Giáo án Sinh học 7 - Tiết 33, Bài 26: Bài tiết và cân bằng nội môi - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học 7 - Tiết 33, Bài 26: Bài tiết và cân bằng nội môi - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ.

a. Kiến thức

- Kể tên được các thành phần của hệ bài tiết nước tiểu.

- Mô tả được cấu tạo và chức năng của thận.

b. Kỹ năng

- Có kĩ năng quan sát hình ảnh để xác định các cơ quan thuộc hệ bài tiết.

- Tư duy, phân tích, tổng hợp kiến thức.

- Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế hình thành những thói quen tốt cho bản thân để bảo vệ hệ bài tiết.

c. Thái độ

- Hứng thú trong học tập, say sưa tìm hiểu khoa học

- Rèn tính cẩn thận, trung thực trong nghiên cứu môn học

2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác nhóm

- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cuộc sống.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên: Sổ tay lên lớp, tranh ảnh, video liên quan đến bài học.

2. Học sinh: Nghiên cứu trước nội dung bài mới.

 

doc 3 trang Trịnh Thu Thảo 31/05/2022 2710
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 7 - Tiết 33, Bài 26: Bài tiết và cân bằng nội môi - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/12/ 2020
Ngày giảng:29/12/ 2020
Tiết 33 - Bài 26. BÀI TIẾT VÀ CẦN BẰNG NỘI MÔI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ.
a. Kiến thức 
- Kể tên được các thành phần của hệ bài tiết nước tiểu.
- Mô tả được cấu tạo và chức năng của thận.
b. Kỹ năng
- Có kĩ năng quan sát hình ảnh để xác định các cơ quan thuộc hệ bài tiết.
- Tư duy, phân tích, tổng hợp kiến thức.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế hình thành những thói quen tốt cho bản thân để bảo vệ hệ bài tiết.
c. Thái độ
- Hứng thú trong học tập, say sưa tìm hiểu khoa học
- Rèn tính cẩn thận, trung thực trong nghiên cứu môn học
2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác nhóm
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cuộc sống.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Sổ tay lên lớp, tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
2. Học sinh: Nghiên cứu trước nội dung bài mới.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh.
Ổn định tổ chức lớp
2. Khởi động: 
- BHT tổ chức trò chơi ‘‘Thi kể về các thành phần và chức năng của hệ bài tiết’’
Mỗi nhóm cử một HS và chia thành hai đội
- Trong thời gian 1’ nếu đội nào kể được nhiều và đúng đội đó chiến thắng
- Quản trò nhận xét, đánh giá 2 đội và công bố đội thắng cuộc.
- GV NX và đánh giá.=> Đặt vấn đề vào bài.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: Nêu được cấu tạo và chức năng của thận nhân tạo. Dự đoán các thành phần của hệ bài tiết nước tiểu.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- GV chiếu hình 26.1 và giới thiệu và yêu cầu HS quan sát + đọc thông tin + sự hiểu biết, HĐ nhóm trả lời câu hỏi (Tr - 217)
- Đại diện HS báo cáo trên hình và chia sẻ.
(1)Mô tả cấu tạo thận nhân tạo? Thận nhân tạo có chức năng gì ? Nếu bệnh nhân bị suy thận không được lọc máu bằng thận nhân tạo thì có thể bị chết không?
- Cấu tạo: 
+ Màng lọc trong có máu động mạch.
+ Dung dịch nhân tạo (TP gần giống huyết tương chỉ khác không có chất thải).
- Chức năng: Lọc máu
- Nếu bệnh nhân bị suy thận không được lọc máu bằng thận nhân tạo thì bị chết do cơ thể bị nhiễm bệnh
(2)Thành phần quan trọng nhất của thận nhân tạo là gì? 
+ Màng lọc
Thành phần đó đã mô tả cấu trúc của bộ phận nào trong hệ bài tiết của người ?
+ Cầu thận của thận
- HS, GV chuẩn KT và GV đưa tình huống
(3)Bài viết trên có nhắc đến cầu thận. Em hãy dự đoán xem cầu thận là thành phần cấu tạo của cơ quan nào trong các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu.
+ HS dự đoàn GV kết hợp ghi bảngvà đặt vấn đề vào bài.
* Sản phẩm của hoạt động: Báo cáo của nhóm.
Hoạt động 2. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu
* Mục tiêu: 
- Trình bày được cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu.
- Mô tả được cấu tạo và chức năng của thận.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- GV chiếu H 26.2 -> 26.4 và giới thiệu
- HS HĐ cặp đôi
- Đại diện HS báo cáo trên hình và chia sẻ.
? Trong các bộ phận của thận, bộ nào quan trong nhất? Vì sao?
- Đại diện HS chia sẻ -> GV chuẩn KT.
- HS hoạt động cá nhân chú thích vào hình 26.5 và hoàn thiện bài tập điền từ (Tr 218)
- Đại diện HS báo cáo trên H và chia sẻ.
- GV nhận xét.
1. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu
a. Hệ bài tiết 
- Gồm 2 quả thận => 2 ống dẫn nước tiểu => bóng đái => ống đái.
b. Thận
- Vỏ thận có đơn vị chức năng của thận.
- Tủy thận có ống góp
- Bể thận
+ Đơn vị chức năng của thận gồm cầu thận, nang cầu thận và ống thận.
4. Củng cố
- Yêu cầu đại diện học sinh lên chỉ và trình bày cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu trên tranh hình.
- Đại diện HS lên chia sẻ -> HS khác theo dõi, nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá
5.Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ: 
+ Nêu cấu tạo và chức năng của thân, thận nhân tạo và hệ bài tiết nước tiểu?
- Chuẩn bị bài mới: nghiên cứu nội dung: Quá trình hình thành và thải nước tiểu.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_7_tiet_33_bai_26_bai_tiet_va_can_bang_noi_m.doc