Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Phân môn Hóa học Sách Chân trời sáng tạo - Bài 3: Nguyên tố hóa học - Năm học 2021-2022

Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Phân môn Hóa học Sách Chân trời sáng tạo - Bài 3: Nguyên tố hóa học - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu nguyên tố hoá học.

- Viết được kí hiệu hoá học và đọc được tên của 20 nguyên tố đầu tiên.

2. Về năng lực:

1.1. Năng lực KHTN:

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu nguyên tố hoá học.

- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt vể nguyên tố hoá học; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cẩu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và thảo luận nhóm.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vân đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

1.2. Năng lực chung:

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu nguyên tố hoá học.

- Tìm hiểu tự nhiên: Lược sử tìm ra tên gọi và kí hiệu một số nguyên tó hoá học.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Viết và đọc được kí hiệu hoá học của 20 nguyên tố đẩu tiên.

2. Về phẩm chất:

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ để bài học.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

- Chăm chỉ: Tích cực tham gia tìm hiểu nội dung, thảo luận ý kiến trong nhóm.

 

docx 12 trang phuongtrinh23 27/06/2023 1250
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Phân môn Hóa học Sách Chân trời sáng tạo - Bài 3: Nguyên tố hóa học - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1: NGUYÊN TỬ - NGUYÊN TỐ HÓA HỌC – SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
	Bài 3: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Số tiết: 3
Tiết thep ppct: 1,2,3
Ngày soạn: 15/09/2021
Tuần dạy: 1,2,3
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu nguyên tố hoá học. 
- Viết được kí hiệu hoá học và đọc được tên của 20 nguyên tố đầu tiên.
2. Về năng lực:
1.1. Năng lực KHTN:
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu nguyên tố hoá học.
- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt vể nguyên tố hoá học; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cẩu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và thảo luận nhóm.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vân đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
1.2. Năng lực chung: 
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu nguyên tố hoá học.
- Tìm hiểu tự nhiên: Lược sử tìm ra tên gọi và kí hiệu một số nguyên tó hoá học.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Viết và đọc được kí hiệu hoá học của 20 nguyên tố đẩu tiên.
2. Về phẩm chất: 
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ để bài học.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
- Chăm chỉ: Tích cực tham gia tìm hiểu nội dung, thảo luận ý kiến trong nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK Khoa học tự nhiên 7 (Chân trời sáng tạo)
- Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 3: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 4: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.2)
- Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.2)
- Phiếu học tập số 3: (nội dung hoạt động 2.2)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 
a. Mục tiêu: Xác định vấn đề cần học.
b. Nội dung: là phần câu hỏi giới thiệu bài.
Một viên kim cương hay một mẩu than chì đều được tạo nên từ hàng tỉ nguyên tử giống nhau. Kim cương và than chì được tạo từ một nguyên tố hóa học là carbon. Nguyên tố hóa học là gì?
c. Sản phẩm học tập: 
Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: đọc nội dung câu hỏi và quan sát hình phần giới thiệu bài sgk tr 18.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình và hoàn thành câu trả lời.
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV nhận xét và kết luận: Vậy hôm nay chúng ta tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến hạt nguyên tố hóa học nhé. 
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1.Tìm hiểu về Nguyên tố hóa học	
a. Mục tiêu: Trình bày khái niệm về Nguyên tố hóa học;
 Tìm hiểu về Nguyên tố hóa học hiện nay
b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 1 sgk tr 18,19, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1,2,3 và 4.
Phiếu học tập số 1
1/Quan sát Hình 3.1, em hãy cho biết sự khác nhau về cấu tạo giữa 3 nguyên tử hydrogen?
Phiếu học tập số 2
2/Vì sao 3 nguyên tử trong Hình 3.1 lại thuộc cùng một nguyên tố hóa học?
Phiếu học tập số 3
3/Quan sát Hình 3.2, cho biết
a) nguyên tố nào chiếm hàm lượng cao nhất trong vỏ Trái Đất?
b) nguyên tố nào chiếm tỉ lệ phần trăm lớn nhất trong cơ thể người?
Phiếu học tập số 4
a) Những nguyên tố nào cần thiết giúp cơ thể phát triển?
b) Nguyên tố nào giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người?
c. Sản phẩm học tập: 
*Phiếu học tập số 1:
1/ Ba nguyên tử hydrogen có số neutron khác nhau.
Nguyên tử hdrogen thứ nhất không có neutron. Nguyên tử hydrogen thứ hai có 1 neutron. Nguyên tử hydrogen thứ ba có 2 neutron.
*Phiếu học tập số 2:
2/Khi các nguyên tử có cùng số hạt proton trong hạt nhân người ta nói các nguyên tử đó thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
3 nguyên tử trong Hình 3.1 đều có 1 proton trong hạt nhân nên thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
*Phiếu học tập số 3:
3/a) Nguyên tố oxygen chiến hàm lượng cao nhất trong vỏ Trái Đất (chiếm 49,4%)
b) Nguyên tố oxygen chiếm tỉ lệ phần trăm lớn nhất trong cơ thể người (65%)
*Phiếu học tập số 4:
a) Những nguyên tố nào cần thiết giúp cơ thể phát triển là:
- Nguyên tố calcium chiếm khoảng 2% khối lượng của cơ thể người, đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình đông máu, trong hoạt động của hệ cơ và hệ thần kinh nói chung. Ngoài ra, nguyên tố này còn có vai trò quan trọng trong cấu tạo của hệ xương.
- Nguyên tố phosphorus chiếm khoảng 1% khối lượng của cơ thể người. Nguyên tố này có các chức năng sinh lí như: cùng với calcium cấu tạo nên xương, răng, hóa hợp với protein, lipid và glicid để tham gia cấu tạo nên tế bào và đặc biệt là màng tế bào.
- Iodine là nguyên tố giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người, là nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển thể chất, tinh thần và giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng. Vì vậy cần bổ sung lượng iodine cần thiết cho cơ thể bằng cách sử dụng muối iodine, các thực phẩm giàu iodine như rong biển, cá biển, 
b) Iodine là nguyên tố giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người, là nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển thể chất, tinh thần và giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng.
d. Tổ chức thực hiện:	
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 1, sgk tr 18,19.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 
1. Nguyên tố hóa học
1.1. Khái niệm về nguyên tố hóa học
- Tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân được gọi là nguyên tố hóa học.
- Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học đều có tính chất hóa học giống nhau.
- Như vậy, số proton là đặc trưng cho nguyên tố hóa học.
Ví dụ: 3 nguyên tử dưới đây đều có 1 proton trong hạt nhân, cùng thuộc về nguyên tố hydrogen.
Chú ý: Các nguyên tử cùng loại có thể có số neutron khác nhau.
1.2. Số lượng các nguyên tố hóa học hiện nay
- Hiện nay, đã có hơn 118 nguyên tố hóa học được xác định. Trong đó có 98 nguyên tố được tìm thấy trong tự nhiên, các nguyên tố còn lại là sản phẩm được con người tạo ra từ phản ứng hạt nhân.
- Các nguyên tố hóa học có vai trò rất quan trọng cho sự sống và phát triển của con người.
Chú ý:
- Nguyên tố phổ biến nhất trong lớp vỏ Trái Đất là oxygen.
- Nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ là hydrogen, thứ hai là helium.
- Nguyên tố calcium chiếm khoảng 2% khối lượng cơ thể người, đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, hoạt động của hệ cơ và thần kinh nói chung; có vai trò quan trọng trong cấu tạo của hệ xương.
- Nguyên tố phosphorus chiếm khoảng 1% khối lượng của cơ thể người. Nguyên tố này có các chức năng sinh lý như: cùng calcium cấu tạo nên xương, răng, hóa hợp với protein, lipid và glucid để tham gia cấu tạo nên tế bào và đặc biệt là màng tế bào.
- Iodine là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển thể chất, tinh thần và giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng, ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về Kí hiệu hóa học
a. Mục tiêu: Viết được kí hiệu hóa học của các nguyên tố.
b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 2 sgk tr 20,21, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1,2 và 3.
Phiếu học tập số 1
4/Vì sao cần phải xây dựng hệ thống kí hiệu nguyên tố hóa học? Các kí hiệu hóa học của các nguyên tố được biểu diễn như thế nào?	
Phiếu học tập số 2
5/Hãy cho biết, nếu quy ước tất cả kí hiệu hóa học bằng một chữ cái đầu tiên trong tên gọi các nguyên tố hóa học thì gặp khó khăn gì?
Phiếu học tập số 3
Qua tìm hiểu trong thực tế, hãy cho biết để cây sinh trưởng và phát triển tốt, ta cần cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào cho cây. Dựa vào Bảng 3.1, hãy viết kí hiệu hóa học các nguyên tố đó.
c. Sản phẩm học tập:
*Phiếu học tập số 1:
4/- Phải xây dựng hệ thống kí hiệu nguyên tố hóa học vì:
Có một thời, các nhà hóa học sử dụng nhiều kí hiệu khác nhau để biểu diễn cho nguyên tử của các nguyên tố hóa học. Tuy nhiên, những kí hiệu này lại rất rắc rối và không thống nhất giữa các nhà hóa học. 
- Các kí hiệu hóa học của các nguyên tố được biểu diễn như sau:
+ Để thuận tiện cho việc học tập và nghiên cứu, IUPAC đã thống nhất tên gọi và kí hiệu hóa học của các nguyên tố. Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bởi một kí hiệu mà chúng ta có thể coi như một cách viết tắt để biểu thị tên của nguyên tố đó. 
+ Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái, trong đó chữ cái đầu viết ở dạng in hoa, gọi là kí hiệu hóa học của nguyên tố.
+ Mỗi kí hiệu hóa học của nguyên tố còn chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.
*Phiếu học tập số 2:
5/Nếu quy ước tất cả kí hiệu hóa học bằng một chữ cái đầu tiên trong tên gọi các nguyên tố hóa học thì sẽ có các nguyên tố có kí hiệu trùng nhau. Ví dụ:
+ Hydrogen và Helium đều kí hiệu là H
+ Carbon và Calcium đều kí hiệu là C
*Phiếu học tập số 3:
Để cây sinh trưởng và phát triển tốt ta cần cung cấp cho cây các nguyên tố dinh dưỡng được chia thành hai nhóm:
- Nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu là chất mà cây trồng nhất thiết phải được cung cấp đầy đủ khi trồng cây, trong giai đoạn nuôi cây và nếu thiếu các dưỡng chất thiết yếu cây trồng sẽ không hoàn thành được chu kỳ sống, hoặc bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm 16 nguyên tố: carbon (C), hydrogen (H), oxygen (O), nitrogen (N), phosphorus (P), potassium (K), calcium (Ca), magnesium (Mg), sulfur (S), iron (Fe), zinc (Zn), copper (Cu), manganese (Mn), boron (B), molybdenum (Mo), chorine (Cl). 
- Nhóm chất dinh dưỡng có lợi là chất mà nếu không có nó cây vẫn có thể sinh trưởng phát triển một cách bình thường, nhưng nếu được bổ sung thêm sẽ làm cây sinh trưởng phát triển thuận lợi hơn, tốt hơn và đem lại giá trị cao hơn cho từng nhóm nông sản. Thông thường, những chất này cây cần với lượng rất ít và có thể gọi là nhóm siêu vi lượng.
Chất siêu vi lượng gồm: cobalt (Co), sodium (Na), aluminium (Al), nickel (Ni), vanadium (V) và các nguyên tố đất hiếm (lanthanum, cerium, praseodymium, samarium, europium, gadolinium, terbium, dysprosium, thulium...).
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 2, sgk tr 20,21.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 	
2. Kí hiệu hóa học
- Để thuận lợi cho việc học tập và nghiên cứu, IUPAC đã thống nhất tên gọi và kí hiệu hóa học của các nguyên tố.
- Kí hiệu hóa học được sử dụng để biểu diễn một nguyên tố hóa học và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.
- Kí hiệu hóa học được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái (chữ cái đầu tiên viết in hoa và nếu có chữ cái thứ hai thì viết thường).
Mở rộng: Một số kí hiệu hóa học có nguồn gốc từ tên gọi của các nguyên tố theo hướng Latin.
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Củng cố và rèn luyện lại những kiến thức về Nguyên tố hóa học.
b. Nội dung: Hãy hệ thống được một số kiến thức đã học trong bài này?
c. Sản phẩm học tập: HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
(phần này GV sưu tầm hay tự vẽ đưa vô, mình không có thời gian để làm, nếu không làm xin bỏ qua câu này)
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS thực hiện nhiệm vụ như mục Nội dung.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS báo cáo kết quả, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận:
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
b. Nội dung: Làm bài tập 1,2,3,4 và 5 sgk tr 21.
1/Bổ sung các thông tin để hoàn thành bảng sau:
2/Kí hiệu hóa học nào sau đây viết sai? Nếu sai, hãy sửa lại cho đúng: H, Li, NA, O, Ne, AL, CA, K, N.
3/Cho các nguyên tử được kí hiệu bởi các chữ cái và số proton trong mỗi nguyên tử như sau:
Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học là
A. X, Y; B. Z, Q; C. R, E; D. Y, E.
4/Kí hiệu hóa học của nguyên tố chlorine là 
A. CL B. cl C. cL D. Cl
5/Tìm hiểu từ internet hay tài liệu (sách, báo), em hãy viết một đoạn thông tin về:
a) Vai trò của iron đối với cơ thể người.
b) Nguyên tố hóa học cần thiết cho sự phát triển chiều cao của cơ thể người
c. Sản phẩm học tập:
1/
ên nguyên tố
Kí hiệu hóa học
Hydrogen
H
Carbon
C
Aluminium
Al
Fluorine
F
Phosphorus
P
Argon
Ar
2/ 
í hiệu viết sai
Sửa lại
NA
Na
AL
Al
CA
Ca
3/Nguyên tử Z và Q thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì cùng có 17 proton.
Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
4/Kí hiệu hóa học của nguyên tố chlorine là Cl
Em cần nhớ: Kí hiệu hóa học được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái (chữ cái đầu tiên viết in hoa và nếu có chữ cái thứ hai thì viết thường.
5/a) Iron (sắt) là một khoáng chất đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ khác nhau như tổng hợp hemoglobin hay nói cách khác là tạo máu, làm cho máu có màu đỏ. Thiếu sắt gây nên tình trạng cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, thường xuyên ốm yếu uể oải, thậm chí nếu lượng hồng cầu quá ít trong khi lượng bạch cầu nhiều hơn sẽ dẫn tới bệnh bạch cấu ác tính cực kì nguy hiểm. 
Bên cạnh đó, sắt còn có vai trò vận chuyển oxygen trong máu đến các cơ quan, tế bào trong cơ thể giúp não bộ hoạt động tốt và phát triển cơ bắp. Khi cơ thể không có đủ lượng sắt cần thiết tham gia vào quá trình hình thành cơ bắp sẽ khiến cho con người không đủ sức hoạt động. Việc thiếu hụt sắt có thể tác động không nhỏ đến hoạt động ghi nhớ của hệ thần kinh và gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống miễn dịch khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, cảm cúm, 
Ngoài ra sắt còn đóng vai trò cải thiện hệ miễn dịch, góp phần điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể, duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động hiệu quả. Vì thế chúng ta cần bổ sung đủ lượng sắt để cơ thể phát triển khỏe mạnh. Một số loại thực phẩm giàu sắt như: rau cải bó xôi, các loại hạt họ đậu (đậu nành, đậu lăng, đậu Hà Lan, ), thịt bò, thịt lợn, thịt dê, bí ngô, cá, socola đen, . Ngoài ra có thể bổ sung sắt qua các loại nước điện giải và thực phẩm chức năng.
b) Nguyên tố hóa học cần thiết cho sự phát triển chiều cao của cơ thể người đó là calcium
Calcium là thành phần quan trọng trong cấu trúc xương và răng, giúp xương phát triển vững chắc và đặc biệt giúp trẻ phát triển chiều cao. Calcium là nền tảng cho việc điều trị và phòng chống loãng xương. Ngoài ra calcium cũng đóng vao trò quan trọng không kém trong hoạt động dẫn truyền tín hiệu thần kinh, co bóp cơ, cùng quá trình tiết những hormone và enzyme quan trọng bên trong cơ thể. Vì thế, việc thiếu hụt calcium có thể dẫn đến nhiều chứng bệnh khác nhau. Nguồn calcium chủ yếu là các sản phẩm bơ sữa. Thực phẩm nguồn gốc thực vật chứa nhiều calcium như đậu hũ, cải xoăn, rau bina (spinach), củ cải trắng, và trong nhiều loại rau xanh. 
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.
ØBước 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.	
ØBước 3: Báo cáo kết quả nhiệm vụ: 
HS làm và nộp bài bằng cách chụp ảnh bài làm trong vở bài tập gửi bài qua zalo...; 
ØBước 4: GVnhận xét bài làm, chọn một số bài làm tốt (có thể cho điểm) ở tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_bai.docx