Giáo án Ngữ Văn Khối 7 - Bài 5: Văn bản Phò giá về kinh - Trần Quang Khải

Giáo án Ngữ Văn Khối 7 - Bài 5: Văn bản Phò giá về kinh - Trần Quang Khải

Kiến thức:

- Hiểu nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của văn bản

- Tìm hiểu thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt

Kĩ năng:

- Nhận diện thể thơ

- Phân tích nội dung và nghệ thuật

 

pptx 16 trang bachkq715 3280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Khối 7 - Bài 5: Văn bản Phò giá về kinh - Trần Quang Khải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒ GIÁ VỀ KINH(Tụng giá hoàn kinh sư)Trần Quang KhảiMỤC TIÊU BÀI HỌCKiến thức:- Hiểu nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của văn bản- Tìm hiểu thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệtKĩ năng:- Nhận diện thể thơ- Phân tích nội dung và nghệ thuậtĐoạt sáo Chương Dương độ,Cầm Hồ Hàm Tử quan.Thái bình tu trí lực,Vạn cổ thử giang san.(Trần Quang Khải)Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương,Bắt quân thù ở cửa Hàm Tử.Thái bình rồi nên dốc hết sức lực,Muôn đời vẫn có non sông này.(Trần Quang Khải)PHÒ GIÁ VỀ KINH(Tụng giá hoàn kinh sư)Đoạt sáo Chương Dương độ,Cầm Hồ Hàm Tử quan.Thái bình tu trí lực,Vạn cổ thử giang san.(Trần Quang Khải)Chương Dương cướp giáo giặc,Hàm Tử bắt quân thù.Thái bình nên gắng sức,Non nước ấy ngàn thu.(Trần Quang Khải)PHÒ GIÁ VỀ KINH(Tụng giá hoàn kinh sư)I. TÌM HIỂU CHUNG1. Tác giả- Trần Quang Khải (1241 – 1294), con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông được phong Thượng tướng, tham gia chống giặc Mông – Nguyên, lập nhiều chiến công.- Ông không chỉ là một võ tướng kiệt xuất mà còn là chủ nhân của những vần thơ “sâu xa lí thú”.I. TÌM HIỂU CHUNG2. Tác phẩm- Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật (gồm bốn câu, mỗi câu năm chữ).- Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được viết lúc ông phò giá xe vua trở lại Thăng Long ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hằm Tử vào năm 1285.II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢNXác định bố cục của bài thơ.2. Bố cục: gồm 2 phần- Phần 1 (2 câu đầu): tái hiện hào khí chiến thắng vẻ vang của dân tộc.- Phần 2 (2 câu sau): bày tỏ lòng yêu chuộng hòa bình và khát vọng xây dựng đất nước.1. Đọc chú thích II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢNHãy nêu chủ đề của bài thơ.3. Tìm hiểu văn bảnChủ đề của bài thơ là ca ngợi hào khí chiến thắng oanh liệt của quân dân đời Trần, khẳng định quyết tâm và khát vọng xây dựng nền thái bình muôn đời cho đất nước.1. Đọc chú thích II. TÌM HIỂU VĂN BẢNNội dung 2 câu thơ đầu nói về vấn đề gì?a. Tái hiện hào khí chiến thắng vẻ vang của dân tộc (2 câu đầu)- Nội dung: tái hiện lại chiến công vẻ vang của quân, dân nhà Trần qua chiến thắng Hàm Tử (4/1285) Chương Dương (6/1285).3. Tìm hiểu văn bảnĐoạt sáo Chương Dương độ,Cầm hồ Hàm Tử quan.II. TÌM HIỂU VĂN BẢNNhận xét về đặc điểm nghệ thuật và ý nghĩa của 2 câu thơ.a. Tái hiện hào khí chiến thắng vẻ vang của dân tộc (2 câu đầu)- Đặc điểm nghệ thuật:+ Từ ngữ: lối đảo ngữ (đoạt, cầm)+ Phép đối: câu trên cân xứng với câu dưới về nhịp (2/3)+ Giọng điệu, âm hưởng thơ hào hùng, mạnh mẽ. 3. Tìm hiểu văn bảnĐoạt sáo Chương Dương độ,Cầm Hồ Hàm Tử quan.II. TÌM HIỂU VĂN BẢNa. Tái hiện hào khí chiến thắng vẻ vang của dân tộc (2 câu đầu) Từ những đặc điểm nghệ thuật trên đã diễn tả được khí thế oai hùng, tinh thần kiên quyết, hào khí của quân dân nhà Trần, qua đó ta cảm nhận được niềm tự hào, phấn chấn của tác giả.3. Tìm hiểu văn bảnII. TÌM HIỂU VĂN BẢNNêu nội dung của 2 câu sau. Qua đó, em hiểu gì về tác giả?b. Bày tỏ lòng yêu chuộng hòa bình và khát vọng xây dựng đất nước (2 câu đầu)- Nội dung: hai câu thơ sau là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình và niềm tin sắc đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước.=> Qua đó có thể thấy, tác giả là người có tầm nhìn xa trông rộng, không chủ quan trên chiến thắng và luôn khát vọng xây dựng nền thái bình của đất nước.3. Tìm hiểu văn bảnThái bình tu trí lực,Vạn cổ thử giang san.Nhận xét về nghệ thuật của hai câu thơ.b. Bày tỏ lòng yêu chuộng hòa bình và khát vọng xây dựng đất nước (2 câu đầu)Đặc điểm nghệ thuật:+ Ý thơ: dồn nén hàm súc, giọng thơ hào hùng, mạnh mẽ+ Tình cảm của nhà thơ biểu hiện kín đáo, ẩn vào trong câu chữ.- Bài thơ tuy ngắn gọn nhưng mang lại cho mọi người bài học lớn về tinh thần dựng nước, giữ nước, dù cho thời bình cũng phải cố gắng nỗ lực xây dựng nền thái bình muôn đời của dân tộc, đất nước.Thái bình tu trí lực,Vạn cổ thử giang san.1. Nghệ thuật- Thể thơ: thơ Đường luật (ngũ ngôn tứ tuyệt)- Sử dụng phép đối, lối đảo ngữ, giọng điệu thơ hùng hồn, mạnh mẽ với hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc bên trong.III. TỔNG KẾT2. Nội dungBài thơ Phò giá về kinh đã thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.III. TỔNG KẾT1. Nắm được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.2. Học thuộc phiên âm và dịch thơ bài “Phò giá về kinh” – Nêu ý nghĩa bài thơ.3. Vẽ sơ đồ tư duyIV. DẶN DÒ

Tài liệu đính kèm:

  • pptxgiao_an_ngu_van_khoi_7_bai_5_van_ban_pho_gia_ve_kinh_tran_qu.pptx