Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Phân môn Sinh học Sách Chân trời sáng tạo - Bài 23: Quang hợp ở thực vật - Năm học 2021-2022 - Tô Thị Hồng Thắm

Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Phân môn Sinh học Sách Chân trời sáng tạo - Bài 23: Quang hợp ở thực vật - Năm học 2021-2022 - Tô Thị Hồng Thắm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây

+ Nêu được vai trò của lá cây với chức năng quang hợp

+ Nêu được khái niệm nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp. Viết được phương trình quang hợp (ở dạng chữ)

+ Vẽ được sơ đồ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh

- Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về quá trình quang hợp và giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trổng và bảo vệ thực vật thông qua SGK và các nguồn học liệu khác.

- Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận tìm hiểu vể quá trình quang hợp, các yếu tó ảnh hưởng, vai trò và ứng dụng kiến thức về quang hợp trong thực tiễn, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vân để kịp thời với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ tìm hiểu về quá trình quang hợp và giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trổng và bảo vệ cây xanh.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây: Nêu được vai trò lá cây với chức năng quang hợp; Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp; Viết được phương trình quang hợp (dạng chữ); Vẽ được sơ đổ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

- Tim hiểu tự nhiên: Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp; phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về vai trò của quang hợp đối với tự nhiên và các sinh vật khác.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh.

3. Phẩm chất:

- Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

+ Chăm chỉ, tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

 

docx 15 trang phuongtrinh23 27/06/2023 2930
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Phân môn Sinh học Sách Chân trời sáng tạo - Bài 23: Quang hợp ở thực vật - Năm học 2021-2022 - Tô Thị Hồng Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 7: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT 
Bài 23: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT 
Số tiết: 3
Tiết thep ppct: 1,2,3
Ngày soạn: 15/09/2021
Tuần dạy: 1,2,3
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây 
+ Nêu được vai trò của lá cây với chức năng quang hợp 
+ Nêu được khái niệm nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp. Viết được phương trình quang hợp (ở dạng chữ) 
+ Vẽ được sơ đồ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. 
- Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh 
- Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về quá trình quang hợp và giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trổng và bảo vệ thực vật thông qua SGK và các nguồn học liệu khác.
- Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận tìm hiểu vể quá trình quang hợp, các yếu tó ảnh hưởng, vai trò và ứng dụng kiến thức về quang hợp trong thực tiễn, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vân để kịp thời với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ tìm hiểu về quá trình quang hợp và giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trổng và bảo vệ cây xanh.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên : 
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây: Nêu được vai trò lá cây với chức năng quang hợp; Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp; Viết được phương trình quang hợp (dạng chữ); Vẽ được sơ đổ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.	
- Tim hiểu tự nhiên: Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp; phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về vai trò của quang hợp đối với tự nhiên và các sinh vật khác.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh.
3. Phẩm chất: 
- Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
+ Chăm chỉ, tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
+ Cẩn thận, khách quan và trung thực trong thực hành.
+ Tích cực trong việc tuyên truyền trồng và bảo vệ cây xanh.
+ Tạo hứng thú và khám phá học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK Khoa học tự nhiên 7 (Chân trời sáng tạo)
- Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 3: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 4: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 5: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 6: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 7: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.2)
- Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.2)
- Phiếu học tập số 3: (nội dung hoạt động 2.2)
- Phiếu học tập số 4: (nội dung hoạt động 2.2)
- Phiếu học tập số 5: (nội dung hoạt động 2.2)
- Phiếu học tập số 6: (nội dung hoạt động 2.2)
- Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.3)
- Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.3)
- Phiếu học tập số 3: (nội dung hoạt động 2.3)
- Phiếu học tập số 4: (nội dung hoạt động 2.3)
- Phiếu học tập số 5: (nội dung hoạt động 2.3)
- Phiếu học tập số 6: (nội dung hoạt động 2.3)
- Phiếu học tập số 7: (nội dung hoạt động 2.3)
- Phiếu học tập số 8: (nội dung hoạt động 2.3)
- Phiếu học tập số 9: (nội dung hoạt động 2.3)
- Phiếu học tập số 10: (nội dung hoạt động 2.3)
- Phiếu học tập số 11: (nội dung hoạt động 2.3)
- Phiếu học tập số 12: (nội dung hoạt động 2.3)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 
a. Mục tiêu: Xác định vấn đề cần học.
b. Nội dung: là phần câu hỏi giới thiệu bài.
Thực vật có vai trò rất quan trọng đối với tự nhiên và đối với đời sống con người. Vì sao thực vật được xem là “lá phổi xanh” của Trái Đất?
c. Sản phẩm học tập: 
Thực vật được xem là “lá phổi xanh” của Trái Đất vì: Trong quá trình quang hợp, thực vật sử dụng khí CO2 và thải ra khí O2 ra môi trường. Nhờ đó, hàm lượng 2 khí này được giữ ổn định trong không khí, đảm bảo sự diễn ra bình thường của quá trình hô hấp ở nhiều sinh vật sống khác.
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: đọc nội dung phần câu hỏi giới thiệu bài sgk tr 108 và trả lời câu hỏi.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách và hoàn thành câu trả lời.
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV nhận xét và kết luận: Vậy hôm nay chúng ta tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến Quang hợp ở thực vật nhé. 
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1.Tìm hiểu về Quá trình quang hợp.
a. Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm quang hợp;
Hiểu được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lương trong quá trình quang hợp.
b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 1 sgk tr 108, 109, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1,2,3,4,5,6 và 7.
Phiếu học tập số 1
1/Quan sát Hình 23.1, hãy cho biết các chất tham gia và các chất được tạo thành trong quá trình quang hợp?
Phiếu học tập số 2
2/Lá cây lấy các nguyên liệu để thực hiện quá trình quang hợp từ đâu?
Phiếu học tập số 3
Hoàn thành sơ đồ sau:
Phiếu học tập số 4
Quan sát Hình 23.2, hãy xác định:
- Nguồn cung cấp năng lượng cho thực vật thực hiện quá trình quang hợp.
- Các chất vô cơ đã được lá cây sử dụng để tổng hợp nên glucose trong quá trình quang hợp.
- Dạng năng lượng đã được chuyển hóa trong quá trình quang hợp.
Phiếu học tập số 5
Vì sao nói: “Trong quá trình quang hợp, trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng luôn diễn ra đồng thời”?
Phiếu học tập số 6
Hoàn thành bảng thông tin sau
Phiếu học tập số 7
Tại sao khi trời nắng, đứng dưới bóng cây thường có cảm giác dễ chịu hơn khi sử dụng ô để che?
c. Sản phẩm học tập: 
*Phiếu học tập số 1:
1/- Các chất tham gia vào quá trình quang hợp: Carbon dioxide và nước.
- Các chất được tạo thành trong quá trình quang hợp: Oxygen, chất hữu cơ.
*Phiếu học tập số 2:
2/- Lá cây lấy carbon dioxide để thực hiện quá trình quang hợp từ không khí.
- Lá cây lấy nước để thực hiện quá trình quang hợp chủ yếu từ đất nhờ hoạt động hấp thụ nước của rễ.
*Phiếu học tập số 3:
3/Sơ đồ quang hợp hoàn chỉnh:
*Phiếu học tập số 4:
4/- Nguồn cung cấp năng lượng cho thực vật thực hiện quá trình quang hợp là năng lượng mặt trời (quang năng) được diệp lục ở lá cây hấp thụ.
- Các chất vô cơ đã được lá cây sử dụng để tổng hợp nên glucose trong quá trình quang hợp là nước và carbon dioxide.
- Dạng năng lượng đã được chuyển hóa trong quá trình quang hợp là năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) thành năng lượng được tích trữ trong các hợp chất hữu cơ (hóa năng).
*Phiếu học tập số 5:
5/Nói: “Trong quá trình quang hợp, trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng luôn diễn ra đồng thời” vì:
- Trong quá trình quang hợp, nước và khí carbon dioxide được chuyển đến lục lạp ở lá cây để tổng hợp thành chất hữu cơ (glucose hoặc tinh bột) và giải phóng khí oxygen.
- Đồng thời, trong quá trình này, năng lượng từ ánh sáng mặt trời (quang năng) được chuyển hóa thành năng lượng hóa học (hóa năng) tích lũy trong các chất hữu cơ.
→ Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp có mối quan hệ chặt chẽ, hai quá trình luôn diễn ra đồng thời, gắn liền với nhau.
*Phiếu học tập số 6:
Quang hợp
Quá trình
 trao đổi chất
Chất lấy vào
Chất tạo ra
Nước, carbon dioxide
Oxygen, chất hữu cơ
Quá trình chuyển hóa năng lượng
Năng lượng 
hấp thụ
Năng lượng 
tạo thành
Năng lượng ánh sáng mặt trời
 (Quang năng)
Năng lượng tích lũy trong chất hữu cơ (Hóa năng)
*Phiếu học tập số 7:
- Khi trời nắng, cây quang hợp nhả ra khi oxygen, và hấp thu carbon dioxide. Việc có nhiều oxygen và ít carbon dioxide xung quanh sẽ giúp người đứng trước bóng cây dễ chịu hơn.
- Mặt khác, sự thoát hơi nước ở lá cây còn có tác dụng làm giảm nhiệt độ môi trường so với nơi không có cây nên người đứng dưới bóng cây sẽ thấy mát hơn.
→ Khi trời nắng, đứng dưới bóng cây thường có cảm giác dễ chịu hơn khi sử dụng ô để che.
d. Tổ chức thực hiện:	
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 1, sgk tr 108,109.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận:
1. Quá trình quang hợp:
1.1. Khái niệm quang hợp:
- Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng. Trong đó, năng lượng ánh sáng mặt trời được lục lạp ở lá cây hấp thụ, chuyển hoá thành dạng năng lượng hoá học tích trữ trong các hợp chất hữu cơ (glucose, tinh bột), đồng thời giải phóng khí oxygen
- Quá trình này diễn ra chủ yếu trong bào quan lục lạp (chứa chất diệp lục) của tế bào lá cây.
Phương trình:
Nước + Khí carbon dioxide 
Ánh sáng
----------> Glucose + Khí oxygen
Chất diệp lục
1.2. Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quá trình quang hợp:
Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng luôn diễn ra đồng thời trong quá trình quang hợp.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về Vai trò của lá cây với chức năng quang hợp.
a. Mục tiêu: Hiểu về đặc điểm cấu tạo, hình thái của lá phù hợp với chức năng quang hợp.
b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 2 sgk tr 110,111, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1,2,3,4,5 và 6.
Phiếu học tập số 1
Quan sát Hình 23.3, hãy cho biết:
6/ Ở hầu hết các loài cây, phiến lá thường có bản dẹt và rộng. Đặc điểm này có vai trò gì trong quá trình quang hợp?
Phiếu học tập số 2
Quan sát Hình 23.3, hãy cho biết:
7/ Mạng gân lá dày đặc có vai trò như thế nào trong quá trình quang hợp?
Phiếu học tập số 3
Quan sát Hình 23.4, hãy cho biết:8/ Bào quan lục lạp trong tế bào thịt lá có vai trò gì với chức năng quang hợp?
Phiếu học tập số 4
Quan sát Hình 23.4, hãy cho biết:
9/Vai trò của khí khổng trong quá trình quang hợp?
Phiếu học tập số 5
Hãy cho biết đặc điểm và vai trò của phiến lá, gân lá, lục lạp, khí khổng trong quá trình quang hợp?
Phiếu học tập số 6
Ở một số cây có lá tiêu biến thì quá trình quang hợp diễn ra ở bộ phận nào?
c. Sản phẩm học tập:
*Phiếu học tập số 1:
6/Phiến lá thường có bản dẹt và rộng giúp thu nhận ánh sáng được hiệu quả, đảm bảo có đủ năng lượng ánh sáng để cung cấp cho quá trình quang hợp.
*Phiếu học tập số 2:
7/Mạng gân lá dày đặc có vai trò dẫn nước – nguyên liệu cho quá trình quang hợp đồng thời dẫn các sản phẩm quang hợp đến các cơ quan khác.
*Phiếu học tập số 3:
8/Bào quan lục lạp trong tế bào thịt lá chứa chất diệp lục có khả năng hấp thu và chuyển hóa năng lượng ánh sáng trong quá trình quang hợp.
*Phiếu học tập số 4:
10/Vai trò của khí khổng là giúp cho các khí carbon dioxxide, oxygen, hơi nước đi vào và đi ra khỏi lá một cách dễ dàng, đảm bảo đủ nguyên liệu và tránh tích lũy sản phẩm của quá trình quang hợp (hoạt động quang hợp diễn ra bình thường).
*Phiếu học tập số 5:
- Phiến lá: Thường có hình bản dẹt, rộng. Có vai trò giúp thu nhận được nhiều ánh sáng cho quá trình quang hợp.
- Gân lá: Có mạch dẫn, phân bố dày đặc ở lá. Có vai trò dẫn nước cho quá trình quang hợp và dẫn các sản phẩm quang hợp đến các cơ quan khác.
- Lục lạp: Chứa chất diệp lục. Có vai trò hấp thu và chuyển hóa năng lượng ánh sáng trong quá trình quang hợp đồng thời lục lạp cũng là bào quan diễn ra quá trình quang hợp.
- Khí khổng: Thuộc lớp biểu bì lá. Có vai trò giúp cho các khí carbon dioxide, oxygen, hơi nước đi vào và đi ra khỏi lá một cách dễ dàng, đảm bảo cho hoạt động quang hợp diễn ra bình thường.
*Phiếu học tập số 6:
Ở một số cây có lá tiêu biến thì quá trình quang hợp diễn ra ở thân và cành. Ở những loài cây này, thân và cành sẽ chứa diệp lục (thân, cành có màu xanh).
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 2, sgk tr 110,111.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 
2.Vai trò của lá cây với chức năng quang hợp
-Lá cây có chức năng quang hợp. 
-Các đặc điểm về cấu tạo và hình thái giúp lá thực hiện chức năng quang hợp như: phiến lá dẹt, rộng; mạng lưới gân lá dày đặc; lớp biểu bì có các khí khổng; các tế bào thịt lá chứa lục lạp; 
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp.
a. Mục tiêu: Hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp;
 Hiểu ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh.
b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 3 sgk tr 111,112,113, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 và 12.
Phiếu học tập số 1
10/Liệt kê một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quang hợp.
Phiếu học tập số 2
11/Cho ví dụ chứng tỏ các loại cây khác nhau có nhu cầu về ánh sáng khác nhau.
Phiếu học tập số 3
12/Nêu ảnh hưởng của nước đến quá trình quang hợp của thực vật.
Phiếu học tập số 4
13/Quan sát đồ thị Hình 23.6, hãy:
- Nhận xét về ảnh hưởng của hàm lượng khí carbon dioxide đến cường độ quang hợp ở cây bí đỏ và cây đậu.
- Cho biết nồng độ khí carbon dioxide trong không khí đạt bao nhiêu thì cây có thể quang hợp.
- Dự đoán nếu hàm lượng carbon dioxide trong không khí quá cao thì quang hợp của cây sẽ như thế nào?
Phiếu học tập số 5
14/Quan sát đồ thị Hình 23.7, hãy xác định:
- Nhiệt độ tối ưu cho quang hợp ở cây khoai tây, cây cà chua, cây dưa chuột.
- Nhiệt độ môi trường mà quang hợp diễn ra bình thường ở phần lớn thực vật.
Phiếu học tập số 6
15/Khi nhiệt độ môi trường quá cao (trên 40oC) hoặc quá thấp (dưới 0oC) thì quang hợp ở thực vật sẽ diễn ra như thế nào? Vì sao?
Phiếu học tập số 7
Khi trồng và chăm sóc cây xanh, chúng ta cần chú ý đến những yếu tố nào để giúp cây quang hợp tốt? Cho ví dụ.
Phiếu học tập số 8
- Vì sao nhiều loại cây cảnh trồng trong nhà mà vẫn xanh tốt? Kể tên một số loại cây có thể trồng được trong nhà?
- Vì sao trong trồng trọt nên trồng cây với mật độ thích hợp?
Phiếu học tập số 9
16/Hãy cho biết quang hợp của thực vật có vai trò gì đối với môi trường và đời sống con người. Cho ví dụ.
Phiếu học tập số 10
17/Vì sao quang hợp ở thực vật giúp cân bằng hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí?
Phiếu học tập số 11
Việc xây dựng các công viên cây xanh trong các khu đô thị, khu công nghiệp có vai trò như thế nào?
Phiếu học tập số 12
Trình bày ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ cây xanh.
c. Sản phẩm học tập:
*Phiếu học tập số 1:
10/Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quang hợp: Ánh sáng, carbon dioxide, nước, nhiệt độ, 
*Phiếu học tập số 2:
11/Các loại cây khác nhau có nhu cầu về ánh sáng khác nhau:
- Cây ưa sáng (lúa nước, phi lao, ngô, ) có nhu cầu chiếu sáng cao, cường độ ánh sáng mạnh.
- Cây ưa bóng (lá lốt, mùi tàu, dương xỉ, ) có nhu cầu chiếu sáng thấp nên thường sống nơi bóng râm hay dưới tán cây khác.
*Phiếu học tập số 3:
12/Ảnh hưởng của nước đến quá trình quang hợp của thực vật:
- Nước vừa là nguyên liệu của quá trình quang hợp, vừa là yếu tố tham gia vào việc đóng mở khí khổng để trao đổi khí nên nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây: Khi cây no nước hoàn toàn hoặc chỉ thiếu một phần sẽ giúp quang hợp đạt hiệu quả cao. Khi thiếu nước từ 40 – 60%, quang hợp giảm mạnh và có thể dẫn đến ngừng quang hợp.
- Ngoài ra, nước còn có vai trò trong việc dẫn truyền các sản phẩm quang hợp đến các cơ quan khác của cây.
*Phiếu học tập số 4:
13/- Nhận xét về ảnh hưởng của hàm lượng khí carbon dioxide đến cường độ quang hợp ở cây bí đỏ và cây đậu: Trong khoảng 0,03 % đến 0,3 %, nồng độ CO2 càng cao thì cường độ quang hợp của cây bí đỏ và cây đậu càng cao.
- Nồng độ khí carbon dioxide trong không khí từ 0,008 đến 0,01% thì cây có thể bắt đầu quang hợp được, nồng độ thấp hơn cây quang hợp yếu hoặc ngừng trệ.
- Nếu hàm lượng carbon dioxide trong không khí quá cao, cây có thể chết vì ngộ độc (quá trình quang hợp bị ngừng trệ).
*Phiếu học tập số 5:
14/- Nhiệt độ tối ưu cho quang hợp ở cây khoai tây là khoảng 32oC, cây cà chua khoảng 37oC, cây dưa chuột khoảng 39oC.
- Nhiệt độ môi trường mà quang hợp diễn ra bình thường ở phần lớn thực vật là khoảng 25oC đến 35oC.
*Phiếu học tập số 6:
15/Khi nhiệt độ môi trường quá cao (trên 40oC) hoặc quá thấp (dưới 0oC) thì quang hợp ở thực vật sẽ giảm hoặc ngừng trệ vì các lục lạp hoạt động kém hoặc bị phá hủy.
*Phiếu học tập số 7:
- Khi trồng và chăm sóc cây xanh, chúng ta cần chú ý đến những yếu tố như: nước, ánh sáng, nhiệt độ, để cây quang hợp tốt.
- Ví dụ:
+ Cần trồng cây với mật độ vừa phải để đảm bảo cây nhận đủ ánh sáng, nước để quang hợp tốt.
+ Nếu nhiệt độ môi trường quá thấp cần có các biện pháp che chắn để cây không bị chết rét.
+ Đối với những loài cây ưa bóng như phong lan, khi trồng cần làm mái che để hạn chế cường độ ánh sáng quá mạnh.
*Phiếu học tập số 8:
- Nhiều loại cây cảnh trồng trong nhà mà vẫn xanh tốt vì đó là những cây ưa bóng – cây có nhu cầu chiếu sáng thấp, chúng có thể sống được ở những nơi ánh sáng yếu, nơi bóng râm hoặc dưới tán cây khác. Ví dụ một số loại cây có thể trồng được trong nhà: cây lan ý, cây trầu bà, cây lưỡi hổ, cây tuyết tùng, cây nguyệt quế, cây thường xuân, 
- Trong trồng trọt nên trồng cây với mật độ thích hợp để cây nhận đủ ánh sáng, nước, chất khoáng, không khí, nhằm đảm bảo cây quang hợp tốt. Nhờ đó, cây có đủ vật chất và năng lượng để sinh trưởng, phát triển, cho năng suất cao.
*Phiếu học tập số 9:
16/Quang hợp của thực vật mang lại nhiều lợi ích cho môi trường và đời sống con người. Cụ thể:
- Giúp cân bằng hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí → Giúp điều hòa khí hậu (hạn chế hiện tượng hiệu ứng nhà kính) đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hô hấp duy trì sự sống của nhiều sinh vật khác trong đó có con người.
- Tạo ra chất hữu cơ cung cấp cho các sinh vật khác thông qua chuỗi thức ăn. Ví dụ: thỏ ăn cỏ, nhiều loại trái cây là nguồn thực phẩm bổ dưỡng và là nguồn nguyên liệu cho quá trình sản xuất của con người.
*Phiếu học tập số 10:
17/- Hoạt động hô hấp của con người và nhiều sinh vật khác cùng nhiều hoạt động sinh hoạt khác (đốt cháy nguyên liệu, phun trào núi lửa, ) lấy khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide ra môi trường → Hàm lượng khí oxygen giảm, hàm lượng khí carbon dioxide tăng.
- Quang hợp ở thực vật hấp thụ hàm lượng khí carbon dioxide và nhả ra khí oxygen → Hàm lượng khí oxygen tăng, hàm lượng khí carbon dioxide giảm.
→ Quang hợp ở thực vật giúp cân bằng hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí.
*Phiếu học tập số 11:
- Cân bằng hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí, điều hòa khí hậu (giảm hiệu ứng nhà kính).
- Làm giảm nhiệt độ không khí trong mùa hè.
- Tán cây giảm bụi, giảm tiếng ồn.
- Tạo cảnh quan đẹp mắt, giúp con người giảm căng thẳng.
*Phiếu học tập số 12:
Ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ cây xanh:
- Giúp cân bằng hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí giúp điều hòa khí hậu (giảm hiện tượng hiệu ứng nhà kính).
- Giúp bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên đất, nước sạch; hạn chế các thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán, 
- Cung cấp dưỡng khí oxygen cho hoạt động sống của các sinh vật khác.
- Đảm bảo nguồn cung cấp thức ăn, nơi ở cho nhiều sinh vật khác trong đó có con người.
- Cung cấp đủ nguyên, nhiên liệu cho quá trình sản xuất trong đời sống con người.
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 3, sgk tr 111,112,113.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 
3.Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp
3.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật:
Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật như: ánh sáng, nước, hàm lượng khí carbon dioxide, nhiệt độ, 
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh 
Trồng và bảo vệ cây xanh mang lại nhiều lợi ích như: cung cấp thức ăn cho các sinh vật, cân bằng hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí, làm sạch không khí, 
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Củng cố và rèn luyện lại những kiến thức về quang hợp ở thực vật.
b. Nội dung: Hãy hệ thống được một số kiến thức đã học trong bài này?
c. Sản phẩm học tập: HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
(phần này GV sưu tầm hay tự vẽ đưa vô, mình không có thời gian để làm, nếu không làm xin bỏ qua câu này)
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS thực hiện nhiệm vụ như mục Nội dung.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS báo cáo kết quả, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận:
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
b. Nội dung: Làm bài tập 1,2,3,4 và 5 sgk tr 113.
1/Trình bày đặc điểm các bộ phận của lá phù hợp với chức năng quang hợp?
2/Quang hợp có ý nghĩa như thế nào đối với sự sống của các sinh vật trên Trái Đất? Những sinh vật nào có thể quang hợp?
3/Vì sao trong bể kính nuôi cá cảnh, người ta thường cho vào các loại cây thủy sinh (ví dụ: rong đuôi chó)?
4/Vì sao trong nông nghiệp, để tăng năng suất, người ta thường dùng đèn để chiếu sáng vào ban đêm ở một số loại cây trồng?
5/ãy nêu một số hoạt động bảo vệ cây xanh ở trường học của em.
c. Sản phẩm học tập:
1/Đặc điểm của lá phù hợp với chức năng quang hợp:
- Lá: Thường có dạng bản dẹt, phiến lá rộng giúp thu nhận được nhiều ánh sáng. Lá thường xếp so le và mặt lá thường vuông góc với tia sáng mặt trời để thu nhận được nhiều ánh sáng nhất.
- Gân lá: Có mạch dẫn, phân bố dày đặc có vai trò dẫn nước cho quá trình quang hợp và dẫn các sản phẩm quang hợp đến các cơ quan khác.
- Thịt lá: Có chứa nhiều lục lạp trong chứa chất diệp lục có khả năng hấp thu và chuyển hóa năng lượng ánh sáng trong quá trình quang hợp.
- Biểu bì có các khí khổng giúp cho các khí carbon dioxxide, oxygen, hơi nước đi vào và đi ra khỏi lá một cách dễ dàng.
2/-Quang hợp có ý nghĩa lớn đối với sự sống của các sinh vật trên Trái Đất:
+ Quang hợp hấp thụ carbon dioxide và nhả ra khí oxygen → Cung cấp oxygen cần thiết cho quá trình hô hấp duy trì sống của đa số các sinh vật trên Trái Đất.
+ Quang hợp tạo ra các chất hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng, năng lượng cho các sinh vật duy trì sự sống.
- Thực vật, vi khuẩn lam, tảo, có khả năng quang hợp do chứa diệp lục có khả năng hấp thu và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.
3/Oxygen tan ít trong nước, nên khi nuôi cá cảnh trong các bể kính người ta thường cho vào các loại cây thủy sinh để cung cấp thêm oxygen (qua quá trình quang hợp) cho cá cảnh. Ngoài ra, các cây thủy sinh cũng giúp tăng tính thẩm mĩ cho bể cá cảnh.
4/Trong nông nghiệp, để tăng năng suất, người ta thường dùng đèn để chiếu sáng vào ban đêm ở một số loại cây trồng là để cây có đủ lượng ánh sáng tối ưu cho quang hợp, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra liên tục để cây trồng sinh trưởng, phát triển, sinh sản tốt; rút ngắn thời gian canh tác.
5/Một số hoạt động bảo vệ cây xanh ở trường học của em:
- Tổ chức các hoạt động chăm sóc và bảo vệ cây: tưới cây, xới đất, tỉa cành, bắt sâu, rào cây, 
- Không vứt rác bừa bãi ra vườn cây.
- Nghiêm cấm hành vi bẻ cành, bứt lá.
- Tuyên truyền về lợi ích của cây xanh để nâng cao ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.
ØBước 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.	
ØBước 3: Báo cáo kết quả nhiệm vụ: 
HS làm và nộp bài bằng cách chụp ảnh bài làm trong vở bài tập gửi bài qua zalo...; 
ØBước 4: GVnhận xét bài làm, chọn một số bài làm tốt (có thể cho điểm) ở tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_phan_mon_sinh_hoc_sach_chan.docx