Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Phân môn Sinh học Sách Chân trời sáng tạo - Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở thực vật - Năm học 2021-2022 - Tô Thị Hồng Thắm

Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Phân môn Sinh học Sách Chân trời sáng tạo - Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở thực vật - Năm học 2021-2022 - Tô Thị Hồng Thắm

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

– Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật.

– Vận dụng được những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn đời sống và chăn nuôi (thụ phấn nhân tạo, điều khiển số con, giới tính). Giải thích được vì sao phải bảo vệ một số loài côn trùng thụ phấn cho cây.

2. Về năng lực

a) Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật.

- Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự. Xác định nội dung hợp tác nhóm: Tìm hiểu các yếu tố điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật; Tìm hiểu về các biện pháp điều khiển sinh sản.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng nhận biết những ứng dụng của sinh sản hữu tính trong thực tiễn. Giải thích được vì sao phải bảo vệ các loài côn trùng thụ phấn cho cây.

b) Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật.

- Tìm hiểu tự nhiên: Giải thích được vì sao phải bảo vệ một số loài côn trùng thụ phấn cho cây.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được những hiểu biết vể sinh sản hữu tính trong thực tiễn và chăn nuôi (thụ phấn nhân tạo, điều khiển số con, giới tính).

3. Về phẩm chất

- Có niềm tin yêu khoa học.

- Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm.

- Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong bài học.

- Luôn cố gắng vươn lên trong học tập.

 

docx 7 trang phuongtrinh23 27/06/2023 1000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Phân môn Sinh học Sách Chân trời sáng tạo - Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở thực vật - Năm học 2021-2022 - Tô Thị Hồng Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 10: SINH SẢN Ở SINH VẬT 
Bài 38: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH SẢN VÀ ĐIỀU HÒA, ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở SINH VẬT 
Số tiết: 3
Tiết thep ppct: 1,2,3
Ngày soạn: 15/09/2021
Tuần dạy: 1,2,3
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
– Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật.
– Vận dụng được những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn đời sống và chăn nuôi (thụ phấn nhân tạo, điều khiển số con, giới tính). Giải thích được vì sao phải bảo vệ một số loài côn trùng thụ phấn cho cây.
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật.
- Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự. Xác định nội dung hợp tác nhóm: Tìm hiểu các yếu tố điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật; Tìm hiểu về các biện pháp điều khiển sinh sản.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng nhận biết những ứng dụng của sinh sản hữu tính trong thực tiễn. Giải thích được vì sao phải bảo vệ các loài côn trùng thụ phấn cho cây.
b) Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật.
- Tìm hiểu tự nhiên: Giải thích được vì sao phải bảo vệ một số loài côn trùng thụ phấn cho cây.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được những hiểu biết vể sinh sản hữu tính trong thực tiễn và chăn nuôi (thụ phấn nhân tạo, điều khiển số con, giới tính).
3. Về phẩm chất
- Có niềm tin yêu khoa học.
- Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm.
- Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong bài học.
- Luôn cố gắng vươn lên trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK Khoa học tự nhiên 7 (Chân trời sáng tạo)
- Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 3: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 4: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.2)
- Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.2)
- Phiếu học tập số 3: (nội dung hoạt động 2.2)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 
a. Mục tiêu: Xác định vấn đề cần học.
b. Nội dung: là phần câu hỏi giới thiệu bài.
Trên cơ sở khoa học của sinh sản hữu tính ở sinh vật, con người đã tạo nên nhiều giống vật nuôi và cây trồng theo ý muốn. Thực tế, để điều khiển sinh sản ở sinh vật nhằm đảm bảo trong một lần sinh sản, số cá thể mới được sinh ra nhiều, con người đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật và điều hoà sinh sản. Đó là những yếu tố nào?
c. Sản phẩm học tập: 
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật bao gồm: các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn, gió, ..; yếu tố bên trong cơ thể sinh vật như hormone, loài.
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát hình và đọc nội dung phần câu hỏi giới thiệu bài sgk tr 175 và trả lời câu hỏi.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình và hoàn thành câu trả lời.
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV nhận xét và kết luận: Vậy hôm nay chúng ta tìm hiểu một số vấn đề đến các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật nhé. 
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1.Tìm hiểu về một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật.
a. Mục tiêu: Hiểu một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật.
b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 1 sgk tr 175,176, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1,2,3 và 4.
Phiếu học tập số 1
1. Đọc đoạn thông tin và quan sát Hình 38.1, hãy nêu một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật.
Phiếu học tập số 2
2. Yếu tố bên trong nào tác động đến sinh sản ở sinh vật?
Phiếu học tập số 3
3. Em hãy nêu một số yếu tố điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật.
Phiếu học tập số 4
4. Quan sát Hình 38.1, hãy cho biết con người đã điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật như thế nào. So sánh kết quả sinh sản ở Hình 38. la và 38.1b.
c. Sản phẩm học tập: 
*Phiếu học tập số 1: 
1. Yếu tố tác động đến sinh sản ở thực vật em quan sát được: dinh dưỡng, hormone
*Phiếu học tập số 2:
2. Yếu tố bên trong tác động đến sinh sản ở sinh vật là: dinh dưỡng, hormone, loài.
*Phiếu học tập số 3:
3. Hormone là yếu tố điều hoà sinh sản ở sinh vật, cụ thể hormone điều hoà sự phát sinh giao tử đực và giao tử cái.
*Phiếu học tập số 4:
4/- Con người dựa vào việc sử dụng các nguồn thức ăn tổng hợp chất lượng và hormone kích thích từ đó chủ động điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật.
- So sánh kết quả sinh sản ở Hình 38. la và 38.1b:
+ Ở hình 38.1 a cá được cho ăn các thức ăn bổ sung và sử dụng hormone
→ KQ: Trứng thụ tinh đạt khoảng 80 - 90%
+ Ở hình 38.1 b cá không được cho ăn các thức ăn bổ sung và sử dụng hormone
→ KQ: Trứng thụ tinh đạt khoảng 40%
d. Tổ chức thực hiện:	
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 1, sgk tr 175,176.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận:
1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật
1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật
- Yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, gió, thức ăn
- Yếu tố bên trong: hormone, loài.
2. Yếu tố điều khiển sinh sản ở sinh vật
- Dựa vào một số yếu tố như hormone và yếu tố môi trường, con người đã chủ động điều khiển quá trình sinh sản của sinh vật nhằm đạt được mục đích về năng suất và chất lượng của vật nuôi, cây trồng.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về sự vận dụng hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn.
a. Mục tiêu: Vận dụng những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn.
b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 2 sgk tr 176,177,178, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1,2 và 3.
Phiếu học tập số 1
5. Quan sát Hình 38.2, hãy nêu biện pháp điều khiển sinh sản ở sinh vật.
Phiếu học tập số 2
6. Quan sát các hình từ Hình 38.3 đến Hình 38.6, hãy nêu những ứng dụng của sinh sản hữu tính trong chăn nuôi, trồng trọt
Phiếu học tập số 3
Theo em, người nông dân thường nuôi ong trong các vườn cây ăn quả để làm gì?
Vì sao chúng ta cần bảo vệ những loài côn trùng có lợi?
c. Sản phẩm học tập:
*Phiếu học tập số 1:
5/Biện pháp điều khiển sinh sản ở sinh vật:
- Sử dụng một số loại hormone sinh sản.
- Điều chỉnh yếu tố môi trường: ánh sáng, nhiệt độ, 
*Phiếu học tập số 2:
6/Những ứng dụng của sinh sản hữu tính trong:
- Chăn nuôi: sử dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo nhằm tăng hiệu quả thụ tinh và điều khiển số con sinh ra trong một lứa.
- Trồng trọt: thực hiện thụ phấn nhân tạo nhằm đạt hiệu quả cao về tỉ lệ thụ phấn, thụ tinh, tạo quả.
*Phiếu học tập số 3:
Người nông dân thường nuôi ong trong các vườn cây ăn quả để:
- Tăng số lượng hoa được thụ phấn => Giúp đạt hiệu quả cao về tỉ lệ thụ tinh, tạo quả, góp phần tăng năng suất và chất lượng cây trồng.
- Ong sử dụng chất ngọt trong hoa để làm thức ăn và làm mật => Tăng thêm thu nhập từ sáp ong, mật ong nguyên chất.
Chúng ta cần bảo vệ những loài côn trùng có lợi vì:
- Chúng hỗ trợ thụ phấn tự nhiên cho hoa: ong, bướm,...
- Làm thiên địch bảo vệ mùa màng trong nông nghiệp: bọ ngựa, bọ dừa, ong mắt đỏ, kiến ba khoang,...
- Đem lại các nguồn kinh tế khác: mật ong,...
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 2, sgk tr 176,177,178.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 
2.Vận dụng những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn
- Con người đã sử dụng một số loại hormone sinh sản và điều chỉnh yếu tố môi trường nhằm điều khiển sinh sản ở sinh vật sinh sản hữu tính.
- Trong chăn nuôi, sử dụng một số biện pháp điều khiển sinh sản để được đàn vật nuôi theo ý muốn như: điều khiển số con, điều khiển giới tính, 
- Trong trồng trọt, sử dụng biện pháp thụ phấn nhân tạo nhằm tăng hiệu quả sinh sản (tạo nhiều quả).
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Củng cố và rèn luyện lại những kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật.
b. Nội dung: Hãy hệ thống được một số kiến thức đã học trong bài này?
c. Sản phẩm học tập: HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
(phần này GV sưu tầm hay tự vẽ đưa vô, mình không có thời gian để làm, nếu không làm xin bỏ qua câu này)
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS thực hiện nhiệm vụ như mục Nội dung.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS báo cáo kết quả, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận:
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
b. Nội dung: Làm bài tập 1,2 và 3 sgk tr 178.
1/Lấy ví dụ chứng tỏ rằng yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật.
2. Con người chủ động điều khiển sinh sản ở động vật trong những giai đoạn nào? Cho ví dụ minh hoạ.
3. Nêu ý nghĩa của việc điều khiển giới tính đàn con trong chăn nuôi.
c. Sản phẩm học tập: 
1/Ví dụ chứng tỏ yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật: 
- Cá chép chỉ đẻ khi nhiệt độ môi trường không thấp hơn 15oC.
- Mùa xuân vào những ngày thiếu sáng, cá chép có thể đẻ trứng sớm hơn nếu cường độ chiếu sáng được tăng cường.
2/Con người chủ động điều khiển sinh sản ở động vật trong giai đoạn thụ tinh và khi con non mới sinh ra. Ví dụ: 
- Mổ cá hồi cái lấy trứng và vuốt bụng cá hồi đực lấy giao tử đực để tiến hành thụ tinh nhân tạo nhằm điều khiển số lượng cá hồi con sinh ra.
- Cho cá rô phi con 4-6 ngày tuổi ăn thức ăn có chứa hormone chuyển giới tính trong 21 ngày để điều khiển giới tính của chúng.
3/Ý nghĩa của việc điều khiển giới tính đàn con trong chăn nuôi: 
- Giúp tăng số lượng con non được sinh ra trong đàn.
- Đem lại giá trị kinh tế cao tuỳ theo mục đích của người chăn nuôi: trứng, sữa, thịt, lông,...
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.
ØBước 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.	
ØBước 3: Báo cáo kết quả nhiệm vụ: HS làm và nộp bài bằng cách chụp ảnh bài làm trong vở bài tập gửi bài qua zalo...; 
ØBước 4: GVnhận xét bài làm, chọn một số bài làm tốt (có thể cho điểm) ở tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_phan_mon_sinh_hoc_sach_chan.docx