Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 37: Văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 37: Văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu.

1. Về kiến thức:

- Tình quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí Bạch

- Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ

- Hình ảnh ánh trăng - vầng trăng tác động tới tâm tình nhà thơ

2. Về kĩ năng

 - Đọc hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt

 - Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ

 - Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ với bản phiên âm chữ Hán, PTTP

3. Về thái độ: Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước.

II. Phần chuẩn bị của GV và HS

1. Chuẩn bị của giáo viên. Nghiên cứu tài liệu. Soạn giáo án.

2. Chuẩn bị của học sinh. Đọc bài mới, soạn bài.

III. Tiến trình bài dạy:

1.Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh

* Đặt vấn đề : (1’) Vọng nguyệt hoài hương (trông trăng nhớ quê) là một đề tài phổ biến trong thơ cổ phương Đông. Trong loại thơ nhìn trăng mà thổ lộ tâm tình đối với quê hương, có thể nói bài có khuôn khổ nhỏ nhất, ngôn từ đơn giản, tinh khiết nhất mà lại có ma lực lớn nhất được truyền tụng rộng rãi nhất phải là bài Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch, người được mệnh danh là Tiên thơ .

 

docx 18 trang Trịnh Thu Thảo 3120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 37: Văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/10/2021
Ngày dạy: .2./11/2021-lớp 7A
 .2./11/2021-lớp 7B
 .1./11/2021-lớp 7C
Tiết 37. Văn bản 
CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH 
 ( Lý Bạch )
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức:
- Tình quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí Bạch
- Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ 
- Hình ảnh ánh trăng - vầng trăng tác động tới tâm tình nhà thơ 
2. Về kĩ năng
 - Đọc hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt
 - Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ
 - Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ với bản phiên âm chữ Hán, PTTP
3. Về thái độ: Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước. 
II. Phần chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của giáo viên. Nghiên cứu tài liệu. Soạn giáo án.
2. Chuẩn bị của học sinh. Đọc bài mới, soạn bài.
III. Tiến trình bài dạy:
1.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
* Đặt vấn đề : (1’) Vọng nguyệt hoài hương (trông trăng nhớ quê) là một đề tài phổ biến trong thơ cổ phương Đông. Trong loại thơ nhìn trăng mà thổ lộ tâm tình đối với quê hương, có thể nói bài có khuôn khổ nhỏ nhất, ngôn từ đơn giản, tinh khiết nhất mà lại có ma lực lớn nhất được truyền tụng rộng rãi nhất phải là bài Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch, người được mệnh danh là Tiên thơ ... 
2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
?
H
G
?
?
?
?
?
?
?
?
?
G
?
?
G
?
G
?
?
?
?
?
?
?
G
?
?
G
?
G
?
?
 Nêu sự hiêu biết của em về tác giả Lí Bạch?
 - HD đọc: giọng chậm, buồn, tình cảm. Nhịp 2/3.
- GV đọc phiên âm.
- Học sinh đọc dịch nghĩa và dịch thơ.
- Lưu ý chú thích giải nghĩa từ SGK T123.
 Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Trong các bài thơ đã học có bài thơ nào cũng được sáng tác theo thể thơ này? 
- Phò giá về kinh (Trần Quang Khải).
 Em hiểu như thế nào về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật?
- Mỗi bài có 4 câu, 7 chữ.
- Tuân theo qui tắc Nhất ngũ tam bất luận, nhị tứ lục phân minh. Tức là các chữ 1, 3, 5 là B hoặc T đều được. Nhưng chữ thứ 2, 4, 6 phải đúng luật BT.
VD: Nếu chữ thứ 2 là B, chữ thứ 4 phải là T, chữ thứ 6 phải là B, hoặc nếu chữ thứ 2 là T, chữ thứ 4 phải là B, chữ thứ 6 phải là T...
 Vậy ở bài Tĩnh dạ tứ có tuân theo niêm luật như vậy không?
- Không. Vì ở câu thứ 2: chữ thứ 2, 4 đều là T. ở câu thứ 3, 4 chữ thứ 2 đều vần B.
-> Thơ cổ thể không bị những qui tắc về niêm luật, đối ràng buộc.
 Có ý kiến cho rằng trong bài Tĩnh dạ tứ, hai câu đầu thuần tuý là tả cảnh, hai câu sau thuần tuý tả tình. Em tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
- Không. Vì ở hai câu đầu không đơn thuần chỉ tả cảnh. ở đây chủ thể vẫn là con người, cảnh được miêu tả thông qua cảm nghĩ của chủ thể. Còn câu sau không đơn thuần là tả tình mà còn tả cả ánh trăng sáng trên bầu trời.
 Như thế trong văn bản này tác giả đã SD những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là mục đích, phương thức nào là phương tiện?
- Biểu cảm là mục đích, miêu tả là phương tiện.
 Sự kết hợp đó thể hiện mối quan hệ nào trong bài thơ?
- Quan hệ giữa cảnh và tình. Nhớ quê không ngủ được, thao thức thấy trăng sáng lại càng nhớ quê.
 Trăng xuất hiện ở những lời thơ nào trong các bản phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ?
- Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt...
(Ánh trăng sáng đầu giường
Ngỡ là sương trên trên mặt đất
Ngẩng đầu ngắm trăng sáng...)
 Có gì độc đáo trong cách miêu tả ở các câu thơ trên?
- Đều là tả cảnh trăng sáng. Từ minh nguyệt được nhắc tới 2 lần.
 Chú ý 2 câu thơ đầu, ánh trăng được miêu tả ở đây có gì khác thường?
- Ánh trăng ở đây không phải là ánh trăng ngoài sân hay trên mái nhà hay trăng lồng cổ thụ mà là ánh trăng chiếu rọi nơi đầu giường. 
 Câu thơ đầu với những vần bằng êm ả như tạo nên nét êm đềm của dòng sông trăng, gieo vào lòng người đọc cảm giác thanh tĩnh lạ thường. Trong đêm chỉ có ánh trăng là chủ thể thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp thanh khiết nhất. Như trút bỏ cái náo động xô bồ ban ngày, đất trời chỉ là tràn ngập ánh trăng. Có lẽ trong đêm ấy, ở chốn tha hương, nhà thơ đang nằm thao thức không ngủ hoặc có thể đã ngủ rồi, chợt tỉnh, bắt gặp ánh trăng mà không sao ngủ được tiếp được nữa. Và trong trạng thái ấy, nhà thơ đã cảm nhận được vẻ đẹp của ánh trăng trong một khoảng hẹp thu nhỏ, khoảng sáng ở đầu giường. 
 Nhìn ánh trăng ấy nhà thơ có cảm nhận như thế nào?
- Nhìn trăng sáng, nhà thơ ngỡ là sương phủ trên mặt đất.
 Em có nhận xét gì về chữ nghi và chữ sương ở câu thơ thứ 2?
- Chữ nghi (ngỡ là) và chữ sương xuất hiện 1 cách rất tự nhiên và hợp lí. Trăng sáng quá chuyển thành màu trắng giống như sương là một điều có thật mà trước Lí Bạch mấy trăm năm nhà thơ Tiêu Cương đã cảm nhận: Dạ nguyệt tự thu sương (trăng đêm giống như sương thu). Tuy nhiên ở Tiêu Cương, cảm nhận đó đã hình thành nên phép so sánh để miêu tả, còn ở LB, nó lại thể hiện trong 1 khoẳnh khắc suy nghĩ của con người. 
 So sánh bản phiên âm và bản dịch ở hai câu đầu, em thấy bản dịch thơ đã thêm vào những động từ nào? Điều đó có ảnh hưởng tới việc biểu thị vai trò của tác giả khi cảm nhận ánh trăng không?
- Bản dịch thơ đã thêm vào hai từ rọi, phủ khiến cho người đọc có cảm giác là 2 câu thơ chỉ tả cảnh, ý vị trữ tình của chủ thể bộc lộ cảm xúc có phần mờ nhạt đi. Chính chữ nghi trong nguyên bản đã cho thấy sự hoạt động nhiều mặt của chủ thể trữ tình: ánh trăng trong đêm, dù đẹp đẽ, giàn giụa vẫn chỉ là đối tượng nhận xét, cảm nghĩ của nhà thơ mà thôi.
 Lần thứ hai, trăng được gợi tả như thế nào trong thơ?
- Cả một vầng trăng hiện ra sáng láng trước mặt con người.
 Không khí bao trùm cảnh vật lúc này như thế nào?
- Không khí thật tĩnh lặng trong đêm khuya.
 Tại sao chỉ tả trăng mà gợi được cả một đêm thanh tĩnh?
- Trăng trên mặt đất như sương, trăng sáng láng trên bầu trời. Trời đất ngập tràn ánh trăng. Mà trăng là sự sống thanh tĩnh của đêm. Vì vậy tác giả tả trăng mà gợi được cả một không gian yên tĩnh.
 Như vậy qua 3 câu thơ đầu, em cảm nhận được vẻ đẹp nào của đêm trăng trong thơ LB?
 Nhìn ánh trăng lọt vào đầu giường trong đêm khuya ngỡ là sương thu trên mặt đất. Sự cảm nhận ấy cho ta biết cảm giác gì trong lòng người xa xứ?
 Từ cảm giác ấy, TG bộc lộ tình cảm gì? Những câu thơ nào cho ta biết điều đó?
- Nỗi nhớ quê hương.
 Chỉ ra thủ pháp nghệ thuật được TG sử dụng trong hai câu thơ cuối? Nhận xét cách sử dụng NT đó?
- Hai câu thơ đối ý đối thanh thật chỉnh. Số lượng chữ của các bộ phận tham gia đối bằng nhau, cấu trúc ngữ pháp của các bộ phận tham đối giống nhau, từ loại của các chữ tương ứng ở hai vế giống nhau. Đặc biệt chữ đầu ở câu 3 và câu 4 đối nhau: đối trùng thanh trùng chữ (chỉ có trong thơ cổ thể mới có thể dùng cách đối này).
 Phép đối trên có tác dụng gì trong việc bộc lộ cảm xúc của tác giả?
- Hai cụm từ cử đầu, đê đầu giúp người đọc hình dung cái cách ngắm trăng sáng và nhớ quê hương của tác giả. Ngẩng đầu là hướng ra ngoại cảnh để nhìn trăng; cúi đầu là hướng nội, nhìn vào lòng mình trĩu nặng một tâm tư, một nỗi nhớ quê da diết.
 Em hiểu cố hương nghĩa là gì? Tại sao trông trăng tác giả lại nhớ cố hương?
- Cố hương là quê cũ nhưng cũng là dĩ vãng đầy ắp kỉ niệm của tuổi hoa niên, là nơi chôn nhau cắt rốn, là nơi rất đỗi thân thương mà mỗi khi nhắc tới lại cảm thấy lòng mình trĩu nặng.
- Thuở nhỏ, LB thường lên núi Nga Mi ở quê nhà để ngắm trăng. Lớn lên, xa quê không có dịp trở về cứ nhìn trăng ông lại nhớ quê. Giờ đây, đứng trước đất trời trong cảnh trăng vời vợi, bao hình ảnh ngày xưa tái hiện về dồn dập, nén chặt, chất chứa như một đoạn phim quay chậm. Quá khứ, hiện tại, chốn quê xưa, nơi đất khách quê người, thành công, thất bại... tất cả chợt ùa về, đan xen hoà quyện trong lòng tác giả.
 Có ý kiến cho rằng câu thơ thứ 3 nối tiếp ý của 2 câu thơ trên đồng thời tạo thế để hạ câu kết. Theo em có đúng không?
- Đúng. Vì hành động ngẩng đầu xuất hiện như một động tác tất yếu để kiểm nghiệm điều mà câu thơ thứ 2 đã đặt ra: Vùng sáng đầu giường là sương hay trăng? ánh mắt của LB chuyển từ trong ra ngoài, từ mặt đất lên bầu trời; từ chỗ chỉ thấy ánh trăng đầu giường đến chỗ thấy cả vầng trăng. Và khi thấy vầng trăng cũng đơn côi lạnh lẽo như mình, lập tức nhà thơ lại cúi đầu. Cúi đầu không phải để nhìn sương trên mặt đất mà để suy ngẫm về quê hương. 
 Ngẩng đầu, cúi đầu, cử chỉ ấy đã diễn tả rất rõ tâm trạng của con người. Chỉ trong một khoẳnh khắc đã tác động đến mối tình quê của người xa xứ, đủ thấy thường ngày tình cảm ấy luôn thường trực, sâu nặng biết bao trong lòng tác giả.
 Qua phân tích, em hiểu về tình cảm của LB đối với quê hương được bộc lộ trong bài thơ như thế nào?
- LB là người nặng tình với quê lại luôn phải sống xa quê nên tình quê của ông vừa thiết tha nhớ nhung vừa xen kẽ nỗi tủi hổ. Tấm lòng của ông mãi mãi như vầng trăng sáng luôn hướng về quê hương.
 Hãy gạch chân các động từ trong toàn bài thơ và tìm chủ thể của các hành động đó?
- Nghi, cử, vọng, đê, tư.
- Tất cả các chủ ngữ đều bị lược bỏ, không chỉ rõ chủ thể của hành động là ai. Đây là hình thức rút gọn câu (sẽ được học ở bài 19).
 Vậy ta có thể hiểu chủ thể trữ tình ở bài thơ này là ai?
- Có thể là LB hoặc cũng có thể hiểu là bất cứ ai. Như vậy có thể hiểu nỗi nhớ quê trong bài là của LB hoặc cũng có thể hiểu đó là tình cảm của bất cứ người nào, bất cứ kẻ xa xứ nào.
 Em có nhận xét gì về ngôn ngữ thơ của LB trong bài Tĩnh dạ tứ? 
 Hãy khái quát giá trị nội dung của tác phẩm? 
I. Đọc và tìm hiểu chung. (7’) 
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm
(SGK)
2. Đọc văn bản
-> Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt (thơ cổ thể).
II. Phân tích.
1. Cảnh đêm trăng (14’)
- Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
(Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương)
⭢ Ánh trăng khác nào sương trên mặt đất
- Cử đầu vọng minh nguyệt
(Ngẩng đầu nhìn trăng sáng)
=>Cảnh đêm trăng sáng mang vẻ đẹp dịu êm, mơ màng và yên tĩnh.
2. Cảm nghĩ của tác giả. (13’)
- Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
-> Cảm giác trống trải, lạnh lẽo, cô đơn.
- Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương.
(Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương)
-> NT: đối.
=> Nỗi nhớ quê hương sâu nặng, tha thiết luôn bền chặt trong lòng người lữ khách.
III. Tổng kết (3’)
1. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ giản dị mà tinh luyện.
2. Nội dung: 
Ghi nhớ SGK/124
3. Củng cố, luyện tập : (2’)
? Nhận xét hai câu thơ dịch (T125)?
- Giống: Tương đối đủ ý.
- Khác: 
+ LB không dùng phép so sánh, không chỉ rõ ai là chủ thể trữ tình.
+ Nguyên tác có 5 động từ, bản dịch chỉ còn 3...
4. Hướng dẫn tự học ở nhà: (1’)
- Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Làm bài tập phần luyện tập (SGK/125)
- Chuẩn bị: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. Với nội dung câu hỏi SGK
Ngày soạn 27/10/2021
Ngày giảng:2/11/2021-lớp 7A
 2/11/2021-lớp 7B
 1/11/2021-lớp 7C
Tiết 38. Văn bản 
NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
( Hồi hương ngẫu thư ) 
 Hạ Tri Chương
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Hạ Tri Chương
- Cảm nhận tình yêu quê hương bền chặt, sâu nặng chợt nhói lên trong một tình huống ngẫu nhiên, bất ngờ được ghi lại một cách hóm hỉnh trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật
- Thấy được tác dụng của nghệ thuật đối và vai trò của câu cuối trong bài thơ tuyệt cú.
2. Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích thơ tuyệt cú qua bản dịch tiếng Việt.
- Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ Đường
- Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.
3. Về thái độ:
 - Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước. 
III. Phần chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Nghiên cứu tài liệu. Soạn giáo án.
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Đọc bài mới, soạn bài.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
* Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Trình bày những hiểu biết của em về thể thơ đó?
 * Đáp án: Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. Mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ. Vần gieo ở các tiếng cuối câu 1, 2, 4.
 * Đặt vấn đề : (1’) Xa quê, nhớ quê là những đề tài quen thuộc trong thơ cổ trung đại phương Đông. Nhưng mỗi nhà thơ trong mỗi hoàn cảnh riêng lại có những cách thể hiện khác nhau. Với Hồi hương ngẫu thư, Hạ Tri Chương lại có cách thể hiện tình yêu quê rất riêng, rất độc đáo. Tiết học hôm nay...
2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
?
?
G
?
?
?
?
?
?
G
?
G
?
G
?
?
G
?
?
G
?
?
G
?
?
?
G
?
?
?
 Nêu một vài nét về tác giả Hạ Tri Chương?
 Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào?
 - HD đọc: 
 + Câu 1, 2: giọng trầm, buồn.
 + Câu 3, 4: Giọng cao hơn và nhấn mạnh ở tiếng cuối.
 - GV đọc phiên âm.
 - Học sinh đọc dịch nghĩa và dịch thơ.
 - Lưu ý chú thích giải nghĩa từ SGK T125.
 Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Thể thơ ở 2 bản dịch có gì khác? 
- Tuy khác nhiều về nhịp, câu, vần, luật, giọng điệu nhưng các dịch giả đều cố chuyển được tâm trạng, cảm xúc vui buồn, ngỡ ngàng của nhà thơ khi trở về quê cũ mà trẻ con lại tưởng ông là khách lạ.
 Qua chú thích (SGK), em hiểu lần về quê này của HTC có gì đặc biệt?
- Năm 86 tuổi, sau hơn 50 năm làm quan ở Trường An (Kinh đô TQ thời nhà Đường), HTC từ quan cáo lão về quê. Đây là lần về đầu tiên sau bao nhiêu năm xa cách và cũng là lần về cuối cùng để ở hẳn. Ông qua đời cuối năm đó (744). Từ giã kinh đô, từ giã triều đình để trở về quê hương, đó là nghĩa cử cao đẹp đáng trân trọng của nhiều bậc chính nhân quân tử ngày xưa như Khuất Nguyên thời Xuân Thu chiến quốc, Đào Tiềm - Đào Uyên Minh đời Tấn, hay như Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Việt Nam.
 Rõ ràng về quê là có chủ ý nhưng tại sao tác giả lại lấy tiêu đề của bài thơ là Ngẫu nhiên viết ?
- Ngẫu nhiên viết vì tg vốn không chủ định làm thơ ngay khi mới đặt chân đến quê nhà. việc sáng tác thơ hoàn toàn tình cờ vì cái duyên cớ ngẫu nhiên: Về đến làng, gặp đám trẻ con, chúng tưởng ông là khách lạ đâu đến. Chính cái duyên cớ ngẫu nhiên khiến tg nổi thi hứng mà sáng tác bài thơ.
- Nhưng nếu chỉ vì duyên cớ ngẫu nhiên thì bài thơ không thể hay và xúc động như thế mà ẩn sau đó là tình cảm quê hương dồn nén bao năm bây giờ mới có dịp để nhà thơ thổ lộ...
 Tình quê của tác giả được bộc lộ bắt đầu từ những suy nghĩ nào? Câu thơ nào thể hiện rõ điều đó?
- Nghĩ về tuổi trẻ, nghĩ về tuổi già, về tình quê...
 Hai câu thơ đầu được sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào?
- C1: Đối vế câu, đối danh từ (thiếu tiểu / lão đại), đối động từ (li/hồi) -> Đối cả lời và ý khá chỉnh.
- C2: Đối vế câu, đối danh từ (hương âm /mấn mao), đối ý (vô cải /tồi).
 Qua phép đối trong câu 1, em hiểu gì về cuộc đời của tác giả?
- C1 kể một cách khái quát, ngắn gọn về quãng đời xa quê, làm quan của tác giả. Rời quê từ khi còn trẻ, mãi đến khi trở về thì cũng là lúc đã già. Từ lúc đi đến lúc về, con người đã đổi khác cả về tuổi tác, vóc người. Cảnh ngộ li biệt ấy là bi kịch của vị đại quan đời Đường, công danh thì thành đạt nhưng suốt cuộc đời phải li gia. Nỗi sầu li gia là một trong những nỗi đau day dứt không nguôi của người xa xứ xưa nay. 
 Trong câu thơ thứ 2, tác giả còn nhắc đến sự thay đổi nào nữa? Em cảm nhận được điều gì về cảm xúc của tác giả khi nói đến những đổi thay ấy?
- Câu thơ thứ 2 là câu miêu tả, tg dùng hình ảnh để nói về sự thay đổi, đó là mái tóc đã bạc theo thời gian, năm tháng. Có cảm xúc bùi ngùi trước sự trôi chảy của thời gian và tuổi tác. Đó là... 
 Đối lập với tất cả những gì đã thay đổi trên thì ở con người tg có gì không thay đổi?
Giọng quê? 
- Giọng nói mang bản sắc riêng của một vùng quê. Giọng quê chính là chất quê, là hồn quê biểu hiện trong giọng nói của con người.
 Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
- Suốt một đời xa quê, khách li hương giờ mái tóc đã bạc phơ, những sợi tóc mai đã rụng bớt. Thời gian đã làm cho vóc dáng, tuổi tác con người thay đổi rất nhiều nhưng giọng nói thì vẫn mang bản sắc của quê hương, không hề thay đổi. Như vậy có nghĩa là chất quê, hồn quê vẫn còn trong con người, không bao giờ thay đổi.
 Như vậy, nói giọng quê không đổi là tác giả muốn khẳng định điều gì?
Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt ở câu 1 và 2?
- Câu 1: biểu cảm qua tự sự.
- Câu 2: biểu cảm qua miêu tả.
-> Biểu cảm gián tiếp.
 Hãy so sánh và nhận xét hai bản dịch thơ ở hai câu thơ đầu?
- Mỗi bản dịch đều có cái hay riêng nhưng cũng có nét hạn chế riêng:
+ Bản dịch 1: Câu 1 đã làm rõ phép đối chỉnh 3/3. Câu 2 dịch còn thô, chưa rõ ý (tóc đà khác bao).
+ Bản dịch 2: Câu 1 phép đối chưa thật chỉnh nhưng câu 2 lại dịch thoát ý và có hồn hơn (Sương pha mái đầu).
Tình quê của HTC thật thắm thiết, đậm đà... Vậy duyên cớ nào đã khiến ông ngẫu nhiên làm thơ để bày tỏ lòng mình như thế...
- HS đọc 2 câu cuối.
 Khi tác giả đặt chân về làng thì có tình huống nào xảy ra? Em có nhận xét gì về tình huống đó?
- Một lũ trẻ con ùa ra, tò mò nhìn ông lão đầu tóc bạc phơ, lụ khụ chống gậy bước xuống kiệu như một người xa lạ. ông lão chư kịp nói gì thì chúng đã nhanh miệng hỏi: Ông khách từ đâu đến làng?
 Tại sao lại xảy ra chuyện như vậy? Có điều gì có lí và điều gì vô lí trong tình huống này?
- Lũ trẻ là những kẻ sinh sau đẻ muộn. Khi nhà thơ rời quê ra đi, có lẽ bố mẹ chúng cũng chưa ra đời. Vậy thì chúng làm sao có thể nhận ra ông lão đồng hương đang ngơ ngác, ngỡ ngàng trước mặt chúng. Vốn là những đứa trẻ tò mò, hồn nhiên, tốt bụng và hiếu khách nên thấy người lạ đến làng, chúng vui mừng chào hỏi là lẽ đương nhiên. Câu hỏi chúng dành cho ông lão lúc này là hoàn toàn có lí.
- Nhưng có một điều hết sức vô lí với nhà thơ. Đó là ông bỗng trở thành người khách lạ ngay giữa giữa quê hương mình. Ông vốn là người ở chốn này mà lại chẳng có ai nhận ra. Trở về chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình mà lại bị xem như là khách.
 Việc bọn trẻ tươi cười, hớn hở chào hỏi đáng lẽ phải gây được cảm xúc nào ở người gặp chúng?
- Cảm giác thân thiện, dễ chịu, thoải mái mừng vui.
 Thế nhưng với Hạ Tri Chương thì điều đó đã tác động đến đến tâm trạng của nhà thơ như thế nào?
- Âm thanh vui tươi, tiếng cười hỏi của bọn trẻ dã tác động rất lớn đến tâm trạng nhà thơ. Trước hết là ngạc nhiên, sau đó là đến nỗi buồn tủi, ngậm ngùi, xót xa cùng ập đến. Mình vốn là người ở đây mà khi trở về làng chẳng có ai nhận ra, bỗng nhiên lại trở thành khách lạ ngay giữa quê hương mình. Trong lòng ông nhói lên nỗi buồn tủi vì tất cả tình yêu, nỗi nhớ quê tích tụ, dồn nén trong ông đã hơn nửa thế kỉ, đến giờ ngờ đâu lại được đền đáp thế này ư? Cho nên nhìn bọn trẻ càng hớn hở, vui mừng bao nhiêu thì lòng ông lại càng sầu muộn bấy nhiêu.
 Em có nhận xét gì về giọng điệu 2 câu thơ cuối?
 Từ đó, ta hiểu như thế nào về cảm xúc của tác giả khi trở về quê?
 Cùng là biểu hiện tình quê nhưng ở câu trên và câu dưới có gì khác nhau về giọng điệu?
- 2 câu trên: bề ngoài tỏ ra bình thản, khách quan nhưng vẫn phảng phất một nỗi buồn.
- 2 câu dưới: giọng điệu bi hài kín đáo, thấp thoáng ẩn hiện sau lời tường thuật khách quan hóm hỉnh. TG giả dùng hình ảnh âm thanh vui tươi để thể hiện sự xót xa, ngậm ngùi trong lòng mình. Càng xót xa ngậm ngùi trước hoàn cảnh trớ trêu của mình, tác giả càng bộc lộ rõ tình cảm thắm thiết của mình với quê. => Biểu cảm gián tiếp.
So sánh hai bản dịch thơ, em thấy bản dịch nào sát với nguyên tác hơn?
- Bản dịch 2 sát hơn.
 Bài thơ có những nét nghệ thuật đặc sắc nào?
Khái quát nội dung chính của bài thơ?
I. Đọc và tìm hiểu chung. (7’)
1. Tác giả, tác phẩm
- Hạ Tri Chương (659 - 744), quê ở Vĩnh Hưng, Việt Châu nay thuộc Chiết Giang, Trung Quốc.
- Bài thơ được viết khi ông về quê sau hơn 50 năm làm quan ở kinh đô, là mộttrong 2 bài nổi tiếng nhất của ông.
2. Đọc bài thơ
- Nguyên tác: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- 2 bản dịch: thể thơ lục bát. 
II. Phân tích.
1. Hai câu thơ đầu. (14’)
- Thiếu tiểu li gia,/ lão đại hồi (Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về)
Hương âm vô cải,/ mấn mao tồi (Giọng quê không thay đổi, nhưng tóc mai đã rụng)
-> NT: đối.
- Sự thay đổi:
+ Vóc người, tuổi tác. 
+ Mái tóc.
=>Nỗi buồn sâu xa về tuổi già không còn được gắn bó lâu dài với quê hương.
- Sự không thay đổi: Giọng quê.
=>Tình yêu quê hương đậm đà, bền chặt không bao giờ thay đổi.
2. Hai câu thơ cuối. (13’)
- Nhi đồng tương kiến bất tương thức (Trẻ con gặp mặt không quen biết)
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?
( Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến)
-> Giọng thơ hóm hỉnh, pha chút ngậm ngùi.
=>Sự đau xót, buồn tủi, ngậm ngùi kín đáo trước sự thay đổi của quê nhà.
III. Tổng kết (3’)
1. Nghệ thuật:
- Phương thức biểu cảm gián tiếp.
- Giọng thơ bi hài.
- SD phép đối đặc sắc.
2. Nội dung
( Ghi nhớ SGK/128)
3. Củng cố, luyện tập : (2’)
? Bức tranh trong SGK t126 minh hoạ cảnh nào?
- Cảnh TG vừa bước chân xuống kiệu về làng, chẳng có ai thân quen ra đón, chỉ có lũ trẻ đang chơi đùa, tưởng ông là khách lạ, chúng vui mừng hớn hở ra hỏi chào: Khách ở nơi nào đến?
? Theo em nội dung biểu cảm trong bai Hồi hương ngẫu thư có gì giống với bài Tĩnh dạ tứ?
- Đều bộc lộ một tình yêu quê thắm thiết.
4. Hướng dẫn tự học ở nhà: (1’)
- Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Làm bài tập phần luyện tập (SGK/128)
- Chuẩn bị: Luyện nói văn bản biểu cảm về sự vật, con người
Ngày soạn:27/10/2021
Ngày dạy: 3, 6/11/2021-lớp 7A
 3,6/11/2021-lớp 7B
 5,6/11/2021-lớp 7C
Tiết:39, 40. Tập làm văn.
LUYỆN NÓI:
 VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI.
	I. Mục tiêu.
	1. Về kiến thức:
- Cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày nói biểu cảm
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm
2. Về kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn bài văn biểu cảm về sự vật và con người
- Biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật và con người trước tập thể
 - Diễn đạt mạch lạc, rõ rãng những tình cảm của bản thân về sự vật và con người bằng ngôn ngữ nói.
	3. Về thái độ:
- Hs có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào thực hành tạo lập, trình bày văn bản biểu cảm.
	II. Phần chuẩn bị của GV và HS
	1. Chuẩn bị của giáo viên. Nghiên cứu tài liệu. Soạn giáo án.
2. Chuẩn bị của học sinh. Đọc bài mới, soạn bài.
III. Tiến trình bài dạy:
	1. Kiểm tra bài cũ: (1’). Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
*Đặt vấn đề : (1’) Giúp các em rèn kĩ năng bộc lộ tình cảm về sự vật và con người trước tập thể
 2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
G
G
- Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học sinh.
 GV nêu yêu cầu giờ luyện nói: 
- Văn nói khác văn viết ở chỗ câu văn không dài, nội dung không quá nhiều chi tiết. Nên chọn những ý và chi tiết quan trọng nhất, gợi cảm nhất.
- Khi phát biểu trứơc lớp, mở đầu bài nói phải có lời thưa gửi. Hết bài phải có lời cảm ơn thầy cô và cá bạn đã chú ý lắng nghe.
- Tác phong nhanh nhẹn, tự tin, tươi tắn lịch sự.
- Nội dung: phải trình bày đầy đủ, mạch lạc, thể hiện tính liên kết chặt chẽ.
- Nói to, rõ, có cảm xúc.
I. Chuẩn bị: (2’)
II. Thực hành: (38’)
Dàn ý một số đề cụ thể:
Đề 1: Cảm nghĩ về thầy cô giáo, những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai.
a, Mở bài:
- Giới thiệu chung về thầy (cô) và cảm xúc của mình với thầy (cô).
- Cảm xúc của bản thân với hình ảnh ẩn dụ ngầm so sánh các thầy cô giáo là những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai.
b, Thân bài:
* Hồi tưởng lại những kỉ niệm gắn bó với thầy:
- Thầy dạy môn gì? hình dáng, tính nết?...
- Những hành động của thầy để lại ấn tượng sâu sắc trong em:
+ Khi có bạn nào bị ốm, thầy phân công người chép bài cho bạn, cùng cả lớp đến thăm hỏi, động viên.
+ Một hôm trời đột ngột mưa, bạn Hoa không mang áo mưa, lại đang bị ho, thầy đưa bạn về tận nhà...
+ Những bài khó, thầy dừng lại giảng rất tỉ mỉ 
cho học trò hiểu...
+ Những bài tập về nhà, thầy chấm kĩ càng, sửa cho từng lỗi nhỏ.
+ Trong các phong trào chung, thầy luôn bên cạnh, hướng dẫn, cổ vũ cả lớp... 
+ Đặc biệt, thầy rất coi trọng giờ giảng, tận tuỵ với công việc của “người lái đò”...
* Cảm xúc của bản thân về thầy (cô): 
- Em luôn kính trọng, quí mến thầy. Thầy như người cha hiền từ bên đàn con nhỏ...Những kỉ niệm về thầy luôn in đậm trong em.
- Thầy luôn là tấm gương sáng cho chúng em noi theo.
c, Kết bài:
- Khẳng định tình cảm của bản thân với thầy (cô) 
- Lời hứa quyết tâm sẽ phấn đấu để không phụ lòng mong mỏi của thầy.
Đề 2: Cảm nghĩ về tình bạn.
a, Mở bài:
- Giới thiệu chung về bạn, mối quan hệ với em.
- Nêu lí do khiến em yêu quí bạn.
b, Thân bài:
- Nhưng phẩm chất của bạn:
+ Chăm chỉ. Học giỏi.
+ Tận tình giúp đỡ bạn bè. Tự giác giúp đỡ bố mẹ.
+ Ham học hỏi, thích tìm hiểu, quan sát.
+ Tự giác giúp đỡ bố mẹ...
- Cảm nghĩ của em về bạn:
+ Yêu quí, tôn trọng bạn...
+ Khi xa, em rất nhớ bạn...
c, Kết bài:
- Bạn luôn là tấm gương tốt cho em noi theo.
- Em sẽ luôn gần gũi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng bạn để tình bạn trong sáng, chân thành sẽ không bao giờ phai.
3. Củng cố, luyện tập : (2’)
 ? Các bước làm bài văn biểu cảm?
4. Hướng dẫn tự học ở nhà: (1’)
 - Nắm chắc các bước làm văn biểu cảm.
 - Chuẩn bị bài: Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_tiet_37_van_ban_cam_nghi_trong_dem_thanh_t.docx