Giáo án Mỹ thuật Lớp 7 - Bài 28: Vẽ trang trí Trang trí đầu báo tường
Thời gian thực hiện: 1 tiết.
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: HS hiểu cách trang trí một đầu báo tường. HS biết cách bố cục một đầu báo tường.
2. Về năng lực: Năng lực tư duy sáng tạo; năng lực quan sát, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, thực hành
3. Về phẩm chất: Phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Giáo án. Một số bài trang trí đầu báo tường có màu sắc đẹp. Bài vẽ tốt của HS năm trước. Hình minh họa các bước tiến hành bài vẽ này.
2. Học sinh: SGK. Sưu tầm một số đầu báo tường có trang trí đẹp. Màu vẽ, chì, tẩy, com-pa, thước, vở ghi bài.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV - HS Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu (3 phút)
1. Mục tiêu: Huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs, kích thích học sinh tìm hiểu bài.
2. Nội dung: HS hoạt động cá nhân.
3. Sản phẩm: Câu trả lời của hs.
4. Tổ chức thực hiện:
GV nêu câu hỏi:
- Nêu tên những dịp lễ mà em biết?
- HS trả lời.
- GV dẫn dắt bài mới.
+ Giới thiệu bài.
HS chú ý lắng nghe.
Tuần: 29 Ngày soạn: .. Tiết: 29 Ngày dạy: Bài 28: Vẽ trang trí TRANG TRÍ ĐẦU BÁO TƯỜNG Môn học: Mỹ thuật; lớp: 7. Thời gian thực hiện: 1 tiết. I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: HS hiểu cách trang trí một đầu báo tường. HS biết cách bố cục một đầu báo tường. 2. Về năng lực: Năng lực tư duy sáng tạo; năng lực quan sát, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, thực hành 3. Về phẩm chất: Phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: Giáo án. Một số bài trang trí đầu báo tường có màu sắc đẹp. Bài vẽ tốt của HS năm trước. Hình minh họa các bước tiến hành bài vẽ này. 2. Học sinh: SGK. Sưu tầm một số đầu báo tường có trang trí đẹp. Màu vẽ, chì, tẩy, com-pa, thước, vở ghi bài. III. Tiến trình dạy học Hoạt động của GV - HS Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu (3 phút) 1. Mục tiêu: Huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs, kích thích học sinh tìm hiểu bài. 2. Nội dung: HS hoạt động cá nhân. 3. Sản phẩm: Câu trả lời của hs. 4. Tổ chức thực hiện: GV nêu câu hỏi: - Nêu tên những dịp lễ mà em biết? - HS trả lời. - GV dẫn dắt bài mới. + Giới thiệu bài. HS chú ý lắng nghe. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới. (10 phút). Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét. 1. Mục tiêu: Biết được vẻ đẹp, đặc điểm của đầu báo tường. 2. Nội dung: HS hoạt động cá nhân. 3. Sản phẩm: Câu trả lời của hs. 4. Tổ chức thực hiện: GV treo các đầu báo tường cho HS quan sát - Em có nhận xét gì về đặc điểm ý nghĩa của đầu báo tường? - Trên đầu báo tường người ta thường trang trí những gì? - Em có nhận xét gì về cách trình bày đầu báo? - HS quan sát, trả lời. GV cho HS thảo luận - trả lời - bổ sung GV kết lại và lưu ý: phần tên báo và lôgô biểu tượng của báo có kích thước cỡ lớn nhất chiếm khoảng 1/3 à ¼ diện tích tờ báo. _ HS chú ý. _ GV kết luận, chuyển ý. _ HS ghi bài. Hướng dẫn HS cách vẽ. 1. Mục tiêu: Biết được cách trang trí đầu báo tường. 2. Nội dung: HS hoạt động cá nhân. 3. Sản phẩm: Câu trả lời của hs. 4. Tổ chức thực hiện: - GV đưa ra một số chủ đề của báo: chào mừng ngày 8-3, 30-4, 20- 11 để HS suy nghĩ lựa chọn, ở mỗi chủ đề giáo viên gợi ý cho HS những hình ảnh, tên báo liên quan Ví dụ: chủ đề ngày 20-11 có thể chọn tên báo là hoa học trò, nhớ nguồn, ơn thầy, hình ảnh mái trường, HS tặng hoa cho thầy cô GV nêu cách trang trí cũng tiến hành tương tự như những bài trang trí khác nhưng khác ở cách chí mảng. GV minh hoạ trực tiếp lên bảng về cách tiến hành trang trí đầu báo tường tiền phong cho HS quan sát và gợi ý thêm về nhiều cách bố cục khác nhau và cách trang trí khác nhau (xé dán, phủ màu, dán ). - HS chú ý, quan sát, ghi bài. I/ QUAN SÁT NHẬN XÉT. - Báo tường là tờ báo treo trên tường có kích thước lớn, phản ánh các hoạt động của đơn vị - Đầu báo tường thường có: + Tên đơn vị, tên báo + Số báo, ngày tháng, năm và dòng chữ thể hiện chủ đề, nội dung tờ báo + Minh hoạ: hình vẽ, biểu tượng, lôgô. II/ CÁCH VẼ. 1. Chọn nội dung 2. Phác mảng chính (biểu tượng, teân báo), mảng phụ (số báo, tên đơn vị, chủ đề, hình minh hoạ) cho hợp lý. 3. Chọn kiểu chữ cho mảng chính, phụ, chọn hình ảnh cho mảng chính, phụ. 4. Vẽ màu hợp với nội dung và làm nổi bật mảng chính. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (20 phút) 1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về trang trí đầu báo tường. 2. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân vẽ bài. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. 3. Sản phẩm: Bài vẽ của HS. 4. Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn HS làm bài tập. _ GV ghi yêu cầu bài tập lên bảng. _ GV yêu cầu HS vẽ bài. _ HS vẽ bài. GV cho HS tiến hành làm bài, nhắc HS tiến hành đầy đủ theo các bước, khuyến khích những bài có tính sáng tạo về chất liệu. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (5 phút) 1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. 2. Nội dung: Hđ cá nhân. 3. Sản phẩm: Trả lời của hs. 4. Tổ chức thực hiện: - GV chọn và treo một số bài: +Bố cục? – Thuận mắt, phân bố tốt. +Hình vẽ? _ Đẹp mắt, nét vẽ rõ ràng. - HS nhận xét. - GV biểu dương những bài vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho những bài vẽ chưa hoàn chỉnh. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng, sáng tạo (nếu có) (5 phút) * Mục tiêu: Tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức. * Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu. * Phương thức hoạt động: Hđ cá nhân, trao đổi với người thân. * Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS vào trong vở. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Sưu tầm những bức tranh trang trí đầu báo tường mà em thích? 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lời. III. BÀI TẬP Trang trí đầu báo tường có nội dung tự chọn. IV. Tổng kết và hướng dẫn tự học (2 phút) 1. Tổng kết 2. Hướng dẫn tự học ở nhà - Bài tập về nhà: Học sinh về nhà hoàn thành bài vẽ. - Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài 32 trang trí tự do, chuẩn bị chì, tẩy, màu, giấy A4.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_my_thuat_lop_7_bai_28_ve_trang_tri_trang_tri_dau_bao.doc