Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 1+2, Bài 1: Văn bản Bầy chim chìa vôi - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Quang Thiều

Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 1+2, Bài 1: Văn bản Bầy chim chìa vôi - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Quang Thiều

 I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực:

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản “Bầy chim chìa vôi”

- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện.

- Phân tích được các chi tiết nói về nhân vật cũng như tính cách của nhân vật Mên và Mon trong văn bản “Bầy chim chìa vôi”

- Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn .

- Viết được đoạn văn kể lại sự việc bằng ngôi kể thứ nhất (đóng vai nhân vật trong tác phẩm)

*HS Phân tích, cảm nhận được nhân vật Mên và Mon qua chi tiết truyện.

2. Về phẩm chất:

- HS yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống.

- Yêu quý thiên nhiên, trân trọng sự sống, bảo vệ các loài động vật

 

docx 12 trang phuongtrinh23 28/06/2023 6990
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 1+2, Bài 1: Văn bản Bầy chim chìa vôi - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Quang Thiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/9/2022
Ngày giảng: 
	BÀI 1: BẦU TRỜI TUỔI THƠ
Tiết 1,2 VĂN BẢN: BẦY CHIM CHÌA VÔI
 – Nguyễn Quang Thiều – 
 I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực:
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản “Bầy chim chìa vôi” 
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện. 
- Phân tích được các chi tiết nói về nhân vật cũng như tính cách của nhân vật Mên và Mon trong văn bản “Bầy chim chìa vôi” 
- Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn .
- Viết được đoạn văn kể lại sự việc bằng ngôi kể thứ nhất (đóng vai nhân vật trong tác phẩm) 
*HS Phân tích, cảm nhận được nhân vật Mên và Mon qua chi tiết truyện.
2. Về phẩm chất: 
- HS yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống.
- Yêu quý thiên nhiên, trân trọng sự sống, bảo vệ các loài động vật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.
- Tranh ảnh về nhà văn Nguyễn Quang Thiều và văn bản “Bầy chim chìa vôi”.
- Các phiếu học tập .
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu 
* Mục tiêu
 HS có tâm thế hứng thú vào tìm hiểu nội dung tiết học.
* Tổ chức thực hiện
 GV cho HS nghe hoặc xem video bài hát “Quê hương tuổi thơ tôi” 
 (Nhạc sĩ: Từ Huy)
Link MV: 
 1 Lời bài hát cùng các hình ảnh trong video gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì ?
 2. Em hãy chia sẻ thêm với cả lớp về những kỉ niệm tuổi thơ mà em đã trải qua.
(GV gợi ý: Kỉ niệm đó là gì? Kỉ niệm đó em cùng trải qua với ai? Kỉ niệm đó để lại trong em những cảm xúc, suy nghĩ như thế nào?)
Hs chia sẻ. GV dẫn dắt vào bài
	Mỗi con người ai cũng cũng từng trải qua những năm tháng tuổi thơ vui tươi, hồn nhiên với những kỉ niệm đẽ theo ta đến suốt cuộc đời, góp phần làm hoàn thiện tính cách, lối sống của bản thân sau này.
Hôm nay chúng ta cùng tìm lại đâu đó bóng dáng của mình từ các các nhân vật trong văn bản “Bầy chim chìa vôi” của nhà văn Nguyễn Quang Thiều. 
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới 
* Mục tiêu
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản “Bầy chim chìa vôi” 
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện. 
- Phân tích được các chi tiết nói về nhân vật cũng như tính cách của nhân vật Mên và Mon trong văn bản “Bầy chim chìa vôi” 
- Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn 
* Tổ chức thực hiện
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hỏi: Theo em văn bản “Bầy chim chìa vôi” cần đọc như thế nào để hút người nghe?
 Hs chia sẻ, GV chốt lại:
 Đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát.
 Thể hiện rõ lời thoại của Mên và Mon (đặc biệt là giọng điệu lo lắng của Mon và Mên).
HS đọc văn bản theo cách đọc trên.(3HS)
 HS nhận xét,Gv nhận xét .
HS HĐCN - 3p hoàn thiện phiếu học tập (Tìm hiểu tác giả , văn bản)
HS chia sẻ ý 1 trong PHT (Tác giả). GVKL/SL
Tác giả
- Nguyễn Quang Thiều sinh 1957
- Quê: thôn Hoàng Dương (Làng Chùa), xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. 
- Là người nghệ sĩ đa tài: sáng tác thơ, viết truyện, vẽ tranh,...
- Viết nhiều tác phẩm cho thiếu nhi với lối viết chân thực, gần gũi với cuộc sống đời thường; thể hiện được vẻ đẹp của tâm hồn trẻ thơ nhạy cảm, trong sáng, tràn đầy tình yêu thương vạn vật:
 - Tác phẩm: Bí mật hồ cá thần (1998); Con quỷ gỗ (2000); Ngọn núi bà già mù (2001), 
HS chia sẻ ý 2 trong PHT (Văn bản). GVKL/SL7
HS HĐCN -3p tóm tắt văn bản. Hs chia sẻ, GV có thể tóm tắt lại văn bản.
(- Nửa đêm, hai anh em Mên và Mon không ngủ được, lo lắng cho bầy chim chìa vôi ở bãi cát giữa sông khi trời mưa to, nước dâng cao.
- Hai anh em bàn kế hoạch giải cứu bầy chim chìa vôi non.
- Trong đêm tối, hai anh em bơi thuyền ra chỗ dải cát nơi có bầy chìa vôi và chứng kiến cảnh tượng bầy chim chìa vôi bay lên khỏi mặt nước khi bãi cát giữa sông ngập.)
Hỏi: Truyện có những nhân vật nào? Đâu là nhân vật chính? 
- Nhân vật : Mên và Mon, bố, cá bống, chim chìa vôi
- Nhân vật chính: Mên và Mon.
Hỏi: Xác định ngôi kể của truyện?
- Ngôi kể: Ngôi thứ ba ( người kể giấu mình) - Tác giả.
HS HHĐCN- 2p câu hỏi 2 (SGK/16,17)
HS chia sẻ.GVKL
- Lời người kể chuyện: Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc. Nó xoay mình sang phía anh nó, thì thào gọi: ; - Thằng Mên hỏi lại, giọng nó ráo hoảnh như đã thức dậy từ lâu lắm rồi”; 
- Lời nhân vật:
 - Anh Mên ơi, anh Mên!
 - Gì đấy? Mày không ngủ à? 
HS HĐCĐ -2p hoàn thiện phiếu học tập (Tìm bố cục văn bản)
HS chia sẻ . GVKL/ SL
 Chia 3 phần
+ P(1) Câu chuyện nửa đêm của hai anh em Mên và Mon về bầy chìa vôi.
+ P(2) kế hoạch giải cứu bầy chìa vôi.
+ P(3) : Hành động dũng cảm của hai anh em Mên và Mon, cảnh bầy chim chìa vôi bay lên vào buổi bình minh.
HS HĐN4 - 6p hoàn thiện phiếu học tập (Tìm hiểu cuộc trò chuyện của Mên và Mon ở phần 1 )
HS chia sẻ . GVKL/ SL
Cuộc trò chuyện của Mên và Mon ở P1
Chi tiết
Thời gian
- Khoảng hai giờ sáng
Hoàn cảnh
- Mưa vẫn to
- Tiếng nước sông dâng cao xiên xiết chảy
 Nội dung cuộc nói chuyện
- Nước sông lên to
- Bãi cát giữa sông
- Chim chìa vôi
Tâm trạng của Mên và Mon
Mon: Em sợ
Mên: Tao cũng sợ
Nhận xét cuộc trò chuyện
Cuộc trò chuyện xoay quanh việc Mên và Mon lo sợ bầy chim chìa vôi non sẽ bị chết đuối trước nguy cơ bãi cát giữa sông bị ngập do trời mưa to. 
HS HĐCN- 2p câu hỏi
Chi tiết nào chứng tỏ Mên và Mon lo sợ bầy chim chìa vôi non sẽ bị chết đuối?
HS chia sẻ, GVKL
Em bảo-Mon ngập ngừng- Thế cái bãi cát giữa sông đã ngập chưa?
- Có lẽ sắp ngập mất bãi cát rồi.
Em sợ những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất.
- Tao cũng sợ.
- Thế anh bảo nó có bơi được không.
- Chim thì làm sao bơi được....
Hỏi: Vì sao hai anh em Mên và Mon có tâm trạng như vậy?
Gợi ý Đọc đoạn văn: “có lẽ bố chúng nói đúng bắt đầu mùa sinh nở của chúng”).
Vì ở quê Mên và Mon chim chìa vôi thường có thói quen làm tổ, đẻ chứng ở bãi sông vào mùa nước cạn.
Hỏi: Qua đoạn trò chuyện của Mên và Mon ở phần 1 em cảm nhận được điều gì về hai nhân vật Mên và Mon?
HS chia sẻ. GVKL
Mên và Mon là hai cậu bé hồn nhiên, ngây thơ, có trái tim trong sáng, giàu tình yêu thương đối với loài vật.
* Củng cố
 Qua cuộc trò chuyện của Mên và Mon ở phần 1 chi tiết nào để lại trong em ấn tượng nhất? Vì sao?
 HS chia sẻ theo cảm nhận của mình về các chi tiết trong văn bản. 
* Hướng dẫn học bài
 Về nhà học nội dung bài , tóm tắt lại văn bản.
 Chuẩn bị : Soạn bài trả lời câu hỏi 4-7 SGK chuẩn bị nội dung viết kết nối với đọc.
Tiết 2
- Kiểm tra bài cũ
 Tóm tắt ngắn gọn văn bản Bầy chim chìa vôi? 
- Khởi động
 Sau cuộc trò chuyện ở phần 1 Mên và Mon đã làm gì?
 HS chia sẻ. GV dẫn dắt vào bài. 
 HS đọc phần 2
Hỏi: trong cuộc trò chuyện ở phần 2, Mon nói với Mên về những chuyện gì?
 - Giải cứu bầy chim chìa vôi 
 - Giải cứu cá bống
HS HĐCĐ - 5p hoàn thiện phiếu học tập số (Tìm hiểu cuộc trò chuyện của Mên và Mon ở phần 2 )
HS chia sẻ . GVKL/ SL chốt ý.
 *Việc giải cứu bầy chim chìa vôi
 Lời của Mon
 Lời của Mên
- Anh đã nhìn thấy chim chìa vôi nó bay từ bãi cát vào bờ bao giờ chưa?
- Tổ chim sẽ bị chìm mất.
- Hay mình mang chúng nó vào bờ.
- Em không biết
- Tổ chim ngập mất anh ạ. Mình phải mang chúng nó vào bờ, anh ạ.
- Vâng, cứ lấy đò của ông Hảo mà đi.
- Chưa.
- Thế làm thế nào bây giờ?
- Bây giờ nước to lắm, làm sao mà lội ra đấy được.
- Đi bây giờ à?
 *Việc giải cứu cá bống 
- Chiều qua bố kéo chũm được con cá năng...cả con cá bống to và đẹp .Em lấy chộm con cá bống
- Em thả vào chỗ cống sông rồi.
-Thế đâu rồi?
Qua nội dung cuộc thoại em nhận có nhận xét gì về nhân vật Mon?
- Quyết định đi giải cứu bầy chim chìa vôi non ngay trong đêm
- Mon là cậu bé có trái tim nhân hậu, yêu thương loài vật.
HS đọc phần 3 từ "Trôi đến đoạn sông....Thằng Mon bì bõm đẩy"
Hỏi: Cảm nhận của em về tâm trạng của Mon và Mên qua đoan văn?
Mon: lo lắng, sợ hãi vì đò trôi đến đoạn sông cách bến đò làng gần 2 cây số đò mới tạt được vào bờ.
Khi Mon lo lắng, sợ hãi thì Mên có mất bình tĩnh bảo vệ được Mon và giữ được con đò.
"Chứ còn sao; Lúc này giọng thằng Mên tỏ vẻ rất người lớn; Nào xuống đò được rồi đấy; Phải kéo về bến chứ, không thì chết; Bây giờ tao kéo mày đẩy; Thằng Mên quấn cái dây buộc vào người nó và gò lưng kéo; "
Hỏi: Từ những chi tiết trên em cảm nhận điều gì về nhân vật Mên?
 Mên luôn bình tĩnh, sống có trách nhiệm.
HĐCĐ- 3p câu hỏi
Hỏi: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì qua cuộc trò chuyện của Mên và Mon? Tác dụng của việc sử dụng những biện pháp nghệ thuật đó?
HS báo cáo, GVKL 
HS HĐN4 - 6p hoàn thiện phiếu học tập số (Tìm hiểu cảnh bầy chim chìa vôi cất cánh)
HS chia sẻ . GVKL/ SL, chốt ý.
Thời gian
 - Vào buổi sáng bình minh 
Khung cảnh bãi sông
- Dòng nước khổng lồ nuốt chửng phần còn lại cuối cùng của dải cát
Cuộc cất cánh của bầy chim chìa vôi
- Một cảnh tượng như huyền thoại hiện ra.
- Những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ...
- Cuối cùng bầy chim đã thực hiện xong chuyến bay quan trọng, đầu tiên và kì vĩ nhất trong đời của chúng 
Nghệ thuật, tác dụng? 
 - Quan sát, miêu tả tinh tế 
 - Tương phản
 Thể hiện sự kì diệu, sức sống mãnh liệt của thiên nhiên
Hỏi: Tìm những chi tiết miêu tả cảm xúc của hai anh em Mon và Mên khi quan sát bầy chìa vôi bay lên?
HS chia sẻ cá nhân. GVKL
- Đứng không nhúc nhích
- Trên gương mặt tái nhợt của chúng hửng lên ánh ngày.
- Cả hai đã khóc tự lúc nào.
- Chúng cùng nhìn nhau và bật cười.
Hỏi: Nhận xét gì cách miêu tả của tác giả? 
Hỏi: Trong đoạn kết của truyện Mên và Mon không hiểu vì sao mình lại khóc. Em hãy giúp các nhân vật lí giải điều đó?
 - Mên và Mon khóc vì lo lắng sợ hãi khi nước sông ngập bãi cát những con chim chìa vôi sẽ chết đuối, vì sung sướng hạnh phúc khi chứng kiến những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên. 
Hai anh em khóc vì vui sướng hạnh phúc khi chứng kiến bầy chim chìa vôi không bị chết đuối; khóc vì được chứng kiến cảnh kì diệu của thiên nhiên, 
Hỏi: Khái quát nét đặc sắc về nghệ thuật, nội dung của văn bản?
Hs chia sẻ.GVKL
Hỏi: Học song văn bản em rút ra cho bản thân mình thông điệp gì trong cuộc sống?
Hãy giữ cho mình một trái tim nhân hậu.
Hỏi: Sau khi học xong văn bản “Bầy chim chìa vôi”, em học tập được điều gì ở tác giả về cách lựa chọn đề tài, cách kể chuyện, lựa chọn chi tiết khi kể chuyện?
Hs chia sẻ,GV chốt lại.
a) Về cách lựa chọn đề tài 
- Lựa chọn đề tài gần gũi với cuộc sống. 
b) Về cách kể
- Sử dụng ngôi kể thứ ba (người kể giấu mình, không xưng “tôi”).
- Ngôn ngữ đối thoại mộc mạc, gần gũi, tự nhiên.
- Ngôn ngữ kể tự nhiên.
c) Về lựa chọn chi tiết để kể/tả.
- Lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để kể/tả.
I. Đọc và tìm hiểu chung.
1. Tác giả (SGK)
2. Văn bản
- Đề tài: Trẻ em (Tuổi thơ và thiên nhiên)
- Xuất xứ: in trong tập “Mùa hoa cải bên sông”.
- Thể loại: truyện
3. Bố cục văn bản: 
 Chia 3 phần
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật Mên và Mon.
* Cuộc trò chuyện của Mên và Mon.
 - Thời gian: Khoảng hai giờ sáng
- Bên ngoài mưa vẫn to, nước sông dâng cao xiên xiết chảy. Bãi cát giữa sông sắp ngập.
- Mên và Mon lo sợ bầy chim chìa vôi non sẽ bị chết đuối.
- Mon lên kế hoạch giải cứu bầy chim chìa vôi non
+ Tổ chim sẽ bị chìm mất; Hay mình mang chúng nó vào bờ; Tổ chim ngập mất anh ạ; Mình phải mang nó vào bờ, anh ạ.
- Hai anh em đi giải cứu bầy chim chìa vôi non ngay trong đêm
- Bằng ngôn ngữ đối thoại sinh động, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tài tình tác giả làm nổi bật tính cách nhân vật Mên và Mon
 Mon là cậu bé có tâm hồn ngây thơ, trong sáng, nhân hậu, biết yêu thương loài vật, trân trọng sự sống;
 Mên luôn bình tĩnh, sống có trách nhiệm, nhân hậu yêu thương.
2. Khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh
*Cảnh bầy chim chìa vôi cất cánh
- Thời gian: vào buổi sáng bình minh.
- Dòng nước khổng lồ nuốt chửng phần còn lại cuối cùng của dải cát.
- Những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên..... 
Sự tương phản giữa hai hình ảnh cánh chim bé bỏng với dòng nước khổng lồ thể hiện sự kì diệu, sức sống mãnh liệt của thiên nhiên.
* Cảm xúc của Mên và Mon
- Mên và Mon đứng không nhúc nhích, trên gương mặt tái nhợt của chúng hửng lên ánh ngày. Cả hai đã khóc tự lúc nào. Chúng cùng nhìn nhau và bật cười.
Nghệ thuật: miêu tả tâm lí nhân vật tài tình. Mên và Mon đã khóc vì vui sướng hạnh phúc khi chứng kiến bầy chim chìa vôi không bị chết đuối; khóc vì được chứng kiến cảnh kì diệu của thiên nhiên, 
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống truyện sinh động, gần gũi 
- Sử dụng ngôn ngữ đối thoại sinh động.
- Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.
- Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn
2. Nội dung
Truyện kể về tình cảm trong sáng, hồn nhiên, tấm lòng nhân hậu, yêu thương của hai đứa trẻ đối với bầy chim chìa vôi.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu
 - HS viết được đoạn văn kể lại sự việc bằng ngôi kể thứ nhất (đóng vai nhân vật trong tác phẩm) 
* Tổ chức thực hiện
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
HS HĐCN-5p viết đoạn văn.
GV chiếu bảng kiểm trên máy chiếu.
Một số HS trình bày sản phẩm học tập của mình.
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét theo bảng kiểm
GV nhận xét và cho điểm HS.
 GV chiếu đoạn văn tham khảo.
Viết đoạn văn (từ 5 – 7 câu) kể lại một sự việc bầy chim chìa vôi bay lên khỏi bãi sông bằng lời của một trong hai nhân vật Mên hoặc Mon (ngôi kể thứ nhất).
	BẢNG KIỂM
Kĩ năng viết đoạn văn
STT
Tiêu chí
Đạt
Chưa đạt
1
Đảm bảo hình thức đoạn văn với dung lượng khoảng 5 - 7 câu.
2
Đoạn văn đúng chủ đề: kể lại sự việc bầy chim chìa vôi bay lên khỏi bãi sông.
3
Ngôi kể thứ nhất: kể theo lời của nhân vật Mon hoặc Mên.
4
Đoạn văn đảm bảo tính liên kết giữa các câu trong đoạn văn.
5
Đoạn văn đảm bảo về yêu cầu về chính tả, cách sử dụng từ ngữ, ngữ pháp.
Đoạn văn tham khảo
	Khi ánh bình minh vừa đủ sáng để soi tỏ những hạt mưa thì cũng là lúc dòng nước khổng lồ nuốt chửng phần còn lại của bãi cát. Trước mắt tôi một cảnh tượng như huyền thoại hiện ra. Từ mặt nước loang loáng của dòng sông, những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ vụt bay lên. Tôi và anh Mên không ai nói một câu nào, chúng tôi cứ đứng như thế, khắp người tôi một hơi nóng tỏa ra ngùn ngụt. Bây giờ, khi mặt trời nhô lên cao thì cũng là lúc con chim non nớt cuối cùng cất cánh an toàn đến lùm dứa dại bên kia bờ sông.
 HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
 * Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết tình huống trong thực tiễn.
* Tổ chức thực hiện
 GV giao nhiệm vụ, HS về nhà thực hiện.
	 Hiện nay, nhiều gia đình bắt con em học quá nhiều, không còn thời gian để trải nghiệm, quan sát cuộc sống xung quanh. Em có suy nghĩ gì về vấn đề này?
 (Gợi ý: Trẻ em cần có một tuổi thơ nhiều niềm vui và kỷ niệm. Sau này khi chúng lớn lên, những lúc nghĩ về thời thơ ấu của mình, chúng sẽ cảm thấy rất hạnh phúc. 
	Trẻ em cần có những trải nghiệm cuộc sống thực tế. Đó là quá trình nhận thức, khám phá thế giới xung quanh, khám phá cuộc sống bằng việc tương tác với các đối tượng thông qua các thao tác vật chất bên ngoài qua các giác quan của con người như sờ, nếm, nhìn, ngửi, Đồng thời, sự tương tác ấy cũng kết hợp với quá trình tâm lý bên trong như suy nghĩ, tư duy, tưởng tượng, Qua đó, trẻ em có thể tìm tòi, học hỏi, sáng tạo, tiếp thu, tích lũy được những kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện dần những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
	Cha mẹ cần biết cân bằng giữa việc học và việc trải nghiệm thực tế của con, tránh ép con học quá mức khi con chán học. Cần cân bằng giữa học và chơi để con tận hưởng được những niềm vui tuổi thơ.... )
 * Củng cố
 HS chơi trò chơi làm bài tập củng cố trên SL
HS chơi trò chơi Rung chuông vàng (Game mini) thông qua trả lời câu hỏi trắc nghiệm
GV phổ biến luật chơi:
 HS quan sát câu hỏi và có 5s để chọn đáp án.
Kết thúc 5s HS sẽ đưa ra đáp án của mình (nếu không có đáp án thì mất quyền chơi tiếp)
GV công bố kết quả, HS đối chiếu kết quả của mình nếu sai mất quyền chơi.( Hai HS cạnh nhau giám sát nhau)
HS nào có số câu trả lời đúng nhiều nhất sẽ thắng cuộc
GV chiếu từng câu hỏi, HS cả lớp đứng tại chỗ để tham gia trò chơi. 
Kết quả ghi ra giấy nháp VD: 1-A, 2-B
Các câu hỏi như sau:
Câu 1: Nhân vật chính trong văn bản là ai?
A. Bầy chim chìa vôi
 B. Mon
C. Mên
D. Mon và Mên
Câu 2: Dựa theo tiêu chí loại nhân vật trung tâm thì đề tài của văn bản là gì?
A. Đề tài trẻ em
B. Đề tài người nông dân
C. Đề tài thiên nhiên.
D. Đề tài gia đình
Câu 3: Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai 
 C. Ngôi thứ ba D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là:
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Tự sự và miêu tả
Câu 5: Chọn 1 đáp án đúng nhất: Lí do cuộc trò chuyện lúc nửa đêm của hai anh em Mon và Mên là:
A. Do hai anh em không buồn ngủ.
B. Do hai anh em mong trời hết mưa.
C. Do lo lắng cho bầy chìa vôi non ở bãi sông khi trời mưa to.
D. Hai anh em mong trời mau sáng để đi bắt cá.
Câu 6: Đâu KHÔNG phải là tập tính của bầy chìa vôi ở bãi sông quê Mên và Mon?
Làm tổ và đẻ trứng nơi bãi cát giữa sông.
B. Thường làm trong tổ trong những lỗ hang hoặc các hốc nhỏ, dọc theo những con sông, suối.
C. Vào mùa lũ, khi nước ngập bãi cát thì bầy chìa vôi bay vào bờ.
D. Đến mùa khô, bầy chìa vôi lại quay lại bãi cát bắt đầu mùa sinh nở.
Câu 7: Ý nào sau đây khái quát đầy đủ nhất về tính cách của hai anh em Mon và Mên?
A. Hồn nhiên, hiếu động
B. Thông minh, lanh lợi
C. Sống tình cảm, biết yêu thương quan tâm đến mọi thứ xung quanh, đặc biệt là tình yêu đối với động vật, với thế giới tự nhiên.
D. Có trái tim nhân hậu, bao dung.
Câu 8: Những chi tiết miêu tả cảm xúc của hai anh em khi quan sát bầy chìa vôi bay lên là:
A. Hình như nghe thấy trong ngực mình nhịp đập của những trái tim hối hả nhưng đều đặn.
B. Hai anh em nhận ra chúng đã khóc từ lúc nào.
C. Hai anh em nhìn nhau và bật cười ngượng nghịu.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 9: Trong văn bản, tính cách 2 anh em Mon và Mên hiện lên qua những yếu tố nào?
A. Trang phục, hình dáng
B. Lời nói nhân vật, hành động
C. Hình dáng, lời của người kể chuyện
D. Hành động, lời nói nhân vật, lời người kể chuyện.
Câu 10: Văn bản “Bầy chim chìa vôi” gửi đến bạn đọc thông điệp gì?
A. Cần dũng cảm đối mặt và vượt qua thử thách trong cuộc sống.
B. Con cái phải nghe lời bố mẹ.
C. Hãy giữ cho mình một trái tim nhân hậu.
C. Anh em phải biết nhường nhịn nhau. 
*Hướng dẫn học bài
	Hoàn thiện bài tập vào vở; Tìm đọc thêm các tác phẩm khác của Nguyễn Quang Thiều.
	Chuẩn bị nội dung thực hành Tếng Việt SGK/T17. Ôn tập trạng ngữ, từ láy, tìm hiểu thế nào là dùng cụm Cv để mở rộng trạng ngữ, tác dụng? 
	 Trả lời các câu hỏi, bài tập phần thực hành Tiếng việt.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_12_bai_1_van_ban_bay_chim_chia_vo.docx