Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Bài 3: Những góc nhìn văn chương (Nghị Luận văn học)

Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Bài 3: Những góc nhìn văn chương (Nghị Luận văn học)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học; mục đích và nội dung chính của văn bản, chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Năng lực riêng: Năng lực nhận biết đặc điểm của văn bản nghị luận, phân tích một tác phẩm văn học.

3. Phẩm chất:

- Có lòng nhân ái qua việc trân trọng, thấu hiểu góc nhìn của mọi người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

 

docx 97 trang phuongtrinh23 26/06/2023 6500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Bài 3: Những góc nhìn văn chương (Nghị Luận văn học)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 3: NHỮNG GÓC NHÌN VĂN CHƯƠNG
(Nghị luận văn học)
MỤC TIÊU CHUNG 
- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học; Mục đích và nội dung chính của văn bản; chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.
- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề đặt ra trong văn bản.
- Bước đầu biết viết bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. Biết thảo luận trong nhóm về một vấn đề gây tranh cãi. Xác định được những điểm thống nhất và khác biệt giữa các thành viên trong nhóm để tìm cách giải quyết.
- Có lòng nhân ái qua việc trân trọng thấu hiểu góc nhìn của mọi người.
Tiết ... GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học; mục đích và nội dung chính của văn bản, chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. 
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. 
- Năng lực riêng: Năng lực nhận biết đặc điểm của văn bản nghị luận, phân tích một tác phẩm văn học. 
3. Phẩm chất: 
- Có lòng nhân ái qua việc trân trọng, thấu hiểu góc nhìn của mọi người. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
2. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
3. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
4. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Theo em văn chương là gì? Công dụng của văn chương trong đời sống của con người?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Từ những hiểu biết của mình về văn chương, hôm nay cô cùng các con sẽ đi tìm hiểu về những góc nhìn văn chương. 
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học
1. Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài học.
2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giới thiệu: Tiết học hôm nay, chúng ta tìm hiểu đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học. Tiết học này thuộc vào chủ điểm Những góc nhìn văn chương. Trong chủ điểm này, các em sẽ nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề đặt ra trong văn bản. Cụm từ “Những góc nhìn văn chương” gợi cho em điều gì? Trong cuộc sống nó được thể hiện như thế nào? Vì vậy để việc hiểu những góc nhìn khác về tác phẩm văn học có ý nghĩa gì với chúng ta. Sau đây chúng ta cùng đi vào bài học. 
HS lắng nghe.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày ý kiến cá nhân. 
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức và ghi lên bảng. 
Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn
1. Mục tiêu: 
- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học; mục đích và nội dung chính của văn bản; chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. 
2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận. 
1. Dựa vào văn bản “Sọ Dừa” em đã học ở chương trình lớp 6. Em hãy trình bày ý kiến của mình về bài học rút ra từ nhân vật Sọ Dừa? 
2. Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học là gì? Mục đích viết ra là gì?
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết.
Bước 3: 
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
Bước 4:
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức:
Bài học:
+ Khi xem xét, đánh giá con người không nên chỉ dữa vào hình thức bên ngoài. Điều quan trọng là xem xét phẩm chất của họ. 
+ Con người nếu có hoàn cảnh khó khăn, không hoàn thiện về ngoại hình thì càng cần biết vươn lên để chứng tỏ giá trị bản thân. 
NV 2: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV gọi HS đọc phần Tri thức ngữ văn Mục đích và nội dung chính của VB nghị luận.
- GV giữ nguyên nhóm, yêu cầu các nhóm tìm mục đích và nội dung chính trong văn bản Sọ Dừa?
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: 
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- Dự kiến sản phẩm:
Nhóm 1: Mục đích đề cao giá trị chân chính của con người và tình thương đối với người bất hạnh. 
Nhóm 2: Nội dung chính: Truyện cổ tích Sọ Dừa với nhân vật chính có hình hài dị dạng, thường mang lốt vật, bị mọi người xem thường, coi là “vô tích sự”. Nhưng đây là nhân vật có phẩm chất, tài năng đặc biệt. Cuối cùng, nhân vật trút bỏ lốt vật, kết hôn cùng người đẹp, sống cuộc đời hạnh phúc. Truyện Sọ Dừa đề cao giá trị chân chính của con người và tình thương đối với người bất hạnh.
Nhóm 3: ....
Nhóm 4: .....
Bước 4: 
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
NV 3: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Gv đặt câu hỏi: Ý kiến của em về nhân vật Sọ Dừa?
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
Hs làm việc cá nhân. 
Bước 3: 
GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
Dự kiến sản phẩm:
- Chăm chỉ, chịu khó, không sợ gian khổ, biết giúp đỡ mẹ, tự tin vào bản thân; Giỏi dang, thông minh, lỗi lạc, thủy chung, ngay thẳng. 
Bước 4:
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức:
1. Nghị luận văn học
- Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học là một tiểu loại của VB nghị luận. Mục đích là viết ra để bàn về một tác phẩm văn học và có những đặc điểm riêng tương ứng
2. Mục đích và nội dung chính của văn bản nghị luận. 
- Mục đích của VB nghị luận là để thuyết phục người đọc, người nghe về ý kiến, quan điểm của người viết trước một vấn đề cuộc sống hoặc văn học. 
- Nội dung chính của văn bản nghị luận là ý kiến, quan điểm mà người viết muốn thuyết phục người đọc. Để xác định nội dung chính của văn bản nghị luận, ta có thể căn cứ vào nhan đề văn bản, ý kiến, lý lẽ, bằng chứng được nêu trong văn bản.
3. Ý kiến trong văn bản nghị luận
- Với văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học, ý kiến lớn thể hiện quan điểm về tác phẩm cần phân tích, ý kiến nhỏ thể hiện quan điểm về các yếu tố trong tác phẩm góp phần làm sáng tỏ ý kiến lớn. 
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
2. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
3. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
4. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: lựa chọn một truyện cổ tích, phân tích mục đích và nội dung chính của truyện. 
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Phiếu học tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
TIẾT:... VĂN BẢN 1: 
EM BÉ THÔNG MINH – NHÂN VẬT KẾT TINH 
TRÍ TUỆ DÂN GIAN
 (Trần Thị An)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học; Mục đích và nội dung chính của văn bản; chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.
- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề đặt ra trong văn bản.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Có lòng nhân ái qua việc trân trọng thấu hiểu góc nhìn của mọi người.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
2. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
3. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV chuyển giao nhiệm vụ 
GV chiếu lần lượt các hình ảnh bốn lần thử thách của em bé thông minh và đặt câu hỏi. 
1. Em hãy cho biết hình 1,2,3,4 ứng với những thử thách nào của em bé?
 Hình 1 Hình 2
 Hình 3 Hình 4
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- Hs quan sát và trả lời.
- GV quan sát, lắng nghe.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi của GV. 
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS, chốt vấn đề bài học.
Hình 1: Thử thách thứ nhất
Hình 2: Thử thách thứ tư
Hình 3: Thử thách thứ hai
Hình 4: Thử thách thứ ba
- GV dẫn dắt giới thiệu vào nội dung bài học.
Trong năm học lớp 6, các em đã được tìm hiểu văn bản Em bé thông minh trong chủ đề Miền cổ tích. Các em đã thấy rõ được sự thông minh, nhanh trí, hồn nhiên của em bé. Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu bài học dựa trên văn bản Em bé thông minh mà các em đã được học ở chương trình lớp 6 để kết nối với chủ đề hôm nay Văn bản Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian theo Trần Thị An. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản 
1. Mục tiêu: Giúp HS
- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học, bố cục của văn bản 
2. Nội dung: 
- GV sử dụng phiếu học tập giao nhiệm vụ cho học sinh 
- HS làm việc cá nhân để hoàn thiện nhiệm vụ.
- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).	
3. Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành.
4. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Hướng dẫn và gọi học sinh đọc văn bản và trả lời câu hỏi. HS thực hiện kĩ thuật nhóm đôi. 
1. Em có suy nghĩ gì về các thử thách với nhân vật em trong truyện Em bé thông minh?
2. Câu văn nào thể hiện ý kiến của tác giả về truyện Em bé thông minh?
3. Theo tác giả, tại sao thử thách thứ thư là quan trọng nhất?
4. Theo em, văn bản được chia làm mấy phần? 
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc bài
- HS thảo luận theo cặp
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Gọi 1 HS trình bày.
HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Nhận xét câu trả lời của học sinh.
- GV chốt kiến thức và dẫn vào phần sau.
1. Các thử thách với nhân vật em trong truyện Em bé thông minh theo cấp độ khó tăng dần, đòi hỏi cậu bé phải suy nghĩ, dùng trí để giải quyết vấn đề, những câu đố hóc búa. 
 2. Trong truyện Em bé thông minh, thông qua bốn lần thử thách, tác giả dân gian đã đề cao trí tuệ của nhân dân.
3. Theo tác giả, thử thách thứ thư là quan trọng nhất vì thử thách này không chỉ nâng tầm em bé lên một tầm cao mới, vượt lên so với cả triều đình, chiếm vị thế áp đảo của trí tuệ nhân dân mà còn nâng tầm quan trọng của việc trả lời câu đố lên mức độ cao nhằm lấy lại danh dự vận mệnh của quốc gia.
4. 3 phần 
1. Chuẩn bị đọc
2. Bố cục 
- 3 phần
Phần 1: Từ “Kiểu truyện...nhân dân” – Giới thiệu về kiểu nhân vật thông minh
Phần 2: Tiếp theo cho đến láng giềng” – Phân tích những lần thử thách của em bé thông minh. 
Phần 3: Còn lại – Ca ngợi trí thông minh của nhân dân. 
Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi
1. Mục tiêu
- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học; Mục đích và nội dung chính của văn bản; chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.
- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề đặt ra trong văn bản.
2. Nội dung: 
- GV sử dụng phiếu học tập giao nhiệm vụ cho học sinh 
- HS làm việc cá nhân để hoàn thiện nhiệm vụ.
- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).	
3. Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành.
4. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
NV 1: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập:
1. Em hãy xác định ý kiến lớn, ý kiến nhỏ của văn bản dựa vào sơ đồ sau:
 Ý kiến lớn 
Ý kiến nhỏ 1 Ý kiến nhỏ 2 Ý kiến nhỏ 3
 ........ ...... .......
2. Theo em có thể thay đổi trật tự các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ được không?
3. Cách sắp xếp trật tự các ý kiến như thế có tác dụng gì? 
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. 
-....
- Không thể thay đổi các ý kiến lớn, nhỏ vì mỗi thử thách đều theo cấp độ từ dễ đến khó, nếu thay đổi sẽ làm cho văn bản khó hiểu.
- Tác dụng: làm nổi bật được sự thông minh, trí khôn, kinh nghiệm dân gian của em bé.
Tóm tắt văn bản
- Ý kiến lớn: Trong truyện Em bé thông minh, thông qua bốn lần thử thách, tác giả dân gian đã đề cao trí tuệ của nhân dân.
- Ý kiến nhỏ 1: Thông qua thử thách đầu tiên (gắn với câu hỏi thứ nhất), tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo.
- Ý kiến nhỏ 2: Ở thử thách thứ hai và thứ ba (gắn với câu hỏi thứ hai, thứ ba), tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan niệm phong kiến về tầng lớp người trong xã hội đều được nới lỏng và cởi bỏ.
- Ý kiến nhỏ 3: Ở thử thách thứ tư (gắn với câu hỏi cuối cùng), người kể chuyện đã nâng nhân vật em bé lên một tầm cao mới, vượt lên trên cả triều đình hai nước, nhấn mạnh vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình.
NV2: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên chiếu đoạn văn và sử dụng kĩ thuật nhóm đôi trả lời các câu hỏi, thảo luận nhóm ở câu 4. 
1. Văn bản được viết ra nhằm mục đích gì? Nội dung chính của văn bản?
2. Chỉ ra các câu văn thể hiện ý kiến nhỏ, lí lẽ, bằng chứng trong đoạn văn trên? 
3. Nhận xét về cách triển khai lí lẽ, bằng chứng ở đoạn này?
4. Em hãy chỉ ra các đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học trong văn bản Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian theo bảng? 
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả
- HS trình bày sản phẩm
- HS còn lại theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
1.
- Mục đích: Văn bản viết ra nhằm mục đích thuyết phục người đọc, nghe về quan điểm của tác giả về các lần thử thách của em bé trong truyện Em bé thông minh.
- Nội dung: Nhân vật em bé thông minh, qua bốn lần thử thách, đã thể hiện trí tuệ của dân gian, đồng thời gửi gắm ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng, được hưởng hạnh phúc xứng đáng.
2. 
- Câu văn thể hiện ý kiến nhỏ là câu thể hiện quan điểm của tác giả về tác phẩm cần phân tích (câu 1). Câu văn thể hiện bằng chứng là những chi tiết, sự việc, trích dẫn từ VB (câu 3). Câu văn thể hiện lí lẽ là câu trình bày những lí giải, bình luận của người viết về bằng chứng đã đưa ra (câu 2).
3. 
- Ở đoạn ba, lí lẽ thể hiện quan điểm của người viết về hình ảnh nhân vật em bé thông minh trong thử thách thứ 2,3. Các bằng chứng trích ra từ văn bản và các lí lẽ đưa ra để lập luận phù hợp, thuyết phục, làm bật lên được sự thông minh , tài trí của nhân vật em bé. Cách triển khai ý kiến, lí lẽ, bằng chứng ấy đã góp phần làm tăng sức thuyết phục cho văn bản.
4....
Đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học
- Mục đích: Văn bản được viết nhằm thuyết phục người đọc về ý kiến: Qua truyện Em bé thông minh, tác giả dân gian đã đề cao trí tuệ của nhân dân. 
- Nội dung: Nhân vật em bé thông minh, qua bốn lần thử thách, đã thể hiện trí tuệ của dân gian, đồng thời gửi gắm ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng, được hưởng hạnh phúc xứng đáng.
- Ý kiến nhỏ: Câu 1: Thông qua thử thách đầu tiên (gắn với câu hỏi thứ nhất), tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phần phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo. 
- Lí lẽ: Câu 2: Thử thách đầu tiên là một tình huống thử thách tư duy và việc sử dụng ngôn ngữ. 
- Bằng chứng: Câu 3: Trước câu hỏi khó, em bé đã đáp trả lại bằng việc ra lại câu hỏi cho người đố, để chỉ ra rằng, đây là một câu hỏi không thể có câu trả lời. 
=> Ở đoạn ba, lí lẽ thể hiện quan điểm của người viết về hình ảnh nhân vật em bé thông minh trong thử thách thứ 2,3. Các bằng chứng trích ra từ văn bản và các lí lẽ đưa ra để lập luận phù hợp, thuyết phục, làm bật lên được sự thông minh , tài trí của nhân vật em bé. Cách triển khai ý kiến, lí lẽ, bằng chứng ấy đã góp phần làm tăng sức thuyết phục cho văn bản.
- Đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: 
Đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học
Biểu hiện trong văn bản Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian
Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận
“Trong truyện Em bé thông minh, thông qua bốn lần thử thách, tác giả dân gian đã đề cao trí tuệ của nhân dân”.
Đưa ra lí lẽ là những lí giải, phân tích tác phẩm.
Đề cao trí tuệ nhân dân.
Bằng chứng được dẫn ra từ tác phẩm để làm rõ cho lí lẽ.
- Thử thách đầu tiên
- Thử thách thứ hai và thứ ba
- Thử thách thứ tư
Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
- Ý kiến 1: Thông qua thử thách đầu tiên, tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo.
- Ý kiến 2: Ở thử thách thứ hai và ba, tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiếp của trí tuệ dân gian.
- Ý kiến 3: Ở thử thách thứ tư, người kể chuyện đã nâng nhân vật em bé lên một tầm cao mới, vượt lên cả triều đình hai.nước, nhấn mạnh vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình 
NV3:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
GV đặt câu hỏi 
1. Qua văn bản trên giúp em hiểu thêm điều gì về truyện cổ tích Em bé thông minh? 
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
HS làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời. Câu 2 hs trả lời theo ý kiến cá nhân. 
Bước 3: Báo cáo kết quả
- HS trình bày sản phẩm
- HS còn lại theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- Các lời giải đố của nhân vật em bé thông minh trong truyện thường dựa vào kiến thức từ đời sống. Việc tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm thực tế từ hiện thực đời sống rất quan trọng. Đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú, qua những kinh nghiệm được tích lũy từ lao động sản xuất.
3. Những góc nhìn văn chương
- Tác giả dân gian đã tập trung ca ngợi trí thông minh của nhân dân qua nhân vật em bé thông minh.
- Tác giả dân gian muốn đề cao tầng lớp lao động, thể hiện sự tự hào về trí tuệ bình dân.
- Đồng thời, truyện cổ tích còn thể hiện một ước mơ muốn có được cuộc sống xứng đáng với trí tuệ của người dân.
Hoạt động 3: Luyện tập
Luyện tập
1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
2. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
3. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- Phát phiếu học tập chia nhóm cho học sinh thảo luận
1. Tổng kết nội dung bài học theo sơ đồ tư duy?
2. Rút ra đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học?
Đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học
Biểu hiện trong văn bản Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS xem lại bài, thảo luận nhóm vẻ sơ đồ hoàn thành phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày sản phẩm.
- Các HS khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng HS
- Chốt kiến thức.
Đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học
Biểu hiện trong văn bản Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian
Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận
“Trong truyện Em bé thông minh, thông qua bốn lần thử thách, tác giả dân gian đã đề cao trí tuệ của nhân dân”.
Đưa ra lí lẽ là những lí giải, phân tích tác phẩm.
Đề cao trí tuệ nhân dân.
Bằng chứng được dẫn ra từ tác phẩm để làm rõ cho lí lẽ.
- Thử thách đầu tiên
- Thử thách thứ hai và thứ ba
- Thử thách thứ tư
Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
- Ý kiến 1: Thông qua thử thách đầu tiên, tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo.
- Ý kiến 2: Ở thử thách thứ hai và ba, tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiếp của trí tuệ dân gian.
- Ý kiến 3: Ở thử thách thứ tư, người kể chuyện đã nâng nhân vật em bé lên một tầm cao mới, vượt lên cả triều đình hai.nước, nhấn mạnh vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình 
Hoạt động 4. Vận dụng
1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
2. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV đưa ra yêu cầu, hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập ở nhà
Bài tập: Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đoạn văn sau thuộc văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học? 
“Bên cạnh đó, sức hấp dẫn của truyện còn đến từ kết thúc hết sức bất ngờ. Cho đến cuối văn bản, cũng tức là cuối truyện ngắn, Ô Hen-ri mới để cho Xu kể lại cho Giôn-xi (lúc đó là vào buổi chiều, Giôn-xi đang vui vẻ và đan chiếc khăn choàng len màu xanh sẫm) về cái chết của cụ Bơ-mơn, về “kiệt tác” chiếc lá cuối cùng. Người kể chuyện không “nói hộ” ý nghĩ của nhân vật cụ Bơ-mơn nhưng lại cố ý “bỏ qua”, không kể việc cụ đã hoàn thành bức vẽ đó trong đêm như thế nào. Nhưng đó cũng chính là ý đồ nghệ thuật của người sáng tạo mà người đọc cảm nhận được qua sự mô tả cách nhìn, thái độ, trạng thái tinh thần của cụ Bơ-mơn.” 
 (Theo Minh Khuê, trích Tác phẩm văn học trong nhà trường – Những vấn đề trao đổi, tập 3, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS lắng nghe giáo viên hướng dẫn và về nhà hoàn thành bài tập
Bước 3: : Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Kiểm tra bài của học sinh, hs trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Nhận xét sản phẩm của hs
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho tiết học sau
- Các dấu hiệu giúp ta nhận ra đoạn văn sau thuộc văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học:
+ Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm: Bên cạnh đó, sức hấp dẫn của truyện còn đến từ kết thúc hết sức bất ngờ. 
+ Có những bằng chứng trích ra từ tác phẩm (Cho đến cuối văn bản, cũng tức là cuối truyện ngắn, Ô Hen-ri mới để cho Xu kể lại cho Giôn-xi (lúc đó là vào buổi chiều, Giôn-xi đang vui vẻ và đan chiếc khăn choàng len màu xanh sẫm) về cái chết của cụ Bơ-mơn, về “kiệt tác” chiếc lá cuối cùng); lí lẽ lí giải phân tích những bằng chứng trích ra từ tác phẩm (Người kể chuyện không “nói hộ” ý nghĩ của nhân vật cụ Bơ-mơn nhưng lại cố ý “bỏ qua” không kể việc cụ đã hoàn thành bức vẽ đó trong đêm như thế nào. Nhưng đó cũng chính là ý đồ nghệ thuật của người sáng tạo mà người đọc cảm nhận được qua sự mô tả cách nhìn, thái độ, trạng thái tinh thần của cụ Bơ-mơn) 
+ Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí: nêu ý kiến -> đưa ra bằng chứng -> trình bày lí lẽ để lí giải bằng chứng. Cách sắp xếp này giúp người đọc dễ theo dõi mạch lập luận, tăng sức thuyết phục cho ý kiến.
TIẾT:... VĂN BẢN 2: 
HÌNH ẢNH HOA SEN TRONG BÀI CA DAO 
“TRONG ĐẦM GÌ ĐẸP BẰNG SEN”
 (Theo Hoàng Tiến Tựu)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực chung: 
- Chủ động tìm kiếm tài liệu học tập
- Ghi chép chọn lọc và sáng tạo hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy.
- Nhận ra và điểu chỉnh những sai sót và hạn chế của bản thân
b. Năng lực đặc thù
- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn hoc.
- Nêu được mục đích và nội dung chính của văn bản, chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.
- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu ra được các vấn đề đặt ra trong văn bản.
2. Phẩm chất
- Có lòng nhân ái qua việc trân trọng, thấu hiểu góc nhìn của mọi người
- Yêu mến vẻ đẹp của văn chương
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: máy chiếu, micro, bảng, phấn, phiếu học tập
2. Học liệu: Văn bản đọc: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: Tổ chức trò chơi ô chữ để giới thiệu về hoa sen
c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Giao nhiệm vụ học tập 
- GV Chiếu các ô chữ cho HS lần lượt lựa chọn, HS trả lời câu hỏi GV đưa ra để tìm ra ô chữ đáp án, từ việc lập mở các ô chữ để tìm từ khóa của các ô chữ.
1
2
3
Câu hỏi:
1. Điền vào chỗ trống trong câu ca dao sau: Ai ơi! Về tới ,
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.
Loài hoa biểu trưng cho một nước được gọi là gì?
Là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc gọi là gì? 
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS lựa chọn ô chữ muốn trả lời, suy nghĩ trả lời câu hỏi
B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
3 HS lựa chọn các ô chữ, lần lượt trả lời câu hỏi, các bạn khác bổ sung và tìm từ khóa
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét ý kiến của học sinh, đưa ra định hướng dẫn dắt
Tháp Mười
Quốc hoa
Ca dao
Từ khóa: HOA SEN
 => Hoa sen là loại hoa rất quen thuộc với mỗi chúng ta, không chỉ thế trong lòng mỗi người dân Việt, hoa sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang và thuần khiết, mang tính chất dân tộc. Và nếu như các em yêu thích ca dao dân ca nước mình, hẵn chúng ta đã từng bắt gặp hình ảnh hoa sen trong các câu hát dân ca như: Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
Hay bài ca dao:
 Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Hoa sen đã đi vào trong văn hóa trong đời sống của Người Việt với nhiều vẻ đẹp, nhiều ý nghĩa. Chính vì thế, hoa sen luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca và nghệ thuật có nhiều nhà nghiên cứu cũng đã viết rất hay và sâu sắc về ý nghĩa của hoa sen trong văn hóa của người Việt nói chung, trong những câu ca dao nói riêng. Ngày hôm nay cô cùng các em làm quen khám phá một văn bản có ý nghĩa như thế đó là “Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen” của tác giả Hoàng Tiến Tựu
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học,PTBĐ, bố cục của văn bản 
b) Nội dung: 
- GV sử dụng phiếu học tập giao nhiệm vụ cho học sinh 
- HS làm việc cá nhân để hoàn thiện nhiệm vụ.
- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).	
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của GV VÀ HS
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.
- Phát phiếu học tập cho học sinh thảo luận nhóm đôi tìm hiểu bố cục của văn bản, xác định thể loại, phương thức biểu đạt 
Phần
Vị trí
Nội dung chính
Mở đầu
Nội dung
Kết thúc
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: 
- HS tự đọc bài
- Học sinh thảo luận nhóm đôi hoàn thành phiếu học tập
B3: Báo cáo, thảo luận 
HS: 1 học sinh trình bày ý kiến của mình. HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .
Đọc
Thể loại: Ngh

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_bai_3_nhung_goc_nhin_van_chuong_nghi_l.docx