Giáo án Ngữ văn 7 - Liên kết trong văn bản

Giáo án Ngữ văn 7 - Liên kết trong văn bản

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

 + Hiểu rõ muốn đạt được mục đích giao tiếp VB phải có sự liên kết

 + Hiểu được cách thức liên kết về nội dung ý nghĩa và hình thức ngôn ngữ.

2. Kĩ năng

+ Xây dựng được những đoạn VB có tính liên kết

3. Thái độ

+ Ý thức về cách chuyển câu, chuyển đoạn trong văn bản

4. Năng lực và phẩm chất

 - Năng lực:

 + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;

 + Năng lực sử dụng ngôn ngữ;

 + NL giao tiếp và hợp tác;

 + NL thẩm mĩ.

 - Phẩm chất: Yêu nước; nhân ái

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: SGK; Chuẩn kiến thức kĩ năng; Tài liệu tham khảo; Bảng phụ

2. HS: Đọc và soạn bài trước khi đến lớp.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

+ Phương pháp: Dạy học nhóm, Diễn giảng; Vấn đáp.

+ Kĩ thuật: Đặt câu hỏi; Kĩ thuật động não,.

 

docx 3 trang Trịnh Thu Thảo 28/05/2022 2740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Liên kết trong văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT	
1. Kiến thức
	+ Hiểu rõ muốn đạt được mục đích giao tiếp VB phải có sự liên kết 
	+ Hiểu được cách thức liên kết về nội dung ý nghĩa và hình thức ngôn ngữ.
2. Kĩ năng
+ Xây dựng được những đoạn VB có tính liên kết	
3. Thái độ
+ Ý thức về cách chuyển câu, chuyển đoạn trong văn bản 
4. Năng lực và phẩm chất
	- Năng lực: 
	+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; 
	+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ; 
	+ NL giao tiếp và hợp tác; 
	+ NL thẩm mĩ.
	- Phẩm chất: Yêu nước; nhân ái
II. CHUẨN BỊ:	
1. GV: SGK; Chuẩn kiến thức kĩ năng; Tài liệu tham khảo; Bảng phụ
2. HS: Đọc và soạn bài trước khi đến lớp.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
+ Phương pháp: Dạy học nhóm, Diễn giảng; Vấn đáp...
+ Kĩ thuật: Đặt câu hỏi; Kĩ thuật động não,...
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động: Khởi động 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS
- GV cho HS xem clip và đặt câu hỏi: Em có nhận xét về sự liên kết các đoạn thoại mà MC nói? Gia sử, nếu cắt đi một vài đoạn, một vài câu thì tính liên kết có còn hay không?
Bước 2: HS xem clip và tư duy 
Bước 3: HS tư duy và trả lời câu hỏi
Bước 4: GV tổng kết và dẫn dắt vào bài mới
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Thao tác: Liên kết và phương tiện liên kết trong VB
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS
- GV giao cho HS phiếu học tập và chia lớp làm 4 nhóm, các nhóm sẽ nhận PHT và ghi câu trả lời trong 10 phút. 
- PHT gồm các câu hỏi sau:
1. Trong ví dụ SGK, nếu chỉ chỉ đọc mấy câu đoạn văn trang 17, thì theo em En-ri-Cô đã hiểu bố muốn nói gì chưa? Tại sao?
2. Đối chiếu với bản gốc xem đoạn văn thiếu những gì?
3. Muốn hiểu được rõ ràng đoạn văn ta phải làm gì? Tại sao?
4. Qua tìm hiểu em hiểu gì về tính liên kết trong VB?
I- Liên kết và phương tiện liên kết trong VB
1) Tính liên kết trong văn bản 
a- Ví dụ- SGK T17
b- Nhận xét:
- En-ri-cô sẽ không hiểu rõ ý của bố mình 
F Vì: Nội dung, ý nghĩa chưa rõ ràng, các câu sắp xếp tuỳ tiện, sai ngữ pháp.
- Thiếu: “việc vậy”; “nhớ lại với con”; “ con mà ư ?”; “hãy với mẹ”
- Để hiểu rõ phải có từ để kết nối để câu có nghĩa
5. Hãy trở lại VB “Cổng trường mở ra” đối chiếu 2 đoạn văn và so sánh?
a. Nếu chỉ đọc đoạn văn SGK trang 18 đã thấy được sự thống nhất trong chuyển đổi tâm trạng chưa?
b. Để các câu thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau, người viết phải làm gì?
c. Tại sao do chỉ sót từ “ còn bây giờ” và chép nhầm từ “con” thành từ “ đứa trẻ” mà câu văn lại rời rạc?
6. Muốn tạo hiệu quả trong giao tiếp, người nói, người viết phải sử dụng những phương tiên ngôn ngữ nào? Tác dụng?
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện
- Sau khi hết thời gian làm việc, đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi, các HS còn lại, lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức.
2) Phương tiện liên kết trong văn bản 
a- Ví dụ – SGK T18
 b- Nhận xét:
- Đoạn văn gốc có sự kết nối bằng từ, cụm từ..
- Đoạn văn trang 18 nội dung chưa thống nhất
- Để câu có nội dung chặt chẽ phải có các ý, các câu, các đoạn liên kết với nhau
- Từ ngữ là một trong hình thức ngôn ngữ quan trọng phải dùng cho chính xác, thích hợp
- Phương tiện ngôn ngữ thường sử dụng từ, câu, đoạn
ð Tạo nội dung các câu cho phù hựop, các đoạn thống nhất, gắn bó, chặt chẽ với nhau
3. Hoạt động: Luyện tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
- GV chia lớp làm 4 nhóm, phát bảng phụ cho mỗi nhóm. 
- GV yêu cầu trong vòng 5 phút, các nhóm phải hoàn thành bài tập trong SGK
- Nhóm 1: Bài tập 1
- Nhóm 2: Bài tập 2
- Nhóm 3: Bài tập 3
- Nhóm 4: Bài tập 4
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện
- Sau khi hết thời gian làm việc, HS treo bảng phụ lên bảng.
Bước 4: GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức.
4. Hoạt động: Vận dụng
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng các phép liên kết.
5. Hoạt động: Tìm tòi, mở rộng.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Tìm các dấu hiệu của phép liên kết trong đoạn văn tở cuối PHT số 1

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_lien_ket_trong_van_ban.docx