Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Phân môn Sinh học Sách Chân trời sáng tạo - Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật - Năm học 2021-2022 - Tô Thị Hồng Thắm

Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Phân môn Sinh học Sách Chân trời sáng tạo - Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật - Năm học 2021-2022 - Tô Thị Hồng Thắm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Dựa vào sơ đồ đơn giản, mô tả được con đường hấp thụ, vận chuyển nước và khoáng của cây từ môi trường ngoài vào miền lông hút, vào rễ, lên thân cây và lá cây.

- Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, phân biệt được sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ từ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá xuống các cơ quan trong mạch rây (dòng đi xuống).

- Nêu được vai trò của quá trình thoát hơi nước ở lá và hoạt động đóng, mở khí khổng trong quá trình thoát hơi nước.

- Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật.

- Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở thực vật vào thực tiễn (ví dụ giải thích việc tưới nước và bón phân hợp lí cho cây).

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật; vận dụng quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong đời sống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận vể quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vân đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :

- Năng lực nhận biết KHTN: Trình bày được quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật và vai trò của quá trình này.

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Quan sát và mô tả quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Liên hệ và giải thích được một số các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật cũng như vận dụng được quá trình này trong đời sóng như không để cây ngoài nắng gắt, tưới nước và bón phân hợp lí,.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Có ý thức tìm hiểu và bảo vệ thế giới tự nhiên.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

 

docx 11 trang phuongtrinh23 27/06/2023 3480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Phân môn Sinh học Sách Chân trời sáng tạo - Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật - Năm học 2021-2022 - Tô Thị Hồng Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 7: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT 
Bài 29: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT 
Số tiết: 3
Tiết thep ppct: 1,2,3
Ngày soạn: 15/09/2021
Tuần dạy: 1,2,3
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Dựa vào sơ đồ đơn giản, mô tả được con đường hấp thụ, vận chuyển nước và khoáng của cây từ môi trường ngoài vào miền lông hút, vào rễ, lên thân cây và lá cây.
- Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, phân biệt được sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ từ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá xuống các cơ quan trong mạch rây (dòng đi xuống).
- Nêu được vai trò của quá trình thoát hơi nước ở lá và hoạt động đóng, mở khí khổng trong quá trình thoát hơi nước.
- Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật.
- Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở thực vật vào thực tiễn (ví dụ giải thích việc tưới nước và bón phân hợp lí cho cây).
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật; vận dụng quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong đời sống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận vể quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vân đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên : 
- Năng lực nhận biết KHTN: Trình bày được quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật và vai trò của quá trình này.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Quan sát và mô tả quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Liên hệ và giải thích được một số các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật cũng như vận dụng được quá trình này trong đời sóng như không để cây ngoài nắng gắt, tưới nước và bón phân hợp lí,...
3. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ, tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Có ý thức tìm hiểu và bảo vệ thế giới tự nhiên.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
 - Có ý thức bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK Khoa học tự nhiên 7 (Chân trời sáng tạo)
- Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 3: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 4: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 5: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 6: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 7: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 8: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.2)
- Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.2)
- Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.3)
- Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.3)
- Phiếu học tập số 3: (nội dung hoạt động 2.3)
- Phiếu học tập số 4: (nội dung hoạt động 2.3)
- Phiếu học tập số 5: (nội dung hoạt động 2.3)
- Phiếu học tập số 6: (nội dung hoạt động 2.3)
- Phiếu học tập số 7: (nội dung hoạt động 2.3)
- Phiếu học tập số 8: (nội dung hoạt động 2.3)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 
a. Mục tiêu: Xác định vấn đề cần học.
b. Nội dung: là phần câu hỏi giới thiệu bài.
Trong tổng lượng nước mà rễ cây hấp thụ vào chỉ có một lượng rất nhỏ được cây sử dụng, phần lớn lượng nước sẽ bị mất đi do quá trình thoát hơi nước ở lá. Đây là một “tai họa” đối với cây trong điều kiện môi trường khô hạn. Tại sao quá trình thoát hơi nước làm thất thoát một lượng nước lớn nhưng cây vẫn cần có quá trình này?
c. Sản phẩm học tập: 
Quá trình thoát hơi nước làm thất thoát một lượng nước lớn nhưng cây vẫn cần có quá trình này vì:
- Quá trình thoát hơi nước của cây tạo lực hút để vận chuyển nước và các chất từ rễ lên thân và lá trong mạch gỗ.
- Quá trình thoát hơi nước giúp lá cây không bị đốt nóng dưới tác động của ánh sáng mặt trời.
- Quá trình thoát hơi nước còn tạo điều kiện cho quá trình trao đổi khí ở thực vật (khí carbon dioxide đi vào trong lá cung cấp cho quá trình quang hợp, khí oxygen được thải ra ngoài môi trường).
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: đọc nội dung phần câu hỏi giới thiệu bài sgk tr 131 và trả lời câu hỏi.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách và hoàn thành câu trả lời.
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV nhận xét và kết luận: Vậy hôm nay chúng ta tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật nhé. 
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1.Tìm hiểu về Quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật.
a. Mục tiêu: Hiểu về con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở rễ;
 Hiểu về quá trình vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch gây;
 Hiểu về vai trò của quá trình thoát hơi nước ở lá
 Trình bày được hoạt động đóng mở khí khổng.
b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 1 sgk tr 131,132,133,134, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1,2,3,4,5,6,7 và 8.
Phiếu học tập số 1
1/Nhờ đặc điểm nào mà rễ cây có thể hút nước và muối khoáng?
Phiếu học tập số 2
2/Quan sát Hình 29.1, em hãy mô tả con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng từ môi trường đất vào mạch gỗ của rễ.
Phiếu học tập số 3
3/Hãy cho biết các chất có trong thành phần của dịch mạch gỗ và dịch mạch rây?
Phiếu học tập số 4
4/Quan sát Hình 29.2, em hãy cho biết chiều vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây có gì khác nhau?
Phiếu học tập số 5
5/Dựa vào Hình 29.3, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Tại sao vào những ngày nắng nóng, đứng dưới bóng cây lại thấy mát?
b) Nhờ lực hút hay lực đẩy mà quá trình thoát hơi nước qua khí khổng có thể giúp các chất được vận chuyển trong mạch gỗ một cách dễ dàng?
c) Nếu cây không thoát hơi nước thì cây có lấy được khí carbon dioxide không? Vì sao?
d) Em hãy cho biết những vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với cây?
Phiếu học tập số 6
 6/Nguyên nhân chủ yếu làm cho khí khổng đóng hay mở là gì?
Phiếu học tập số 7
7/Dựa vào kiến thức đã học về cấu tạo của khí khổng và quan sát Hình 29.4, em hãy cho biết thành tế bào hạt đậu có những biến đổi như thế nào trong hoạt động đóng, mở khí khổng?
Phiếu học tập số 8
Tại sao người ta thường tưới nước nhiều hơn cho cây trồng vào những ngày mùa hè nóng bức?
c. Sản phẩm học tập: 
*Phiếu học tập số 1:
1/- Phần lớn rễ cây có thể hút nước và muối khoáng nhờ lông hút – tế bào biểu bì rễ kéo dài tạo thành.
- Những thực vật không có lông hút thì chúng hút nước và muối khoáng nhờ nấm rễ (mối quan hệ cộng sinh giữa hệ rễ thực vật và nấm).
*Phiếu học tập số 2:
2/- Sự hấp thụ nước và muối khoáng: Nước và muối khoáng được vận chuyển từ môi trường ngoài vào miền hút bằng lông hút.
- Sự vận chuyển nước và muối khoáng: Nước và muối khoáng trong đất → lông hút → biểu bì → thịt vỏ → mạch gỗ của rễ.
*Phiếu học tập số 3:
3/- Dịch mạch gỗ chứa chủ yếu là nước và muối khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ (hormone, vitamin, ) được tổng hợp ở rễ.
- Dịch mạch rây chứa chủ yếu là chất hữu cơ được tổng hợp ở lá, ngoài ra còn có các chất hữu cơ (hormone, vitamin, ATP và một số muối khoáng).
*Phiếu học tập số 4:
4/Chiều vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây ngược nhau:
- Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên thân, lá (chiều đi lên).
- Mạch rây vận chuyển các chất từ lá xuống các cơ quan khác của cây (chiều đi xuống).
*Phiếu học tập số 5:
5a) Vào những ngày nắng nóng, đứng dưới bóng cây lại thấy mát vì cây có quá trình thoát hơi nước qua khí khổng ở lá giúp giảm nhiệt độ môi trường xung quanh gốc cây.
b) Lá ở trên tán cây → Nhờ lực hút mà quá trình thoát hơi nước qua khí khổng có thể giúp các chất vận chuyển trong mạch gỗ một cách dễ dàng.
c) Nếu cây không thoát hơi nước thì cây không lấy được khí carbon dioxide. Vì: Việc lấy khí carbon dioxide từ môi trường vào là do hoạt động mở của khí khổng lúc thoát hơi nước. Khi cây đủ nước, tế bào khí khổng trương nước, căng ra, làm khí khổng mở rộng, hơi nước thoát ra ngoài, tạo điều kiện cho khí carbon dioxide đi vào bên trong tế bào lá.
d) Vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với cây:
- Quá trình thoát hơi nước tạo lực hút cho sự vận chuyển nước và muối khoáng trong cây.
- Điều hòa nhiệt độ bề mặt lá (lá không bị nóng dưới tác động của ánh sáng mặt trời).
- Tạo điều kiện cho quá trình trao đổi khí ở thực vật (khí carbon dioxide đi vào trong lá cung cấp cho quá trình quang hợp, khí oxygen được thải ra ngoài môi trường).
*Phiếu học tập số 6:
6/Nguyên nhân chủ yếu làm cho khí khổng đóng hay mở là lượng nước trong tế bào hạt đậu:
- Khi tế bào hạt đậu trương nước, khí khổng mở.
- Khi tế bào hạt đậu mất nước, khí khổng đóng lại.
*Phiếu học tập số 7:
7/Sự biến đổi của thành tế bào hạt đậu trong hoạt động đóng, mở khí khổng:
- Khi tế bào hạt đậu trong khí khổng trương nước, thành tế bào căng ra làm khí khổng mở rộng.
- Khi tế bào hạt đậu mất nước, thành tế bào trở lại bình thường làm khí khổng đóng lại.
*Phiếu học tập số 8:
- Vào những ngày mùa hè nóng bức, cây thoát hơi nước mạnh hơn để điều hòa nhiệt độ bề mặt lá (lượng nước mất đi lớn).
- Mặt khác, vào ngày nóng bức, nước trong đất cũng bị bốc hơi khiến cho độ ẩm của đất giảm, cây khó hấp thụ được nước.
→ Người ta thường tưới nước nhiều hơn cho cây trồng vào những ngày mùa hè nóng nhằm giúp cây có thể hấp thụ được nước, bù lại lượng nước bị mất qua sự thoát hơi nước, duy trì các hoạt động sinh lí diễn ra bình trường trong cây.
d. Tổ chức thực hiện:	
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 1, sgk tr 131,132,133,134.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận:
1. Quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật
- Nước và muối khoáng từ đất được rễ hấp thụ vào mạch gỗ nhờ 
lông hút, sau đó được vận chuyển lên các bộ phận khác của cây
- Con đường vận chuyển nước và muối khoáng:
Lông hút Biểu bì Thịt vỏ Mạch gỗ ở rễ Mạch gỗ ở thân Mạch gỗ ở lá.
- Quá trình vận chuyển các chất trong thân cây diễn ra nhờ mạch gỗ và mạch rây. 
+ Mạch gỗ: vận chuyển các chất từ rễ lên thân, lá (chiều đi lên).
+ Mạch rây: vận chuyển các chất từ lá xuóng thân, rễ (chiểu đi xuống).
- Quá trình thoát hơi nước tạo động lực cho sự vận chuyển nước và muối khoáng trong cây, điều hoà nhiệt độ bề mặt lá, giúp khí carbon dioxide đi vào trong lá để cung cấp cho quá trình quang hợp và giải phóng khí oxygen ra ngoài môi trường.
- Quá trình thoát hơi nước ở lá được điều chỉnh nhờ hoạt động đóng, mở của khí khổng.
- Khi tế bào khí khổng hút nhiều nước thì khí khổng mở rộng làm tăng cường thoát hơi nước.
- Khi tế bào khí khổng bị mất nước thì khí khổng sẽ đóng lại giảm thoát hơi nước.
- Khí khổng của thực vật thường mở khi được chiếu sáng và thiếu carbon dioxide
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật.
a. Mục tiêu: Hiểu về một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật.
b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 2 sgk tr 134,135, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1,2,3,4,5,6 và 7.
Phiếu học tập số 1
8/Kể tên các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và muối khoáng của cây?
Phiếu học tập số 2
Vận dụng những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật, em hãy đề xuất một số biện pháp tưới nước và bón phân hợp lí cho cây?
c. Sản phẩm học tập:
*Phiếu học tập số 1:
8/Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và muối khoáng của cây là: Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm của đất, độ ẩm không khí, độ pH của đất, độ tơi xốp của đất, hàm lượng khoáng, 
*Phiếu học tập số 2:
+ Một số biện pháp tưới nước hợp lí cho cây:
- Nên tưới vào buổi sáng hoặc chiều tối, không tưới nước khi trời nắng gắt.
- Tùy loại cây (cây ưa ẩm, cây ưa khô), loại đất (đất cát, đất thịt, đất phù sa, ), các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây, điều kiện thời tiết (khô cằn, mưa nhiều), để điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp, không tưới quá nhiều và cũng không tưới quá ít.
+ Một số biện pháp bón phân hợp lí cho cây:
- Khi bón phân cần kết hợp với tưới nước.
- Cần bón phân đúng lúc, đúng loại, đúng liều lượng, đúng cách, đúng thời tiết và mùa vụ nhằm tăng năng suất cho cây trồng nhưng cũng không để lại các hậu quả tiêu cực với nông sản và môi trường.
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 2, sgk tr 134,135.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 
2.Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật
Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật gồm: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ tơi xốp của đất, hàm lượng khoáng và độ pH của đất.
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu sự Vận dụng hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật vào thực tiễn.
a. Mục tiêu: Vận dụng vào việc tưới nước hợp lí cho cây trồng;
 Vận dụng vào việc bón phân hợp lí cho cây trồng;
b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 3 sgk tr 135,136 thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1,2,3,4,5,6,7 và 8.
Phiếu học tập số 1
9/Để tưới nước và bón phân hợp lí cho cây trồng, cần dựa vào những yếu tố nào?
Phiếu học tập số 2
Điều gì sẽ xảy ra nếu:
a) Bón phân không đủ.
b) Bón phân quá nhiều.
Phiếu học tập số 3
11/Các giai đoạn nào sau đây cần tưới nhiều nước cho cây? Giải thích?
a) Cây chuẩn bị ra hoa.
b) Cây ở thời kì thu hoạch quả.
c) Cây đâm chồi, đẻ nhánh.
Phiếu học tập số 4
12/Điều gì sẽ xảy ra nếu:
a) Bón phân không đủ.
b) Bón phân quá nhiều.
Phiếu học tập số 5
13/Để đảm bảo bón phân hợp lí cho cây trồng, cần phải tuân theo nguyên tắc gì?
Phiếu học tập số 6
14/Nếu tưới nước và bón phân không hợp lí sẽ dẫn đến những hậu quả gì cho cây trồng?
Phiếu học tập số 7
Tại sao người ta thường khoét lỗ bên dưới đáy các chậu dùng để trồng cây?
Phiếu học tập số 8
- Vì sao trước khi trồng cây, người ta cần cày, xới, làm cho đất tơi, xốp?
- Vì sao sau khi bón phân, người ta thường tưới nước cho cây?
c. Sản phẩm học tập:
*Phiếu học tập số 1:
9/Để tưới nước và bón phân hợp lí cần dựa vào một số yếu tố như:
- Loài cây (cây ẩm sinh, cây hạn sinh, cây trung sinh, cây hàng năm, cây lâu năm, )
- Thời kì sinh trưởng (bén rẽ, đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, thu hoạch, )
- Loại đất trồng (đất cát, đất sét, đất phù sa, )
- Điều kiện thời tiết (nắng nóng, mưa nhiều, )
*Phiếu học tập số 2:
10a) Khi bón phân không đủ, cây thiếu chất dinh dưỡng sẽ không đủ nguyên liệu và năng lượng để thực hiện quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, dẫn đến cây sinh trưởng, phát triển kém; năng suất, chất lượng thấp.
b) Khi bón phân quá nhiều, áp suất thẩm thấu của đất tăng lên khiến rễ cây không hấp thụ được nước và muối khoáng dẫn đến cây bị héo, chết dần. Ngoài ra, việc bón phân quá nhiều mà cây sử dụng không hết còn dẫn đến tình trạng lãng phí, gây ô nhiễm môi trường, tồn dư phân bón trong nông phẩm, 
*Phiếu học tập số 3:
11/Các giai đoạn cây đâm chồi, đẻ nhánh và chuẩn bị ra hoa cần tưới nhiều nước cho cây vì ở các giai đoạn này, cây cần nhiều nước để tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng cường tổng hợp đầy đủ các chất dinh dưỡng đảm bảo cho quá trình sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ. Tưới nhiều nước sẽ đảm bảo cho sự hòa tan và vận chuyển các chất dinh dưỡng, các phản ứng sinh hóa trong tế bào diễn ra thuận lợi từ đó cây sinh trưởng, phát triển nhanh, ra hoa đúng thời vụ.
*Phiếu học tập số 4:
12a) Khi bón phân không đủ, cây thiếu chất dinh dưỡng sẽ không đủ nguyên liệu và năng lượng để thực hiện quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, dẫn đến cây sinh trưởng, phát triển kém; năng suất, chất lượng thấp.
b) Khi bón phân quá nhiều, áp suất thẩm thấu của đất tăng lên khiến rễ cây không hấp thụ được nước và muối khoáng dẫn đến cây bị héo, chết dần. Ngoài ra, việc bón phân quá nhiều mà cây sử dụng không hết còn dẫn đến tình trạng lãng phí, gây ô nhiễm môi trường, tồn dư phân bón trong nông phẩm, 
*Phiếu học tập số 5:
13/Để bón phân hợp lí cần tuân theo những nguyên tắc: bón đúng loại, đúng liều lượng và thành phần dinh dưỡng, đúng nhu cầu của cây, đúng lúc và phù hợp với điều kiện đất đai cũng như thời tiết, mùa vụ.
*Phiếu học tập số 6:
14/- Nếu tưới nước quá ít, cây sẽ bị thiếu nước để thực hiện các hoạt động sống, dẫn đến sinh trưởng, phát triển kém thậm chí cây bị chết.
- Nếu tưới quá nhiều nước, tình trạng ngập úng có thể làm thối rễ cây khiến cho cây không hấp thụ được nước, cây cũng sẽ chết.
- Nếu bón quá ít phân, cây không đủ chất dinh dưỡng để sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, dẫn đến năng suất và chất lượng giảm.
- Nếu bón quá nhiều phân, rễ cây cũng không hấp thụ được nước và muối khoáng dẫn đến cây bị héo, chết dần. Ngoài ra, còn có thể làm cho cây bị ngộ độc, tồn dư lượng phân bón hoặc phát triển về chiều cao quá mức dẫn đến dễ gãy đổ, 
*Phiếu học tập số 7:
Người ta thường khoét lỗ bên dưới đáy các chậu dùng để trồng cây để nước tưới dư thừa có thể thoát ra ngoài tránh gây ngập úng làm thối rễ cây khiến cây bị chết.
*Phiếu học tập số 8:
- Trước khi trồng cây, người ta cần cày, xới, làm cho đất tơi, xốp để tạo độ thoáng khí cho đất giúp rễ cây hấp thụ oxygen tốt hơn. Khi rễ cây có đủ oxygen, rễ cây sẽ có thể tiến hành hô hấp mạnh tạo ra áp suất thẩm thấu cao, thuận lợi cho rễ hấp thụ nước và muối khoáng nuôi cây. Nhờ đó, cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
- Cây chỉ hút và vận chuyển được các chất khoáng ở dạng hòa tan. Vì vậy, sau khi bón phân, người ta thường tưới nước cho cây để các chất dinh dưỡng trong phân được hòa tan nhờ đó cây có thể hấp thụ được.
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 3, sgk tr 134,135.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 
3. Vận dụng hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật vào thực tiễn
- Nguyên tắc của việc tưới nước và bón phân hợp lí cho cây là đúng loại, đúng lúc, đúng lượng và đúng cách.
- Việc tưới nước và bón phân hợp lí cho cây giúp nâng cao năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường tự nhiên và sức khoẻ con người.
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Củng cố và rèn luyện lại những kiến thức về trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật.
b. Nội dung: Hãy hệ thống được một số kiến thức đã học trong bài này?
c. Sản phẩm học tập: HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
(phần này GV sưu tầm hay tự vẽ đưa vô, mình không có thời gian để làm, nếu không làm xin bỏ qua câu này)
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS thực hiện nhiệm vụ như mục Nội dung.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS báo cáo kết quả, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận:
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
b. Nội dung: Làm bài tập 1,2,3 và 4 sgk tr 136.
1/Vì sao khi đem cây đi trồng ở một nơi khác, người ta phải cắt bớt cành, lá?
2/Em hãy dự đoán khả năng phát triển của các loài thực vật sau đây ở mức độ: bình thường (+), bị héo hoặc có thể chết (-). Giải thích.
3/Trong vườn cây ăn quả, khi quan sát thấy có nhiều cây bị vàng lá, có ý kiến cho rằng các cây này có thể đang thiếu nitrogen.
a) Em hãy cho biết ý kiến trên đúng hay sai. Vì sao?
b) Nếu ý kiến trên là đúng, chúng ta cần bón loại phân nào để cung cấp nitrogen cho cây?
4/Em hãy giải thích câu tục ngữ: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.
c. Sản phẩm học tập:
1/Khi đánh cây đi trồng ở nơi khác, bộ rễ của cây bị tổn thương dẫn đến khả năng hút nước và muối khoáng bị hạn chế không đủ để bù vào lượng nước mất đi do thoát hơi nước qua lá. Nếu để nhiều cành, lá, cây sẽ bị mất cân bằng nước (lượng nước lấy vào ít hơn lượng nước bị mất đi do thoát hơi nước). Do đó, người ta thường cắt bớt cành, lá trước khi chuyển cây đi trồng ở nơi khác để giảm cường độ thoát hơi nước (hạn chế lượng nước mất đi) cho đến khi khả năng hấp hút nước và muối khoáng của cây được phục hồi.
2/- Dự đoán khả năng phát triển của các loài thực vật:
Loài
Lượng nước tưới vào đất (ml/ngày)
Lượng nước cây hút vào (ml/ngày)
Lượng nước thoát qua lá (ml/ngày)
Khả năng 
phát triển
A
1000
500
450
+
B
500
1500
1400
+
C
2000
2000
1850
+
D
0
250
520
-
- Giải thích:
+ Ở loài A, B, C, lượng nước thoát qua lá nhỏ hơn lượng nước rễ cây hút vào nên các tế bào và mô có đủ nước, cây phát triển bình thường.
+ Ở loài D, lượng nước thoát qua lá lớn hơn lượng nước rễ cây hút vào nên cây không đủ nước dẫn đến tình trạng cây bị héo và sẽ chết nếu tình trạng này kéo dài. 
3/a) Theo em ý kiến trên là đúng. Vì nitrogen là thành phần cấu tạo nên chất diệp lục. Khi thiếu nitrogen, chất diệp lục trong lá giảm nên có hiện tượng vàng lá.
b) Để cung cấp nitrogen cho cây, có thể bón phân ure, NPK hoặc phân hữu cơ có hàm lượng nitrogen cao.
4/âu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” nói về kinh nghiệm của cha ông trong trồng trọt. Theo đó, để cây sinh trưởng, phát triển mạnh, cho năng suất cao, chất lượng tốt thì cần phải đảm bảo đủ bốn yếu tố sau:
- Nước: Nước là yếu tố quan trọng nhất vì nước là thành phần chính cấu tạo nên tế bào và tham gia vào hầu hết hoạt động sinh lí của cây. Muốn cây sinh trưởng, phát triển tốt cần phải cung cấp đủ nước cho cây trồng.
- Phân: Phân là yếu tố quan trọng thứ hai. Phân sẽ là nguồn chất dinh dưỡng bổ sung cho đất, đảm bảo cho cây có nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào giúp cây sinh trưởng và phát triển.
- Cần: Cần là sự cần cù, chăm chỉ của người nông dân trong việc tưới nước, xới đất, chống hạn, chống úng, hợp lí (kĩ thuật chăm sóc) tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho cây sinh trưởng, phát triển.
- Giống: Giống là yếu tố quan trọng thứ tư. Giống quy định năng suất và chất lượng cây trồng. Giống tốt kết hợp với việc cung cấp đủ nước, đủ chất dinh dưỡng và chăm sóc tốt sẽ cho năng suất cao.
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.
ØBước 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.	
ØBước 3: Báo cáo kết quả nhiệm vụ: HS làm và nộp bài bằng cách chụp ảnh bài làm trong vở bài tập gửi bài qua zalo...; 
ØBước 4: GVnhận xét bài làm, chọn một số bài làm tốt (có thể cho điểm) ở tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_phan_mon_sinh_hoc_sach_chan.docx