Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 11: Tạo lập văn bản Quá trình tạo lập văn bản - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 11: Tạo lập văn bản Quá trình tạo lập văn bản - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, học sinh có khả năng:

1. Kiến thức

 - Nắm được các bước của quá trình tạo lập một văn bản trong giao tiếp và viết bài tập làm văn.

 - Củng cố những kiến thức và kỹ năng đã học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản → Biết cách làm bài văn tự sự, miêu tả.

2. Năng lực

- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ; năng lực viết sáng tạo; năng lực giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực.

- Năng lực chuyên biệt: suy nghĩ, phê phán, phân tích và đưa ra ý kiến cá nhân về quá trình tạo lập văn bản; ra quyết định: lựa chọn cách lập luận khi tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất:

- HS biết yêu cuộc sống tốt đẹp hiện nay và có ý thức phấn đấu học tập tốt để trở thành người chủ tương lai của đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

 + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.

 + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

2. Chuẩn bị của học sinh:

+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.

+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.

 

docx 10 trang Trịnh Thu Thảo 4520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 11: Tạo lập văn bản Quá trình tạo lập văn bản - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/10/1021
Ngày giảng: 09/10/2021
Tuần 3 Tiết: 11
Tập làm văn: TẠO LẬP VĂN BẢN:
QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức
 - Nắm được các bước của quá trình tạo lập một văn bản trong giao tiếp và viết bài tập làm văn.
 - Củng cố những kiến thức và kỹ năng đã học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản → Biết cách làm bài văn tự sự, miêu tả.
2. Năng lực
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ; năng lực viết sáng tạo; năng lực giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực.
- Năng lực chuyên biệt: suy nghĩ, phê phán, phân tích và đưa ra ý kiến cá nhân về quá trình tạo lập văn bản; ra quyết định: lựa chọn cách lập luận khi tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất: 
- HS biết yêu cuộc sống tốt đẹp hiện nay và có ý thức phấn đấu học tập tốt để trở thành người chủ tương lai của đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
 + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.
2. Chuẩn bị của học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài
b) Nội dung: Thực hiện yêu cầu GV đưa ra
c) Sản phẩm: HS trình bày được đúng yêu cầu.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV dẫn dắt vào bài: Hãy viết một bức thư kể về thành tích học tập của năm vừa rồi cho người thân ở xa của em (ông bà, cô dì, )
+ HS suy nghĩ viết thư ra giấy trong khoảng năm phút
+ GV Nhận xét về bài làm của HS, sau đó GV chuyển: Bức thư mà các con vừa viết gửi cho người thân ấy chính là sản phẩm của hoạt động tạo lập văn bản
 Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về hoạt động này
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các bước tạo lập văn bản.
a) Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu các bước tạo lập văn bản.
b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Nắm rõ thông tin về tác giả và tác phẩm.
d) Tổ chức thực hiện:
NV1
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS nhắc lại: Thế nào là văn bản? Có mấy loại văn bản? 
- GV Đưa ra tình huống: Em được nhà trường khen thưởng về thành tích học tập. Tan học, em muốn về thật nhanh để báo tin vui ấy cho mẹ.
GV đưa câu hỏi: Để mẹ em hiểu được việc phấn đấu đạt thành tích trong học tập, em sẽ dùng kiểu văn bản nào? Nói hay viết?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Nói .
*Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Nói viết
 + Chuỗi lời nói, miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng PTBĐ phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
-Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.
NV2 :
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ
GV tiếp tục đặt câu hỏi: Khi có nguyện vọng nào đó cần được giải quyết em sẽ làm gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời
HS trả lời theo dòng suy nghĩ GV định hướng
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Viết một văn bản - Đơn từ.
-Bước 4: Kết luận, nhận định:
Giáo viên nhận xét, đánh giá
NV3
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ
GV hỏi: Theo em nhu cầu tạo lập văn bản xuất phát từ đâu?
- GV liên hệ: Với học sinh bài viết văn xuất phát từ nhu cầu nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời
HS trả lời theo dòng suy nghĩ GV định hướng
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT:
Từ hoàn cảnh (khách quan).
+Từ nhu cầu cá nhân (chủ quan).
- HS liên hệ bản thân trả lời, GV chuẩn KT: Nhu cầu chủ quan: mong muốn bộc lộ khả năng vận dụng kiến thức.
-Bước 4: Kết luận, nhận định:
Giáo viên nhận xét, đánh giá
I. Tìm hiểu chung 
1. Các bước tạo lập văn bản
a. Phân tích ngữ liệu
- Khi có nhu cầu giao tiếp
-> tạo lập văn bản (nói - viết)
Hoạt động 2: Các bước để tạo lập văn bản:
a) Mục tiêu: Học sinh biết các bước để tạo lập văn bản
b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Nắm rõ kiến thức các bước để tạo lập văn bản
d) Tổ chức thực hiện:
NV1
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
 GV yêu cầu: Để tạo lập 1 văn bản (VD như viết thư) ta cần xác định những vấn đề gì?
- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Nếu bỏ qua một trong bốn vấn đề đó có được không? Vì sao phải xác định rõ 4 vấn đề đó?
- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Nếu bỏ qua một trong bốn vấn đề đó có được không? Vì sao phải xác định rõ 4 vấn đề đó?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ trả lời
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT
+ Viết cho ai? (Đối tượng viết)
+ Viết để làm gì? (Mục đích viết)
+ Viết về cái gì? (Nội dung viết)
+ Viết như thế nào? (Cách thức viết)
GV chuẩn KT: không
+ Xác định đối tượng viết -> Cách viết, cách xưng hô phù hợp, cách dùng từ ngữ hợp lí.
+ Xác định mục đích viết -> Chọn nội dung và PTBĐ.
+ Xác định nội dung viết -> Để tránh lạc đề, xa đề, lan man.
+ Xác định cách viết -> Giúp người viết đi đúng hướng, viết rõ ràng, mạch lạc, người đọc dễ tiếp nhận văn bản -> hiệu quả giao tiếp cao.
=> Bỏ qua 1 trong 4 vấn đề đều không được, không tạo ra văn bản.
 Kết luận: Việc xác định 4 vấn đề đó là bước định hướng tạo lập văn bản.
* Bước 4: Kết luận, nhận định:
 Giáo viên nhận xét, đánh giá
NV2
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ
Sau khi đã xác định được 4 vấn đề đó, cần phải làm những việc gì để viết được văn bản?
 HS Chọn 1 trong 2 đáp án sau:
 A. Viết ngay văn bản.
 B. Tìm ý và sắp xếp các ý. -> B
- GV đặt câu hỏi: Tại sao phải tìm ý, sắp xếp các ý trước khi tạo lập văn bản?
- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Bước định hướng văn bản và tìm ý, sắp xếp các ý giống với những yêu cầu nào trước khi làm bài tập làm văn?
- GV hỏi: Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì đã tạo thành một văn bản chưa? Vì sao?
- Gv hỏi: Vậy sau bước tìm ý, lập dàn ý, ta phải làm gì? Tạo lập văn bản bằng cách nào?
? Đây có phải bước quan trọng nhất ko? Vì sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời
HS trả lời theo dòng suy nghĩ GV định hướng
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá,GV chuẩn kiến thức
HS Chọn 1 trong 2 đáp án sau:
 A. Viết ngay văn bản.
 B. Tìm ý và sắp xếp các ý. -> B
+ Tạo bố cục rõ ràng, rành mạch, hợp lí, thể hiện đúng định hướng văn bản.
+ Tạo cho nội dung văn bản có sự thống nhất; tránh thiếu hoặc trùng lặp ý.
+ Định hướng văn bản = tìm hiểu đề.
 + Tìm ý, sắp xếp ý = tìm ý, lập dàn ý
GV chuẩn KT: Mới có ý - dàn ý → chưa có một văn bản vì: trong thực tế người ta không thể giao tiếp bằng những ý cơ bản mà các ý ấy phải được diễn đạt thành câu, thành lời mạch lạc, rõ ràng → người nghe mới hiểu.
GV chuẩn KT:
+ Bước quan trọng nhất vì: Diễn đạt thành lời, chính là việc chiếm nhiều thời gian nhất trong quá trình tạo lập văn bản.
+ Số lượng câu chữ nhiều nhất so với toàn văn bản.
+ Yêu cầu giao tiếp chủ yếu thực hiện trong phần này.
-Bước 4: Kết luận, nhận định:
Giáo viên nhận xét, đánh giá
NV3
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ
Việc viết thành văn ( tạo lập văn bản) cần đạt những yêu cầu gì trong các yêu cầu dưới đây:
- Đúng chính tả. 
- Sát với bố cục.
- Kc hấp dẫn. 
- Đúng ngữ pháp. 
- Có tính liên kết. 
- Lời văn trong sáng.
- Dùng từ chính xác. 
- Có tính mạch lạc. 
- Lựa chọn.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời
HS trả lời theo dòng suy nghĩ GV định hướng
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá,GV chuẩn kiến thức
-> Chốt:
- 8 ý cho các văn bản nói chung.
- 9 ý cho các văn bản tự sự.
- Trong sản xuất bao giờ cũng có bước kiểm tra sản phẩm, một nhà văn sau khi viết xong tác phẩm, bao giờ cũng kiểm tra lại bản thảo.
-Bước 4: Kết luận, nhận định:
Giáo viên nhận xét, đánh giá
NV4
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ
GV mở rộng: Có thể coi văn bản là một loại sản phẩm cần được kiểm tra sau khi hoàn thành không? Nếu có thì sự kiểm tra ấy dựa theo những tiêu chuẩn cụ thể nào? Mục đích kiểm tra để làm gì?
- GV hỏi thêm: Từ những VD vừa phân tích, hãy nêu các bước để tạo lập một văn bản?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời
HS trả lời theo dòng suy nghĩ GV định hướng
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
GV mở rộng: Có thể coi văn bản là một loại sản phẩm cần được kiểm tra sau khi hoàn thành không? Nếu có thì sự kiểm tra ấy dựa theo những tiêu chuẩn cụ thể nào? Mục đích kiểm tra để làm gì?
 - HS suy nghĩ trả lời
- GV chuẩn KT: Cần kiểm tra văn bản dựa vào những tiêu chuẩn: Các yêu cầu ở B1,2,3 đã nêu → xem đã đạt những y/c đó chưa? Có cần sửa chữa gì không? Văn bản đã hiệu quả cao trong giao tiếp chưa?
-Bước 4: Kết luận, nhận định:
Giáo viên nhận xét, đánh giá
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ / tr46.
Bước 1
* Định hướng VB
 - Viết cho ai?
 - Viết để làm gì?
 - Viết về cái gì?
 - Viết như thế nào?
Bước 2:
 Tìm ý và lập dàn ý.
- Tìm ý: đặt câu hỏi và trả lời.
- Dàn ý: đại cương, chi tiết. (3 phần).
-> Tạo ra bố cục rõ ràng, mạch lạc, hợp lí.
* Bước 3: viết bài hoàn chỉnh theo các bước
Bước 4:
* Kiểm tra văn bản
- Dựa vào các yêu cầu đã nêu.
- Sửa chữa (nếu có lỗi ...)
-> 4 bước tạo văn bản:
+ Định hướng.
+ Tìm ý và sắp xếp ý.
+ Viết bài.
+ Kiểm tra.
2. Ghi nhớ: SGK/46
Hoạt động 3: Em đã thực hiện 4 bước đó khi tạo lập văn bản chưa? Em rút ra được kinh nghiệm gì cho mình sau khi học xong bài này?
a) Mục tiêu: Học sinh thành thạo các bước khi tạo lập văn bản
b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Nắm rõ kiến thức các bước khi tạo lập văn bản
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Em đã thực hiện 4 bước đó khi tạo lập văn bản chưa? Em rút ra được kinh nghiệm gì cho mình sau khi học xong bài này?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS suy nghĩ nêu câu trả lời, GC chuẩn KT
Nêu những lỗi trong quá trình tạo lập văn bản:
+ Định hướng qua loa, đại khái, không đầy đủ.
+ Bỏ bước tìm ý, lập dàn ý mà viết văn bản ngay.
+ Diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp ... sai nhiều.
+ Ít kiểm tra lại văn bản để sửa.
 → Tạo thói quen xấu, bài viết yếu, diễn đạt lủng củng, không đáp ứng được yêu cầu của bài → điểm thấp
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi
c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV
d) Tổ chức thực hiện:
- GV nêu đề bài – yêu cầu học sinh lập dàn ý.
Đề bài:
Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè( có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát, hoặc cánh đồng hay rừng núi quê em
HS: thực hiện
II. Luyện tập
Dàn ý miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp.
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về cảnh đẹp sẽ miêu tả.
Cảm nhận chung về cảnh đẹp đó.
2. Thân bài
- Vẻ đẹp bao quát của cảnh đẹp.
- Miêu tả cảnh đẹp:
Vị trí địa lí: Nơi đó nằm ở đâu, tỉnh nào? Là miền biển hay đồi núi, đồng bằng?
Cảnh đẹp trên đường đi: thiên nhiên, con người.
Miêu tả cảnh đẹp đó: thiên nhiên, con người từ bao quát đến cụ thể.
- Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp: yêu thương, thích thú 
3. Kết bài
Ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huy những giá trị của cảnh đẹp đất nước.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm các bài tập
c) Sản phẩm: Đáp án của HS
d) Tổ chức thực hiện:
GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời
Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Trong các yếu tố sau, yếu tố nào không có trong quá trình tạo lập văn bản?
Thời gian (văn bản được nói và viết vào lúc nào?)
Đối tượng (nói, viết cho ai ?)
Nội dung (nói , viết về cái gì ?)
Mục đích ( nói , viết để làm gì )
Bài 2: Dòng nào ghi đúng các bước tạo lập văn bản?
Định hướng và xây dựng bố cục
Xây dựng bố cục và diễn đạt thành câu, đoạn hoàn chỉnh
Xây dựng bố cục, định hướng kiểm tra, diễn đạt thành câu, đoạn
Định hướng, xây dựng bố cục , diễn đạt thành câu , đoạn hoàn chỉnh, kiểm tra văn bản vừa tạo lập.
Bài 3: Hãy kể những việc em cần làm trước khi viết bài tập làm văn theo đề bài: em hình dung mình là E-ri –cô viết bức thư cho bố nói lên tình cảm của mình sau khi đọc bức thư của bố.
 Hướng dẫn học sinh học ở nhà (2’)
* Học bài cũ: hoàn thành lập dàn ý bài và viết thành 1 bài văn hoàn chỉnh.
- Học bài, nắm nội dung.
* Chuẩn bị bài mới: Luyện tập tạo lập văn bản

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_tiet_11_tao_lap_van_ban_qua_trinh_tao_lap.docx