Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Bài 1: Chân dung bộ đội - Vũ Thành Công

Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Bài 1: Chân dung bộ đội - Vũ Thành Công

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Trình bày được tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt người và vai trò của nét được sử dụng trong một số sản phẩm, tác phẩm.

- Nêu được ý tưởng và cách vẽ chân dung bộ đội; vẽ được tranh chân dung bộ đội theo ý thích thể hiện được trạng thái cảm xúc, đặc điểm của khuôn mặt.

- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật.

Biết ơn, kính trọng người có công với quê hương, đất nước.

2. Năng lực:

Giúp hình thành, phát triển cho HS những năng lực sau:

2.1 Năng lực mĩ thuật:

- Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Trình bày được tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt người và vai trò của nét được sử dụng trong một số sản phẩm, tác phẩm. Nhận biết được giá trị thẩm mĩ, các yếu tố và nguyên lí tạo hình ở tác phẩm. Nêu được cách vẽ và sử dụng màu sắc phù hợp với đề tài chân dung bộ đội.

- Năng lực sáng tạo và ứng dụng: Trình bày được ý tưởng thể hiện. Vẽ được tranh chân dung bộ đội. Biết cách sử dụng một số chất liệu trong thực hành sáng tạo. Thể hiện được tính ứng dụng của sản phẩm trong đời sống.

- Năng lực phân tích và đánh giá: HS trưng bày, giới thiệu, nhận xét, đánh giá được sản phẩm của mình, của bạn.

 2.1 Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, tranh ảnh, chủ động thực hiện nhiệm vụ của bản thân, của nhóm.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận, nêu ý kiến trong học tập, thực hành và chia sẻ phân tích đánh giá sản phẩm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng đồ dùng, công cụ, họa phẩm thực hành sáng tạo. Thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm

2.3 Năng lực đặc thù khác:

- Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kỹ năng nói để trao đổi, chia sẻ, nhận xét, đánh giá sản phẩm học tập.

3. Phẩm chất: Bài học góp phần hình thành và bồi dưỡng ở học sinh một số phẩm chất như:

- Yêu nước: Biết ơn, kính trọng người có công với quê hương, đất nước.

 

docx 11 trang phuongtrinh23 26/06/2023 1450
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Bài 1: Chân dung bộ đội - Vũ Thành Công", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Quảng La
Tổ: NN - TD
Họ và tên giáo viên:
Vũ Thành Công
CHỦ ĐỀ: TỰ HÀO VIỆT NAM 
BÀI 1: CHÂN DUNG BỘ ĐỘI
Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ Thuật ; lớp: 7A1, 7A2
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Trình bày được tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt người và vai trò của nét được sử dụng trong một số sản phẩm, tác phẩm. 
- Nêu được ý tưởng và cách vẽ chân dung bộ đội; vẽ được tranh chân dung bộ đội theo ý thích thể hiện được trạng thái cảm xúc, đặc điểm của khuôn mặt.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật.
Biết ơn, kính trọng người có công với quê hương, đất nước.
2. Năng lực:
Giúp hình thành, phát triển cho HS những năng lực sau:
2.1 Năng lực mĩ thuật:
- Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Trình bày được tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt người và vai trò của nét được sử dụng trong một số sản phẩm, tác phẩm. Nhận biết được giá trị thẩm mĩ, các yếu tố và nguyên lí tạo hình ở tác phẩm. Nêu được cách vẽ và sử dụng màu sắc phù hợp với đề tài chân dung bộ đội.
- Năng lực sáng tạo và ứng dụng: Trình bày được ý tưởng thể hiện. Vẽ được tranh chân dung bộ đội. Biết cách sử dụng một số chất liệu trong thực hành sáng tạo. Thể hiện được tính ứng dụng của sản phẩm trong đời sống.
- Năng lực phân tích và đánh giá: HS trưng bày, giới thiệu, nhận xét, đánh giá được sản phẩm của mình, của bạn. 
 2.1 Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, tranh ảnh, chủ động thực hiện nhiệm vụ của bản thân, của nhóm.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận, nêu ý kiến trong học tập, thực hành và chia sẻ phân tích đánh giá sản phẩm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng đồ dùng, công cụ, họa phẩm thực hành sáng tạo. Thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm
2.3 Năng lực đặc thù khác:
- Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kỹ năng nói để trao đổi, chia sẻ, nhận xét, đánh giá sản phẩm học tập.
3. Phẩm chất: Bài học góp phần hình thành và bồi dưỡng ở học sinh một số phẩm chất như:
- Yêu nước: Biết ơn, kính trọng người có công với quê hương, đất nước.
- Chăm chỉ: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, tích cực tham gia các hoạt động thảo luận, thực hành, có ý thức vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
- Trung thực: không tự tiện lấy đồ dùng của bạn, có thái độ không đồng tình với những biểu hiện không đúng.
- Trách nhiệm: có ý thức tìm hiểu truyền thống yêu nước và tinh thần bảo vệ đất nước, dân tộc thông qua các ngày lễ của quân đội.
* Giáo dục học sinh khuyết tật (nếu có):
* Nội dung lồng ghép (nếu có):
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT Mĩ thuật 7. 
Tranh ảnh chân dung bộ đội, tranh vẽ của HS của HS về chân dung bộ đội, tranh chân dung thời kì trung đại.
Máy tính, máy chiếu. 
2. Đối với học sinh
SGK, Vở thực hành Mĩ thuật 7.
Màu vẽ, giấy, bút chì. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu (khoảng 5 phút)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể được tên quân chủng và hoạt động của các chú (cô) bộ đội mà em biết, liên hệ với bài học.
* PPDH: Dạy học khám phá, trực quan, vấn đáp
* KTDH: Tia chớp
b) Tổ chức thực hiện
GV giao nhiệm vụ:
HS thực hiện nhiệm vụ:
GV giao nhiệm vụ cho HS:
 xem video/clip ngắn về một số quân chủng, hoạt động của các chú (cô) bộ đội và thực hiện nhiệm vụ học tập 
- Em biết những quân chủng nào xuất hiện trong video, clip?
- Tên một số hoạt động của các cô, chú bộ đội xuất hiện trong video, clip?
- Kể tên một số trang phục, vũ khí em thấy trong video,clip?
 GV tổ chức báo cáo
GV chọn 1-2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung 
GV kết luận: Quân đội nhân dân Việt Nam là hiện nay gồm các quân chủng: Lục quân,Hải quân, Phòng không - Không quân. Các cô, chú bộ đội đã và đang tham gia nhiều hoạt động: Chiến đấu, phục vụ nhân dân và sản xuất, chống bão lũ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Để thể hiện tình cảm với các cô, chú bộ đội, bài học này sẽ hướng dẫn các em cách vẽ chân dung cô, chú bộ đội. Đồng thời, giúp các em hiểu được tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt người và vai trò của nét được sử dụng trong một số tác phẩm. 
HS quan sát video, thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy. GV quan sát, điều hành.
Sản phẩm: 
+ Hình ảnh trong video nói về quân chủng Hải quân, pháo binh..
+Các chú bộ đội đang hành quân, tập luyện ở thao trường và chiến đấu với kẻ thù 
+ Trang phục có trong video, clip là: quần áo màu xanh của bộ đội, quần áo Hải quân , xe tăng, súng trường, pháo 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (khoảng 40p) 
a) Mục tiêu:
 Thông qua hoạt động, HS:
- Nắm được màu sắc, đường nét, hình dáng biểu cảm khuôn mặt trong một số sản phẩm, tác phẩm chân dung.
- Trình bày được tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt người và vai trò của nét được sử dụng trong một số sản phẩm, tác phẩm tranh chân dung bộ đội. 
- HS trình bày được ý tưởng cho bài vẽ tranh, nắm được cách vẽ tranh chân dung bộ đội.
* PPDH: PP dạy học hợp tác, trực quan, vấn đáp.
* KTDH: Khăn trải bàn
b) Tổ chức thực hiện
GV giao nhiệm vụ 1: (khoảng 25 phút)
GV chia lớp thành các nhóm sáu HS, yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
Nội dung:
1. Quan sát các bức tranh chân dung (tr3) thảo luận, tìm hiểu:
+ Màu sắc thể hiện trong tranh. 
+ Đặc điểm, hình dáng, biểu cảm của khuôn mặt trong tranh.
+ Cảm nhận về nét được sử dụng trong các bức tranh.
GV tổ chức báo cáo, thực hiện nhiệm vụ:
- Gv chọn từ 1-2 nhóm HS trả lời câu hỏi, các Hs khác nhận xét, bổ sung.
GV kết luận: Tranh chân dung thường vẽ từ đỉnh đầu đến giữa ngực, tập trung vào khuôn mặt là chính, cũng có tranh chân dung bán thân hoặc toàn thân.
2. Gv gợi ý phân tích một số tác phẩm, sản phẩm tranh chân dung.
- GV chia lớp thành 4 nhóm : Quan sát các bức chân dung (tr3)
+Nhóm 1:Quan sát chân dung Nguyễn Trãi.
+ Nhóm 2:Quan sát chân dung cô bộ đội(Chì màu của Nguyễn Tuấn Anh)
+ Nhóm 3:Quan sát chân dung chú bộ đội hải quân.
+ Nhóm 4:Quan sát chân dung cô bộ(Sáp màu của Nguyễn Tường Vy)
 Trả lời các câu hỏi sau :
+ Màu sắc được thể hiện trong tranh.
+ Đặc điểm hình dáng, biểu cảm của khuôn mặt trong tranh.
+ Cảm nhận về nét đươc sử dụng trong các bức tranh. 
3. GV hướng dẫn Hs quan sát tỉ lệ và các nét biểu cảm trên khuôn mặt(tr4)
Tỉ lệ mắt, mũi trên khuôn mặt.
- Các nét biểu cảm trên khuôn mặt.
Gv kết luận: Theo chiều dài của đầu, vị trí lông mày của trẻ em ở khoảng giữa chiều dài của đầu, vị trí mắt của người lớn ở giữa chiều dài của đầu. Khoảng cách giữa 2 mắt và chiều dài của con mắt bằng khoảng 1/5 chiều rộng khuôn mặt. Khi vui, buồn, tức giận các đường nét trên khuôn mặt đặc biệt là mắt, lông mày, miệng sẽ thay đổi.
GV mở rộng kiến thức:
+ Vào thế kỉ XV – XVIII, tranh chân dung bắt được chú trọng, phát triển ở Việt Nam. Một số bức tranh chân dung thời kì này như: chân dung Nguyễn Trãi, chân dung Phùng Khắc Khoa, Nét trong tranh sinh động, uyển chuyển, vừa diễn tả được hình ảnh vừa diễn tả chi tiết, đồng thời thể được tính cách của nhân vật. 
+ Bức chân dung lụa cổ Nguyễn Trãi không chỉ có giá trị nghệ thuật, mà còn có ý nghĩa về lịch sử, văn hóa.
HS quan sát tìm hiểu các ảnh, tranh chân dung bộ đội. GV quan sát, điều hành.
Sản phẩm:
1.Quan sát các bức tranh chân dung. (tr3):
+ Màu sắc: đa dạng, nhiều màu sắc, có những trang phục đặc trưng riêng cho các quân chủng khác nhau.,.
+ Biểu cảm: Thể hiện khác nhau nổi bật được cảm xúc biểu cảm trên khuôn mặt nhân vật..
+ Nét sử dụng trong tranh có sự thay đổi tùy theo cách vẽ, cách phối màu và sự biểu cảm về cảm xúc trên khuôn mặt.
Quan sát các bức tranh chân dung(tr3)
Kết quả thảo luận theo nhóm
Nhóm 1: Chân dung Nguyễn Trãi
- Bức tranh được vẽ băng màu nước trên lụa tơ tăm mịn, dài 151 cm, rộng 92cm.Đây là bức tranh vẽ khi Nguyễn Trất 60 tuổi (năm 1439) và được lưu giữ trong gia tốc ở thôn Nhị Khê, xã Quốc Tuần, huyện Thường Tín, quân Hà Đông, Hà Nội.
- Tranh do người cháu đời thứ 17 của Nguyễn Trãi tăng Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vào tháng 12 năm 1959.
- Tranh vẽ chân dung Nguyễn Trãi thể hiện nét mặt hiện từ, đôi mắt sáng tinh anh, ngồi trên ngai, đôi mũ cánh chuồn màu đen, mắc áo màu xanh có trang trí hai rồng châu Mặt Trời với mây, tứ linh xung quanh, cổ, ngực và vạt tay áo màu cánh sen. Ngai màu nâu được trang trí hoa bốn cánh, tay ngai thể hiện cách điệu hình rồng quay ra ngoài, chân qùy.
àBức tranh chân dung Nguyễn Trãi là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị về ý nghĩa lịch sử và văn hóa, là nguồn tư liệu quý về một danh nhân văn hóa của dân tộc Việt Nam và thế giới.
Nhóm 2: Chân dung cô bộ đội (Chì màu của Nguyễn Tuấn Anh)
- Đây là chân dung cô bộ đội được vẽ ở góc nghiêng bằng chật liệu chì màu. 
+ Tranh tập trung miêu tả khuôn mặt và thể hiện hình dáng của cô bô đội đang khoác súng trên vai.
+ Khuôn mặt tươi sáng, đường nét sinh động gợi vẻ đẹp duyên dáng, đầy sức sống của tuổi trẻ.
+ Hòa sắc xanh trên trang phục cung không gian cây xanh phía sau tạo sự gần gũi, gắn bó giữa con người và thiên nhiên.
+ Bố cục tranh cân đối, tập trung mô tả khuôn mặt, trang phục, hình dáng của nhân vật.
à Bức tranh thể hiện tình cảm yêumến với những người lính đã và đang ngày đêm chiến đấu và xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
Nhóm 3: Chân dung chú bộ đội hải quân
- Đây là chân dung chú bộ đọi hải quân được vẽ chính diện bằng chất liêu màu sáp.
+ Tranhtập trung miêu tả khuôn mặt và trang phục điển hình của bô đôi hải quân.
+ Khuôn mặt chú bô đội rắn rỏi, nước da nâu, đôi mặt cương nghị được thể hiện thông qua đường nétchắc khoẻ.
+ Màu xanh da trời kết hợp với màu trắng và vàng đã tạo khôngkhi gần gũi, ấm áp, gợi không gian bình yên ở miền biển.
+ Bố cục tranh cân đối, tập trungmô tả khuôn mặt và quân phục, màu sắc tranh hài hòa, tươi sáng.
à Bức tranh thể hiệnchân dung đẹp về người lính hải quân đang ngày đêm bảo vệ vững chắc chủ quyền biểnđảo quê hương.
Nhóm 4: Chân dung cô bộ đội(Sáp màu của Nguyễn Tường Vy)
- Đây là chân dung cô bộ đội được vẽ bằng chật liệu sáp màu.
+ Cô bộ đội đội chiếc mũ tạibèo, khuôn mặt trái xoan, vui tươi đang mỉm cười, mắt to, mũi nhỏ, tóc tết hai bên xinhxắn.
+ Nhân vật mặc trang phục màu xanh theo quân phục bộ đội.
+ Bố cục tranh cân đối,tập trung mô tả khuôn mặt, trang phục của cô bộ đội.
+ Các nét cong mềm mại kết hợp vớicác đường thẳng cùng màu sắc tranh hài hoà, tươi sáng thể hiện vẻ đẹp trẻ trung, khoẻ khoăn của nữ quân nhân. 
GV giao nhiệm vụ 2: Tìm ý tưởng và hướng dẫn thực hành ( khoảng 15 phút) 
GV giao nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ
 GV giao nhiệm vụ cho HS :
 Quan sát các bước tìm ý tưởng sáng tạo ở SGK tr.4 và trình bày ý tưởng về tranh vẽ chân dung bộ đội.
Gv chọn 3-4 HS trình bày ý tưởng về vẽ tranh chân dung bộ đội, các HS khác nhận xét, bổ sung và chía sẻ ý kiến của mình.
GV kết luận: 
+ Tùy theo hiểu biết, sở thích, cảm xúc mà HS có thể vẽ tranh chân dung cô hoặc chú bộ đội ở các quân chủng hoặc binh chủng khác nhau.
+ Trước khi vẽ, cần xác định được đặc điểm điển hình của nhân vật trên khuôn mặt, trang phục để thể hiện cho phù hợp với đối tượng; đồng thời xác định được phương pháp thực hành để lựa chọn cách vẽ cho hợp lí.
Gv cho Hs thảo luận, chia sẻ về cách thực hành vẽ tranh chân dung bộ đội với các chất liệu khác nhau.
Cách 1:
Cách 2:
Gv cho HS xem thêm một số bức tranh vẽ chân dung bộ đội do Gv chuẩn bị trước(cả tranh đẹp và chưa đẹp), phân tích để HS hiểu thêm về bố cục tranh, cách sử dụng màu sắc, chi tiết trang trí trên tranh.
- Tìm ý tưởng vẽ tranh chân dung:
+ Xác định đối tượng vẽ chân dung chú (cô) bộ đội.
+ Chọn đặc điểm điển hình của nhân vật để thể hiện.
+ Xác định phương pháp thực hành. 
Cách 1: Vẽ nét (cách vẽ này sử dụng các chất liệu màu sáp, chỉ màu, ).
+Bước 1: Tìm bố cục và vẽ phác hình dáng chính của nhân vật (khuôn mặt, trang phục, ) cân đối trên khổ giấy.
+Bước 2: Vẽ các chi tiết. Chú ý những đặc điểm riêng của nhân vật (mắt, tóc, trang phục, ), sự cân đối về tỉ lệ các bộ phận trên cơ thể. 
+Bước 3: Vẽ màu và hoàn thiện. Có thể thêm một vài chi tiết cần thiết để hoàn thiện tranh. Chú ý màu sắc hài hòa thể hiện được tính cách, cảm xúc của nhân vật. 
Cách 2: Vẻ màng màu (cách vẽ này áp dụng với chất liệu màu bột, màu acrylic, ).
+Bước 1: vẽ mảng màu lớn từ một hoặc nhiều màu.
+Bước 2: dùng bút màu vẽ tiếp các hình, mảng tạo hình ảnh cho nhân vật về khuôn mặt, đầu tóc, quần áo và vẽ màu. 
+Bước 3: vẽ thêm các chi tiết để làm rõ đặc điểm của nhân vật, hoàn thiện sản phẩm. 
TIẾT 2
3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 40 phút)
a) Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Vẽ được bức tranh chân dung bộ đội.
- Trưng bày, giới thiệu, nhận xét, đánh giá được sản phẩm của mình, của bạn. 
* PPDH: Luyện tập thực hành, trực quan, vấn đáp
* KTDH: Kt phòng tranh
b) Tổ chức thực hiện
GV giao nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ
GV giao cho HS vẽ tranh trên giấy A3 hoặc làm trong vở thực hành.
Nội dung: Em hãy vẽ một bức tranh chân dung bộ đội có hình ảnh và màu sắc thể hiện được đặc điểm, tính cách của nhân vật.
 - GV hướng dẫn HS: 
+ Khai thác được đặc điểm của khuôn mặt.
+ Thể hiện được trạng thái cảm xúc trên khuôn mặt.
GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS
Gv tổ chức thảo luận, báo cáo và kết luận
GV yêu cầu HS thông báo mức độ hoàn thành sản phẩm của học sinh tại chỗ.
GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm và gợi ý HS chia sẻ về sản phẩm:
+ Bố cục, đường nét, màu sắc, đường nét được thể hiệ trong tranh.
+ Đặc điểm, trạng thái cảm xúc của nhân vật trong tranh.
+ Em thích tranh nào nhất? Vì sao?
+ Em hãy kể một câu chuyện về các cô (chú) bộ đội mà em biết. 
GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm.GV cho 5-6 HS chia sẻ về sản phẩm tranh vẽ GV hướng dẫn học sinh khác cùng thảo luận, nhận xét, đánh giá sản phẩm tranh vẽ của lớp. 
Gv nhận xét, đánh giá sản phẩm và phần chia sẻ của HS. Thông qua sản phẩm giáo dục HS luôn biết ơn, kính trọng những người lính đã và đang ngày đêm chiến đấu, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Sản phẩm: Tranh vẽ chân dung bộ đội. Nội dung chia sẻ về sản phẩm: Tên tranh, nội dung của tranh, giới thiệu những điểm thú vị về bố cục, đường nét, màu sắc trong tranh.
GV hướng dẫn HS tự đánh giá sản phẩm của mình qua phiếu đánh giá.
Tiêu chí
Mức độ
Tự ĐG
Tranh vẽ đúng nội dung chân dung bộ đội
Đ
CĐ
Bố cục tranh cân đối, hình ảnh chính và phụ rõ ràng, hài hòa thể hiện được đặc điểm và tính cách của nhân vật qua khuôn mặt, hình dáng, trang phục và cảnh vật. 
Đ
CĐ
Màu sắc hài hòa, có độ đậm nhạt, thể hiện được không gian và hoạt động của bộ đội.
Đ
CĐ
Tổng
Đ
CĐ
4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút) 
a) Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức, sản phẩm của bài học vào cuộc sống. 
* PPDH: giải quyết vấn đề, vấn đáp.
* KTDH: Công não
b) Tổ chức thực hiện
GV giao nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà
Nội dung: Nhiệm vụ về nhà
+Qua bài học, em có thể vận dụng kiến thức vẽ tranh chân dung để sáng tạo thêm những sản phẩm nào?
+Sản phẩm tranh chân dung có thể được sử dụng như thế nào trong cuộc sống?
GV tổ chức báo cáo, kết luận:
- GV kiểm tra bài làm của HS ở buổi học tới. 
- GV cho 1-2 HS trình bày, các học sinh khác bổ sung. GV nhận xét, tuyên dương các bài làm tốt. 
GV kết luận:
+ HS có thể áp dụng kiến thức của bài học để vẽ tranh chân dung thầy cô, bạn bè,
người thân hoặc người nổi tiếng mà em yêu mến.
+ Tranh chân dung có thể dùng để trang trí không gian sinh hoạt hay là một món quà tặng ý nghĩa.
- Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu và chuẩn bị trước vật liệu, dụng cụ cho bài học tiếp theo.
Sản phẩm: Bài trình bày của học sinh được ghi vào vở .
Trình bày cách sử dụng sản phẩm.
IV. Rút kinh nghiệm
- Nội dung: 
- Phương pháp: 
- Thời gian: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_7_bai_1_chan_dung_bo_doi_vu_thanh_cong.docx