Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 86 đến 128 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thủy

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 86 đến 128 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thủy

ÔN TẬP: SỐNG CHẾT MẶC BAY (tiết 2)

 Phạm Duy Tốn

I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 Thấy được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và những thành công về nghệ thuật của tác phẩm.

II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

 1. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn.

- Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ.

- Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay – một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại.

- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lý.

 2. Kĩ năng

- Đọc – hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỷ XX

- Kể tóm tắt truyện.

- Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập – tương phản và tăng cấp.

 III. CHUẨN BỊ:

 - Thầy: + Phương pháp: Nêu vấn đề + Thảo luận + Bình giảng

 + Chuẩn bị: Nghiên cứu, soạn bài, bảng phụ

 - Trò: Đọc - trả lời câu hỏi theo sgk.

IV. LÊN LỚP.

 1. Ổn định lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ.

 ? Tóm tắt văn bản Sống chết mặc bay.

 ? Tại sao nói đoạn 1 của văn bản là phần thắt nút của truyện?

 3. Bài mới.

 Hoạt động 1: Giới thiệu bài.

 Trong khi đê có nguy cơ sắp vỡ, người dân thì ra sức chống đỡ những người có trách nhiệm đi hộ đê đang ở đâu và làm gì ?

 

docx 145 trang Trịnh Thu Thảo 4480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 86 đến 128 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/03/2020
Tiết 86 
 ÔN TẬP: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được đặc điểm, công dụng của trạng ngữ; nhận biết trạng ngữ trong câu.
- Biết mở rộng câu bằng cách thêm và câu thành phần trạng ngữ phù hợp.
Lưu ý: học sinh đã được học tương đối kĩ về trạng ngữ ở Tiểu học.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
 1. Kiến thức
- Một số trạng ngữ thường gặp.
- Vị trí của trạng ngữ trong câu.
 2. Kĩ năng
- Nhận biết thành phần trạng ngữ của câu.
- Nhận biết các loại trạng ngữ.
- Hình thành cho hs các năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo, năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
	III. CHUẨN BỊ:
	1. Thầy: -Phương pháp: Quy nạp + Thảo luận
 -Chuẩn bị: nghiên cứu, soạn bài
	2. Trò: đọc trước bài mới, ôn lại kiến thức đã học.
	 IV. LÊN LỚP:
 1. æn ®Þnh líp.
 2. KiÓm tra bµi cò: Kiểm tra 5 phút
 - Thế nào là câu đặc biệt? Cho ví dụ.
	 - Nêu tác dụng của câu đặc biệt? Cho 1 ví dụ.
 3. Bµi míi :
	* Hoạt động 1: 
 Giới thiệu bài: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, chuyên bổ sung các thông tin về nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức, điều kiện...cho sự việc được nói đến trong câu. Trong một câu, có thể có hơn một trạng ngữ. Việc thêm trạng ngữ cho câu có tác dụng gì, chúng ta sẽ vào bài học hôm nay.( Thêm TN cho câu là một cách mở rộng câu).
Hoạt động Thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hình thành và phát triển năng lực
HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm của trạng ngữ.
 * HS quan sát ngữ liệu
? Hãy xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên? 
? Các TN vừa tìm được bổ sung cho câu những nội dung gì?
- TN không gian chỉ không gian trả lời cho câu hỏi có(ở, từ, đến) đâu, chỗ nào...
- TN thời gian trả lời cho câu hỏi có( từ, đến) bao giờ, vào lúc nào...
- TN chỉ ng. nhân trả lời cho câu hỏi có vì sao, vì cái gì, do đâu, tại ai, tại cái gì... 
- TN mục đích trả lời cho câu hỏi có để làm gì, nhằm mục đích gì...
- TN cách thức trả lời cho câu hỏi có như thế nào, theo cái gì bằng cách nào...
- TN phương tiện trả lời cho câu hỏi có bằng cái gì, nhờ phương tiện nào...
? Qua phân tích VD, ta thấy trạng ngữ được thêm vào câu nhằm mục đích gì ? 
? Có thể chuyển các TN nói trên sang những vị trí nào trong câu mà vẫn đảm bảo câu có ý nghĩa và lôgíc?
* GV cho hs thảo luận nhóm
Đổi chỗ TN trong câu
- Có thể chuyển các TN sang những vị trí khác nhau.
? TN có thể đứng ở những vị trí nào trong câu ? 
- Nhiều trường hợp TN không thể đứng cuối câu. VD
? Dấu hiệu nào để nhận biết trạng ngữ?
* HS đọc ghi nhớ sgk.
A. BỔ TRỢ KIẾN THỨC
I. Đặc điểm của trạng ngữ:
 1. Ví dụ 1
 a. Ý nghĩa, đặc điểm
 * C1: 
- Dưới bóng tre xanh ® bổ sung thông tin về địa điểm, nơi chốn, không gian...
- Đã từ lâu đời ® thời gian
*C2 - Đời đời, kiếp kiếp ® thời gian
*C3 :- Đã mấy nghìn năm® thời gian.
 *C4:- Nghìn đời nay ® thời gian.
- VD 2 : Cháu chiến đấu hôm nay
 Vì lòng yêu Tổ quốc
 Vì xóm làng thân thuộc
 Bà ơi cũng vì bà.
® Nguyên nhân.
- VD3 : Chúng ta cần chăm chỉ học hành để xây dựng đất nước® TN mục đích.
- VD4 : Như một luồng gió lốc, bốn chiếc máy bay nối đuôi nhau ào tới. ® TN cách thức.
- VD5: Bằng các phương tiện kĩ thuật hiện đại, họ đã sản xuất được hàng hoá chất lượng cao. ® TN phương tiện
à Ý nghĩa : 
 Bổ sung thông tin về địa điểm, thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức 
 b. Vị trí- hình thức: 
* Ví dụ: 
- Đã từ lâu đời, dưới bóng tre xanh...người dân cày VN dựng nhà... ® TN đứng giữa.
- Người dân cày VN... dưới bóng tre xanh...
® TN đứng cuối
à TN đứng đầu, đứng giữa, đứng cuối câu.
 * Lưu ý:
Đêm An ngủ với mẹ
 An đêm ngủ với mẹ.
 An ngủ với mẹ đêm => không thể nói được.
- Dấu hiệu nhận biết TN: Có quãng nghỉ khi nói và dấy phẩy khi viết.
* Ghi nhớ: T39/ SGK 
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực hợp tác.
Năng lực sáng tạo
Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
 B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
	 Bài tập 1 sgk:
	a. Mùa xuân (CN - VN)
	b. Mùa xuân (TN)
	c. Mùa xuân (Bổ ngữ cụm động từ)
	d. Mùa xuân (Câu đặc biệt)
 Bài tập 2 sgk: 
 	a.Trạng ngữ: Như báo trước mùa về của một thứ quà tinh khiết ® TN chỉ thời gian
	- Khi đi qua những cánh đồng xanh ® TN nơi chốn
	- Trong cái vỏ xanh kia ® TN chỉ nơi chốn
	- Dưới ánh nắng ® TN chỉ nơi chốn
	b. Với khả năng thích ứng... trên đây ® TN chỉ cách thức, phương tiện
Bài 3: Xác định trạng ngữ trong những câu dưới đây:
a, Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng lên trắng mênh mông.
b, Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá.
c, Một hôm, tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đen sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi ra cổ tay.
d, Buổi sáng hôm ấy, đã quá giờ đến lớp, tôi rất sợ bị quở mắng càng sợ vì thầy Ha-men đã dặn trước rằng thầy sẽ hỏi bài chúng tôi về các phân từ mà tôi chẳng thuộc lấy một chữ.
e, Đám trẻ mục đồng chúng tôi thả diều trên triền đê, chiều chiều.
g, Đứng bên đó, Bé trông thấy con đò, xóm chợ, rặng trâm bầu và cả những nơi ba má Bé đánh giặc.
Gợi ý trả lời:
Trạng ngữ trong các ví dụ
a, Mấy hôm nọ, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt
b, Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh
c, Một hôm
d, Buổi sáng hôm ấy
e, Chiều chiều
g, Đứng bên đó
Bài 4:Dựa vào kiến thức đã học, em hãy:
- Phân loại các trạng ngữ vừa tìm được ở trên
- Kể tên những loại trạng ngữ khác mà em biết
Gợi ý trả lời:
Trạng ngữ chỉ thời gian: Mấy hôm nọ, một hôm, buổi sáng hôm ấy
Trạng ngữ chỉ địa điểm: trên trời thì xanh, dưới nước thì xanh, trên những ao hồ quanh bãi trước mặt
Các loại trạng ngữ khác như trạng ngữ chỉ thời gian, chỉ cách thức, chỉ chất liệu
	4. Củng cố: Gọi 1 hs đọc lại ghi nhớ
	5. Dặn dò: - Học nội dung bài học và làm nốt bài tập
 -Chuẩn bị tiết 87: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh.
Ngày soạn: 04/04/2020	
Tiết 87	
ÔN TẬP: TÌM HIỂU CHUNG VỀ
PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.
II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
 1. Kiến thức
- Đặc điểm của phép lập luận chứng minh trong bài văn nghị luận.
- Yêu cầu cơ bản về luận điểm, luận cứ của phương pháp lập luận chứng minh.
 2. Kĩ năng
- Nhận biết phương pháp lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
- Phân tích phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
- Hình thành và phát triển cho hs các năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
	III. CHUẨN BỊ:
	 1. Thầy: 
	+ Phương pháp: Nêu vấn đề + Thảo luận 
	+ Chuẩn bị: Nghiên cứu, soạn bài, chuẩn bị các câu hỏi thảo luận
	 2. Trò: trả lời trước câu hỏi sgk
	IV. LÊN LỚP:
 1. æn ®Þnh líp.
 2. KiÓm tra bµi cò: 
 ? Bài văn NL bao gồm mấy phần, đó là những phần nào? Nội dung cụ thể từng phần? Bài văn NL có những phương pháp lập luận nào? 
 3. Bµi míi :
	* Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 
Hoạt động Thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hình thành và phát triển năng lực
TÌM HIỂU CHUNG PHÉP LLCM
Hoạt động 2
? Trong đời sống, khi nào người ta cần chứng minh? 
- Trong đời sống một khi bị nghi ngờ, hoài nghi, một điều gì đó, ta đều có nhu cầu muốn CM sự thật.(dùng sự thật)
- VD: CMND, thẻ học sinh 
? Khi cần chứng minh cho ai đó tin lời nói em là thật thì em phải làm thế nào? 
? Từ đó có thể nói c/m là gì?
? Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ được sử dụng bằng lời văn (không được dùng nhân chứng, vật chứng) làm thế nào để c/m?
 * HS đọc VB
? Luận điểm chính của bài văn là gì?
- Nhan đề là luận điểm: Đừng sợ vấp ngã, là tư tưởng cơ bản; luận điểm đó còn được nhắc lại ở câu kết: Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại
? Để khuyên người ta đừng sợ vấp ngã, bài văn đã lập luận ntn?
? Để CM vấp ngã là thường, t/g đã dùng những dẫn chứng nào? 
- Lấy 5 người nổi tiếng để c/m
? Thế nào là c/m trong đời sống? Mục đích của nó?
? Mục đích và c/m trong văn nghị luận là gì?
 ? Muốn thuyết phục người đọc thì lí lẽ và dẫn chứng phải ntn?
* HS đọc ghi nhớ
A. BỔ TRỢ KIẾN THỨC
I. Mục đích và phương pháp chứng minh:
 1. Mục đích chứng minh
 - Phải đưa ra những bằng chứng để thuyết phục (nhân chứng, vật chứng, số liệu...)
® C/m là đưa ra những bằng chứng xác thực để làm sáng tỏ, chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề.
 - Trong văn NL, muốn chứng minh phải dùng lí lẽ, dẫn chứng để trình bày nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần CM.
 2. Tìm hiểu quá trình chứng minh và cách chứng minh
 * Văn bản: Đừng sợ vấp ngã
 a. Luận điểm chính: Đừng sợ vấp ngã 
 - Câu mang luận điểm: 
 + Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ.
 + Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. 
 b. Cách lập luận: Có 2 ý
 - Vấp ngã là thường.
 + Lần đầu tiên chập chững biết đi.
 + Lần đầu tiên tập bơi.
 + Lần đầu tiên chơi bóng bàn.
 - Đưa ra những người nổi tiếng cũng từng vấp ngã: 
 + Oan Đi- nây từng bị sa thải.
 + Lu-i Pa- xtơ chỉ là học sinh truing bình môn hoá.
 + Lép- Tôn- xtôi bị đình chỉ học...
 + Hen- ri-co...bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng 
 - Kết bài: bài viết nêu ra cái đáng sợ hơn vấp ngã là sự thiếu cố gắng
3. Nhận xét:
 - Trong đời sống người ta dùng sự thật để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin cậy
 - Trong văn nghị luận: c/m là 1 phép lập luận dùng những lí lẽ và bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới là đáng tin cậy
 - Các lí lẽ bằng chứng dùng trong phép lập luận c/m phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục
 * Ghi nhớ: T42/SGK.
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
CÁCH LÀM BÀI VĂN LLCM
Hoạt động 2
* Gv ghi đề lên bảng
? Muốn làm 1 bài văn nói chung cần thực hiện các bước nào? Nêu từng bước cụ thể? 
? Yêu cầu chung của đề là gì? 
? Từ đó cho biết câu TN khẳng định điều gì? “Chí” có nghĩa là gì?
- “Chí” có nghĩa là hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, ý chí nghị lực, sự kiên trì, ai có các điều kiện đó thì sẽ thành công trong sự nghiệp.
? Với luận điểm đó cần CM ntn ?
? Về lí lẽ và thực tế cần CM ntn ?
? Bước 2 là gì?
? Phần MB cần làm ntn ?
? Phần thân bài nêu những gì?
- Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ để khi ra đời làm được việc lớn.
? Nhiệm vụ của phần KB ?
? Làm thế nào để phần mở bài và kết bài liên kết với nhau?
* Chú ý phần MB cần hô ứng với phần KB.
? Nên viết đoạn phân tích lí lẽ ntn?
? Dẫn chứng phải ntn?
 * Hs đọc.
? Các bước làm bài văn CM?
? Bài bài văn CM gồm mấy phần? Nhiệm vụ của mỗi phần?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện tập 
I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh:
 Đề: Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
 1. Tìm hiểu đề và tìm ý
 a. Yêu cầu chung của đề.
 - CM tư tưởng của câu TN là đúng đắn.
 b. Câu tục ngữ khẳng định điều:
 - Đề nêu ra luận điểm chính: ý chí quyết tâm học tập rèn luyện 
 - Kđ: vai trò ý nghĩa to lớn của chí
 c. Chứng minh:
 - Lí lẽ: Bất cứ việc gì dù đơn giản (học ngoại ngữ, chơi thể thao...) nếu không chuyên tâm, kiên trì thì không học được.
 - Thực tế : Có nhiều tấm gương nhờ có chí mà thành công.( Bài Đừng sợ vấp ngã)
 2. Lập dàn bài
 A. Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lý tưởng ý chí và nghị lực trong cuộc sống...
à Nêu luận điểm cần CM
 B.Thân bài:
 - Về lí : 
 + Chí là điều cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.
 + Không có chí thì không làm được gì.
 - Xét về thực tế :
 + Những người có chí đều thành công
( dẫn chứng)
 + Chí giúp người ta vượt qua khó khăn, gian khổ để đi đến thành công(dẫn chứng)
à Nêu lí lẽ và dẫn chứng chứng minh luận điểm đó là đúng đắn.
 C. Kết bài:
 Khái quát lại sức mạnh tinh thần của con người có lý tưởng
à Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được CM.
 3. Viết bài 
 - Khi viết đoạn phân tích lí lẽ nên dùng từ liên kết: Đúng như vậy - Thật vậy
 - Nêu lí lẽ trước rồi phân tích sau
 - Sắp xếp theo trình tự hợp lí
 4. Đọc và sửa chữa
* Ghi nhớ: sgk (50)
III. Luyện tập.
 Bài tập. Đọc hai đề văn và cho biết các bước làm ntn ? Và so sánh hai đề với đề đã làm mẫu.
 - Cả hai đề đều mang ý nghĩa khuyên nhủ con người đó là có chí thì nên. Chỉ khác nhau ở cách diễn đạt.
 + Đề 1 : Lấy hành động cảu ý chí làm nguyên nhân có công mài sắt là có chí và kết quả của việc làm là có ngày nên kim. Hễ có lòng bền bỉ quyết tâm thì việc khó như mài sắt cũng có thể hoàn thành.
+ Đề 2: Hai dòng thơ đầu : 
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền.
 -> Nếu lòng không bền thì không làm được việc gì 
 	không làm được việc gì.
Hai câu sau: 
 Đào núi và lấp biển
 Quyết chí sắt làm nên 
 -> Có chí thì việc lớn lao cũng 
 có thể làm nên, từ đó khẳng 
 định vai trò quan trọng của ý
 chí và nghị lực
Năng lực tự học
Năng lực giải quyết vấn đề
Nl giải quyết vấn đề
Nl cảm thụ thẩm mĩ
Năng lực sáng tạo nl giao tiếp tiếng Việt
Nl cảm thụ thẩm mĩ
B.BÀI TẬP LUYỆN TẬP
Đề 1: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý : “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ; “Uống nước nhớ nguồn “ SGK/51
 a. Mở bài:
+ Lòng biết ơn là 1 t/thống đạo đức cao đẹp.
+ Truyền thống ấy đã được đúc kết qua câu tục ngữ “Ăn quả ...”.
 b. Thân bài:
- Luận điểm giải thích:
Ẩn dụ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn đã gây nhận thức và truyền cảm về chân lí đó như thế nào?
- Luận điểm chứng minh..
+ Luận cứ 1: Từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam vẫn sống theo đạo lí đó: con cháu biết ơn ông bà, cha mẹ.
 . Thờ cúng, lễ tết, lễ hội văn hoá.
 . Nhắc nhở nhau: “Một lòng thờ mẹ... con”, “Đói lòng ăn hột chà là...răng”.
+ Luận cứ 2: Một số ngày lễ tiêu biểu: Ngày 20/11 Lòng biết ơn của học trò với thầy cô giáo. Ngày 27/7Thương binh liệt sĩ.
+ Luận cứ 3: Một số phong trào tiêu biểu: Lòng biết ơn các anh hùng có công với nước.
 . Sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của cha ông.
 . Giúp đỡ gđ có công, tạo điều kiện về công việc, xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi...
 c. Kết bài:
+ Khẳng định câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc.
+ Biết ơn là 1 t/c thiêng liêng, rất tự nhiên.
+ Bài học: Cần học tập, rèn luyện...
Đề 2 : Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “ có công mài sắt, có ngày nên kim”
GV hướng dẫn theo dàn bài
 a. Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lòng kiên trì nhân nại. Dẫn câu tục ngữ: “ Có công kim”
 b. Thân bài: 
- Xét về thực tế câu tục ngữ có nghĩa là có công sức, lòng kiên trì mãi mãi 1 thanh sắt to lớn sẽ trở thành 1 cây kim nhỏ bé ..
- Vai trò lòng kiên trì nhẫn nại trong đời sống trong học tập và trong mọi lĩnh vực 
- Sự kiên trì, nhẫn nại giúp chúng ta thành công trong mọi lĩnh vực 
- Tìm dẫn chứng trong đời sống xung quanh, các gương sáng trong XH, trong các tác phẩm văn học và trong ca dao tục ngữ : Bác Hồ học ngoại ngữ, thầy giáo Nguyễ Ngọc Kí, Trương Hán Siêu luyện chữ .
 c. Kết bài: Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ ấy 
	4. Củng cố: 
 HS đọc lại ghi nhớ 
	5. Dặn dò: 
 - Học bài và làm lại bài tập.
 - Làm trước 2 đề ở phần luyện tập.
Ngày soạn: 07/04/2020
 Tiết 88	 
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu cần đạt:
 - Củng cố kiến thức đã học về rút gọn câu, câu đặc biệt, thêm trạng ngữ cho câu.
 - Rèn kĩ năng làm bài cho học sinh.
II. Chuẩn bị:
	- Thầy: 
	+ Phương pháp: Trắc nghiệm + Tự luận
	+ Chuẩn bị: Ra đề phù hợp với trình độ học sinh.
	- Trò: Ôn tập tốt để kiểm tra
III. Lên lớp:
 1. æn ®Þnh líp.
 2. KiÓm tra bµi cò: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3. Bµi míi :
	 Hoạt động 1: Phát đề: 
	 	A. Ma trận : 
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
 Thông hiểu
Vận dụng thấp 
 Vận dụng cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
 TL
TN
TL
TN
TL
Rút gọn câu
 C1
1
Rút gọn câu
C2
1
Câu đặc biệt.
C3
IIC1
1
1
Câu đặc biệt
C4
1
Thêm TN cho câu
C5
1
Thêm TN cho câu
 C6
3
Thêm TN cho câu
C7
IIC2
1
1
Thêm TN cho câu
C8
IIC3
1
1
 Cộng số câu
 4
 4
 1
 2
8
3
 Cộng số điểm
1
 1
 3
 5
2
8
 Tổng điểm
10
B. Đề:
I. Trắc nghiệm: (2đ) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
 Câu 1. Câu rút gọn là câu:
 A. Chỉ có thể vắng chủ ngữ. C. Có thể vắng cả chủ ngữ và vị ngữ.
 B. Chỉ có thể vắng vị ngữ. D. Chỉ có thể vắng các thành phần phụ.
Câu 2. Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi: “ Hằng ngày, cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất?”
 A. Hằng ngày, mình dành thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất.
 B. Đọc sách là việc mình dành nhiều thời gian nhất.
 C. Tất nhiên là đọc sách.
 D. Đọc sách.
Câu 3. Thế nào là câu đặc biệt?
 A. Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ.
 B. Là câu bị lược bớt một thành phần câu.
 C. Là câu bị lược bỏ trạng ngữ.
 D. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ.
Câu 4. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt?
 A. Hay quá! B. Lan ơi, bạn giải hộ tớ bài toán này với, khó quá. 
 C. Mưa! Mưa rồi! D. Ở làng này, khó lắm. 
Câu 5. Trạng ngữ có đặc điểm gì?
 A. Để làm rõ thêm hoàn cảnh, thời gian, không gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức của sự việc được diễn tả trong câu.
 B. Để làm rõ thêm đặc điểm của sự việc được nói đến trong câu.
 C. Để làm rõ thêm tính chất của sự việc được nói đến trong câu.
 D. Để câu có sức thuyết phục người đọc hơn.
 Câu 6. Trong câu: “Muốn trở thành người có ích, chúng ta phải biết nghe lời thầy cô và cha mẹ” trạng ngữ đứng ở vị trí nào?
 A. Đứng ở đầu câu. B. Đứng ở cuối câu. C. Đứng ở giữa câu. D. Cả B,C đúng.
 Câu 7. Dòng nào sau đây là trạng ngữ trong câu “ Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”.
 A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai. B. Khi ấy.
 C. Đầu nó còn để hai trái đào. D. Cả A,B,C đều sai.
 Câu 8. Trạng ngữ trong câu trên dùng để biểu thị nội dung gì? 
 A. Chỉ thời gian. B. Nơi chốn. C. Địa điểm. D. Mục đích.
II . Tự luận.(8đ)
 Câu 1. Thế nào là câu đặc biệt? Câu đặc biệt thường được dùng để làm gì? Cho ví dụ?
 Câu 2. Gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ trong các đoạn văn sau, cho biết đặc điểm của các bộ phận trạng ngữ ấy? 
 a. Diệu kì thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì biển đổi sang màu xanh lục.
 (Theo Thuỵ Chương)
 b. Sáng sớm, sương phủ dày như nước biển. [ ]
 Buổi trưa, trời xanh ngắt, cao vòi vọi, [ ]
 Buổi tối ở làng thật vui. [ ]
 ( Theo Đình Trung)
Câu 3.(2đ) Hãy đặt một câu trong đó có trạng ngữ ở 3 vị trí khác nhau
B. Đáp án và biểu điểm
 I. Trắc nghiệm: Mỗi đáp án đúng được 0,25 đ 
C©u
1
2
3
4
5
6
7
8
§¸p ¸n
C
D
D
B
A
A
B
A
 II. Tự luận: 
	Câu 1: (4 đ ) HS trả lời được 
 - Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. (1 điểm).
 - Câu đặc biệt thường được dùng để: (2đ)
 + Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
 + Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
 + Bộc lộ cảm xúc.
 + Gọi đáp 
 - Lấy được ví dụ: (1đ) 
 Câu 2: (2 điểm) 
 - HS chỉ ra được trạng ngữ trong đoạn văn(1,5 đ)
 a. Diệu kì thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì biển đổi sang màu xanh lục.
 (Theo Thuỵ Chương)
 b. Sáng sớm, sương phủ dày như nước biển. [ ]
 Buổi trưa, trời xanh ngất, cao vòi vọi, [ ]
 Buổi tối ở làng thật vui. [ ]
 ( Theo Đình Trung)
 - Nêu được đặc điểm của trạng ngữ(0,5 đ): Chỉ thời gian
 Câu 3.(2đ) HS đặt được câu trong đó có trạng ngữ ở 3 vị trí khác nhau( TN đứng ở đầu, giữa và cuối câu)
	4. Củng cố: Thu bài
	5. Dặn dò: 
 - Ôn lại bài và xem trước bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ.
Ngày soạn: 12/04/2020
 Tiết 89	
ÔN TẬP: ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Thấy được đức tính giản dị là phẩm chất cao quý của Bác Hồ qua đoạn văn nghị luận đặc sắc.
II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
 1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng.
- Đức tính giản dị của Bác Hồ được thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói, viết hằng ngay.
- Cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét; giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác giả.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản nghị luận xã hội.
- Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản nghị luận.
- Hình thành và phát triển cho hs các năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
	III. CHUẨN BỊ :
	- Thầy:	+ Phương pháp: Nêu vấn đề
	+ Chuẩn bị: nghiên cứu, soạn bài
	- Trò: đọc trước và trả lời câu hỏi sgk.
	IV. LÊN LỚP:
 1. æn ®Þnh líp.
 2. KiÓm tra bµi cò: 
 3. Bµi míi :
 Bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt đã đưa lại cho em những hiểu biết gì về tiếng Việt ta? Nêu lại ghi nhớ của văn bản?
	 Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 
 Nhà gác đơn sơ một góc vườn
 Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
 Giường mây chiếu cói đơn chăn gối
 Tủ nhỏ vừa treo chiếc áo sờn... - Tố Hữu -
Em có nhận xét gì về những vật dụng của Bác Hồ được tác giả nhắc đến trong bài thơ?
Hoạt động Thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hình thành và phát triển năng lực
* Hoạt động 2
? Trình bày hiểu biết của em về tác giả? 
- PVĐ có một phong cách NL độc đáo. Ông thường đưa ra ý kiến dưới dạng trò chuyện chân tình, bàn bạc tâm huyết vừa giữ vững những nguyên tắc cơ bản của CN Mác Lê, vừa linh hoạt, vừa mềm dẻo, thấu tình đạt lí.
* Đọc to, rõ ràng, thể hiện được tình cảm của tác giả
? Xuất xứ của VB ?
- Bài Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ bài: “Chủ tịch HCM, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”. Diễn văn trong buổi kỉ niệm 80 năm ngày sinh chủ tịch HCM (1970)
? Văn bản thuộc thể loại nào ? 
? Văn nghị luận CM vấn đề gì?
? Để đạt được mục đích đó tác giả đã lập luận theo trình tự nào?
- Từ nhận xét khái quát đến những biểu hiện cụ thể những đức tính giản dị của Bác Hồ
? Tìm bố cục VB ?	
 - Bài là 1 đoạn trích nên không đầy đủ các phần trong bố cục thông thường của một bài văn nghị luận hoàn chỉnh. 
HĐ3. Hướng dẫn hs tìm hiểu chi tiết.
? Nội dung phần MB là gì ?
? Câu văn đầu phần MB( nhận xét vấn đề gì) nói về nội dung gì ?
- Nói về sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác.
-> đây là vấn đề cơ bản TG đưa ra CM.
? Câu văn thứ hai có nhiệm vụ gì ?
- Giải thích, mở rộng phẩm chất giản dị đặc biệt ấy vẫn giữ được nguyên vẹn qua cuộc đời 60 năm hoạt động CM đầy sóng gió của Bác chỉ vì 1 mục đích cao đẹp : Vì nước, vì dân.
? Như vậy chỉ bằng hai câu văn, t/g đã cho thấy phẩm chất nào nổi bật ở Bác ?
? Nhận xét về cách đưa ra luận điểm và cách lập luận của t/g trong phần MB?
- Ngắn gọn, sâu sắc, câu văn gồm hai vế đối lập, bổ sung cho nhau giúp người đọc hiểu về Bác vừa là một vĩ nhân, lỗi lạc, phi thường vừa là người bình thường rất gần gũi...
? Tác giả nhận xét như thế nào về đức tính giản dị của Bác?
? Để CM cho luận điểm Bác có lối sống giản dị, t/g đã đưa ra những luận cứ, luận chứng nào ?
? Em hãy tìm những biểu hiện cụ thể CM Bác có lối sống giản dị ?
- Cách ăn, ở, sinh hoạt thường ngày :
« Bữa cơm của Bác: chỉ có vài 3 món đơn giản... tươm tất. Cái nhà sàn của Bác: chỉ vẻn vẹn vài 3 phòng... của hoa vườn »
? Em hãy chỉ ra những biểu hiện của sự giản của Bác đối với mọi người ? 
 - Viết thư cho 1 đồng chí
 - Nói chuyện với các cháu MN
 - Đi thăm nhà tập thể của công nhân
 - Việc gì tự làm được thì không cần người khác giúp
 - Đặt tên cho từng người phục vụ...
? Nhận xét về cách đưa dẫn chứng trong đoạn văn này?
- Đưa dẫn chứng toàn diện, chặt chẽ, cụ thể sinh động thuyết phục 
 ? Trong đoạn văn này tác giả vừa c/m vừa bình luận, biểu cảm để làm rõ đức tính giản dị của Bác. Hãy chỉ ra các câu văn bình luận và biểu cảm đó? 
? Những lời bình luận đó có tác dụng gì ?
- Bình luận, biểu cảm làm nổi bật đức tính giản dị của Bác trong quan hệ với mọi người cũng như phong cách sống của Bác: vừa gần gũi vừa trân trọng mọi người
- Trong đoạn văn tiếp theo “ Nhưng chớ hiểu lầm ngày nay” t/g giải thích và bình luận về lí do và ý nghĩa của đức tính giản dị của Bác. 
? Vậy theo em hiểu vì sao Bác lại sống giản dị như vậy? Và ý nghĩa của lối sống giản dị đó? Thảo luận 
- Bác sống giản dị vì cuộc đời Bác gắn liền và được tôi luyện với cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân.
- Lối sống giản dị hoà hợp với các giá trị tinh thần khác làm thành phẩm chất cao quí tuyệt đẹp ở Bác. Đó là biểu hiện của đời sống văn minh mà mọi người cần lấy đó làm gương sáng để noi theo.
- Đây là những lời bình luận, giải thích rất sâu sắc đúng với con người Bác. Mang lại cảm xúc ngưỡng vọng cho mọi người 
? TG đã CM ntn về sự giản dị của Bác trong cách nói và viết, em hãy tìm dẫn chứng ?
? Theo em, đây là những câu nói ntn ? 
- Đây là những câu nói nổi tiếng, quen thuộc, mọi người dễ hiểu, dễ thuộc, dễ nhớ vì nó ngắn gọn, giản dị mà sâu sắc.
? Tác giả đã giải thích ntn về sự giản dị trong câu nói của Bác ? 
? Tác giả đã có những câu văn nào bình luận 
cho lối nói và viết giản dị của Bác? 
 « Những chân lí giản dị mà sâu sắc...chủ nghĩa anh hùng cách mạng. »
? Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của lời bình luận này ?
- Đề cao sức mạnh phi thường của lối nói giản dị và sâu sắc. Khẳng định tài năng có thể viết thật giản dị về những gì lớn lao của Bác.
- Bác cũng từng kể : 
 Sáng ra bờ suối, tối vào hang
 Cháo bẹ rau măng, vẫn sẵn sàng
 Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
 Cuộc đời cách mạng thật là sang.
 (Tức cảnh Pác Bó)
 HĐ4. Hướng dẫn hs tổng kết.
? Nét nghệ thuật đặc sắc của t/g trong bài viết này là gì ?
? Văn bản mang lại cho em hiểu biết nào về Bác Hồ?
 * HS đọc ghi nhớ sgk.
A. BỔ TRỢ KIẾN THỨC
I. Đọc - Tìm hiểu chú thích:
 1. Tác giả 
 - Phạm Văn Đồng (1906-2000). Quê xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
 - Là nhà CM nổi tiếng, nhà văn hoá lớn
 2. Tác phẩm
 - Văn bản trích trong TP Chủ tịch HCM, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại.
- Thể loại : NL chứng minh
- Vấn đề nghị luận: Đức tính giản dị của Bác Hồ. 
 3. Bố cục
 - Mở bài: Từ đầu...tuyệt đẹp: Nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác Hồ
	- Thân bài: Phần còn lại: Những biểu hiện đức tính giản dị của BH.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác Hồ. 
« Điều rất quan trọng Hồ Chủ Tịch”
“Rất lạ lùng thanh bạch, tuyệt đẹp”
à Sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động chính trị lay trời, chuyển đất với đời sống bình thường giản dị mà khiêm tốn của Bác.
 2. Những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác Hồ:
 a. Giản dị trong lối sống:
 - Ăn chỉ vài món, không để rơi vãi, bát đũa để sạch sẽ, thức ăn còn lại để gọn tươm tất.
 - Ở vài ba phòng lộng gió và ánh sáng, gần gũi với thiên nhiên lúc nào cũng phảng phất hương thơm.
 - Làm việc suốt ngày, ít người giúp việc.
 - Giản dị với mọi người
 + Viết thư cho 1 đồng chí 
 + Nói chuyện với các cháu MN.
 + Đi thăm nhà tập thể của công nhân 
 + Việc gì tự làm được thì không cần người khác giúp 
 + Đặt tên cho từng người phục vụ
« Ở sự việc nhỏ đó, chúng ta còn thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ » ; « Một đời như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao »
=> Khẳng định lối sống của Bác
 - Bày tỏ t/c quý trọng của người viết
 - Tác động đến t/c, cảm xúc người đọc, người nghe.
b. Giản dị trong cách nói, viết:
 “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do”; “Nước VN là một, dân tộc Việt Nam là một ”
-> Muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Có sức tập hợp, lôi cuốn, cảm hoá lòng người
III. Tổng kết.
 1. Nghệ thuật.
 - Biết kết hợp c/m với giải thích, bình luận. Chọn dẫn chứng tiêu biểu, gần gũi.
 2. Nội dung:
- Đức tính giản dị trong lối sống, cách nói, cách viết là 1 vẻ đẹp cao quý trong con người HCM
* Ghi nhớ: SGK/ T55
Năng lực tự học
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
Năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
Năng lực hợp tác
Năng lực giao tiếp tiếng Việt
Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
B.BÀI TẬP LUYỆN TẬP 
Bài tập 1: Qua văn bản 'Đức tính giản dị của Bác Hồ" hãy chứng minh cho sự giản dị của Bác 
Dàn bài và hướng dẫn viết
 1. Mở bài: Khẳng định đức tính giản dị của Bác là tấm gương sáng để mọi người noi theo
HD viết: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc.Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.
 2. Thân bài 
+ Chứng minh Bác giản dị trong bữa ăn hàng ngày
Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô.....là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,... mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.
 + Chứng minh Bác giản dị trong sinh hoạt hàng ngày 
 Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.
 Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.
 + Chứng minh Bác giản dị trong cách nói và viết
Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_tiet_86_den_128_nam_hoc_2019_2020_nguyen_t.docx