Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 (Cả năm)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- Học sinh biết cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết
2. Kỹ năng.
- Học sinh vẽ được hình cái cốc và quả dạng hình cầu
3. Thái độ, tư tưởng, tình cảm.
- Học sinh hiểu được vẻ đẹp của bố cục và tương quan tỉ lệ ở mẫu
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, TBDH:
1.GV.
- Mẫu vẽ: cái cốc và quả
- Tranh ĐDDH mĩ thuật 7
- Bài vẽ của học sinh lớp trước
2.HS.
- Giấy, chì, tẩy
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC:
1.Ổn định tổ chức lớp.
7A: 7B:
7C:
2.Kiểm tra bài cũ.
- Em hãy nêu vài nét về Tháp Bình Sơn và khu lăng mộ An Sinh?
- Em hãy nêu một số tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật điêu khắc và chạm
khắc trang trí ?
*Đặt vấn đề: Cái cốc và quả là 2 đồ vật gần gũi quen thuộc trong gia đình chúng ta. Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn cho các em cách vẽ cái cốc và quả .
Ngày dạy: Bài 1: Thường thức mĩ thuật TIẾT 1: SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI TRẦN (1226 - 1400) *************************************** I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức. - Học sinh hiểu và nắm bắt được một số kiến thức chung về mĩ thuật thời Trần 2.Kỹ năng. - Biết phân biệt mĩ thuật các thời kì - Trình bày khái quát về mĩ thuật thời Trần. 3.Thái độ, tư tưởng, tình cảm. - Học sinh nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, biết trân trọng và yêu quý vốn cổ của cha ông để lại. II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, TBDH: 1. GV: - Bộ đồ dùng dạy học MT 7 - Tranh, ảnh về mĩ thuật thời Trần 2.HS: -Tranh ảnh liên quan đến bài học. III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC: 1.Ổn định tổ chức lớp. 7A: 7B: 7C: 2.Kiểm tra bài cũ . - Chương trình lớp 6 chúng ta tìm hiểu mĩ thuật thời nào (Thời Lý). Em biết gì về mĩ thuật thời đó ? *.Đặt vấn đề : Mĩ thuật thời Trần là sự tiếp nối mĩ thuật thời Lý, Nhà Trần đã cho người tu bổ và sửa sang lại khang trang hơn, các phù điêu, chạm khắc cũng linh hoạt và sống động hợn 3.Dạy- Học bài mới. Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức cần đạt - Nêu những biến động của xã hội Việt Nam vào đầu thế kỉ XIII ? - Tình hình KT-XH có gì thay đổi ? - Thời Trần có sự kiện gì đặc biệt ? - Vì sao mĩ thuật thời Trần lại có điều kiện thuận lợi hơn thời Lý ? - Những loại hình nghệ thuật nào xuất hiện ở mĩ thuật thời Trần ? - GV cho HS quan sát tranh, ảnh về một số công trình kiến trúc tiêu biểu - Trình bày kiến trúc thời Trần ? - Kiến trúc phật giáo được phát triển như thế nào ? - GV giới thiệu về nghệ thuật chạm khắc trang trí. Cho HS xem tranh một số tác phẩm tiêu biểu. - Điêu khắc thời Trần phát triển như thế nào ? - Nêu một số tác phẩm điêu khắc của mĩ thuật thời Trần ? - GV giới thiệu về hình tượng con Rồng thời Trần. Cho HS so sánh Rồng thời Trần và thời Lý. - Em hãy cho biết về đặc điểm rồng thời Trần? - GV cho HS quan sát tranh ảnh về đồ gốm thời Trần - Em hãy cho biết vài nét về gốm thời Trần ? - GV cho HS tóm tắt lại đặc điểm chính của các loại hình nghệ thuật. Qua đó rút ra đặc điểm chính của MT thời Trần. I.Vài nét khái quát về xã hội thời trần: - Quyền trị vì đất nước từ nhà Lý chuyển sang nhà Trần (Trần Cảnh lên ngôi) - Nhìn chung chưa có sự thay đổi lớn chế độ trung ương tập quyền được củng cố, mọi kỉ cương và thể chế được phát huy - Ba lần đánh thắng Nguyên Mông, hào khí dân tộc dâng cao, tạo sức bật cho Văn hoá, nghệ thuật trong đó có Mĩ Thuật. - Mối quan hệ với quần chúng cởi mở hơn và có sự giao lưu văn hoá với các nước lân cận - Kiến trúc, điêu khắc, trang trí, đồ gốm.. II.khái quát về mĩ thuật thời trần: 1. Kiến trúc: a) Kiến trúc cung đình - Ngoài việc tu bổ lại kinh thành Thăng Long, nhà Trần còn cho xây dựng nhiều khu cung điện.(cung Điện Thiên Trường, khu lăng mộ An Sinh, Thành Tây Đô). b) Kiến trúc phật giáo - Nhiều ngôi chùa với quy mô lớn được xây dựng. Kiến trúc chùa làng cũng rất phát triển 2.Điêu khắc và chạm khắc trang trí : - Tượng Phật và tượng thú vật được tạc nhiều . Chạm khắc gỗ, đá đạt đến sự tinh xảo và hoàn mĩ. - Rồng thời Trần có cách tạo hình mập mạp. 3. Nghệ thuật Gốm - Xưong gốm dày thô và nặng hơn,đồ gốm gia dụng phát triển mạnh, chế tác được gốm hoa nâu và hoa lam, hoạ tiết trang trí trên gốm chủ yếu là hoa sen , hoa cúc cách điệu. III.Đặc điểm của mĩ thuật thời trần: - Mĩ thuật thời Trần mang dáng dấp chắc khỏe, phóng khoáng, cách tạo hình mập mạp và giàu tính dân tộc. 4. Củng cố - luyện tập. - XH thời Trần có gì thay đổi ? - Nêu đặc điểm của mĩ thuật thời Trần .Vì sao nói mĩ thuật thời Trần giàu tính hiện thực ? - GV kết luận, bổ sung. 5.Hướng dẫn học sinh học ở nhà. - Học thuộc bài ở nhà - Chuẩn bị bài 2 ( đọc trước bài và sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học) Ký duyệt, ngày tháng năm 2014 Ngày dạy: Bài 2: Thường thức mĩ thuật TIẾT 2: MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT THỜI TRẦN (1226 - 1400) ******************************************** I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức. - Học sinh hiểu biết thêm một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Trần - Biết thêm nhiều loại hình nghệ thuật cũng như chất liệu của mĩ thuật thời Trần. 2. Kỹ năng . - Học sinh có khả năng phân biệt mĩ thuật thời Trần với các thời khác, rèn luyện tư duy , phát triển khả năng phân tích khái quát. 3. Thái độ, tư tưởng, tình cảm. - Học sinh yêu quý và bảo vệ những giá trị văn hoá của dân tộc. II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, TBDH: 1.GV: - Tranh ảnh về một số công trình mĩ thuật thời Trần 2. HS : - Sưu tầm tranh ảnh về mĩ thuật thời trần III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC: 1.Ổn định tổ chức lớp. 7A: 7B: 7C: 2.Kiểm tra bài cũ . - Trình bày đôi nét về mĩ thuật thời trần? *.Đặt vấn đề : Dưới sự lãnh đạo của nhà Trần nhân dân ta dần dần khôi phục lại nền kinh tế và kéo theo đó là những khởi sắc về một nềm nghệ thuật độc đáo đặc biệt là mĩ thuật. Đó là những khu lăng mộ kì vĩ, những tháp chùa linh thiêng, những bức tượng điêu khắc cực kì tinh tế và sống động. 3. Dạy- Học bài mới. Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức cần đạt - GV cho HS quan sát tranh ảnh về Tháp Bình Sơn - Tháp Bình Sơn thuộc loại kiến trúc gì ? - Nêu đặc điểm của Tháp Bình Sơn ? - GV cho HS quan sát tranh ảnh về khu lăng mộ An Sinh. - Nêu những đặc điểm của khu lăng mộ An Sinh ? - GV cho HS quan sát tranh ảnh về tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ - Nêu đặc điểm của tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ ? - GV giới thiệu về chạm khắc gỗ ở chùa Thái Lạc. - Nêu nội dung của những bức chạm khắc ? - Trình bày bố cục của những bức chạm khắc đó - GV tóm tắt những đặc điểm chính và phân tích tác phẩm “Tiên nữ đầu người mình chim đang dâng hoa” (Hai tiên nữ đầu người mình chim được chạm khắc cân đối đầu hơi nghiêng về phía sau, đôi tay kính cẩn dâng bình hoa về phía trước, đôi cánh chim dang rộng. Khoảng không gian xung quanh diễn tả hoa và mây, các hình sắp xếp cân đối) I.Kiến trúc: 1.Tháp Bình Sơn: - Là một công trình kiến trúc bằng đất nung, hiện còn 11 tầng, cao 15 mét. - Đặc điểm : Mặt bằng hình vuông , các tầng đều trổ 4 mặt, tầng dưới cao hơn các tầng trên - Xây dựng thành một khối trụ bằng gạch khấu mỏng, - Lõi là 1 trụ rỗng , phía ngoài ốp 1 lớp gạch vuông - Trang trí bằng hoa văn sóng nước, những hình ảnh đẹp mắt . - Tháp Bình Sơn là niềm tự hào kiến trúc cổ Việt Nam. 2. Khu lăng mộ An Sinh: - Đây là khu lăng mộ lớn của các Vua nhà Trần. được xây ở Đông Triều - Quảng Ninh - Kích thước tương đối lớn, bố cục đăng đối quy tụ vào một điểm ở giữa. - Trang trí : Chạm khắc nổi, phù điêu trang trí bằng hoa văn sóng nước - Các pho tượng được gắn vào thành bậc, (tượng quan hầu, con vật ở lăng Trần Hiến Tông ) II.Điêu khắc và phù điêu trang trí : 1.Tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ: - Tượng Hổ có kích thước như thật dài 1,43m, thân hình thon, bộ ức nở nang, bắp vế căng tròn, đã lột tả được tính tình dũng mãnh của vị chúa Sơn Lâm ngay cả trong tư thế rất thư thái. - Tượng hổ tạo khối đơn giản, dứt khoát có chọn lọc và được sắp xếp một cách vững trãi, chặt chẽ. - Thông qua hình tượng con Hổ các nghệ nhân thời xưa đã nắm bắt , lột tả tính cách của thái sư Trần Thủ Độ. 2.Chạm khắc gỗ ở chùa Thái lạc: - Nội dung: Là cảnh dâng hoa, tấu nhạc với những nhân vật trung tâm là vũ nữ hay nhạc công, hoặc là con chim thần thoại - Bố cục được sắp xếp cân đối nhưng không đơn điệu buồn tẻ. Các lỗ đục chạm với độ nông sâu khác nhau cách tạo khối tròn mịn của hình tượng tạo nên sự êm đềm yên tĩnh phù hợp với không gian mờ ảo của chùa khiến cho các bức chạm khắc càng lung linh sinh động. 4.Củng cố - luyện tập. - Mĩ thuật thời Trần có điểm nào tiến bộ hơn MT thời Lý ? ( Phong phú đồ sộ hơn, đặc biệt là kiến trúc phật giáo. Hình tượng bệ rồng có vẻ khoẻ khoắn hơn uốn lượn theo nhịp điệu yên ngựa.Chạm khắc đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật về bố cục cũng như cách diễn tả) 5.Hướng dẫn học sinh học ở nhà. - Học bài cũ theo câu hỏi SGK - Chuẩn bị bài 3 – Vẽ theo mẫu cái cốc và quả - Giấy, chì, tẩy, Ký duyệt, ngày tháng năm 2014 Ngày dạy: Bài 3: vẽ theo mẫu TIẾT 3: CÁI CỐC VÀ QUẢ **************************** I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức. - Học sinh biết cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết 2. Kỹ năng. - Học sinh vẽ được hình cái cốc và quả dạng hình cầu 3. Thái độ, tư tưởng, tình cảm. - Học sinh hiểu được vẻ đẹp của bố cục và tương quan tỉ lệ ở mẫu II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, TBDH: 1.GV. - Mẫu vẽ: cái cốc và quả - Tranh ĐDDH mĩ thuật 7 - Bài vẽ của học sinh lớp trước 2.HS. - Giấy, chì, tẩy III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC: 1.Ổn định tổ chức lớp. 7A: 7B: 7C: 2.Kiểm tra bài cũ. - Em hãy nêu vài nét về Tháp Bình Sơn và khu lăng mộ An Sinh? - Em hãy nêu một số tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật điêu khắc và chạm khắc trang trí ? *Đặt vấn đề: Cái cốc và quả là 2 đồ vật gần gũi quen thuộc trong gia đình chúng ta. Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn cho các em cách vẽ cái cốc và quả . 3.Dạy- Học bài mới: Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức cần đạt - GV: cho học sinh lên bày mẫu - GV: Yêu cầu học sinh quan sát cách đặt mẫu ở trong sách giáo khoa ? Trong những bố cục sau, bố cục nào hợp lí và cân đối hơn cả.? vì sao - Khung hình chung của mẫu là khung hình gì ? - Hình dáng cái cốc như thế nào ? - Vị trí của quả so với cốc - Nêu các bước cơ bản của bài vẽ theo mẫu ? - GV treo ĐD dạy học thể hiện các bước vẽ theo mẫu cái côc và quả - GV cho học sinh xem một số bài vẽ của học sinh năm trước - GV ra bài tập, học sinh vẽ bài - GV bao quát lớp, hướng dẫn , chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được 1.Quan sát- nhận xét: - Khung hình chung của cốc và quả là hình chữ nhật đứng - Cốc hình trụ gồm có miệng thân và đáy cốc - Quả đặt trước cốc 2.Cách vẽ: - Dựng khung hình chung và riêng - Xác định tỉ lệ bộ phận - Phác hình bằng nét thẳng. - Vẽ chi tiết 3.Thực hành: - Vẽ cái cốc và quả (vẽ hình) - Giấy A4 - Chất liệu : chì đen 4.Củng cố- luyện tập. - GV thu một số bài vẽ của học sinh ( 4-5 bài) Có bài vẽ tốt, và những bài vẽ chưa tốt yêu cầu học sinh nhận xét về: bố cục, đường nét, hình vẽ - GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên khuyến khích những bài vẽ kém chất lượng. 5.Hướng dẫn học sinh học ở nhà. - Chuẩn bị bài 3- Tạo hoạ tiết trang trí - Tranh ảnh các hoạ tiết trang trí - Giấy, chì, màu, tẩy Ký duyệt, ngày tháng năm 2014 Ngày dạy: Bài 4: Vẽ trang trí TIẾT 4: TẠO HOẠ TIẾT TRANG TRÍ ************************* A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức . - Học sinh hiểu thế nào là hoạ tiết trang trí và hoạ tiết là yếu tố cơ bản của hoạ tiết trang trí. 2.Kỹ năng. - Học sinh biết tạo hoạ tiết đơn giản và nghệ thuật trang trí là áp dụng các hoạ tiết để làm đẹp thêm các đồ vật cần trang trí . 3.Thái độ, tư tưởng, tình cảm. - HS yêu quý nghệ thuật trang trí dân tộc. II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, TBDH: 1.GV. - Tài liệu tham khảo"Chạm khắc dân gian Việt Nam" - Tranh ảnh về các họa tiết trang trí 2. HS. - Sưu tầm một số hoạ tiết trang trí - Giấy, chì, tẩy, màu III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC: 1.ổn định tổ chức. 7A: 7B: 7C: 2.Kiểm tra bài cũ. - kiểm tra dụng cụ học tập của HS *Đặt vấn đề: Nói đến trang trí là nói đến họa tiết. Để có được một bài trang trí đẹp trước hết các em phải biết cách tạo họa tiết đẹp. Để giúp các em nắm bắt được đặc điểm và phương pháp tạo họa tiết trang trí theo ý thích, hôm nay thầy trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Tạo họa tiết trang trí”. 3.Dạy- Học bài mới. Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức cần đạt - GV cho HS xem các hoạ tiết trang trí - Những hình ảnh nào thường dùng để tạo ra hoạ tiết - Hình dáng của họa tiết như thế nào ? - Hãy so sánh hình ảnh thật với hoạ tiết sử dụng trong trang trí ? - GV cho HS xem những hoạ tiết trang trí đẹp được đơn giản và cách điệu - Muốn có những hoạ tiết trang trí ta phải làm gì ? - Nêu các bước tạo một hoạ tiết trang trí ? - GV hướng dẫn HS cách vẽ - GV cho HS xem bài vẽ của HS Lớp trước - GV ra bài tập, HS vẽ bài - GV bao quát lớp ,hướng dẫn cho những em vẽ còn yếu. 1.Quan sát nhận xét: - Họa tiết trang trí thường là Hoa lá, chim, thú, sóng nước, mây trời - Các họa tiết trang trí thường được vẽ đơn giản, cách điệu 2.Cách vẽ hoạ tiết trang trí: - Nghiên cứu mẫu thật - Đơn giản mẫu thật - Cách điệu 3.Thực hành: - Tạo ba họa tiết trang trí theo ý thích 4.Củng cố- luyện tập. - GV thu một số bài vẽ của học sinh ( 4-5 bài) Có bài vẽ tốt, và những bài vẽ chưa tốt yêu cầu học sinh nhận xét về: bố cục, nét vẽ, hoạ tiết đã cách điệu hay chưa ? - GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những bài vẽ tốt. 5.Hướng dẫn học sinh học ở nhà. - Tiếp tục hoàn thành bài vẽ ở nhà - Chuẩn bị bài 4, đề tài tranh phong cảnh - Sưu tầm tranh ảnh phong cảnh - Giấy, chì, màu, tẩy Ký duyệt, ngày tháng năm 2014 Ngày dạy: Bài 5: Vẽ tranh TIẾT 5: ĐỀ TÀI TRANH PHONG CẢNH (Tiết 1) ****************************** I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức. - HS hiểu về đề tài phong cảnh là tranh diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên thông qua cảm thụ và sáng tạo của người vẽ. 2. Kỹ năng. - HS biết chọn, cắt góc cảnh đẹp và vẽ được một tranh phong cảnh theo ý thích 3. Thái độ, tư tưởng, tình cảm . - HS yêu mến phong cảnh quê hương, đất nước. II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, TBDH : 1 GV: - ĐDDH mĩ thuật 7 - Sưu tầm tranh ảnh phong cảnh - Bài vẽ của học sinh lớp trước 2.HS: - Giấy, chì, màu, tẩy III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC: 1.Ổn định tổ chức lớp: 7A: 7B: 7C: 2.Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. *Đặt vấn đề: Tranh phong cảnh là tranh thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên thông qua cảm xúc và tài năng của người vẽ. Một bức tranh phong cảnh đẹp thể hiện đầy đủ về bố cục màu sắc và hình khối 3. Dạy – Học bài mới: Hoạt động của Thầy - Trò Nội dung kiến thức cần đạt - GV cho HS xem tranh ảnh phong cảnh thiên nhiên - Vẽ tranh phong cảnh là gì ? - Phong cảnh ở nông thôn có giống với thành phố không ? - Trình bày nội dung của những bức tranh trên ? - Bố cục của những bức tranh trên như thế nào ? - Màu sắc như thế nào? - GV cho HS xem bài vẽ của học sinh năm trước. - Nêu các bước cơ bản của bài vẽ tranh đề tài ? - GV treo ĐDDH thể hiện các bước bài vẽ tranh phong cảnh - GV ra bài tập, học sinh vẽ bài - GV bao quát lớp, hướng dẫn, chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được 1.Tìm và chọn nội dung đề tài: - Là vẽ tất cả những cảnh vật mà mình nhìn thấy và cảm nhận được. - Phong cảnh mỗi vùng miền đều khác nhau và thay đổi theo thời gian - Nội dung: Phong phú, đa dạng , vẽ về cảnh núi non, sông nước, cảnh sinh hoạt của miền quê mỗi mùa lại khác nhau về màu sắc, - Bố cục chặt chẽ, hợp lí - Màu sắc tươi sáng . 2.Cách vẽ: - Tìm chọn nội dung đề tài - Tìm bố cục (Phác hình mảng chính và mảng phụ) - Vẽ hình Chi tiết chính, vẽ thêm các chi tiết phụ khác cho phù hợp -Vẽ màu Theo cảm xúc và sáng tạo. 3.Thực hành: - Vẽ một bức tranh phong cảnh (vẽ hình) - Giấy A4 - Chất liệu: chì 4. Củng cố- luyên tập: - GV thu một số bài vẽ của học sinh ( 4-5 bài) yêu cầu học sinh nhận xét về : + Bố cục của bài vẽ như thế nào ? + Hình vẽ của bức tranh ? - GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những bài vẽ tốt. 5.Hướng dẫn học sinh học ở nhà: - Tiếp tục hoàn thành bài vẽ hình (Nếu chưa xong) - Giấy, chì, màu, tẩy Ký duyệt, ngày tháng năm 2014 Ngày dạy: Bài 6: Vẽ tranh TIẾT 6: ĐỀ TÀI TRANH PHONG CẢNH (Tiết 2) ****************************** I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức. - HS hiểu về đề tài phong cảnh là tranh diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên thông qua cảm thụ và sáng tạo của người vẽ. 2. Kỹ năng. - HS biết chọn, cắt góc cảnh đẹp và vẽ được một tranh phong cảnh theo ý thích 3. Thái độ, tư tưởng, tình cảm : - HS yêu mến phong cảnh quê hương, đất nước. II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, TBDH : 1 GV: - ĐDDH mĩ thuật 7 - Sưu tầm tranh ảnh phong cảnh - Bài vẽ của học sinh lớp trước 2.HS: - Giấy, chì, màu, tẩy III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC: 1.Ổn định tổ chức lớp. 7A: 7B: 7C: 2.Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. *Đặt vấn đề: Tranh phong cảnh là tranh thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên thông qua cảm xúc và tài năng của người vẽ. Một bức tranh phong cảnh đẹp thể hiện đầy đủ về bố cục màu sắc và hình khối 3.Dạy – Học bài mới. Hoạt động của Thầy - Trò Nội dung kiến thức cần đạt - Nêu các bước cơ bản của bài vẽ tranh phong cảnh ? - GV cho học sinh xem một tranh của HS năm trước - GV ra bài tập, học sinh vẽ bài - GV bao quát lớp, hướng dẫn, chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được 1.Cách vẽ: - Tìm chọn nội dung đề tài - Tìm bố cục (Phác hình mảng chính và mảng phụ) - Vẽ hình Chi tiết chính, vẽ thêm các chi tiết phụ khác cho phù hợp - Vẽ màu theo cảm xúc và sáng tạo. 3.Thực hành: - Vẽ màu bức tranh phong cảnh - Giấy A4 - Chất liệu: Tự chọn 4. Củng cố- luyên tập. - GV thu một số bài vẽ của học sinh ( 4-5 bài) yêu cầu học sinh nhận xét về : + Bố cục của bài vẽ như thế nào ? + Hình vẽ của bức tranh ? +Màu sắc của các bức tranh như thế nào ? - GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những bài vẽ tốt. 5.Hướng dẫn học sinh học ở nhà: - Chuẩn bị, chì, tẩy, màu. Giờ sau kiểm tra 1 tiết Ký duyệt, ngày tháng năm 2014 Ngày dạy: Bài 7: Vẽ trang trí TIẾT 7: KIỂM TRA 1 TIẾT **************************** I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức. - Học sinh phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo, để tạo dáng và trang trí được một lọ hoa theo ý thích 2. Kỹ năng. - Có thói quen quan sát, nhận xét vẻ đẹp của các đồ vật trong cuộc sống 3. Thái độ, tư tưởng, tình cảm. - Học sinh hiểu thêm về vai trò của mĩ thuật trong đời sống hàng ngày II.CHUẨN BỊ: 1.GV: - Đề bài, đáp án và biểu điểm 2 HS : - Chì, màu, tẩy III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC: 1.Ổn định tổ chức lớp 7A: 7B: 7C: 2. kiểm tra bài cũ. - Kiẻm tra sự chuẩn bị của học sinh *Đặt vấn đề: Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kiểm tra 3.Dạy- Học bài mới: A.Đề bài: I.Phần trắc nghiệm: - Hãy khoanh tròn vào đầu câu em cho là đúng nhất Câu1: Tháp Binh Sơn thuộc thể loại kiến trúc gì ? a. Kiến trúc cung đình c. Kiến trúc lăng mộ b. Kiến trúc phật giáo d. Kiến trúc đình làng Câu 2: Tháp Bình Sơn có bao nhiêu tầng, cao bao nhiêu mét ? a.11 Tầng cao 15m c.13 Tầng cao 17 m b.12 Tầng cao 16 m d.14 Tầng cao 18 m Câu 3: Lăng Trần Thủ Độ xây dựng năm nào ? a.Năm 1264 a.Năm 1266 a.Năm 1265 a.Năm 1267 Câu 4: Tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ làm bằng chất liệu gì ? a. Gỗ c. Đất b. Đá d. Thạch cao II.Phần tự luận: Em hãy tạo dáng và trang trí một lọ hoa mà em yêu thích. Hoạ tiết, màu sắc tuỳ chọn B. Đáp án + Biểu điểm: I.Phần trắc nghiệm : Câu 1 : b Câu 3 : a Câu 2 : a Câu 4 : b II. Phần tự luận: - Nội dung rõ ràng - Bố cục đẹp - Hoạ tiết đẹp - Màu sắc tươi sáng, hài hoà 4. Củng cố - Luyện tập : - GV thu bài - GV nhận xét, đánh giá ý thức làm bài của HS 5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: - Chuẩn bị bài 8 - Vẽ lọ hoa và quả - Mỗi tổ chuẩn bị một bộ vật mẫu - Giấy, chì, tẩy, màu Ký duyệt, ngày tháng năm 2014 Ngày dạy: Bài 8: Vẽ theo mẫu TIẾT 8: LỌ HOA VÀ QUẢ (Tiết 1- Vẽ hình ) **************************** I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức. - Giúp học sinh biết được cách bày mẫu như thế nào là hợp lí, biết được cách vẽ một số lọ hoa và quả đơn giản. 2. Kỹ năng . - HS vẽ được hình gần giống mẫu 3. Thái độ, tư tưởng, tình cảm: - Yêu quý vẻ đẹp của những vật mẫu qua bố cục, đường nét, màu sắc. II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, TBDH: 1.GV: - Mẫu vẽ: Lọ hoa và quả - Bài vẽ lọ hoa và quả của học sinh lớp trước 2.HS : - Giấy, chì, màu, tẩy III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC: 1.Ổn định tổ chức lớp. 7A: 7B: 7C: 2.Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra đồ dùng học tập của HS *.Đặt vấn đề : Màu sắc là một yếu tố quan trọng làm nên vẻ đẹp của đồ vật nói chung ,thông qua những bài vẽ tĩnh vật màu đã nói lên vẻ đẹp của đồ vật đồng thời thể hiện cảm xúc của con người 3.Dạy- học bài mới. Hoạt động của Thầy - Trò Nội dung kiến thức cần đạt - GV yêu cầu HS lên bày mẫu sao cho hợp lí - Khung hình chung của mẫu là khung hình gì ? - Khung hình riêng của lọ và quả là khung hình gì ? - Nêu vị trí của lọ và quả ? - Tỉ lệ của quả so với lọ ? - Trình bày các bước vẽ một bài vẽ theo mẫu ? - GV hướng dẫn HS cách vẽ - GV cho HS xem một số bài vẽ của học sinh năm trước - GV ra bài tập, học sinh vẽ bài - GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa cho những em vẽ chưa được - GV đặt ra yêu cầu cao hơn đ/v những bài tốt. 1.Quan sát nhận xét: - Khung hình: chữ nhật đứng - Lọ hình CNĐ, quả hình cầu - Quả nằm trước lọ 2.Cách vẽ: - Dựng khung hình chung và riêng - Xác định tỉ lệ bộ phận - Phác hình bằng nét thẳng - Vẽ chi tiết 3.Thực hành: - Vẽ theo mẫu: lọ hoa và quả (vẽ hình ) - Giấy A4 - Chất liệu: Chì 4.Củng cố - luyện tập. - GV thu từ 4- 5 bài yêu cầu HS nhận xét về: + Bố cục của mẫu như thế nào + Hình vẽ có giống mẫu hay không (GV kết luận bổ sung ) 5.Hướng dẫn học sinh học ở nhà. - Về nhà không được sửa bài, tự đặt một bộ mẫu khác để vẽ - Nghiên cứu màu sắc lọ hoa và quả Ký duyệt, ngày tháng năm 2014 Ngày dạy: Bài 9: Vẽ theo mẫu TIẾT 9: LỌ HOA VÀ QUẢ (Tiết 2-Vẽ màu) *********************** I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức. - học sinh biết nhận xét về màu của lọ hoa và quả 2.Kĩ năng. - Vẽ được lọ hoa và quả bằng màu có độ đậm nhạt theo cảm thụ riêng 3.Thái độ: - Nhận ra vẻ đẹp của tranh tĩnh vật màu II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, TBDH: 1.GV: - Mẫu vẽ: lọ hoa và quả - Bài vẽ của học sinh năm trước 2.HS : - Bài vẽ hình tiết 1 - Chì, tẩy, màu III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC: 1.Ổn định tổ chức lớp. 7A: 7B: 7C: 2.Kiểm tra bài cũ. - Nhận xét hình và bố cục của một số bài *.Đặt vấn đề : Tiết trước chúng ta đã vẽ hình lọ hoa và quả , hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu cách vẽ màu . 3.Dạy- Học bài mới. Hoạt động của Thầy - Trò Nội dung kiến thức cần đạt - GV yêu cầu học sinh đặt mẫu như (T1) - GV nhận xét và chỉnh lại mẫu cho đúng như T1 - Màu sắc của lọ như thế nào ? - Mùa sắc của quả như thế nào ? - Màu của quả so với lọ như thế nào ? - Độ chuyển màu trên lọ và quả như thế nào ? - GV yêu cầu HS nhắc lại các bước tiến hành bài vẽ theo mẫu (bài màu ) - GV hướng dẫn HS cách vẽ màu - GVcho học sinh xem một số bài vẽ của học sinh năm trước - GV ra bài tập, học sinh vẽ bài - GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa cho những em vẽ chưa được - GV đặt ra yêu cầu cao hơn đ/v những bài vẽ tốt 1.Quan sát- nhận xét: - Lọ có màu đà đậm - Quả có màu vàng , - Màu của quả sáng hơn lọ - Màu trên 2 vật mẫu đó chuyển một cách nhẹ nhàng 2.Cách vẽ màu: - Phân mảng - Vẽ màu theo mảng - So sánh màu của mẫu để hoàn thành bài vẽ. 3.Thực hành: Vẽ theo mẫu lọ hoa và quả (vẽ màu ) 4.Củng cố - luyện tập. - GV thu từ 4- 5 bài yêu cầu HS nhận xét về: + Bố cục của mẫu như thế nào ? + Hình vẽ có giống mẫu hay không ? +Màu sắc của bài vẽ so với mẫu như thế nào ? - GV kết luận bổ sung 5.Hướng dẫn học sinh học ở nhà: - Chuẩn bị bài 10 - Sưu tầm một số đồ vật được trang trí đẹp có dạng hình chữ nhật Xác nhận, ngày tháng năm 2014 Tổ trưởng Ngày dạy: Bài 10: Vẽ trang trí TiÕt 10: trang trÝ ®å vËt cã d¹ng h×nh ch÷ nhËt ************************************** I.Môc tiªu: 1.kiến thức. - Học sinh biết cách trang trí bề mặt một đồ vật có dạng hình chữ nhật bằng nhiều cách khác nhau 2.Kĩ năng. - Trang trí được một đồ vật dạng hình chữ nhật 3.Thái độ,tư tưởng, tình cảm. - Học sinh thích việc trang trí đồ vật II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU,TBDH: 1.GV: - Một số đồ vật: Hộp bánh, cái khăn.. - Tranh ảnh giới thiệu về trang trí hình chữ nhật - Một số bài vẽ của học sinh năm trước 2.HS: - Giấy, chì, tẩy, màu III.TiÕn tr×nh tæ chøc d¹y- häc: 1.Ổn định tổ chức lớp. 7A: 7B: 7C: 2.Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh *Đặt vấn đề: Trong cuộc sống ngày càng phát triển, thì nhu cầu hướng tới cái đẹp và thưởng thức ngày càng cao, yếu tố tạo nên cái đẹp của đồ vật là cách trang trí lên đồ vật. Để giúp các em hiểu rõ hơn về cách trang trí lên đồ vật, bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật 3.Dạy – Học bài mới: Hoạt động của Thầy - Trò Nội dung kiến thức cần đạt - GV cho HS xem một số đồ vật có dạng hình chữ nhật được trang trí đẹp và đồ vật không trang trí - Em hãy so sánh đồ vật được trang trí và đồ vật không được trang trí ? - Em hãy kể tên một số đồ vật có dạng hình chữ nhật mà em biết ? - GV sử dụng ĐDDH - Trong các bài vẽ này, bài nào thuộc trang trí cơ bản, bài nào thuộc trang trí ứng dụng ? - Những họa tiết nào thường sử dung trong trang trí ? - Em hãy cho biết đâu là họa tiết chính, họa tiết phụ ? - GV nhận xét và kết luận - Em hãy nêu các bước để tiết hành một bài vẽ trang trí ? - GV hướng dẫn HS cách vẽ - GV cho HS xem bài vẽ của HS năm trước - GV ra bài tập, học sinh vẽ bài - GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa cho những em vẽ chưa được - GV đặt ra yêu cầu cao hơn đ/v những bài vẽ tốt 1.Quan sát – nhận xét: - Đồ vật được trang trí sẽ đẹp và hấp dẫn hơn đồ vật không được trang trí - Hộp bánh, cái khăn, cánh tủ . - Họa tiết là hoa, lá, chim, thú - Họa tiết chính đặt ở trung tâm, họa tiết phụ đặt xung quanh 2.Cách trang trí: - Chọn đồ vật trang trí - Bố cục - Vẽ họa tiết - Vẽ màu 3.Thực hành: - Trang trí một đồ vật có dạng hình chữ nhật - Kích thước: 15cm25cm - Giấy: A4 - Màu: Tùy chọn 4.Củng cố - Luyện tập: - GV chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp yêu cầu học sinh nhận xét: + Họa tiết + Bố cục + Màu sắc - Trong các bài vẽ trên em thích nhất bài nào? Tại sao ? - GV nhận xét xếp loại bài vẽ 5.Hướng dẫn học sinh học ở nhà: - Hoàn thành bài vẽ nếu chưa xong - Đọc và tìm hiểu bài 11 “Đề tài cuộc sống quanh em” - Sưu tầm một số tranh, ảnh về “ Đề tài cuộc sống quanh em” - Giấy, chì, tẩy, màu Xác nhận, ngày tháng năm 2014 Ngày dạy: Bài 11: Vẽ tranh TIẾT 11: ĐỀ TÀI CUỘC SỐNG QUANH EM (Tiết 1) ********************************** I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức. - Học sinh hiểu về đề tài cuộc sống quanh em (thường có những hoạt động gì, cách thể hiện ra sao ) 2. Kỹ năng. - Học sinh vẽ được một tranh về đề tài cuộc sống 3. Thái độ, tư tưởng, tình cảm. - Học sinh trân trọng , yêu quý cuộc sống mà mình có. II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, TBDH : 1.GV: - ĐDDH MT 7, tranh ảnh về đề tài cuộc sống quanh em - Bài vẽ của học sinh lớp trước 2.HS: - Giấy, chì, màu, tẩy - Sưu tầm tranh ảnh về đề tài cuộc sống quanh em III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC: 1.Ổn định tổ chức lớp: 7A: 7B: 7C: 2.Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS *Đặt vấn đề: Cuộc sống tạo ra cái đẹp, cái đẹp có trong cuộc sống.Chính vì thế, cuộc sống trong đời thường vốn dĩ đã phong phú được đưa vào tranh lại càng sinh động và hấp dẫn hơn. 3.Dạy- Học bài mới: Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức cần đạt - GV cho HS xem một số tranh ảnh về các hoạt động diễn ra trong cuộc sống. - Em hay kể những hoạt động đang diễn ra trong cuộc sống của chúng ta mà em biết ? - GV cho HS xem bài vẽ của HS năm trước - Em có nhận xét gì về nội dung, cách bố cục, hình vẽ của các bức tranh đó ? - Nêu các bước cơ bản của bài vẽ tranh đề tài ? - GV hướng dẫn HS cách vẽ - GV ra bài tập, học sinh vẽ bài - GV bao quát lớp, hướng dẫn , chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được 1.Tìm và chọn nội dung đề tài: - Cuộc sống quanh chúng ta có nhiều hoạt động khác nhau: vui chơi, học tập, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sỹ 2. Cách vẽ : - Tìm chọn nội dung đề tài - Tìm bố cục (Phác hình mảng chính và mảng phụ) - Vẽ hình 3.Thực hành: - Vẽ một bức tranh đề tài cuộc sống quanh em - Giấy A4 - Vẽ hình 4.Củng cố- Luyện tập: - GV thu một số bài vẽ của học sinh có bài vẽ tốt và những bài vẽ chưa tốt yêu cầu học sinh nhận xét về: + Bố cục của bài vẽ như thế nào + Hình vẽ của bức tranh - GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những bài vẽ tốt. 5.Hướng dẫn học sinh học ở nhà: - Chuẩn bị màu để giờ sau vẽ tiếp Xác nhận, ngày tháng năm 2014 Ngày dạy: Bài 12: Vẽ tranh TIẾT 12: ĐỀ TÀI CUỘC SỐNG QUANH EM (Tiết 2) ********************************** I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu về đề tài cuộc sống quanh em (thườnng có những hoạt động gì, cách thể hiện ra sao ) 2. Kỹ năng: - Học sinh vẽ được một tranh về đề tài cuộc sống 3. Thái độ, tư tưởng, tình cảm : - Học sinh trân trọng , yêu quý cuộc sống mà mình có. II. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ DẠY-HỌC : 1.GV: - ĐDDH MT 7, tranh ảnh về đề tài cuộc sống quanh em - Bài vẽ của học sinh lớp trước 2.HS: - Giấy, chì, màu, tẩy - Sưu tầm tranh ảnh về đề tài cuộc sống quanh em III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: 7A: 7B: 7C: 2.Kiểm tra bài cũ; - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh *Đặt vấn đề: Cuộc sống tạo ra cái đẹp, cái đẹp có trong cuộc sống.Chính vì thế, cuộc sống trong đời thường vốn dĩ đã phong phú được đưa vào tranh lại càng sinh động và hấp dẫn hơn. 3.Dạy- Học bài mới: Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức cần đạt - GV cho HS xem bài vẽ của HS năm trước - Em có nhận xét gì về cách thể hiện màu ? - GV hướng dẫn HS cách vẽ màu - GV ra bài tập, học sinh vẽ bài - GV bao quát lớp, hướng dẫn , chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được 1. Cách vẽ : - Xác định gam màu -Vẽ màu (Theo cảm xúc và sáng tạo). 2.Thực hành: - Vẽ một bức tranh đề tài cuộc sống quanh em - Giấy A4 - Màu : tuỳ chọn 4.Củng cố- Luyện tập: - GV thu một số bài vẽ của học sinh có bài vẽ tốt và những bài vẽ chưa tốt yêu cầu học sinh nhận xét về: + Bố cục + Hình vẽ + Màu sắc - GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những bài vẽ tốt. 5.Hướng dẫn học sinh học ở nhà: - Chuẩn bị bài 13: Vẽ theo ấm tích và cái bát - Giấy, chì, tẩy Xác nhận, ngày tháng năm 2014 Ngày dạy: Bài 13: vẽ theo mẫu TIẾT 13: CÁI ẤM TÍCH VÀ CÁI BÁT (Tiết 1- Vẽ hình ) ************************************* I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu cấu trúc , hình dáng của cái ấm tích và cái bát 2. Kỹ năng : - HS Vẽ được hình gần với mẫu 3. Thái độ, tư tưởng, tình cảm: - Yêu quý vẻ đẹp của mẫu qua bố cục, đường nét. II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU,THIẾT BỊ DẠY- HỌC: 1.GV: - Vật mẫu: Cái ấm tích và cái bát - ĐDDH MT 7 - Bài vẽ của HS năm trước 2. HS : - Sưu tầm tài liệu liên quan đến bài học - Giấy, chì, tẩy III.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_lop_7_ca_nam.docx