Giáo án dạy học Ngữ văn 7 - Chủ đề: Cao dao, dân ca - Năm học 2018-2019

Giáo án dạy học Ngữ văn 7 - Chủ đề: Cao dao, dân ca - Năm học 2018-2019

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

* Giúp học sinh nắm được:

- Hiểu được khái niệm dân ca, ca dao.

- Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của những câu ca dao, dân ca về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, con người, hát than thân, châm biếm.

- Biết cách đọc diễn cảm và phân tích ca dao châm biếm.

 II. Trọng tâm kiến thức

- Khái niệm ca dao, dân ca.

- Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình tình yêu quê hương, đất nước, con người.

- Hiện thực về đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân.

- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân.

- Hiểu giá trị tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của những câu hát châm biếm.

- Biết cách đọc diễn cảm và phân tích ca dao châm biếm.

III. Kỹ năng

- Đọc - hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình, than thân, châm biếm.

- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, con người.

-Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát than thân trong bài học.

IV. Thái độ

- Giáo dục thái độ học tập tích cực, tự giác.

- Thái độ học tập tích cực, biết giữ gìn vẻ đẹp của ca dao dân ca trong nền VHDG Việt Nam.

V. Chuẩn bị :

- Giáo viên : Soạn, thiết kế giáo án theo chuẩn kiến thức kỹ năng, đọc sách giáo viên và sách tham khảo cùng tranh ảnh tư liệu liên quan bài dạy. Phiếu học tập phân nhóm, tạo tình huống có vấn đề định hướng để hs phát huy năng lực thảo luận nhóm rèn kĩ năng giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân, giao tiếp tiếng Việt.

 

doc 11 trang Trịnh Thu Thảo 28/05/2022 2850
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Ngữ văn 7 - Chủ đề: Cao dao, dân ca - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHỦ ĐỀ : CA DAO, DÂN CA
Thời lượng : 4 tiết
A. XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ CỦA CHỦ ĐỀ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
* Giúp học sinh nắm được:
- Hiểu được khái niệm dân ca, ca dao.
- Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của những câu ca dao, dân ca về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, con người, hát than thân, châm biếm.
- Biết cách đọc diễn cảm và phân tích ca dao châm biếm.
 II. Trọng tâm kiến thức
- Khái niệm ca dao, dân ca.
- Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình tình yêu quê hương, đất nước, con người.
- Hiện thực về đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân.
- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân.
- Hiểu giá trị tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của những câu hát châm biếm.
- Biết cách đọc diễn cảm và phân tích ca dao châm biếm.
III. Kỹ năng
- Đọc - hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình, than thân, châm biếm.
- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, con người.
-Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát than thân trong bài học.
IV. Thái độ 
- Giáo dục thái độ học tập tích cực, tự giác.
- Thái độ học tập tích cực, biết giữ gìn vẻ đẹp của ca dao dân ca trong nền VHDG Việt Nam.	
V. Chuẩn bị : 
- Giáo viên : Soạn, thiết kế giáo án theo chuẩn kiến thức kỹ năng, đọc sách giáo viên và sách tham khảo cùng tranh ảnh tư liệu liên quan bài dạy. Phiếu học tập phân nhóm, tạo tình huống có vấn đề định hướng để hs phát huy năng lực thảo luận nhóm rèn kĩ năng giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân, giao tiếp tiếng Việt.
- Học sinh: Soạn bài, học bài, SGK, sưu tầm tư liệu theo định hướng của giáo viên.
B. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA CHỦ ĐỀ
TIẾT :9 
Ca dao, dân ca 
Những câu hát về tình cảm gia đình
TIẾT :10 
Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người
TIẾT :11 
Những câu hát than thân
TIẾT :12
Những câu hát châm biếm
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 Tiết 9 
Ngày soạn 27 Tháng 8 Năm 2018
LỚP
 Ngày thực dạy
7B
Ngày 28 Tháng 8 Năm 2018
7D
Ngày 28 Tháng 8 Năm 2018
CA DAO, DÂN CA
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
 A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến thức: 
 - Khái niệm ca dao, dân ca.
 - Nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình 
 cảm gia đình.
2. Kĩ năng: 
 - Đọc hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh,ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các
Bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình.
3. Thái độ: 
 - Thích sưu tầm và đọc thuộc các câu ca dao, dân ca có nội dung tương tự.
B.CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, TLTK
2. Học sinh:Chuẩn bị bài
 C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ 
 ? Tóm tắt truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê” ?
 3. Bài mới : Giới thiệu bài: Đối với tuổi thơ mỗi người VN, ca dao – dân ca là dòng sữa ngọt ngào,vỗ về, an ủi tâm hồn chúng ta qua lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ, của chị những buổi trưa hè nắng lửa, hay những đêm đông lạnh giá. Đó chính là cái cái đẹp của ca dao, dân ca. Và bây giờ ta cùng đọc lại, lắng nghe và suy ngẫm.
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
 NỘI DUNG KIẾN THỨC
*HOẠT ĐỘNG 1 Tìm hiểu khái niệm ca dao-dân ca .
? Em hiểu thế nào là ca dao – dân ca?
Hs : Phát biểu dựa vào bài soạn.
GV : Giới thiệu thêm về ca dao , dân ca cho hs rõ.
? Theo em , tại sao bốn bài ca dao ,dân ca khác nhau lại có thể kết hợp thành 1 vb ?(Vì cả 4 đều có nd tình cảm gia đình)
*HOẠT ĐỘNG 2 Đặc điểm của ca dao
?- Hãy nêu và chỉ ra các đặc điểm của ca dao, dân ca?
*Ví dụ nh bài ca
 Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát”
( Trong đó ni= này; tê= kia: tiếng địa phương miền trung).
*Thể vãn là đặc trưng trong hát dặm Nghệ Tĩnh. Mỗi câu thơ thường gồm 4,5,6 chữ và vần chân
*Các bài ca dao chủ yếu là thể lục bát (mỗi câu gồm hai dòng hay hai vế, dòng trên sáu âm tiết, dòng dưới tám âm tiết nên được gọi là "thượng lục hạ bát"). Đây cũng là thể thơ sở trường nhất của ca dao. Thể thơ này được phân thành hai loại là lục bát chính thể (hay chính thức) và lục bát biến thể (hay biến thức). ở lục bát chính thể, số âm tiết không thay đổi (6+8), vần gieo ở tiếng thứ sáu (thanh bằng), nhịp thơ phổ biến là nhịp chẵn (2/2/2 ), cũng có thể nhịp thay đổi (3/3 và 4/4). ở lục bát biến thể, số tiếng (âm tiết) trong mỗi vế có thể tăng, giảm (thường dài hơn bình thường).
Ví dụ: Con cò chết rũ trên cây,
 Cò con mở lịch xem ngày làm ma.
 Cà cuống uống rợu la đà,
 Chim ri ríu rít bò ra lấy phần.
 Chào mào thì đánh trống quân,
 Chim chích cởi trần, vác mõ đi giao."
?- Trong chùm ca dao dân ca học ở lớp 7 được học những đề tài nào?
*HOẠT ĐỘNG 3: Đọc và tìm hiểu văn bản.
GV: Đọc 4 bài ca dao sau đó gọi hs đọc lại ( chú ý ngắt nhịp thơ lục bát , giọng đọc dịu nhẹ , chậm êm ..)
? Trong chủ đề chung tình cảm gia đình , mỗi bài có một nội dung tình cảm riêng . Em hãy chỉ ra tình cảm của từng bài ?
- Bài 1: ơn nghĩa công lao cha mẹ.(Dạy)
-Bài 2 : Nỗi nhớ mẹ nơi quê nhà .(TK)
-Bài3:Nỗi nhớ và lòng kinh yêu ông bà. (TK)
- Bài 4 : Tình anh em ruột thịt . (Dạy)
? Có gì giống nhau trong hình thức diễn đạt của 4 bài ca dao? 
HS: Thể thơ lục bát , giọng điệu tâm tình, các hình ảnh quen thuộc.
Gv : Gọi hs đọc bài 1 
? Bài 1 là lời của ai , nói với ai về việc gì ?
? Theo em , có gì sâu sắc trong cách ví von so sánh ở lời ca: Công cha như núi ngất trời ....biển Đông ? 
? Tìm những bài ca dao nói về công cha, nghĩa mẹ như bài1?
 Hs: Thảo luận .trình bày. 
Gv : Định hướng. 
Gv : Gọi hs đọc bài ca dao số 4 
? Tình cảm gì được thể hiện ở bài ca dao số 4 này ? 
Gv :* Tình cảm anh em thân thương ruột thịt được diễn tả ntn?
? H/ả “ tay - chân ” được so sánh với “ tình anh em ” có ý nghĩa ntn?
? Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh như vậy có tác dụng như thế nào?
Hs: Thảo luận 3p:
? Bài ca dao trên nhắc nhở chúng ta điều gì? 
Hs : Trả lời.
Gv : Khắc sâu kiến thức, khái quát lại.chuyển ý.
? Bốn bài ca dao , dân ca hợp lại thành một vb tập trung thể hiện tình cảm gia đình . Từ tình cảm ấy em nhận được vẻ đẹp cao quí nào trong đời sống tinh thần của dân tộc ta? 
HS :Dựa vào ghi nhớ trả lời.
Gv :gọi 1 hs thực hiện phần ghi nhớ.
I. Giới thiệu chung:
*. Khái niệm ca dao, dân ca: 
- Ca dao, dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
+ Dân ca là những sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc.
+ Ca dao là lời thơ của dân ca.
* Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của con người Việt Nam.
II.Đặc điểm của ca dao
1, Ngôn ngữ trong ca dao
-Ngôn ngữ trong ca dao đậm đà màu sắc địa phương, giản dị, chân thực, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. 
2,Thể thơ trong ca dao
Có thể chia các thể thơ trong ca dao thành bốn loại chính là:
	- Các thể vãn
	- Thể lục bát
	- Thể song thất và song thất lục bát
	- Thể hỗn hợp (hợp thể)
3.Phương thức thể hiện
- Đối đáp (đối thoại), chủ yếu là bộ phận lời ca đợc sáng tác và sử dụng trong hát đối đáp nam nữ, bao gồm cả đối thoại hai vế và một vế.
 Ở đâu năm cửa nàng ơi
 Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?
- Trần thuật (hay kể chuyện trữ tình, khác với trần thuật trong các loại tự sự). 
-Miêu tả (theo cảm hứng trữ tình, khác với miêu tả khách quan trong các TL tự sự).
 Đường vô xứ Huế quanh quanh,
 Non xanh nớc biếc như tranh hoạ đồ.
4. Đề tài trong chùm ca dao được học
a.Đề tài đời sống riêng tư và gia đình.
 -Những câu hát về tình cảm gia đình
 -Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước và con người
b.Đề tài về đời sống và xã hội.
 - Những câu hát thanh thân. 
 - Những câu hát châm biếm. 
III. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Đ ọc – tìm hiểu từ khó
* Giải thích các từ khó trong phần chú thích.Chú ý từ Cù lao chín chữ, phân biệt với Cù lao:bãi nổi trên sông (hòn cù lao,cù lao tràm ).
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục:
- Bài 1: ơn nghĩa công lao cha mẹ.
- Bài 4 : Tình anh em ruột thịt .
b. Phương thức biểu đạt:
- Thể thơ lục bát , giọng điệu tâm tình, các hình ảnh quen thuộc.
c. Phân tích :
*Bài 1: 
- Lời mẹ ru con , nói với con , về công lao cha mẹ .
- Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái .
- Biểu lộ lòng biết ơn sâu nặng. 
và trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ
- Cách so sánh dân dã , quen thuộc dễ nhớ dễ hiểu.
- Phép đối xứng.
- Âm điệu sâu lắng tình cảm.
*Bài 4 :
- Khuyên nhủ anh em phải đoàn kết, hoà thuận để cha mẹ vui lòng , phải biết nương tựa lẫn nhau.
- Anh em: cùng chung một nhà
 như thể chân tay
- Diễn tả t/cảm anh em ’ sự gắn bó máu thịt thiêng liêng.
® Thể hiện sự gắn bó thiêng liêng của tình anh em .
III. Tổng kết 
 1. Nghệ thuật:
- Sử dụng các biện pháp so sánh, ẩn dụ, đối xứng tăng cấp....
- Có giọng điệu ngọt ngào mà trang nghiêm.
- Diễn tả tình cảm qua những mô típ.
- Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể...
2. Ý nghĩa: 
-Tình cảm đối với ông bà cha mẹ ,anh em và tìng cảm của ông bà, cha mẹ đối với con cháu luôn là ngững tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người
 * Ghi nhớ sgk/36
*Hoạt động 3: Củng cố- HD HT
a. Củng cố 
- Học thuộc khái niệm ca dao,dân ca.
- Học thuộc 4 bài ca dao và nội dung của mội bài , học thuộc phần ghi nhớ.
-Sưu tầm một số bài ca dao, dân ca khác có nội dung tương tự và học thuộc.
b.Dặn dò
- Soạn bài “ Những câu hát về tình yêu quê hương , đất nước , con người
CHỦ ĐỀ : CA DAO, DÂN CA ( Tiếp theo)
Tiết 10 
Ngày soạn 30 Tháng 8 Năm 2018
LỚP
 Ngày thực dạy
7B
Ngày 31 Tháng 8 Năm 2018
7D
Ngày 31 Tháng 8 Năm 2018
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG,
ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI
 A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến thức: 
 - Nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về 
tình yêu quê hương , đất nước , con người .
2. Kĩ năng: 
 - Đọc hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
 - Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh,ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong 
các bài ca dao trữ tình về tình yêu quê hương , đất nước , con người .
3. Thái độ: 
 - Thuộc những bài ca dao trong vb và biết thêm một số bài CD thuộc hệ thống của chúng.
 B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1.Ôn định tổ chức
 2Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là cao dao – dân ca ?
 ? Đọc thuộc lòng bài 1 và 4 bài ca dao về tình cảm gia đình và nêu nội dung từng bài ?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Trong kho tàng ca dao - dân ca cổ truyền VN, các bài ca về chủ đề tình yêu quê
 hương, đất nước, con người rất phong phú . Mỗi miền quê trên đất nước ta đều có không 
ít câu ca hay, đẹp, mượt mà , mộc mạc tô điểm cho niềm tự hào của riêng địa phương 
mình. Bốn bài dưới đây chỉ là 4 ví dụ tiêu biểu mà thôi .
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
 NỘI DUNG KIẾN THỨC
* HĐ 1: HDHS Tìm hiểu khái quát văn bản
? Hãy nêu chủ đề của các bài ca dao (1,2,3,4)?
? Hãy nêu thể thơ của các bài ca dao (1,2,3,4)?
*Lục bát biến thểcâu kết hợp nhiều kiểu câu, khuôn lục bát không rõ ràng,
? Hãy nêu kêt cấu của các bài ca dao (1,2,3,4)?
- HDHS đọc, đọc mẫu
- Gọi HS đọc VB/37-38
- Nhận xét, uốn nắn.
* HĐ 2: HDHS Đọc hiểu chi tiết văn bản
- Gọi HS đọc bài số 1/37
? Trong bài 1, em đồng ý với ý kiến nào trong các ý kiến vừa nêu? - ý kiến b, c.
? Trong bài 1, có mấy phần, hãy nêu cụ thể từng phần?
? Vì sao ở bài 1 chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh và những đặc điểm của địa danh như vậy để hỏi đáp?
- thể hiện sự hiểu biết về các kiến thức văn hóa, lịch sử, địa lý 
? Qua hình thức hỏi- đáp em nhận thấy hai nhân vật như thế nào?
- là những người lịch sự, hiểu biết và tế nhị.
- Gọi - Gọi HS đọc bài 4/38.
? Qua hai dòng đầu bài 4, em có nhận xét gì về cấu tạo đặc biệt của hai dòng này trên các phương diện ngôn từ và nhịp điệu?
 - cấu tạo đối xứng,hoán đổi
? Phép lặp, đảo, đối đó có tác dụng gì trong việc gợi hình gợi cảm cho bài ca?
- khắc họa không gian rộng lớn 
? Em hãy nhận xét về khả năng gợi tả của hình ảnh so sánh trong hai câu cuối bài?
- gợi lên hình ảnh một cô gái thôn quê mới lớn tràn đầy sức sống
GV:
 Mô típ “Thân em” trong ca dao, dân ca.
* HĐ 3: HDHS Luyện tập
? Em có nhận xét gì về thể thơ của bồn bài ca trên?
? Tình cảm chung thể hiện trong bốn bài ca đó?
2- Bài tập 2/ 40:
- Tình cảm chung: Tình yêu quê hương, đất nước, con người.
I – Khái quát văn bản:
1. Chủ đề: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
2. Thể thơ
- Bài 2và 3: Lục bát chính thể .(6-8)
- Bài 1và 4: Lục bát biến thể.
3. Kết cấu:
- Lối đối đáp bài:1
- Lối kể chuyện bài: 2,3,4.( Cảm xúc tâm trạng)
 4. Đọc văn bản: sgk/37-38
- B1: Hỏi, thách thức, tự hào.
- B4: nhịp chậm 4/4/4.
 5. Giải nghĩa từ khó: sgk/38
II – Đọc hiểu chi tiết:
1- Bài số 1: 
- Bài ca có hai phần. 
Phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là lời đáp của cô gái.
- Hình thức đối đáp xoay quanh một chủ đề: hỏi – đáp về cảnh đẹp của núi sông Tổ quốc.
+ Thành Hà Nội: năm cửa ô.
+Sông Lục Đầu: 6 khúc xuôi một dòng
+ Nước sông Thương: bên đục, bên trong.
+ Núi Đức Thánh Tản: thắt cổ bồng.
+ Đền Sòng: thiêng nhất xứ Thanh.
+ Lạng Sơn: thành tiên xây.
-> là một hình thức để trai gái thử tai nhau, đo độ hiểu biết kiến thức địa lý, lịch sử 
- Thể hiện, chia sẻ sự hiểu biết, niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương, đất nước.
2- Bài số 4: 
- Cấu trúc câu đặc biệt:
+ C1, C2 giãn ra, kéo dài tới 12 tiếng
+ nhịp 4/4/4 cân đối, đều đặn.
-> Sự đối xứng hoán đổi vị trí nhìn.
- Ngôn ngữ thấm được bản sắc dân tộc vùng miền: ni, tê 
- Điệp ngữ, đảo ngữ
-> Khắc họa không gian rộng lớn mênh mông, bát ngát của cảnh vật qua cái nhìn mải mê, sung sướng của người ngắm cảnh.
- Hình ảnh người con gái 
+ So sánh với chẽn lúa đòng đòng, phất phơ dưới nắng 
-> người con gái đang tuổi dậy thì tràn đầy sức sống nhưng mang thân phận mong manh, yêu đuối.
- Hình ảnh ước lệ, tượng trưng: ngọn nắng, tạo lên cái hồn của cảnh vật.
III- Luyện tập
1- Bài tập 1/40:
- Thể thơ: + lục bát 6/8.
 + lục bát biến thể.
 + tự do.
*Hoạt động 4: Củng cố- HD HT
a- Củng cố :	- Đọc bài đọc thêm/ 40-41
b- Dặn dò: :	- Về nhà học thuộc lòng bài và sưu tầm một số bài ca dao, tục ngữ cùng chủ đề.
? Tìm và phân tích cấu tạo các từ láy có trong bốn bài ca trên?
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
CHỦ ĐỀ : CA DAO, DÂN CA ( Tiếp theo)
Tiết 11 
Ngày soạn 05 Tháng 9 Năm 2018
CÁC LỚP
 Ngày thực dạy
7B
Ngày 06 Tháng 9 Năm 2018
7D
Ngày 06 Tháng 9Năm 2018
NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
 A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến thức: 
 - Nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về chủ đè 
than thân
2. Kĩ năng: 
 - Đọc hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
 - Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh,ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong 
các bài ca dao trữ tình về chủ đề than thân
3. Thái độ: 
 - Thuộc những bài ca dao trong vb và biết thêm một số bài ca dao thuộc hệ thống của chúng 
B. CHUẨN BỊ.
	1. GV: SGK, bài soạn, sách GV, tranh SGK
	2. HS:SGK, bài soạn
 C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức
2 Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
 NỘI DUNG KIẾN THỨC
HĐ 1: Tìm hiểu khái quát văn bản
- HDHS đọc, đọc mẫu.
- Gọi HS đọc,nhận xét.
? Nhắc lại khái niệm về thể loại Ca dao, dân ca?
* HĐ 2: HDHS Đọc hiểu chi tiết văn bản
- Gọi HS đọc Bài số 2/ 48.
? Em hiểu như thế nào về cụm từ “thương thay”?
- là tiếng than biểu hiện sự thương cảm.
? Hãy chỉ ra ý nghĩa của sự lặp lại trong cụm từ “thương thay”?
? Hãy chỉ ra những hình ảnh ẩn dụ có trong bài ca?
- nỗi khổ nhiều bề của những kiếp người trong xã hội.
? Những hình ảnh ẩn dụ trên thể hiện điều gì qua nỗi thương thân của người dân lao động?
? Ý nghĩa của bài ca trên?
- Tố cáo XHPK nhấn chìm con người.
? Mootip quen thuộc nào của thể loại được sử dụng trong bài?
 - Motip “thân em”.
? Hình ảnh so sánh ở trong bài có gì đặc biệt?
- So sánh trái bần trôi với thân phận của người phụ nữ.
? Qua bài ca trên em có nhận xét gì về cuộc đời phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào?
- số phận mỏng manh, lệ thuộc không tự mình quyết định cuộc đời.
* HĐ 3: HDHS Luyện tập
? Làm bài tập 1/50.
I- Khái quát văn bản
1- Đọc văn bản: sgk/48
2. Chủ đề: Những câu hát than thân.
3- Thể loại: Ca dao - Dân ca
4- Giải nghĩa từ khó: sgk/49
II. Đọc hiểu chi tiết văn bản
1- Bài số 2: 
Lời của người lao động thương cho thân phận của những người khốn khổ trong xã hội cũ và thương cho chính mình.
- Điệp ngữ : “thương thay”
+ tô đậm thêm mối thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng nhiều mặt của người nông dân.
+ kết nối và mở ra những mối thương cảm khác
- Hình ảnh ẩn dụ:
+ con tằm: Thương cho thân phận suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lao động.
+ Lũ kiến: Thương nỗi khổ chung của những thân phận nhỏ nhoi suốt đời xuôi ngược vất vả làm ăn mà vẫn nghèo khổ.
+ hạc: Thương cuộc đời phiêu bạt lận đận và những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ.
+ con cuốc: Thương thân phận thấp cổ bé họng, nỗi khổ đau không được lẽ công bằng của người lao động.
=> Nỗi khổ nhiều bề của người nông dân và nhiều phận người trong xã hội cũ.
2- Bài số 3: 
Thân phận nỗi đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Hình ảnh so sánh rất đặc biệt:
+ tên gọi của hình ảnh “trái bần”
+ phản ánh tính chất địa phương.
+ gợi số phận chìm nổi, lênh đênh, vô định của người phụ nữ trong XHPK.
=> Bài ca diễn tả xúc động, chân thực cuộc đời thân phận nhỏ bé đắng cay của người phụ nữ xưa. Họ phải chịu nhiều đau khổ, hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh, không có quyền quyết định cuộc đời. XHPK muốn nhấn chìm họ.
* Ghi nhớ: (SgkT49)
III. Luyện tập:
1- Bài tập 1/ 50:
- Về nội dung: 
+ Đều diễn tả cuộc đời than phận con người trong xã hội cũ.
+ bên cạnh ý chính là than thân còn mang ý nghĩa phản kháng.
- Về nghệ thuật:
+ sử dụng thể thơ lục bát.
+ hình ảnh so sánh và ẩn dụ mang tính truyền thống.
+ hình thức câu hỏi tu từ.
*Hoạt động 4: Củng cố- HD HT
a- Củng cố:	- Đọc bài đọc thêm/ t 50
b- Dặn dò:: 	- Về nhà học thuộc lòng bài và sưu tầm một số bài ca dao, tục ngữ cùng chủ đề.
	CHỦ ĐỀ : CA DAO, DÂN CA ( Tiếp theo)
Tiết 12 
Ngày soạn 07 Tháng 9 Năm 2018
CÁC LỚP
 Ngày thực dạy
7B
Ngày 08 Tháng 9 Năm 2018
7D
Ngày 08 Tháng 9 Năm 2018
NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
 A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
	1. Kiến thức: 
 - Ứng xử của tác giả dân gian trước những thói hư, tật xấu , những hủ tục lạc hậu.
 - Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường thấy trong các bài ca dao châm biếm .
	2. Kĩ năng: 
 - Đọc - hiểu những câu hát châm biếm .
 - Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát châm biếm trong bài học.
 3. Thái độ: 
 - Thuộc những bài ca dao trong vb và biết thêm một số bài ca dao thuộc hệ thống của chúng.
 B. CHUẨN BỊ.
	1. GV: SGK, bài soạn, sách GV, tranh SGK
	2. HS:SGK, bài soạn
	 C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1.Ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ :
 ? Đọc 3 bài ca dao than thân.
 ? Nêu những điểm chung về nghệ thuật và nội dung của những bài ca dao này ?
 3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 -Nội dung cảm xúc , chủ đề ca dao , dân ca rất đa dạng . Ngoài những câu hát yêu thương, 
câu hát than thân , ca dao – dân ca còn có rất nhiều câu hát châm biếm. Cùng với 
truyện cười, vè, những câu hát châm biếm thể hiện khá tập trung những đặc sắc nghệ 
thuật trào lộng dân gian VN ,nhằm phơi bày các hiện tượng đáng cười trong xh. Các em 
hãy tìm hiểu qua vb “ Những câu hát châm biếm”
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
 NỘI DUNG KIẾN THỨC
HĐ 1: HDHS Tìm hiểu khái quát văn bản
- HDHS đọc, đọc mẫu.
- Gọi HS đọc,nhận xét.
? Nhắc lại khái niệm về thể loại Ca dao, dân ca?
* HĐ 2: HDHS Đọc hiểu chi tiết văn bản
- Gọi HS đọc bài số 1/ 51
? Bức chân dung chú tôi được giới thiệu là người như thế nào?
? Bài ca đã dùng thủ pháp nghệ thuật gì? Dùng như vậy với mục đích gì?
- thủ pháp nói ngược để chế giễu châm biếm nhân vật.
? Hình ảnh “cái cò” có gì giống và khác so với “thân cò” ở bài trước?
 - cùng thân phận chịu khó, vất vả.
? Hai câu đầu có ý nghĩa gì?
 - sự đối lập của hai tuyến nhân vật.
? Ngoài mục đích châm biếm, bài ca dùng để làm gì nữa?
- Gọi HS đọc bài số 2/51.
? Bài ca đã nhại lại lời của ai?
 - lời của thày bói.
? Em có nhận xét gì về lời của thầy bói?
 - nói dựa, nói nước đôi.
? Cách châm biếm, chế giễu này có gì đặc sắc? 
 - gậy ông đập lưng ông
? Bài ca này phê phán hiện tượng nào trong xã hội?
 - Hiện tượng mê tín dị đoan.
* HĐ 3: HDHS Luyện tập
? chọn phương án đúng/53?
- Gọi HS đọc bài đọc thêm.
I- Khái quát văn bản
1- Đọc văn bản: sgk/51
2- Chủ đề: Những câu hát châm biếm
3- Thể loại:Ca dao - Dân ca
4- Giải nghĩa từ khó: sgk/52
II- Đọc hiểu chi tiết:
1. Bài số 1: 
 Giới thiệu chân dung “chú tôi” của “cái cò”:
+ hay tửu hay tăm: nghiện rượu
+ hay nước chè đặc: nghiện chè
+ hay nằm ngủ trưa: lười biếng
+ ngày thì ước những ngày mưa, đêm thì ước những đêm thừa trống canh: tính nết thì lười lao động, chỉ thích ăn chơi, hưởng thụ.
-> Dùng hình ảnh nói ngược và phép đối lập để giễu cợt châm biếm nhân vật “ chú tôi”.
- “cái cò lặn lội bờ ao”: thân phận vất vả của người cháu gái.
- “cô yếm đào”: người phụ nữ xinh đẹp, giỏi giang.
-> đối lập với chú tôi.
=> Bài ca chế giễu những hạng người nghiện ngập và lười biếng trong xã hội và họ đáng cười chê, nhắc nhở, phê phán để thay đổi.
2- Bài số 2: 
 Thầy bói phán toàn những chuyện hệ trọng trong cuộc đời một người: giàu- nghèo, sướng – khổ, cha- mẹ, hôn nhân, con cái .
+ phán rất cụ thể, nói rõ ràng chắc như đinh đóng cột những chuyện hiển nhiên của tạo hóa.
+ nói dựa, nói nước đôi.
-> lời phán vô nghĩa, ấu trĩ đến nực cười.
- Cách phê phán, châm biếm, chế giễu “Gậy ông đập lưng ông” khách quan, dùng ngay những lời phán của thày bói để vạch trần bộ mặt lừa bịp của hắn.
=> Bài ca phê phán châm biếm những kẻ hành nghề mê tín, lừa bịp và sự mê tín mù quáng của những người thiếu hiểu biết tin vào sự bói toán phản khoa học.
* Ghi nhớ: (SgkT53)
III. Luyện tập:
1- bài tập 1/ 53
- phương án C
2- Đọc thêm/ 53
*Hoạt động 4: Củng cố- HD HT
a- Củng cố	: - Khắc sâu kiến thức bài học.
b- Dặn dò: : -Về nhà học thuộc lòng bài và sưu tầm một số bài ca dao, tục ngữ cùng chủ đề.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
KIỂM TRA CHỦ ĐỀ 1 – 15 PHÚT
Câu 1. Hãy nêu khái niệm về ca dao, dân ca?
Câu 2. Hãy sưu tầm một bài ca dao đối đáp tương tự, như bài ca dao được học trong chương trình Ngữ Văn 7 ?
Câu 3. Viết một đoạn văn( dài từ 8-10 ) câu nêu cảm nghĩ của em về hai câu ca dao sau:
 “ Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
 Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”
Em đố anh : Sông nào là sông sâu nhất ?
Núi nào là núi cao nhất nước ta ?
Anh mà giảng được cho ra
Thì em kết nghĩa giao hòa cùng anh.
- Em hỏi thì anh xin trả lời :
Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan
Cao nhất là núi Lam Sơn
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra
Anh đà giảng được cho ra
Em mau kết nghĩa giao hòa cùng anh.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_ngu_van_7_chu_de_cao_dao_dan_ca_nam_hoc_2018.doc