Giáo án môn Mĩ thuật Lớp 7 - Tiết 1 đến 9 - Năm học 2020-2021

Giáo án môn Mĩ thuật Lớp 7 - Tiết 1 đến 9 - Năm học 2020-2021

A. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: HS hiểu và nắm bắt được một số kiến thức chung về mĩ thuật thời Trần

2.Kỹ năng: Biết phân biệt mĩ thuật các thời kì

Trình bày khái quát về mĩ thuật thời Trần.

3.Thái độ :Học sinh nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, biết trân trọng và yêu quý vốn cổ của cha ông để lại.

B. PHƯƠNG PHÁP:

-Quan sát, vấn đáp trực quan, gợi mở

- Luyện tập - Thực hành nhóm

C. CHUẨN BỊ:

1) GV: -Bộ đồ dùng dạy học MT 7;

-Tranh về mĩ thuật thời Trần phóng to

 - Tài liệu tham khảo"Lịch sử mĩ thuật và mĩ thuật học"

2) HS:-Tranh ảnh liên quan đến bài học.

 - Vở thực hành , chì , màu , tẩy

D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. HĐ khởi động:

 - Mĩ thuật thời Trần là sự tiếp nối mĩ thuật thời Lý, Nhà Trần đã cho người tu bổ và sửa sang lại khang trang hơn, các phù điêu, chạm khắc cũng linh hoạt và sống động hợn

2.HĐ hình thành kiến thức mới

 

docx 20 trang sontrang 7230
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật Lớp 7 - Tiết 1 đến 9 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn: 6/9/2020
Tiết 1 Ngày dạy: 8/9/2020
Bài 3:VẼ TRANG TRÍ
TẠO HOẠ TIẾT TRANG TRÍ
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là hoạ tiết trang trí,và hoạ tiết là yếu tố cơ bản của hoạ tiết trang trí.
2.Kỹ năng: - HS biết tạo hoạ tiết đơn giản và nghệ thuật trang trí là áp dụng các hoạ tiết để làm đẹp thêm các đồ vật cần trang trí .
3.Thái độ: - HS yêu quý nghệ thuật trang trí dân tộc. 
B. PHƯƠNG PHÁP: 
- Vấn đáp - Thảo luận nhóm, 
- Vấn đáp - Trực quan
C. CHUẨN BỊ:
1. GV: - Tài liệu tham khảo"Chạm khắc dân gian Việt Nam" 
- Tranh ảnh về hoa lá chim thú 
- Phóng to một số hoạ tiết trang trí trong SGK.
2. HS: -Sưu tầm một số hoạ tiết trang trí 
- Vở thực hành, chì, mẫu thật 
D.TIẾN HÀNH:
1. HĐ khởi động
 -Trang trí là nghệ thuật tạo ra cái đẹp, một điểm cơ bản và quan trọng của trang trí là tạo ra hoạ tiết. Hoa tiết càng cách điệu cao, càng sáng tạo thì bài trang trí càng có giá trị. 
2. HĐ hình thành kiến thức mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét 
? GV cho HS xem các hoạ tiết trang trí
(Đây là các hình ảnh của thiên nhiên và cuộc sống đã trở thành hoạ tiết trang trí)
? Làm thế nào để các hình ảnh này có hình dáng cân đối, hài hoà, tự nhiên mà sống động. 
? Những hình ảnh nào thường dùng để tạo ra hoạ tiết 
? Hình dáng hạo tiết có nguyên như hình ảnh thật không
? Hãy so sánh hình ảnh thật với hoạ tiết sử dụng trong trang trí 
- GV cho HS xem những hoạ tiết trang trí đẹp được đơn giản và cách điệu 
+ Đơn giản và cách điệu các hoạ tiết đó.
1. Hoạ tiết
- Hoa lá chim muông, thú vật, hoa văn sóng nước, mây trời
- Cảnh sinh hoạt đánh đàn, múa hát
2. Hình dáng hoạ tiết
- Thay đổi so với hình ảnh thật. Khi đưa vào trang trí đã đơn giản và cách điệu.
- HS theo dõi
Hoạt động 2 : Cách vẽ hoạ tiết trang trí 
? Muốn có những hoạ tiết trang trí ta phải làm gì
?Nêu các bước tạo một hoạ tiết trang trí
-GV treo đồ dùng cho HS xem các bước bài tạo hoạ tiết trang trí.
-GV minh hoạ bảng cho HS thấy 
+Nghiên cứu các hoạ tiết thật(Mẫu thật vật thật)
B1: Đơn giản mẫu thật
-Phác khung hình, vẽ nét chính
B2: Cách điệu : Theo hình dáng hoặc theo cấu trúc
3. HĐ luyện tập- Thực hành
- GV ra bài tập, HS vẽ bài 
- GV bao quát lớp, hướng dẫn cho những em vẽ còn yếu.
- Tạo một vài hoạ tiết trang trí
- Màu tuỳ ý
4. HĐ vận dụng
 - GV thu một số bài vẽ của học sinh ( 4-5 bài) Có bài vẽ tốt, và những bài vẽ chưa tốt
- Yêu cầu học sinh nhận xét về bố cục, nét vẽ, hoạ tiết đã cách điệu hay chưa? 
- GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên khuyến khích những bài vẽ kém chất lượng.
5. HĐ tìm tòi sáng tạo
-Tiếp tục hoàn thành bài vẽ ở nhà 
- Chuẩn bị bài sau Sơ lược về Mĩ thuật thời Trần
- Vở thực hành, chì, màu, tẩy
Tuần 2 Ngày soạn: 13/9/2020
Tiết 2 Ngày dạy: 15/9/2020
Bài 2: THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT
SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI TRẦN (1226 - 1400)
A. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức: HS hiểu và nắm bắt được một số kiến thức chung về mĩ thuật thời Trần 
2.Kỹ năng: Biết phân biệt mĩ thuật các thời kì 
Trình bày khái quát về mĩ thuật thời Trần.
3.Thái độ :Học sinh nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, biết trân trọng và yêu quý vốn cổ của cha ông để lại.
B. PHƯƠNG PHÁP: 
-Quan sát, vấn đáp trực quan, gợi mở
- Luyện tập - Thực hành nhóm
C. CHUẨN BỊ:
1) GV: -Bộ đồ dùng dạy học MT 7; 
-Tranh về mĩ thuật thời Trần phóng to
 - Tài liệu tham khảo"Lịch sử mĩ thuật và mĩ thuật học" 
2) HS:-Tranh ảnh liên quan đến bài học.
 - Vở thực hành , chì , màu , tẩy
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. HĐ khởi động:
 - Mĩ thuật thời Trần là sự tiếp nối mĩ thuật thời Lý, Nhà Trần đã cho người tu bổ và sửa sang lại khang trang hơn, các phù điêu, chạm khắc cũng linh hoạt và sống động hợn
2.HĐ hình thành kiến thức mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Bối cảnh xã hội thời Trần
 ? Nêu những biến động của xã hội Việt Nam vào đầu thế kỉ XIII
?Tình hình KT-XH có gì thay đổi
?Thời Trần có sự kiện gì đặc biệt
+Quyền trị vì đất nước từ nhà Lý chuyển sang nhà Trần(Trần Cảnh lên ngôi)
+Nhìn chung chưa có sự thay đổi lớn chế độ trung ương tập quyền được củng cố, mọi kỉ cương và thể chế được phát huy
+Ba lần đánh thắng Nguyên Mông, hào khí dân tộc dâng cao, tạo sức bật cho Văn hoá, nghệ thuật trong đó có Mĩ Thuật.
Hoạt động 2: Khái quát về mĩ thuật thời Trần 
? Vì sao mĩ thuật thời Trần lại có điều kiện thuận lợi hơn thời Lý
?Những loại hình nghệ thuật nào xuất hiện ở mĩ thuật thời Trần
? Trình bày nghệ thuật kiến trúc thời Trần 
* GV kết luận: 
? Điêu khắc thời Trần phát triển như thế nào 
? Nêu một số tác phẩm điêu khắc của mĩ thuật thời Trần 
? Vì sao người ta phải chạm khắc trang trí
? Những hình chạm khắc nào thường được đưa vào sử dụng
? nêu đặc điểm của mĩ thuật thời Trần
- GV kết luận chung 
+ Mối quan hệ với quần chúng cởi mở hơn và có sự giao lưu văn hoá với các nước lân cận 
+ Kiến trúc, điêu khắc, trang trí, đồ gốm..
1. Kiến trúc:
a) Kiến trúc cung đình 
Kinh Thành thăng Long được xây dựng lại đơn giản hơn nhiều .
-Khu cung Điện Thiên TRường, khu lăng mộ An Sinh, Thành Tây Đô.
b) Kiến trúc phật giáo 
-Phát triển rầm rộ hơn thời Lý :
-Tháp chùa Phổ Minh (NamĐịnh )
-Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc )
* Kiến trúc chùa làng : được xây dựng ở nhiều nơi thờ phật kết hợp với thờ thần .
2.Điêu khắc và chạm khắc trang trí
a) Điêu khắc 
* Tượng tròn : Các pho tượng phật được tạc bằng nhiều chất liệu đá và gỗ.
Tượng đá ở lăng mộ : Tượng quan hầu, tượng các con thú ở lăng Trần Hiến Tông (Qủang Ninh )
Tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ ( Thái Bình )
Tương sư tử ở chùa Thông (Thanh Hoá)
* Những Bệ Rồng : ở chùa Dâu (Bắc Ninh)
Khu lăng mộ An sinh. Hình tượng con Rồng có thân hình khoẻ khoắn hơn 
b) chạm khắc trang trí :
Nhạc công, người chim và Rồng ở chùa Thái Lạc (Gỗ )-Hưng Yên
Trang trí bệ đá hoa sen với những hình chạm rồng , hoa lá 
*NGhệ thuật chạm khắc phổ biến và làm ra các công trình trở nên đẹp hơn.
3. Nghệ thuật Gốm 
Xương gốm dày thô và nặng hơn,đồ gốm gia dụng phát triển mạnh, chế tác được gốm hoa nâu và hoa lam, hoạ tiết trang trí trên gốm chủ yếu là hoa sen , hoa cúc cách điệu.
3. HĐ luyện tập
- Gv hướng dẫn để Hs thực hành
- Mĩ thuật thời trần giàu chất hiện thực hơn MT thời Lý, cách tạo hình khoẻ khoắn và vì thế gần gũi với nhân dân lao động hơn.
4. HĐ vận dụng
 - XH thời Trần có gì thay đổi?
- Nêu đặc điểm của mĩ thuật thời Trần? Vì sao nói mĩ thuật thời Trần giàu tính hiện thực?
- GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những em trả lời tốt 
5. HĐ tìm tòi mở rộng
- Học thuộc bài ở nhà
- Tranh ảnh, bài viết về các công trình MT thời Trần.
Tuần 3 Ngày soạn: 20/9/2020
Tiết 3 Ngày dạy: 21/9/2020
CHỦ ĐỀ TĨNH VẬT CÓ HAI VẬT MẪU
Bài 2,6,7 : CÁI CỐC VÀ QỦA
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: Qua bài học , HS sẽ biết cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết
2. Kĩ năng: HS vẽđược hình cái cốc và quả dạng hình cơ bản .
3. Thái độ: Hiểu được vẻđẹp của bố cục và tương quan tỉ lệở mẫu.
 4.Năng lực, phẩm chất:
HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá,năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, hs có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ tạo được thi hiếu thẩm mĩ lành mạnhvà có trách nhiệm với bản thân
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Phương tiện: Tranh minh hoạ các bước tiến hành.
 Một số bài vẽ của học sinh năm trước...
2. Học sinh: 
- Chuẩn bị mẫu vẽ : từ 1 - 2 bộ mẫu, mỗi bộ gồm1 quả, 1 cốc.
- Chuẩn bịđầy đủ dụng cụ học tập: Bút chì, tẩy, que đo, vở mĩ thuật. 
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
-PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan
 Luyện tập, gợi mở, dạy học khám phá,liên hệ thực tiễn cuộc sống
-Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, cá nhân, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật công não, KT giao nhiệm vụ.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động
- Kiểm tra bài cũ: (5')
- Giới thiệu bài: (1')
Ở lớp 6 chúng ta đãđược làm quen với cách vẽ theo mẫu. Hôm nay chúng ta sẽ vận dụng kiến thức đã học ở lớp 6 đểáp dụng vào vẽ theo mẫu: cái cốc và quả.
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:
GV: Giới thiệu mẫu và yêu cầu HS quan sát và nhận xét 
HS: Quan sát và nhận xét mẫu theo vị trí ngồi của mình.
Mẫu có dạng hình gì?
Vị trí của 2 vật mẫu – vật nào đứng trước, vật nào đứng sau?
Ở vị trí ngồi của em quan sát thấy hình dáng của 2 vật mẫu như thế nào?
Cách bày mẫu có bố cục hợp lí chưa?
Em nào có thể lên bày mẫu? 
GV: Cho 1 - 2 HS lên đặt mẫu. Sau đó 
GV: Chỉnh sửa lại cho hợp lí. 
GV: Cho HS xem tranh về các cách đặt bố cục 
HS: Quan sát.
Hoạt động 2:
GV: Treo hình minh hoạ cỏc bước vẽ hình lờn bảng.
Có mấy bước vẽ hình?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét ghi bảng.
HS: Chú ý ghi bài
Vẽ phác khung hình chung và riêng.
Kẻ chục đối xứng và ước lượng tỉ lệ từng phần của vật mẫu
Vẽ phác nét chính.
Vẽ chi tiết (vẽ hình).
Vẽ đậm nhạt.
Vẽ phác mảng đậm nhạt
Diễn tả màu nền, không gian, bóng ngả. 
Hoạt động 3
HS: Tiến hành quan sát vẽ bài.
GV: Nhắc HS quan sát mẫu thật chi tiết để hoàn thành bài vẽ.
GV: Quan sát hướng dẫn học sinh làm bài.
HS: Vẽ bài theo các bước.
I. Quan sát, nhận xét:
Quan sát, nhận xét về: hình dáng, cấu tạo, vị trí , tỉ lệ, bố cục của mẫu.
II. Cách vẽ: (4 bước):
- Vẽ phác khung hình chung và riêng.
- Kẻ chục đối xứng và ước lượng tỉ lệ từng phần của vật mẫu
- Vẽ phác nét chính.
- Vẽ chi tiết (vẽ hình).
+Vẽ phác mảng đậm nhạt
+Vẽ đậm nhạt.
+Diễn tả màu nền, không gian, bóng ngả. 
III. Thực hành:
Vẽ bài cái cốc và quả trên giấy bằng chì đen. 
3.Hoạt động luyện tập (3')
- Giáo viên chọn 2-3 bài (tốt - chưa tốt) của học sinh để học sinh tự nhận xét. Sau đó bổ sung góp ý.
- Đây là bài vẽ theo mẫu đầu tiên ở lớp 7, GV cho học sinh tự nhận xét về
+ Bố cục bài vẽ trên giấy
+ So sánh tỉ lệ của hình vẽ với mẫu
+ Nét vẽ.
4. Hoạt động vận dụng:
? Em có nhận xét gì về vị trí của các vật mẫu?
- Quả nằm trước, cái cốc nằm sau, nên khi vẽ phải chúý không được vẽ 2 vật ngang bằng nhau
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng (1')
- Quan sát độđậm nhạt ở những đồ vật có chất liệu thuỷ tinh, sứ, đồ vật có khối tròn, bầu dục..
- Chuẩn bị cho bài học 3: Vẽ trang trí: "Tạo hoạ tiết trang trí".
Tuần 4 Ngày soạn: 26/9/2020
Tiết 4 Ngày dạy: 28/9/2020
VẼ TRANG TRÍ
TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ LỌ HOA
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Hiểu được phương pháp tạo dáng và trang trí được một lọ hoa theo ý thích.
Nâng cao hơn về kiến thức bố cục, sử dụng đường nét, họa tiết và màu sắc sử dụng trong các loại bài trang trí ứng dụng.
2.Kĩ năng:
Vẽ được bố cục bài trang trí theo yêu cầu, vận dụng được các thể thức trang trí tạo cho bài trang trí hấp dẫn hơn. 
3.Thái độ: 
Hiểu thêm vai trò của mĩ thuật trong đời sống hàng ngày. 
Có thói quen quan sát, nhận xét vẻ đẹp của các đồ vật trong cuộc sống.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Phương pháp quan sát, vấn đáp, đánh giá, luyện tập.
III/ CHUẨN BỊ:
 Giáo viên.
Phóng to hình minh hoạ cách tạo dáng lọ hoa trong SGK.
Ảnh chụp hình dáng và các kiểu trang trí một số loại lọ hoa khác nhau. 
Một số bài vẽ của HS năm trước.
 Học sinh.
Mẫu một số lọ hoa.
Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, tẩy.
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
Một số bài vẽ trang trí lọ hoa để tham khảo, bút chì, tẩy và bút màu....
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
b/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
7 Phút
10 Phút
20 Phút
Hoạt động 1:
GV: Giới thiệu hình minh hoạ để HS thấy đây là loại bài trang trí ứng dụng, các đồ vật ngoài chức năng sử dụng còn có thêm chức năng trang trí.
HS quan sát lắng nghe.
Em có nhận xét gì về hình dáng các lọ hoa? 
Những hoạ tiết được trang trí theo hình thức nào?... 
HS: Trả lời, Gv nhận xét chốt ý ghi bảng.
Hoạt động 2:
GV: Treo hình minh hoạ cách tạo dáng và trang trí lọ hoa lên bảng. 
HS: Quan sát trực quan và trả lời câu hỏi.
Tạo dáng cho lọ hoa gồm có mấy bước?
Trang trí cho lọ hoa gồm có mấy bước? 
(GV có thể kết hợp vẽ minh hoạ, hoặc cho hs quan sát các mẫu hình trong SGK về các kiểu dáng để HS nhận xét và định hướng cho mình)
1. Tạo dáng lọ.(4 bước)
Chọn kích thước lọ
Kẻ chục đối xứng
Xác định vị trí các bộ phận
Vẽ nét tạo dáng lọ
2. Trang trí lọ (3 bước)
Sắp xếp bố cục hợp lí. 
Tìm và vẽ hoạ tiết.
Tìm và vẽ màu phù hợp. 
Hoạt động 3:
GV: Quan sát, gợi ý cho HS phát huy khả năng sáng tạo của mình, động viên các em mạnh dạn thể hiện ý tuởng của mình trên bài vẽ.
 Quan sát, nhận xét: 
- Hình dáng đa dạng: Cao, thấp , thẳng, phình, thắt, to, nhỏ khác nhau. 
- Về cấu tạo, kích thước bộ phận của các lọ hoa. (Có loại cổ cao, thấp, thân phình, cổ cong...)
- Về sắp xếp họa tiết : 
- Họa tiết trang trí được rải đều khắp thân lọ..
II. Tạo dáng và trang trí lọ hoa:
1. Tạo dáng.
- Chọn kích thước lọ
- Kẻ chục đối xứng
- Xác định vị trí các bộ phận
- Tạo dáng lọ hoa
2. Trang trí. 
- Sắp xếp bố cục hợp lí. 
- Tìm và vẽ hoạ tiết.
Tìm và vẽ màu phù hợp. 
III. Thực hành:
- Tạo dáng và trang trí một lọ hoa mà em thích.
4. Củng cố: (4 phút)
Chọn lựa một số bài vẽ của HS và gợi ý để HS khác nhận xét đánh giá.
GV nhận xét, củng cố cách tạo dáng trang trí dựa trên những bài vẽ của HS.
Xếp loại một số bài vẽ, khích lệ HS. Tổng kết bài học.
5. Dặn dò: (1 phút)
Bài nào chưa xong thì về nhà hoàn thiện có thể làm lại bài, làm thêm bài theo ý muốn.
Tuần 5 Ngày soạn: 3 /10/2020
Tiết 5 Ngày dạy: 5/10/2020
BÀI 4: VẼ TRANH
ĐỀ TÀI TRANH PHONG CẢNH
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: - HS hiểu được tranh phong cảnh là thể loại tranh diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên thông qua cảm thụ và sáng tạo của người vẽ.
2. Kỹ năng: Biết chọn góc cảnh đẹp để thực hiện bài vẽ tranh phong cảnh đơn giản có bố cục và màu sắc hài hoà.
3. Thái độ: - Thêm yêu mến cảnh đẹp của quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên:
- Tranh phong cảnh của hoạ sĩ , học sinh đã vẽ.
- Hình minh hoạ các bước vẽ tranh.
- Một số bài vẽ của hs về đề tài này.
2. Học sinh:
- HS chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập: Bút chì, tẩy, màu tự chọn, vở mĩ thuạt.
III. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
IV. Tiến trình dạy - học:
	1. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ: (2p) - Kiểm tra bài vẽ hoạ tiết trang trí của một số học sinh.
	3. Bài mới: * Giới thiệu bài: (1p)
 Chúng ta đã được tìm hiểu về các bước để vẽ tranh đề tài ở lớp 6. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau vận dụng để vẽ một bức tranh về đề tài phong cảnh. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm và chọn nội dung đề tài:
- Thế nào là tranh phong cảnh?
 HS trả lời
- GV gợi ý cho HS quan sát 1 số tác phẩm về phong cảnh và tranh sinh hoạt , lao động ....để hs so sánh.
- Tranh phong cảnh khác gì so với tranh sinh hoạt, lao động?
- Thông thường trong tranh phong cảnh chúng ta thường thấy có những gì?
- Tranh phong cảnh có mấy dạng?
- Em có nhận xét gì về hình ảnh trong tranh phong cảnh? 
- Em thấy màu sắc trong những bức tranh phong cảnh như thế nào?
- GV kết hợp xem một số bài vẽ do các em hs lớp trước vẽ.
I. Tìm và chọn nội dung đề tài:
- Tranh phong cảnh là tranh thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên bằng cảm xúc và tài năng của người vẽ.
- Tranh phong cảnh thì cảnh là chính, là những hình ảnh thực tế trong thiên nhiên : cây cối, trời mây, sóng nước, núi, biển ...
- Có thể chỉ là một góc cảnh nhỏ như : góc sân , con đường nhỏ,
 cánh đồng...
- Tranh phong cảnh có 2 dạng: 
+Vẽ chủ yếu về phong cảnh thiên nhiên
+ Vẽ cảnh thiên nhiên, kết hợp với hình ảnh của con người. 
- Hình ảnh thiên nhiên, cảnh vật làm trọng tâm, bao quát hết cả bức tranh.
- Màu sắc rất sinh động, đa dạng. Thể hiện được nhiều sắc thái của thiên nhiên, cảnh vật ở những thời điểm khác nhau.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ:
- GV treo hình minh hoạ và yêu cầu HS chỉ rõ từng bước vẽ ?
- GV kết luận ghi bảng 
 HS ghi bài
II. Cách vẽ:
-Tỡm và chọn nội dung đề tài
-Sắp xếp bố cục (phõn chia mảng chớnh, phụ).
-Vẽ hình phự hợp.
-Vẽ màu tươi vui.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành:
- GV theo dừi và gợi ý với tùy từng bài vẽ của HS và góp ý cho từng em về cách chọn cảnh, chọn màu, bố cục, vẽ hình.
III. Bài tập:
- Em hóy vẽ một bức trang về đề tài tranh phong cảnh và vẽ màu theo ý thích.
4. Củng cố: 
- GV chọn một số bài vẽ của HS đã hoàn thành, có ý tưởng và bố cục tương đối tốt và một số bài vẽ chưa được tốt, gợi ý HS nhận xét và tự đánh giá.
=>HS tự xếp loại bài của bạn theo cảm nhận của mình.
- GV kết luận và bổ sung và nhận xét những ưu, nhược điểm. Tuyên dương, khuyến khích bài vẽ tốt, đúng. Động viên bài vẽ chưa tốt.
5.Dặn dò: 
- Vẽ tiếp bài nếu chưa hoàn thành trên lớp.
Tuần 6 Ngày soạn: 10 /10/2020
Tiết 6 Ngày dạy: 12/10/2020
BÀI 9:VẼ TRANG TRÍ:
TRANG TRÍ ĐỒ VẬT CÓ DẠNG HÌNH CHỮ NHẬT
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : - HS biết cách trang trí bề mặt một đồ vật có dạng hình chữ nhật bằng nhiều cách khác nhau.
2. Kỹ năng: - Trang trí được một vật có dạng hình chữ nhật
3 Thái độ: - Yêu thích việc trang trí đồ vật.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị một số đồ vật như hộp bánh, keọ có dạng hình chữ nhật, khăn tay, thảm... có hình trang trí đẹp mắt.
2. Học sinh:
 - Chuẩn bị dụng cụ học tập
III. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp gợi mở, vấn đáp, trực quan, luyện tập.
IV. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (1p)
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập và nội dung bài kiểm tra của hs.
3. Bài mới: *Giới thiệu bài mới: (1p) Trang trí đồ vật là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, trong đó có đồ vật hình chữ nhật.Vậy ta phải làm thế nào để trang trí được một đồ vật có dạng hình chữ nhật? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. 
 Hoạt động của GV & HS
Nội dung
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
- GV giới thiệu vật mẫu và đặt các câu hỏi.
- Đây là các gì?Nó có hình dáng chung như thế nào?
- Em hãy kể tên một số đồ vật có dạng
 hình chữ nhật mà em biết?
- Các đồ vật đó được trang trí các hoạ tiết như thế nào?
- Màu sắc ra sao?
- HS trả lời theo sự hiểu biết của mình.
- GV nhận xét chốt ý và ghi bảng
- HS chú ý ghi bài
I.Quan sát, nhận xét:
- Các đồ vật có dạng hình chữ nhật như: Hộp bánh, kẹo, hộp mứt, hộp đựng chai rượu, hộp đựng đầu đĩa, đấu kĩ thuật số 
- Được trang trí các hoạ tiết rất đa dạng, phong phú, gồm hình ảnh và
 chữ.
- Màu sắc rực rỡ, đẹp mắt. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách trang trí.
- Em hãy nêu cách vẽ bài trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật?
- HS trả lời
- GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng
- HS chú ý ghi bài.
II.Cách vẽ: 
gồm 4 bước
- Chọn đồ vật để trang trí.
- Sắp xếp bố cục cho cân đối,đẹp mắt.
- Chọn và vẽ hoạ tiết, kẻ chữ.
- Chọn và vẽ màu
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài.
- GV theo sát hướng dẫn HS làm bài và gợi ý khi HS gặp khó khăn.
- HS tập chung làm bài.
III. Bài tập:
- Em hãy trang trí một đồ vật có dạng hình chữ nhật có kích thước khoảng 15cm x 20cm.
4. Củng cố: (3p)
- Yêu cầu học sinh nộp bài
- Gv nhận xét đánh giá ý thức học tập của lớp qua tiết kiểm tra, khen ngợi những cá nhân có ý thức làm bài tốt, đầy đủ dụng cụ học tập.
5.Dặn dò: (1p)
- Coi lại bài này và chuẩn bị cho bài sau.
Tuần 7 Ngày soạn: 19/10/2020
Tiết 7 Ngày dạy: 22 /10/2020
BÀI 10: VẼ TRANH
ĐỀ TÀI CUỘC SỐNG QUANH EM
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: - HS tập quan sát , nhận xét thiên nhiên và các hoạt động thường ngày của con người
2. Kĩ năng: - Tìm được đề tài phản ánh cuộc sống xung quanh và vẽ được một bức tranh theo ý muốn về đề tài.
3. Thái độ: - Có ý thức làm đẹp cuộc sống xung quanh.
4.Năng lực, phẩm chất:
HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá,năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, hs có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ tạo được thi hiếu thẩm mĩ lành mạnhvà có trách nhiệm với bản thân
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sưu tầm tranh về đề tài cuộc sống của hoạ sĩ, học sinh đã vẽ
- Sưu tầm qua tranh, ảnh về những hình ảnh đẹp về phong cảnh đất nước và các hoạt động của con người ở các vùng miền khác nhau.
- Hình minh hoạ các bước vẽ tranh.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập: Bút chì, tẩy, màu tự chọn, vở mĩ thuật.
III. Phương pháp dạy học:
Phương pháp trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
IV. Tiến trình dạy - học:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ: (2p)
- Nhận xét bài kiểm tra vừa qua của HS.
	 *Giới thiệu bài: (1p)
 Cuộc sống tạo ra cái đẹp, cái đẹp có trong cuộc sống.Chính vì thế, cuộc sống trong đời thường vốn đã phong phú, nhưng khi đưa vào tranh lại càng sinh động và hấp dẫn hơn. Và cuộc sống xung quanh đã trở thành đề tài cho nhiều hoạ sĩ vẽ tranh. Hôm nay chúng ta cùng vẽ tranh về đề tài cuộc sống quanh em.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài:
- GV giới thiệu một số tranh ảnh về cuộc sống xung quanh em cho HS quan sát.
- HS quan sát tranh mẫu
- Em hóy kể tờn cỏc hoạt động diễn ra ở cuộc sống quanh em?
- HS trả lời – GV nhận xột chốt ý ghi bảng đồng thời lấy một vài VD cho HS tham khảo.
- Đây là đề tài với nhiều nội dung phong phú phản ánh cuộc sống của con người và thiên nhiên.
I. Tìm và chọn nội dung đề tài:
- Hoạt động diễn ra trong gia đình, trong nhà trường và ngoài xã hội vô cùng phong phú đa dạng.
- Hình ảnh người, nhà, cây cối, bầu trời...
- Màu sắc đa dạng tùy theo cảm xúc của người vẽ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ: 
- Với các bước vẽ tranh hoàn toàn giống với các bài trước, bạn nào hãy nhắc lại cách tiến hành?
- HS trả lời. 
- GV nhận xột, ghi bảng.
- GV cho HS quan sát lại hình minh hoạ các bước vẽ tranh. 
II. Cách vẽ tranh:
- Tìm và chọn nội dung để tài.
- Sắp xếp bố cục (phõn chia mảng chính, phụ).
- Vẽ hình phự hợp.
- Vẽ màu tươi vui.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV gợi ý cho những HS gặp khú khăn, động viên, khuyến khích các em mạnh dạn thể hiện ý tưởng của mình.
- Chú ý tới luật xa gần trong bài.
- HS tập chung làm bài
III. Bài tập
- Em hãy vẽ một bức tranh về đề tài cuộc sống quanh em và vẽ màu theo ý thích.
3.Hoạt động luyện tập 
- Em hãy vẽ một bức tranh về đề tài cuộc sống quanh em và vẽ màu theo ý thích.
4. Hoạt động vận dụng
- Nhận xét bài của HS, chọn một số bài làm đã hoàn thiện hoặc gần hoàn thiện có bố cục, nội dung tốt, có ý tưởng sáng tạo, gợi ý cho hs tự nhận xét bài của bạn, đánh giá theo ý của mình.
- HS tự nhận xét, xếp loại bài của bạn mình.
- GV nhận xét những ưu, nhược điểm. Tuyên dương, khuyến khích bài vẽ tốt, đúng. Động viên bài vẽ chưa tốt.
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng (1')
- Học và trả lời theo các câu hỏi trong sgk
Tuần 8 Ngày soạn: 24/10/2020
Tiết 8 Ngày dạy: 26 /10/2020
Bài 23, 24 Vẽ theo mẫu.
CÁI ẤM VÀ CÁI BÁT (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được cấu trúc và biết cách vẽ cái ấm tích, cái bát.
2. Kĩ năng: 
- Vẽ được hình gần giống mẫu về hình và độ đậm nhạt.
- Nhận ra vẽ đẹp của mẫu qua bố cục, qua nét vẽ hình.
3. Thái độ: Nhận ra vẻ đẹp của mẫu qua bố cục, qua nét vẽ hình.
4. Hình thành năng lực cho học sinh:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực thẩm mỹ
- Năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
1. Giáo viên: 
- Vật mẫu: cái ấm và cái bát.
- Tranh: các bước vẽ, bài vẽ của học sinh.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập: giấy vẽ, bút chì, tẩy.
III. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
IV. Tiến trình dạy - học:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
- Kiểm tra sự hoàn thành bài vẽ tiết trước của một số HS.
	3. Bài mới: *Giới thiệu bài: (1p)
 - Ở các bài vẽ theo mẫu trước, chúng ta đã được học về phương pháp vẽ theo mẫu với mẫu gồm 2 đồ vật khác nhau. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục học bài vẽ theo mẫu nhưng với hai mẫu vật mới đó là cái ấm tích và cái bát. Chúng ta cùng bước vào bài 23, vẽ theo mẫu, cái ấm tích và cái bát (vẽ hình). Và chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem bài học hôm nay có khác gì so với các bài vẽ theo mẫu trước hay không.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
- GV yêu cầu HS lên bày mẫu?
- Một bạn cho thầy biết vị trí, đặc điểm, cấu trúc của mẫu?
- HS lên bày mẫu, trả lời.
- GV nhận xét, ghi bảng.
- HS lắng nghe, ghi bài.
I. Quan sát, nhận xét:
- Cái ấm tích có dạng hình trụ. Cái bát có dạng hình phễu.
- Cổ hình trụ, vai hình chóp cụt, thân hình trụ, vòi cong không đều...
- Miệng hình bầu dục, thân hình chóp cụt, chân hình trụ...
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ:
 - Nêu các bước vẽ bài vẽ theo mẫu (tiết 1 – vẽ hình)? 
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng.
- HS lắng nghe, ghi bài.
II. Cách vẽ:
* Gồm 4 bước:
- Vẽ phác khung hình chung và riêng.
- Kẻ chục đối xứng, ước lượng tỉ lệ từng phần của vật mẫu.
- Vẽ phác nét chính.
- Vẽ chi tiết (vẽ hình).
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành:
- GV Hướng dẫn học sinh thực hành.
- Yêu cầu vẽ hoàn thiện phần hình của mẫu
- GV quan sát, nhắc nhở chung. Hướng dẫn, gợi ý cho cụ thể từng HS:
III. Bài tập:
- Em hãy vẽ hình bài:
CÁI ẤM TÍCH VÀ CÁI BÁT.
(Tiết 1 - vẽ hình)
4. Cñng cè: (3p)
- GV chän 2-3 bµi (tèt - ch­a tèt) cña HS ®Ó HS tù nhËn xÐt. Sau ®ã bæ sung gãp ý.
- GV nhËn xÐt nh÷ng ­u, nh­îc ®iÓm. Tuyªn d­¬ng, khuyÕn khÝch bµi vÏ tèt, ®óng. §éng viªn bµi vÏ ch­a tèt.
5. Dặn dò: (1p)
- Không tiếp tục vẽ ở nhà khi không có mẫu.
- Tập quan sát ánh sáng chiếu trên những đồ vật có chất liệu là sứ, thuỷ tinh.
- Dặn dò học sinh chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập để tiết sau vẽ đậm nhạt cho bài vừa vẽ xong hôm nay.
Tuần 9 Ngày soạn: 31/10/2020
Tiết 9 Ngày dạy: 2 /11/2020
Bài:15, 16: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
(Bài kiểm tra học kì I)
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:- Rèn luyện kĩ năng vẽ trang trí. Qua bài này có thể đánh giá được năng lực của hs và có hướng điều chỉnh phương pháp dạy trong thời gian tới.
2.Kĩ năng:Học sinh nhanh nhẹn trong việc xác định góc độ vẽ tranh, lựa chọn hình tượng phù hợp với nội dung, thể hiện bố cục chặt chẽ, màu sắc hài hòa, có tình cảm riêng. 
3.Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống thông qua tranh đề tài.
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: -Đề ra, một số tranh ảnh về các đề tài.
 - Giáo án lên lớp
2. Học sinh: - Đồ dùng học tập, giấy kiểm tra.
III.NỘI DUNG ĐỀ:
Em hãy vẽ một bức tranh về đề tài tự do
IV.BIỂU ĐIỂM: 
Điểm 9,10: + Nội dung: Đúng nội dung đề yêu cầu.
 + Bố cục: Rõ mảng chính, phụ tỏ ra có năng khiếu.
 + Hình vẽ: cân đối thể hiện đúng đề tài đã chọn, phù hợp các mảng hình.
 + Màu sắc: Đẹp, tươi sáng nổi bật nhóm chính.
Điểm 7,8: + Nội dung: Đúng nội dung đề yêu cầu.
 + Bố cục: Rõ mảng nhóm chính, phụ.
 + Hình vẽ: thể hiện đúng nội dung đề tài, phù hợp các mảng hình.
 + Màu sắc: Đẹp, tươi sáng nổi bật nhóm chính của bức tranh.
Điểm 5,6: + Nội dung: Tương đối rõ.
 + Bố cục: Mảng hình phù hợp
 + Màu sắc: Tô kín màu.
Điểm dưới 4: + Nội dung: Không rõ ràng.
 + Bố cục: Không rõ mảng chính phụ.
 + Hình vẽ: sơ sài.
 + Màu sắc: Không tô kín màu.
- Xếp loại: Từ 5 đến 10 điểm xếp loại Đạt (Đ), dưới điểm 5 xếp loại Chưa Đạt (CĐ)
V. DẶN DÒ
- Đọc, tìm hiểu và chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết học sau: Tiết 17: Bài 5: Vẽ trang trí: Tạo dáng và trang trí lọ hoa.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_mi_thuat_lop_7_tiet_1_den_9_nam_hoc_2020_2021.docx