Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ II - Năm học 2018-2019

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ II - Năm học 2018-2019

II. Thiết kế thực hiện chủ đề:

A/ Xác định mục tiêu chủ đề: Sau khi học xong, học sinh cần:

1. Kiến thức:

- Học sinh nắm được khái niệm tục ngữ.

- Nắm được nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lý và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và XH.

- Vận dụng các kiến thức trong các câu tục ngữ ở mức độ nhất định vào đời sống.

- Củng cố, bổ sung thêm kiến thức về tục ngữ VN

3.Thái độ:

- Giáo dục giá trị của lao động, coi trọng lao động sản xuất, trân trọng người nông dân.

- Thấy được giá trị của TN trong đời sống con người.

4. Năng lực phẩm chất cần hướng tới: Thông qua chuyên đề cần hướng tới, hình thành cho học sinh những năng lực, phẩm chất.

4.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực tư duy sáng tạo.

- Năng lực hợp tác

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

4.2. Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tiếp nhận văn học, đọc – hiểu văn bản nghị luận/nghị luận dân gian;

+ Năng lực cảm thụ thẩm mĩ, cảm thụ cái đẹp, cái hay của tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại (Phân tích, bình giảng).

+ Hiểu biết xã hội, văn hóa, văn học, lịch sử cũng như trí tuệ dân gian

+ Bồi dưỡng năng lực tư duy – liên hệ thực tiễn, liên hệ bản thân; Làm giàu xúc cảm thẩm mĩ như bồi đắp thêm tình yêu tiếng Việt, trân trọng những giá trị văn hóa dân tộc.

+ Năng lực hợp tác, giao tiếp trao đổi.

*Tích hợp:

 - Giáo dục di sản:

- Ý thức giữ gìn di sản văn hóa, những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc.

- Yêu thích, trân trọng, gìn giữ kho tàng tục ngữ - “ túi khôn” của nhân dân ta.

 

doc 213 trang sontrang 5260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ II - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 12/ 1 / 2019
CHỦ ĐỀ:
 Tiết 73+ 74 : ĐỌC – HIỂU TỤC NGỮ VIỆT NAM 
( Tục ngữ về thiên nhiên lao động, sản xuất; Tục ngữ về con người và xã hội)
Thời lượng: 2 tiết
II. Thiết kế thực hiện chủ đề: 
A/ Xác định mục tiêu chủ đề: Sau khi học xong, học sinh cần: 
1. Kiến thức: 
- Học sinh nắm được khái niệm tục ngữ. 
- Nắm được nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lý và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.
2. Kĩ năng: 
- Đọc – hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và XH. 
- Vận dụng các kiến thức trong các câu tục ngữ ở mức độ nhất định vào đời sống. 
- Củng cố, bổ sung thêm kiến thức về tục ngữ VN
3.Thái độ: 
- Giáo dục giá trị của lao động, coi trọng lao động sản xuất, trân trọng người nông dân. 
- Thấy được giá trị của TN trong đời sống con người.
4. Năng lực phẩm chất cần hướng tới: Thông qua chuyên đề cần hướng tới, hình thành cho học sinh những năng lực, phẩm chất. 
4.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tư duy sáng tạo.
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ. 
4.2. Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tiếp nhận văn học, đọc – hiểu văn bản nghị luận/nghị luận dân gian; 
+ Năng lực cảm thụ thẩm mĩ, cảm thụ cái đẹp, cái hay của tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại (Phân tích, bình giảng).
+ Hiểu biết xã hội, văn hóa, văn học, lịch sử cũng như trí tuệ dân gian
+ Bồi dưỡng năng lực tư duy – liên hệ thực tiễn, liên hệ bản thân; Làm giàu xúc cảm thẩm mĩ như bồi đắp thêm tình yêu tiếng Việt, trân trọng những giá trị văn hóa dân tộc.
+ Năng lực hợp tác, giao tiếp trao đổi....
*Tích hợp: 
 - Giáo dục di sản: 
- Ý thức giữ gìn di sản văn hóa, những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc. 
- Yêu thích, trân trọng, gìn giữ kho tàng tục ngữ - “ túi khôn” của nhân dân ta.
- Tích hợp môi trường: 
- Sống hòa hợp, tôn trọng thiên nhiên, môi trường tự nhiên.
- Giáo dục KNS: 
- Tự nhận thức được những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động, sản xuất; về xã hội và con người.
- Ra quyết định: vận dụng các bài học kinh nghiệm đúng lúc, đúng chỗ.
B/ Xác định hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học chủ đề .
 1. Hình thức: Tổ chức dạy học trên lớp: 
 2. Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, đàm thoại. 
 3. Kỹ thuật dạy học: Nêu câu hỏi, học tập hợp tác. 
C/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
 - GV: sgk, sgv, tục ngữ VN, KHBH, CKTKN.
 - HS: sgk, đọc - trả lời câu hỏi sgk
 D/ Tiến hành dạy học chủ đề: 
Lớp
Tiết
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
7A
1
2
7B
1
2
1. Khởi động: 
- Gv giới thiệu bài: Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian. Nó được ví là kho báu của trí tuệ dân gian, là “Trí khôn dân gian vô tận”. Tục ngữ là thể loại triết lí nhưng đồng thời cũng là “Cây đời xanh tươi”. Tục ngữ có nhiều chủ đề. Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất. Tục ngữ còn là kho báu những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội. Hôm nay chúng ta đi thực hiện chuyên đề. 
2. Hình thành kiến thức mới: 
 Hoạt động 1:
* Mục tiêu: HS biết đọc đúng và nêu được khái niệm, đặc điểm của tục ngữ.
* Cách tiến hành: Đọc, nêu vấn đề, đàm thoại.
* Gv giao nhiệm vụ:
- 1- 2 hs đọc bài
* Hs thực hiện nhiệm vụ:
- Hs hoạt động cá nhân 
? Dựa vào phần chú thích *, em hãy cho biết đặc điểm của tục ngữ?
* Hs báo cáo nhiệm vụ:( 2-3 học sinh báo cáo)
- HS đọc các chú thích khác.
- Các học sinh khác nhận xét- bổ sung. 
* GV nhận xét và chốt kiến thức:
- Lưu ý: 
 + Về hình thức: Tục ngữ là một câu nói (một ý trọn vẹn), ngắn gọn, hàm xúc, kết cấu bền vững, giàu hình ảnh, nhịp điệu, dễ nhớ.
 + Về nội dung: Thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất và về con người, xã hội. Có lớp nghĩa đen, nghĩa bóng.
 + Về sử dụng: Được sử dụng vào mọi hoạt động của đời sống 
* KL: GV chốt lại những ý trên.
I. Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc:
- Chậm rãi, rõ ràng, chú ý các vần lưng, ngắt nhịp ở vế đối trong câu hoặc phép đối giữa hai câu.
2. Tìm hiểu chú thích:
a. Tục ngữ: 
- Là một thể loại của VHDG.
- Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày.
b. Chú thích khác: SGK/ T4
II. Tìm hiểu văn bản: 
* Mục tiêu: HS phát hiện được các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất về con người và xã hội.
* Cách tiến hành: Nêu vấn đề, thảo luận, kết luận.
* GV chuyển giao nhiệm vụ :
 HS hoạt động cá nhân
- Tám câu tục ngữ thuộc mấy đề tài? Đó là những đề tài nào?
 Đọc câu 1: 
- Câu tục ngữ gồm có mấy vế? Nhận xét về vần, nhịp và các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu tục ngữ? 
- Em hiểu nghĩa của câu tục ngữ này như thế nào? 
- Có thể vận dụng câu tục ngữ này trong những trường hợp nào? Giá trị của câu tục ngữ này là gì?
Đọc câu 2: 
- Nhận xét kết cấu của câu tục ngữ này? ? Em hiểu thế nào là: “mau”: dày, nhiều; “vắng”: ít, thưa.
 - Nghĩa của câu tục ngữ là gì? Dựa trên kinh nghiệm nào?
- Trong thực tế câu tục ngữ này được áp dụng như thế nào?
Đọc câu 3: Giải thích “Ráng mỡ gà”? 
- Câu tục ngữ sử dụng nghệ thuật gì? (Cách sử dụng hình ảnh), nêu kinh nghiệm gì?
- Ý nghĩa của câu TN?
Đọc câu 4: 
- Câu tục ngữ nêu lên kinh nghiệm gì? 
- Ý nghĩa của câu tục ngữ?
* HS thực hiện nhiệm vụ:
* Hs báo cáo nhiệm vụ 
* Gv nhận xét và chốt kiến thức: 
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
Đọc câu 5: Nhận xét kết cấu câu TN? 
- Câu tục ngữ này có mấy vế, đó là những vế nào?
- Nghệ thuật sử dụng trong câu tục ngữ này là gì?
 - Em hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì?
 Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tất vàng bấy nhiêu.
? Người ta sử dụng câu tục ngữ này trong những trường hợp nào?
 Đọc câu 6:
 - Kết cấu câu tục ngữ có gì khác câu trên?
- Nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ, dựa trên cơ sở nào mà nhân dân ta lại khẳng định như vậy?
- Câu tục ngữ có ý nghĩa gì?
Đọc câu 7: 
? Giải thích nghĩa của các từ “Nhất, nhì, tam, tứ?
- Cách dùng từ ngữ ở câu 7 như thế nào?
- Câu tục ngữ có ý nghĩa gì?
? Tìm những câu tục ngữ tương tự? Kinh nghiệm trên được vận dụng như thế nào trong thực tế?
 Đọc câu 8: 
- Em hiểu “thì, thục” là gì? Câu tục ngữ có gì đặc biệt?
 - Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ? Câu tục ngữ khuyên con người điều gì?
* HS thực hiện nhiệm vụ:
* Hs báo cáo nhiệm vụ 
* Gv nhận xét và chốt kiến thức: 
Bằng cách nói ngắn gọn, có nhịp điệu, có hình ảnh, tục ngữ được xem là “Trí khôn dân gian vô tận”
1. Những câu tục ngữ về thiên nhiên:
*Câu 1: 
 Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng 
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối
- Phép đối (đối xứng và đối lập), nói quá -> sự đối lập giữa ngày và đêm hai mùa hè / đông.
- Nghĩa: tháng năm đêm ngắn ngày dài, tháng mười đêm dài ngày ngắn.
-> Ý nghĩa: Qua so sánh thời gian thực tế, giúp con người tính toán, sắp xếp công việc và thời gian làm việc, nghỉ ngơi cho hợp lí với từng mùa trong năm.
*Câu 2:
 Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
- Hai vế đối xứng: nhấn mạnh sự khác biệt về mật độ sao trên bầu trời đêm hôm trước.
- Nghĩa: Đêm trước nhiều sao -> hôm sau trời sẽ nắng, đêm trước ít sao -> hôm sau có thể sẽ mưa. 
-> Ý nghĩa: Kinh nghiệm dự báo thời tiết, qua cách quan sát sao. Giúp con người sắp xếp công việc, tránh được những rủi ro.
* Câu 3:
 Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
- Hình ảnh ẩn dụ, vần lưng (bằng) “gà” – “nhà”.
- Nghĩa: Khi mây ở chân trời có sắc vàng mỡ gà, trời sắp có bão, phải lo chèn chống nhà cửa.
-> Ý nghĩa: Dự đoán bão qua cách quan sát mây, để có biện pháp chủ động bảo vệ nhà cửa, hoa màu, tài sản.
* Câu 4:
 Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
- Nghĩa: Tháng bảy(mùa mưa bão), nếu thấy kiến rời tổ, bò lên cao nhiều thì sắp có lụt.
-> Ý nghĩa: Dự báo lũ lụt qua cách quan sát sự thay đổi chỗ ở của kiến. Thể hiện ý thức quan sát các hiện tượng tự nhiên vào việc dự báo thời tiết để phòng tránh lũ lụt, bảo vệ c/s.
2. Tục ngữ về kinh nghiệm trong lao động sản xuất:
* Câu 5:
 Tất đất, tấc vàng.
- Hai vế ngắn đối xứng 
- NT so sánh, ẩn dụ: đất với vàng -> khẳng định tầm quan trọng và giá trị của đất đai đối với người nông dân: đất quý như vàng – coi trọng giá trị của đất.
-> Ý nghĩa: Khuyên mọi người biết khai thác, sử dụng đất đai hợp lý; phê phán những người lãng phí đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
* Câu 6:
Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
- Câu dài, dùng từ Hán Việt và NT liệt kê.
- Giá trị thực tế từ các nghề ở nông thôn mang lại: thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng.
-> Ý nghĩa: Giúp con người cần chọn công việc, biết khai thác tốt các điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải, đem lại nguồn lợi cần thiết phục vụ đời sống cho gia đình, cộng đồng.
* Câu 7:
 Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
- Từ Hán Việt, NT liệt kê ->nêu thứ tự & nhấn mạnh vai trò từng yếu tố.
- Nghĩa: Bốn yếu tố quan trọng nhất trong nghề trống lúa.
-> Ý nghĩa: Vận dụng trong quá trình trồng lúa: cần đảm bảo bốn yếu tố để lúa có chất lượng tốt, năng suất cao.
* Câu 8:
 Nhất thì, nhì thục.
 - Hai vế ngắn gọn, đối xứng
- Nghĩa: làm nông quan trọng nhất là gieo trồng, chăm bón đúng thời vụ, thứ hai là phải làm đất cho kỹ, thành thục trong các khâu sản xuất.
-> Ý nghĩa: Từ so sánh kết quả trong quá trình SX, đúc kết kinh nghiệm để nhắc nhở người nông dân luôn có ý thức sản xuất đúng thời vụ, không được xao nhãng, tùy tiện trong việc đồng áng.
*Gv giao nhiệm vụ: 
 HS hoạt động cá nhân
- Chín câu tục ngữ có thể chia thành mấy nhóm? Nội dung của từng nhóm?
 Đọc câu 1: 
- Hiểu thế nào “một mặt người” và “mười mặt của”?
( “Một mặt người”: Sự hiện diện (có mặt) của một con người; “mười mặt của”: Sự hiện diện (có mặt) của mười thứ của cải).
- Câu tục ngữ sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Ý nghĩa của câu tục ngữ? 
- Câu tục ngữ này có thể sử dụng trong trường hợp nào?
 Đọc câu 2: 
? Em hiểu thế nào là “góc con người” ? 
- Câu tục ngữ này có mấy nghĩa?
- Cách vận dụng từ ngữ ở câu này như thế nào?
- Giá trị của câu TN này là gì?
 Đọc câu 3: 
- Em hiểu “Đói, sạch, rách, thơm” có nghĩa là gì?
- Ý nghĩa của câu tục ngữ? Lời khuyên nào được đưa ra từ câu tục ngữ?
* HS thực hiện nhiệm vụ:
* Hs báo cáo nhiệm vụ 
* Gv nhận xét và chốt kiến thức: 
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
Đọc câu 4: 
- Kết cấu của câu tục ngữ này có gì đặc biệt?
- Em hiểu: “Học ăn, học nói” là gì? 
“ Học gói, học mở” là gì? Nghĩa câu tục ngữ là gì?
- Giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ thể hiện điều gì?
 Đọc câu 5: 
- Cái hay của câu tục ngữ này là gì? Câu tục ngữ này có ý nghĩa gì?
 Đọc câu 6: 
- Câu tục ngữ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của nó ?
- Câu tục ngữ nhấn mạnh, khẳng định điều gì?
? Câu tục ngữ này có gì mâu thuẫn với câu trên không?
* HS thực hiện nhiệm vụ:
* Hs báo cáo nhiệm vụ 
* Gv nhận xét và chốt kiến thức: 
 * GV chuyển giao nhiệm vụ:
 Đọc câu 7: 
- Cách nói câu tục ngữ như thế nào? Ý nghĩa của câu tục ngữ? Giá trị của câu tục ngữ?
Đọc câu 8: 
- Giải thích nghĩa các từ “ăn quả , cây, kẻ trồng cây “?
- Câu tục ngữ trên dùng biện pháp nghệ thuật nào? Ý nghĩa của câu TN?
- Câu tục ngữ được sử dụng trong những trường hợp nào?
 Đọc câu 9: 
- Các từ “Một cây, ba cây” có ý nghĩa gì? Nhận xét hình thức diễn đạt câu tục ngữ?
- Ý nghĩa của câu tục ngữ ? Kinh nghiệm sống được đúc kết trong câu tục ngữ này là gì?
* HS thực hiện nhiệm vụ:
* Hs báo cáo nhiệm vụ 
* Gv nhận xét và chốt kiến thức: 
Bằng cách nói ngắn gọn, có nhịp điệu, có hình ảnh, tục ngữ được xem là “Trí khôn dân gian vô tận”
3. Những kinh nghiệm và bài học về phẩm chất con người:
*Câu 1: 
 Một mặt người bằng mười mặt của.
- Dùng hình ảnh hoán dụ, so sánh, đối lập.
- Nghĩa: con người là vốn quý, quý hơn của cải vật chất gấp bội lần.
-> Khẳng định tư tưởng coi trọng con người, giá trị con người của nhân dân ta.
- Trường hợp: 
+ Phê phán thái độ coi nặng vật chất
+ An ủi động viên khi có thiệt hại, mất mát về của cải.
+ Tư tưởng: đặt con người lên trên mọi thứ của cải.
*Câu 2:
 Cái răng, cái tóc là góc con người.
- “Răng, tóc” có 2 lớp nghĩa: 
+ Nghĩa đen: một phần thể hiện tình trạng sức khoẻ con người.
+ Nghĩa bóng: một phần hình thức, tính tình, tư cách con người.
-> Suy ra: những gì thuộc hình thức con người góp phần thể hiện nhân cách của người đó.
-> Đó là cách nhìn nhận, đánh giá của nhân dân về con người.
- Giá trị: Khuyên nhủ, nhắc nhở con người phải biết giữ gìn răng tóc cho sạch và đẹp(không tùy tiện, cẩu thả trong việc chăm sóc bản thân), đây cũng là cách để giữ gìn nhân cách.
*Câu 3: Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Hai vế đối xứng, đối lập. “sạch” “thơm” có 2 lớp nghĩa: 
+ Nghĩa đen: Dù đói vẫn phải ăn uống cho sạch sẽ. Dù rách vẫn phải mặc cho sạch, cho thơm.
+ Nghĩa bóng: Dù nghèo khổ thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa, tội lỗi.
-> Giá trị: Ca ngợi lối sống thanh cao. Khuyên con người phải luôn luôn biết giữ gìn nhân phẩm trong bất cứ hoàn cảnh nào, cũng không để nhân phẩm bị hoen ố. 
4. Những kinh nghiệm và bài học về việc học tập tu dưỡng:
*Câu 4: Học ăn, học nói, học gói, học mở.
- Kết cấu 4 vế -> các vế có quan hệ đẳng lập và bổ sung cho nhau. Điệp từ “học” -> cụ thể những điều cần thiết và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học. 
- Học giao tiếp cho đúng đắn, đường hoàng. Học sự khéo, lịch thiệp trong hành vi khi giao tiếp.
-> Ý nghĩa: Mỗi hành vi và việc làm của con người đều là sự tự bộc lộ tính cách con người. Vì vậy, mỗi người phải học cái hay, cái đẹp trong giao tiếp, ứng xử, làm việc hàng ngày để chứng tỏ mình là người lịch sự, tế nhị, có văn hóa và nhân cách.
*Câu 5: Không thầy đố mày làm nên.
- Như lời thách đố -> Khẳng định vai trò quan trọng của người thầy, nhắc nhở ta phải biết kính trọng thầy và tìm thầy mà học.
*Câu 6: Học thầy không tày học bạn.
- 2 vế so sánh hơn kém
-> Kinh nghiệm về việc tự học. Đề cao ý nghĩa, vai trò của việc học bạn.
 -> Khuyến khích mọi người mở rộng đối tượng học tập, phạm vi và cách học hỏi.
5. Kinh nghiệm về bài học quan hệ ứng xử:
*Câu 7: Thương người như thể thương thân.
- 2 vế so sánh, điệp từ.
-> Lời khuyên về cách sống, cách ứng xử, là bài học về tình yêu thương con người, coi người khác như bản thân mình để quí trọng đồng cảm, thương yêu đồng loại. Hãy sống bằng lòng nhân ái, vị tha không nên ích kỉ hẹp hòi.
*Câu 8: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Hình ảnh ẩn dụ -> Nghĩa: Khi ta được hưởng thành quả nào đó, phải nhớ đến người đã có công gây dựng nên, phải biết ơn người đã giúp đỡ mình.
-> Giá trị: Khuyên nhủ con người về bài học đạo lý đối nhân xử thế, lẽ sống cao đẹp: sự biết ơn, lòng tri ân đối với những người đã có công xây dựng bảo vệ đất nước, với tổ tiên, với gia đình.
*Câu 9:
 Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- Số từ mang nghĩa khái quát chỉ số ít, số nhiều- đơn lẻ và sự liên kết 
- Nghĩa: Một người đơn lẻ không làm nên việc lớn, việc khó; nhiều người hợp sức sẽ làm được việc cần làm, thậm chí lớn lao, khó khăn hơn.
-> Bài học về sự đoàn kết: Khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết, kêu gọi mọi người phải biết đoàn kết bởi nếu chia rẽ sẽ không việc nào thành công.
III. Tổng kết – ghi nhớ: 
* Mục tiêu: HS khái quát những đặc sắc về NT và ND ý nghĩa của các câu tục ngữ.
* Cách tiến hành: Nêu vấn đề, thảo luận.
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
- HS hoạt động cá nhân 
- Qua phân tích tìm hiểu các câu tục ngữ trên, em hãy cho biết: nhìn chung, tục ngữ có những đặc điểm hình thức gì?
- Những câu tục ngữ về thiên nhiên và LĐSX nói về những kinh nghiệm gì?
- Những câu tục ngữ về CN- XH nói về những kinh nghiệm gì?
* HS thực hiện nhiệm vụ:
* Hs báo cáo nhiệm vụ 
* Gv nhận xét và chốt kiến thức: 
* KL: Phần ghi nhớ - sgk
1. Tổng kết:
a. Nghệ thuật: 
- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, hàm súc.
- Sử dụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả.
- Tạo vần nhịp cho câu dễ nhớ: chủ yếu gieo vần lưng (gieo ở giữa dòng); sử dụng phép so sánh, liệt kê, đối lập, nói quá...hình ảnh cụ thể, sinh động.
b. Nội dung - ý nghĩa: 
- Những câu tục ngữ về thiên nhiên nói về cách đo thời gian, dự báo thời tiết, quy luật nắng mưa, gió bão, lụt lội ...; thể hiện kinh nghiệm quý báu của nhân dân về các hiện tượng TN.
- Những câu tục ngữ về LĐSX nói về mùa vụ, kỹ thuật cấy trồng, chăn nuôi; đúc kết kinh nghiệm quý báu của nhân dân về LĐSX.
- Tôn vinh giá trị con người, đưa ra những lời nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất, lối sống mà con người cần phải có
2. Ghi nhớ: SGK 
- HS đọc ghi nhớ: sgk - 5
3. Hoạt động : Hoạt động luyện tập: 
Bài 1: Nhân dân ta đã căn cứ vào yếu tố nào để đúc kết những kinh nghiệm trong các câu tục ngữ vừa học?
- Dựa trên quan sát. Vì vậy những câu TN này thường có t/c tương đối chính xác.
Bài 2: Hãy đọc 1 số câu tục ngữ cùng chủ đề mà em biết?
+ Ếch kêu uôm uôm...
+ Chuồn chuồn...
+ Chớp đông nhay nháy...
+ Được mùa cau....
+ Bao giờ cho đến ....tra hạt vừng.
Bài 3:
 - Người sống hơn đống vàng:
- Chết trong còn hơn sống đục
- Uống nước nhớ nguồn
- Thuận vợ thuần chồng tát biển Đông cũng cạn.
*Hướng dẫn:
Câu 1: ĐN: Người ta là hoa đất; TN: Của trọng hơn người.
Câu 2: ĐN: Giấy rách phải giữ lấy lề; TN: Ham sống sợ chết
Câu 3: TN: Ăn cháo đá bát
Câu 4: TN: Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.
4. Hoạt động: Hoạt động vận dụng:
- Viết hoặc sưu tầm một đoạn văn tự sự ngắn có vận dụng từ 2 đến 3 câu tục ngữ nói về con người và xã hội . 
- Vận dụng những câu tục ngữ đã được học và đọc thêm viết thành một đoạn văn hội thoại ngắn từ 9-12 câu( nội dung tự chọn)
*Hướng dẫn chấm: Đoạn văn cần đạt những yêu cầu sau:
- Đúng yêu cầu về hình thức đoạn văn có câu MĐ, phát triển đoạn và KĐ
- Số câu từ 9-12 câu
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:
- Trong 3 trường hợp sau, trường hợp nào là thành ngữ, trường hợp nào là tục ngữ,vì sao?
a/ Kẻ cắp già mồm
b/ Kẻ cắp bà già gặp nhau.
c/ Kẻ cắp bà già. 
*Gợi ý: 
- Trường hợp a, b là tục ngữ, trường hợp c là thành ngữ. 
- Từ ý nghĩa của câu tục ngữ “ Tấc đất, tấc vàng” hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ 
thái độ phê phán với tình trạng để lãng phí đất đai tại một số địa phương hiện nay. 
* Gợi ý: 
- Giải thích ngắn gọn câu tục ngữ để khẳng định giá trị to lớn của đất( đất quý như vàng, và giá trị hơn vàng ở chỗ đất là nơi người ở, đất nuôi sống con người)
- Liên hệ và phê phán tình trạng để lãng phí đất đai ở một số địa phương( đất bị bỏ hoang, đất quy hoạch treo...) 
- Qua chủ đề, em hãy nêu ngắn ngọn cách đọc- hiểu một câu tục ngữ.
*Đáp án: Câu trả lời cần đạt những yêu cầu sau:
 - Đọc kỹ câu TN, tìm hiểu chú thích, nhận xét về hình thức và nội dung.
 - Phân tích theo các nội dung: 
+ Nghĩa của câu: nghĩa đen – nghĩa bóng -> nghĩa khái quát.
+ Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ.
+ Kinh nghiệm đó có thể áp dụng trong trường hợp nào.
+ Giá trị của kinh nghiệm mà câu TN thể hiện.
E. Củng cố- dặn dò:
- Khái quát nội dung bài học
- Về nhà tiếp tục sưu tầm các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất; con người và xã hội . Chú ý những câu tục ngữ cùng chủ đề của địa phương Phú Thọ.
- Học thuộc lòng các câu tục ngữ trong bài: nắm ND, ý nghĩa và đặc điểm NT của mỗi câu.
________________________________________________________________________
Ngày soạn: 12/ 1/ 2019
Ngày giảng: 7A: 
 7B:
Tiết 75: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:
1. KiÕn thøc :
- Hiểu kh¸i niÖm v¨n b¶n nghÞ luËn
- Biết được nhu cÇu nghÞ luËn trong ®êi sèng
- Hiểu nh÷ng ®Æc ®iÓm chung cña v¨n b¶n nghÞ luËn
2. Kü n¨ng:
- NhËn biÕt văn bản nghÞ luËn khi ®äc s¸ch b¸o, chuÈn bÞ ®Ó tiÕp tôc t×m hiÓu s©u, kü h¬n vÒ kiÓu văn bản quan träng nµy
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng văn nghị luận vào đọc, hiểu văn bản.
4. Năng lực hướng tới
- Phát triển cho HS năng lực giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, năng lực thưởng thức văn bản, hợp tác, giao tiếp.
II. Tài liệu, phương tiện và phương pháp:
1. Chuẩn bị:
- GV: sgk, sgv, văn bản mẫu, KHBH, CKTKN
- HS: sgk, đọc - tìm hiểu trước sgk.
2. Phương pháp: 
 Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, phân tích, diễn giảng, gợi mở, đàm thoại.
III. Tiến trình dạy học:
1. Giới thiệu bài học: (1p): 
	Trong đời sống hàng ngày, ta thường gặp nhiều tình huống giao tiếp khác nhau, đòi hỏi phải sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau như: Tự sự, miêu tả, biểu cảm. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một phương thức mới - Đó là phương thức nghị luận.
2. Dạy học bài mới: ( 35p)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1:(30p)
* Mục tiêu: Giúp HS biết được nhu cầu nghị luận và đặc điểm của VB nghị luận.
* Cách tiến hành:
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
* HS thực hiện nhiệm vụ:
* Hs báo cáo nhiệm vụ 
- Trong đời sống, ta thường gặp các vấn đề, câu hỏi kiểu như:
- Em hãy tự đặt câu hỏi tương tự cho nội dung nào đó?
- Hãy thử trả lời câu hỏi: Vì sao em đi học?
- Để trả lời những câu hỏi trên có thể dùng các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm được không? Vì sao?
- Vì sao con người cần có bạn?
- Bạn là gì? Nếu không có bạn thì cuộc sống như thế nào?...
- Khi đọc báo, xem ti vi, em thấy có những mục nào thường hỏi ( nêu vấn đề) rồi lại trả lời vấn đề ấy?
- Trong cuộc sống có cần những vấn đề phải bàn luận không? Vấn đề cần bàn luận có nhiều không? Thử nêu một vài vấn đề tiêu biểu?
* Gv nhận xét và chốt kiến thức: 
- 2 HS đọc ngữ liệu: SGK trang 7 + 8.
- Em hiểu thế nào là thất học?
- Đối tượng mà Bác hướng tới trong VB là ai? 
- Với mục đích gì?
- Để thực hiện được mục đích ấy bài viết đã nêu ra những ý kiến nào?
- Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm nào? Tìm những câu văn chứa luận điểm đó?
- Để các ý kiến trên có sức thuyết phục, bài viết đã nêu ra những lý lẽ nào?
- Bác có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn tự sự, miêu tả, biểu cảm được không? Vì sao?
- Vậy: Thế nào là văn nghị luận?
* KL: Phần nội dung chính.
I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận:
1. Nhu cầu nghị luận:
- Thế nào là sống đẹp?
- Làm thế nào để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
- Muốn bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên chúng ta phải làm gì?
- Câu thành ngữ: “Chọn bạn mà chơi” có ý nghĩa như thế nào?
- Vì sao em đi học?
+ Đi học là nhu cầu không thể thiếu của con người.
+ Đi học để tiếp thu tri thức của loài người.
+ Đi học có điều kiện làm quen với bạn bè cùng trang lứa...
- Không thể dùng các kiểu VB tự sự, miêu tả, biểu cảm để trả lời các câu hỏi trên được vì:
+ Những kiểu VB đó chưa có sức khái quát, thuyết phục người đọc, người nghe ( Đáp ứng được nhu cầu đó chỉ có văn nghị luận).
+ Để trả lời những câu hỏi đó, người ta phải biết trình bày rõ quan điểm của mình về vấn đề đó bằng những lập luận- gọi là lí lẽ.
- Con người không thể sống một mình mà phải có bạn.
- Bạn là người thân, tin tưởng để cùng ta tâm sự, giãi bày niềm vui, nỗi buồn.
- Mục thường nêu vấn đề rồi lại trả lời vấn đề ấy:
+ Xã luận, bài phát biểu.
+ Trả lời bạn xem truyền hình.
+ Vì sao lại thế.
+ Bình luận thể thao...
* Trong cuộc sống có rất nhiều vấn đề cần phải bàn luận, những vấn để cần phải được làm rõ, làm sáng tỏ để có sức thuyết phục người đọc, người nghe - Đó là nhu cầu nghị luận.
2. Thế nào là văn bản nghị luận?
* Ngữ liệu - phân tích ngữ liệu:
 Chống nạn thất học của Hồ Chí Minh 
- Thất học là không được đi học - không có sự hiểu biết, không biết đọc, biết viết- gọi là mù chữ.
- Đối tượng là toàn thể nhân dân Việt Nam. 
- Mục đích: Kêu gọi nhân dân tham gia xóa nạn mù chữ.
- Bác nêu ra tình trạng và nguyên nhân mù chữ của dân tộc ta trong thời thực dân Pháp cai trị.
+ Khi xưa Pháp cai trị... 95% mù chữ.
+ Bác nói về sự cần thiết phải biết đọc, biết viết...
+ Mọi người phải có kiến thức... tham gia xây dựng nước nhà.
+ Người biết chữ dạy người chưa biết chữ...
+ ... “Phụ nữ càng cần phải học”.
- Luận điểm Bác đưa ra:
+ Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí.
+ Mọi người dân Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi và bổn phận của mình là biết đọc, biết viết.
* Bác đã liệt kê các lí lẽ:
- Vì sao nhân dân ta ai cũng phải biết dọc, biết viết? Biết đọc, biết viết để làm gì? 
- Việc chống nạn thất học có thực hiện được không? Thực hiện bằng cách nào?
* Chống nạn thất học là một tư tưởng, một quan điểm của Bác (không thể trình bày bằng tự sự, miêu tả, hoặc biểu cảm được). (Vì hiểu văn bản đó không thể giải quyết vấn đề một cách ngắn gọn, chặt chẽ, rõ ràng, đầy đủ như vậy được). Vấn đề đó là một luận điểm rõ ràng và đúng đắn. Để mọi người hiểu và làm tốt theo yêu cầu của mình, Bác đã dùng lí lẽ, dẫn chứng hợp lí.
* Bài văn trình bày tư tưởng, quan điểm bằng lí lẽ và dẫn chứng gọi là văn nghị luận.
* Chú ý: Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết bằng những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.
* Ghi nhớ: SGK - 9.
- HS đọc ghi nhớ: sgk - 9
3. Luyện tập - củng cố: (9p)
- Em hãy cho biết một vài vấn đề cần bàn luận? (Vì sao phải học tập tốt?)
- Tại sao nói: Tục ngữ được biểu đạt bàng phương thức nghị luận? giải thích?
4. Hoạt động nối tiếp: (1p)
- Học bài - thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị: Tiết sau luyện tập.
5. Dự kiến kiểm tra, đánh giá: (4p)
- Kiểm tra đầu giờ: Đọc thuộc lòng: Tục ngữ về con người và xã hội? Phân tích một câu tục ngữ mà em thích?
__________________________________________________________________
Ngày soạn: 12/ 1/ 2019
Ngày giảng: 7A: 
 7B:
Tiết 76: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:
1. KiÕn thøc :
- Hiểu kh¸i niÖm v¨n b¶n nghÞ luËn
- Biết được nhu cÇu nghÞ luËn trong ®êi sèng
- Hiểu nh÷ng ®Æc ®iÓm chung cña v¨n b¶n nghÞ luËn
2. Kü n¨ng:
- NhËn biÕt văn bản nghÞ luËn khi ®äc s¸ch b¸o, chuÈn bÞ ®Ó tiÕp tôc t×m hiÓu s©u, kü h¬n vÒ kiÓu văn bản quan träng nµy
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng văn nghị luận vào đọc, hiểu văn bản.
* Năng lực hướng tới
- Phát triển cho HS năng lực giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, năng lực thưởng thức
 văn bản, hợp tác, giao tiếp.
II. Tài liệu, phương tiện và phương pháp:
1. Chuẩn bị:
- GV: sgk, sgv, văn bản mẫu, KHBH, CKTKN
- HS: sgk, đọc - tìm hiểu trước sgk.
2. Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, phân tích, diễn giảng, gợi mở, đàm thoại.
III. Tiến trình dạy học:
1. Giới thiệu bài học: (1p): 
	Để nắm chắc kiến thức về văn nghị luận, biết nhận diện, biết xác định đâu là luận điểm, đâu là lý lẽ, đâu là dẫn chứng.... Chúng ta đến với tiết học hôm nay.
2. Dạy học bài mới: ( 35p)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 2:(35p)
* Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức đã học để nhận diện văn nghị luận...
* Cách tiến hành: Thực hành.
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
* HS thực hiện nhiệm vụ:
* Hs báo cáo nhiệm vụ 
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- Đây có phải bài văn nghị luận không? Vì sao?
- Tác giả đề xuất ý kiến gì?
- Những dòng câu văn nào thể hiện ý kiến đó?
- Để thuyết phục được người đọc, tác giả nêu ra những lý lẽ và dẫn chứng nào?
- Bài văn nghị luận này có giải quyết vấn đề đó trong thực tế không?
- Em hãy cho biết bố cục và nhiệm vụ từng phần của bài văn? 
- Bài tập này nhằm giải quyết vấn đề gì?
- Vì sao biển hồ thứ nhất có tên gọi là biển hồ chết?
- Chi tiết nào chứng tỏ biển hồ thứ hai là biển sống?
- Từ biển hồ sống, biển hồ chết, tác giả muốn nói gì?
(HS liên hệ thực tế: Cách sống của con người).
* Gv nhận xét và chốt kiến thức: 
* KL: HS khắc sâu thêm kiến thức.
II. Luyện tập:
1. Bài 1: (SGK - 9):
Bài văn: Cần tạo thói quen tốt trong đời sống.
- Đây là bài văn nghị luận vì nó xác lập một tư tưởng, một quan điểm đối với người đọc, người nghe.
- Ý kiến: “ Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội”.
+ Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội.
+ Có thói quen tốt và thói quen xấu.
+ Tạo được thói quen tốt là rất khó.
- Lý lẽ: Có thói quen tốt và thói quen xấu.
+ Thói quen tốt.
+ Thói quen xấu.
+ Rèn luyện để có thói quen tốt -> nếp sống đẹp.
- Dẫn chứng:
+ Thói quen tốt: Luôn dậy sớm...
+ Thói quen xấu: Hút thuốc lá...
- VB này giải quyết vấn đề có trong thực tế: cần tạo ra những thói quen tốt trong đời sống, loại bỏ những thói hư tật xấu để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn (Đây là vấn đề xã hội cần được quan tâm).
2. Bài 2: (SGK - 10):
- Bố cục gồm 3 phần:
+ Đặt vấn đề: Từ đầu -> là thói quen tốt: Giới thiệu thế nào là thói quen tốt (Vấn đề cần bày tỏ quan điểm).
+ Giải quyết vấn đề: Hút thuốc lá -> rất nguy hiểm: Dẫn chứng, lý lẽ làm rõ, sáng tỏ vấn đề. Vì sao? (Thật vậy), Tại sao?... (Đúng vậy).
+ Kết thúc vấn đề: Còn lại: Khẳng định lại vấn đề, tác dụng của vấn đề đó.
3. Bài 4: (SGK - 10 + 11):
- Giải thích rõ lí do tên gọi của hai biển hồ ở Pa - le - xtin: Biển chết và biển sống.
- Biển hồ chết: Là không có sự sống. Nước mặn chát không loại cá nào sống nổi - giữ nước cho riêng mình, không chia sẻ.
- Biển hồ sống: Thu hút nhiều khách du lịch. Nước trong mát, có sự sống của con người, cây cỏ. Biết chia nguồn nước với các dòng chảy khác.
* Trong cuộc sống cần phải biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn:
- Người biết chia sẻ niềm vui - niềm vui nhân đôi. 
- Khi biết tâm sự nỗi buồn - nỗi buồn sẽ vơi đi một nửa. (Bài văn kể chuyện để nghị luận).
3. Luyện tập - củng cố: (4p)
- Đặc điểm của văn nghị luận? cách trình bày? Giải thích: Vì sao phải học tốt?
- Tại sao nói: Tục ngữ được biểu đạt bàng phương thức nghị luận? giải thích?
4. Hoạt động nối tiếp: (1p)
- Học bài - làm bài tập 3.
- Chuẩn bị: Chương trình đại phương (phần văn và Tập làm văn).
5. Dự kiến kiểm tra, đánh giá: (4p)
- Kiểm tra đầu giờ: Thế nào là văn nghị luận? Kể tên một số kiểu văn nghị luận thường gặp trên sách, báo, tạp chí, truyền hình?
____________________________________________________
Ngày 14 tháng 1 năm 2019
 HT KÝ DUYỆT
Ngày soạn: 19 /1 / 2019
Ngày giảng: 7A: 
 7B:
TIẾT 77: TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
 - Hồ Chí Minh - 
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:
1. KiÕn thøc:
- Hiểu biết nÐt ®Ñp truyÒn thèng yªu n­íc cña nh©n d©n ta
- Nhận biết đÆc ®iÓm NT v¨n nghÞ luËn Hå ChÝ Minh qua văn bản . 
2. Kü n¨ng:
- NhËn biÕt văn bản nghÞ luËn x· héi
- §äc

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_7_hoc_ky_ii_nam_hoc_2018_2019.doc