Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 34: Thực hành So sánh nền kinh tế của ba khu vực châu Phi

Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 34: Thực hành So sánh nền kinh tế của ba khu vực châu Phi

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Trình bày được sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế rất không đồng đều thể hiện trong thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia ở châu Phi.

- Hiểu được sự khác biệt trong nền kinh tế của ba khu vực châu Phi.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí: rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, khai thác kiến thức qua lược đồ.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học

- Nhân ái: thông cảm, chia sẻ sâu sắc với những khó khăn của các nước Châu Phi.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Lược đồ kinh tế châu Phi.

- Lược đồ thu nhập bình quân đầu người của các nước châu Phi.

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.

b) Nội dung:

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

- Học sinh kể được tên của các quốc gia ở Châu Phi.

d) Cách thực hiện:

- Bước 1: GV phổ biến trò chơi “Thổ địa châu Phi”: lần lượt mỗi HS trong lớp sẽ kể tên 1 đất nước ở châu Phi và xác định xem đó là nước giàu hay nghèo (yêu cầu: tên nước không trùng nhau). Ví dụ: Li-bi: giàu. Sát: nghèo (HS xác định sai cũng không sao, vào bài học mới HS sẽ xác định được đúng hay sai).

- Bước 2: HS thực hiện trò chơi, GV quan sát, điều khiền trò chơi và ổn định trật tự lớp.

- Bước 3: Kết thúc trò chơi. HS ổn định chỗ ngồi. GV vinh danh người chiến thắng và khéo léo dẫn dắt vào bài: Như vậy, các em thấy rằng các nước châu Phi có sự phân hóa về trình độ phát triển. Có những nước giàu nhưng cũng có những nước rất nghèo. Để biết các nước này nằm trong khu vực nào của châu Phi và so sánh được nền kinh tế của các khu vực ở châu Phi thì các em sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.

 

docx 5 trang sontrang 5780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 34: Thực hành So sánh nền kinh tế của ba khu vực châu Phi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
 .............................
TÊN BÀI DẠY: THỰC HÀNH: SO SÁNH NỀN KINH TẾ CỦA BA KHU VỰC CHÂU PHI
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
Nội dung kiến thức: 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Trình bày được sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế rất không đồng đều thể hiện trong thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia ở châu Phi.
- Hiểu được sự khác biệt trong nền kinh tế của ba khu vực châu Phi.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí: rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, khai thác kiến thức qua lược đồ.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học
- Nhân ái: thông cảm, chia sẻ sâu sắc với những khó khăn của các nước Châu Phi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Lược đồ kinh tế châu Phi.
- Lược đồ thu nhập bình quân đầu người của các nước châu Phi.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh kể được tên của các quốc gia ở Châu Phi.
d) Cách thực hiện:
- Bước 1: GV phổ biến trò chơi “Thổ địa châu Phi”: lần lượt mỗi HS trong lớp sẽ kể tên 1 đất nước ở châu Phi và xác định xem đó là nước giàu hay nghèo (yêu cầu: tên nước không trùng nhau). Ví dụ: Li-bi: giàu. Sát: nghèo (HS xác định sai cũng không sao, vào bài học mới HS sẽ xác định được đúng hay sai).
- Bước 2: HS thực hiện trò chơi, GV quan sát, điều khiền trò chơi và ổn định trật tự lớp.
- Bước 3: Kết thúc trò chơi. HS ổn định chỗ ngồi. GV vinh danh người chiến thắng và khéo léo dẫn dắt vào bài: Như vậy, các em thấy rằng các nước châu Phi có sự phân hóa về trình độ phát triển. Có những nước giàu nhưng cũng có những nước rất nghèo. Để biết các nước này nằm trong khu vực nào của châu Phi và so sánh được nền kinh tế của các khu vực ở châu Phi thì các em sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Phân tích mức thu nhập bình quân đầu người của các nước châu Phi (20 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế rất không đồng đều thể hiện trong thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia ở châu Phi.
b) Nội dung:
- Học sinh quan sát hình 34.1 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Nội dung chính
Mức thu nhập bình quân theo đầu người (USD)
Tên các quốc gia
Bắc Phi
Trung Phi
Nam Phi
Trên 1000
USD/năm
Ma-Rốc, An-giê-ri,
Tuy-ni-di, Li-bi,
Ai Cập
Ga-Bông
Na-mi-bi-a,
Bốt-Xoa-na, Nam Phi,
Xoa-di-len
Dưới
200USD/ năm
Ni-giê,
Sát
Ê-ti-ô-pi-a, Xô-ma-li, Buốc-Ki-na-pha-xô,
Xi-ê-ra-Lê-ông,
Ê-ri-tơ-ri-a
Ma-la-uy
Nhận xét
- Thu nhập bình quân đầu người không đều giữa ba khu vực : Nam Phi (cao nhất), rồi đến Bắc Phi và cuối cùng là Trung Phi
- Trong từng khu vực, sự phân bố thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia cũng không đều.
 c) Sản phẩm:
- Học sinh hoàn thành bảng
Mức thu nhập bình quân theo đầu người (USD)
Tên các quốc gia
Bắc Phi
Trung Phi
Nam Phi
Trên 1000
USD/năm
Ma-Rốc, An-giê-ri,
Tuy-ni-di, Li-bi,
Ai Cập
Ga-Bông
Na-mi-bi-a,
Bốt-Xoa-na, Nam Phi,
Xoa-di-len
Dưới
200USD/ năm
Ni-giê,
Sát
Ê-ti-ô-pi-a, Xô-ma-li, Buốc-Ki-na-pha-xô,
Xi-ê-ra-Lê-ông,
Ê-ri-tơ-ri-a
Ma-la-uy
Nhận xét
- Thu nhập bình quân đầu người không đều giữa ba khu vực : Nam Phi (cao nhất), rồi đến Bắc Phi và cuối cùng là Trung Phi
- Trong từng khu vực, sự phân bố thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia cũng không đều.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ.
- GV chia lớp làm 3 nhóm thảo luận 3 yêu cầu của mục 1 sgk/ Tr.108 (4 phút).
- Nêu nhận xét về sự phân hoá thu nhập bình quân đầu người giữa ba khu vực kinh tế của châu Phi?
Mức thu nhập bình quân theo đầu người (USD)
Tên các quốc gia
Bắc Phi
Trung Phi
Nam Phi
Trên 1000
USD/năm
Dưới
200USD/ năm
Nhận xét
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ.
Bước 3: Hs điền vào bảng, Hs khác nhận xét bổ sung.
Bươc 4: Gv nhận xét, chuẩn xác.
2.2. Hoạt động 2: Lập bảng so sánh đặc điểm kinh tế của ba khu vực châu Phi (15 phút)
a) Mục đích:
- Hiểu được sự khác biệt trong nền kinh tế của ba khu vực châu Phi.
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang kết hợp quan sát hình để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Nội dung chính
Bắc Phi
Trung Phi
Nam Phi
 Kinh tế tương đối phát triển trên cơ sở các ngành dầu khí và du lịch
Kinh tế chậm phát triển, chủ yếu dựa vào khai thác lâm sản, khoáng sản và trồng cây công nghiệp xuất khẩu
Các nước ở khu vực có trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch, phát triển nhất là Cộng Hòa Nam Phi, còn lại là những nước nông nghiệp lạc hậu.
c) Sản phẩm:
- Học sinh hoàn thành bảng.
Bắc Phi
Trung Phi
Nam Phi
 Kinh tế tương đối phát triển trên cơ sở các ngành dầu khí và du lịch
Kinh tế chậm phát triển, chủ yếu dựa vào khai thác lâm sản, khoáng sản và trồng cây công nghiệp xuất khẩu
Các nước ở khu vực có trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch, phát triển nhất là Cộng Hòa Nam Phi, còn lại là những nước nông nghiệp lạc hậu.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Trình bày đặc điểm về nền kinh tế của 3 khu vực ở châu Phi.
Qua bảng thống kê trên hãy so sánh đặc điểm kinh tế của 3 khu vực châu Phi và rút ra đặc điểm chung của nền kinh tế châu Phi ?
Bắc Phi
Trung Phi
Nam Phi
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ.
Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
Bươc 4: Gv nhận xét, chuẩn xác.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c) Sản phẩm:
- Học sinh hoàn thành các bài tập.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Học sinh tiếp tục hoàn thành bài tập.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS nộp sản phẩm cho giáo viên.
Bước 4: GV nhận xét, khen ngợi.
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích:
- Vận dụng kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Nước nào có nền kinh tế phát triển nhất châu Phi ? Nằm trong khu vực nào, có mức thu nhập bình quân đầu người là bao nhiêu ? 
- Hãy nêu những nét đặc trưng của nền kinh tế châu Phi?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_ly_lop_7_bai_34_thuc_hanh_so_sanh_nen_kinh_te_cu.docx