế nào đến đời sống xã hội cư dân Nam Á ? HS: ảnh hưởng rất lớn Hoạt động 3: nhóm (Slide 9- 19) * Đặc điểm kinh tế - xã hội - Dựa vào kênh chữ SGK, nêu đặc điểm kinh tế - xã hội của các nước Nam Á trước và sau năm 1947? HS: hầu hết bị đế quốc Anh chiếm làm thuộc địa. Đến năm 1947, giành được độc lập, xây dựng nền kinh tế tự chủ - Cho biết trở ngại lớn ảnh đến sự phát triển kinh tế của các nước Nam Á? HS: Do mâu thuẫn dân tộc và tôn giáo. Hoạt động nhóm đôi: 2 phút - Phân tích nội dung hình 11.3 và hình 11.4? Qua đó nhận xét khái quát gì về nền kinh tế các nước Nam Á? - Nhà ở, đường xá được xây dựng như thế nào? - Diện tích canh tác? Hình thức lao động? Trình độ sản xuất? - Hoạt động kinh tế nào là phổ biến? HS: - Nhà ở nông thôn, thấp, nhỏ; đường xá nhỏ hẹp. - Sản xuất diện tích nhỏ. Ruộng bậc thang. - Trình độ sản xuất đơn giản, thủ công. - Trồng chè. Kinh tế nông nghiệp lạc hậu. => Nền kinh tế đang phát triển. Chủ yếu sản xuất nông nghiệp. - Nước nào có nền kinh tế phát triển nhất? Thảo luận nhóm: 4 nhóm - 4 phút Nhóm 1: Dựa vào 11.2, hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Ấn Độ ? Sự chuyển dịch đó phản ánh xu thế phát triển kinh tế như thế nào? Giải thích nguyên nhân của sự chuyển dịch đó? HS: + Giảm giá trị tương đối ngành nông - lâm - thủy sản: từ 28,4% xuống còn 25%, giảm 3,4% + Tăng giá trị tương đối ngành dịch vụ, công nghiệp => phản ảnh xu hướng phát triển kinh tế từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp, dịch vụ. HS: do giành được độc lập, xây dựng nền kinh tế tự chủ, không còn lệ thuộc nông nghiệp, xây dựng nền công nghiệp hiện đại - Dựa vào nội dung SGK và kiến thức đã học, hãy trình bày những thành tựu về kinh tế của Ấn Độ? Nhóm 2: Công nghiệp HS: - Công nghiệp hiện đại, cơ cấu ngành đa dạng - Nhiều trung tâm công nghiệp - Giá trị sản lượng công nghiệp cao HS quan sát bản đồ kinh tế khu vực Nam Á - Xác định các trung tâm công nghiệp của Ấn Độ? HS: Niu đêli, Amađabat, Mumbai, Concata, Hai-đê-ra-bat, Bangalo, Chennai HS quan sát một số hình ảnh công nghiệp hiện đại của Ấn Độ Nhóm 3: Nông nghiệp HS: + Cách mạng xanh, cách mạng trắng à giải quyết tốt nhu cầu lương thực, thực phẩm + Đến năm 2010, Ấn Độ trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. - Thế nào là cách xanh ? Cách mạng trắng ? GV: Cách mạng xanh tiến hành trong ngành trồng trọt đã làm tăng sản lượng lương thực của Ấn Độ. Cách mạng trắng tập trung vào ngành chăn nuôi làm tăng sản lượng sữa, món ăn ưa thích của người Ấn Độ vốn thường kiêng ăn thịt bò. Như vậy nhờ hai cuộc cách mạng không những cung cấp đủ nhu cầu lương thực thực phẩm và Ấn Độ còn thừa để xuất khẩu Nhóm 4: Dịch vụ Tiêu chí Năm 2001 Năm 2013 GDP (tỉ USD) 477 1875,1 Tốc độ tăng GDP (%) 5,8 4,9 GDP bình quân đầu người (USD) 460 1498 HS quan sát một số địa điểm du lịch ở Ấn Độ - Cho biết loại hình dịch vụ phát triển ở Ấn Độ? HS: du lịch 1. Dân cư - Nam Á là một trong những khu vực có số dân đông nhất châu Á. - Mật độ dân số cao nhất châu Á - Dân cư phân bố không đều, tập trung ở các vùng đồng bằng, ven biển và các vùng có lượng mưa lớn. - Dân cư chủ yếu theo đạo Ấn Độ Giáo và Hồi Giáo 2. Đặc điểm kinh tế - xã hội - Tình hình chính trị - xã hội không ổn định. - Các nước trong khu vực Nam Á có nền kinh tế đang phát triển, hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. - Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực. + Xây dựng nền công nghiệp hiện đại. Giá trị sản lượng công nghiệp cao. + Nông nghiệp: Giải quyết tốt vấn đề lương thực - thực phẩm cho người dân. + Dịch vụ không ngừng phát triển 4.4. Câu hỏi và bài tập củng cố (Slide 20 - 21) Câu 1: Quan sát lược đồ các nước Nam Á, nêu và xác định các nước trong khu vực Nam Á theo số kí hiệu. - 1. Pakixtan; 2. Ấn Độ; Nê-pan; 4. Bu-tan; 5. Băng-la-đét; 6. Xri-lan-ca; 7. Man-đi-vơ. Câu 2: Chọn câu trả lời đúng: Dân cư Nam Á phần lớn theo các tôn giáo nào? Phật giáo, Thiên chúa giáo Hồi giáo, Ki tô giáo Ấn Độ giáo, Hồi giáo Hồi giáo, Phật giáo Đáp án: C Câu 3: Điền các từ, cụm từ thích hợp vào phần trống phía dưới. Nam Á có mật độ dân số trong các khu vực của Châu Á. Các nước trong khu vực có nền kinh tế .Quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất ở Nam Á là Đáp án: cao nhất; đang phát triển; Ấn Độ 4.5. Hướng dẫn HS tự học: (Slide 22) * Đối với bài học ở tiết này: - Về nhà học bài. - Làm bài tập bản đồ bài 11. - Trả lời câu hỏi SGK - Chú ý đặc điểm kinh tế xã hội của khu vực Nam Á * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị bài 12: “Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á” + Quan sát H12.1 trong SGK, cho biết: Vị trí, giới hạn của khu vực Đông Á? Kể tên các quốc gia và các vùng lãnh thổ Đông Á Đặc điểm địa hình? 5. RÚT KINH NGHIỆM Nội dung: ........................................................................................................... ......................................................................................................................... Phương pháp: ....................................... ............................................................ .................................................................... ............................................................................. Sử dụng bản đồ, thiết bị dạy học: .............................................................................. Hiệp Ninh, ngày 27 tháng 11 năm 2020 Tổ phó Dương Ánh Ly
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dia_ly_lop_7_bai_11_dan_cu_va_dac_diem_kinh_te_khu_v.docx