Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 14: Những câu hát châm biếm - Năm học 2019-2020 - Đỗ Thị Thu Hà

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 14: Những câu hát châm biếm - Năm học 2019-2020 - Đỗ Thị Thu Hà

1. Mục tiêu:

1.1. Về kiến thức:

- Ứng xử của tác giả dân gian trước những thói hư, tật xấu, những hủ tục lạc hậu.

- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường thấy trong các câu ca dao châm biếm.

1.2. Về kĩ năng:

* Kĩ năng bài học

- Đọc – hiểu những câu hát châm biếm.

- Phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát châm biếm trong bài học.

* Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:

- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về những thói hư tật xấu bị phê phán trong xã hội cũ, giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

1.3. Năng lực, phẩm chất

a. Năng lực cần đạt:

- NL tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo

- NL ngôn ngữ và NL văn học (biết sử dụng ngôn ngữ qua kĩ năng đọc, viết, nói và nghe văn bản ca dao, dân ca; cảm nhận cái hay cái đẹp của văn bản).

b. Phẩm chất:

- Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ (yêu thương, cảm thông với những con người bất hạnh; biết phê phán và lên án những thói hư tật xấu trong xã hội.

1.4. Nội dung tích hợp:

* Kĩ năng sống:

- Tự nhận thức hiện thực về đời sống của người lao động dưới chế độ cũ, cũng như những thói hư tật xấu trong cuộc sống.

- Biết kiểm soát cảm xúc thông cảm , chia sẻ với những người bất hạnh trong nhiều cảnh ngộ; biết phê phán một số hiện tượng thực tế trong đời sống xã hội như lười nhác, khoe khoang, dốt nát, mê tín.

* Giáo dục đạo đức:

- Tình yêu nước, yêu tự do, tinh thần trách nhiệm với cá nhân.

- Giáo dục các giá trị sống hạnh phúc, tự do, tôn trọng, trách nhiệm.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- Giáo viên: nghiên cứu tài liệu, soạn bài.

- Học sinh: đọc bài và trả lời câu hỏi trong sgk

3. Phương pháp:

- Động não

- Thảo luận nhóm: kĩ thuật trình bày 1 phút về những giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

- Vấn đáp, giảng bình, câu hỏi có tình huống.

4. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục

4.1. Ổn định lớp:1 phút

4.2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút

? Đọc thuộc lòng 2 bài ca dao tiếng hát than thân và nêu ý nghĩa bài ca dao số 1?

4.3. Bài mới.

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh.

- Phương pháp: Giới thiệu

- Năng lực: Giải quyết vấn đề, thuyết trình, giao tiếp

- Thời gian: 3’

- Cách thức tiến hành

? Theo em hiểu thì “Châm biếm” nghĩa là gì?

Hs suy nghĩ, phản biện.

 Cùng với tiếng hát than thân xót xa, buồn tủi, tiếng hát giao duyên đằm thắm nghĩa tình, ca dao cổ truyền Việt Nam còn vang lên những tiếng cười hài hước, châm biếm, đả kích , thể hiện tính cách, tâm hồn và quan niệm sống của người bình dân Việt Nam. Tiếng cười ấy có ý nghĩa gì hướng tới đối tượng nào

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: HS nắm được được cách ứng xử của tác giả dân gian trước những thói hư tật xấu, những hủ tục lạc hậu. Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường thấy trong các bài ca dao châm biếm.

- Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, nêu vấn đề .

- Năng lực: Giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, thuyết trình

- Thời gian:26’

- Cách thức tiến hành

 

docx 8 trang sontrang 4360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 14: Những câu hát châm biếm - Năm học 2019-2020 - Đỗ Thị Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20.9.2019 
Tiết 14 - VĂN BẢN: NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
1. Mục tiêu:
1.1. Về kiến thức:
- Ứng xử của tác giả dân gian trước những thói hư, tật xấu, những hủ tục lạc hậu.
- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường thấy trong các câu ca dao châm biếm.
1.2. Về kĩ năng:
* Kĩ năng bài học
- Đọc – hiểu những câu hát châm biếm.
- Phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát châm biếm trong bài học.
* Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về những thói hư tật xấu bị phê phán trong xã hội cũ, giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
1.3. Năng lực, phẩm chất
a. Năng lực cần đạt:
- NL tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo
- NL ngôn ngữ và NL văn học (biết sử dụng ngôn ngữ qua kĩ năng đọc, viết, nói và nghe văn bản ca dao, dân ca; cảm nhận cái hay cái đẹp của văn bản).
b. Phẩm chất:
- Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ (yêu thương, cảm thông với những con người bất hạnh; biết phê phán và lên án những thói hư tật xấu trong xã hội.
1.4. Nội dung tích hợp:
* Kĩ năng sống:
- Tự nhận thức hiện thực về đời sống của người lao động dưới chế độ cũ, cũng như những thói hư tật xấu trong cuộc sống.
- Biết kiểm soát cảm xúc thông cảm , chia sẻ với những người bất hạnh trong nhiều cảnh ngộ; biết phê phán một số hiện tượng thực tế trong đời sống xã hội như lười nhác, khoe khoang, dốt nát, mê tín...
* Giáo dục đạo đức:
- Tình yêu nước, yêu tự do, tinh thần trách nhiệm với cá nhân.
- Giáo dục các giá trị sống hạnh phúc, tự do, tôn trọng, trách nhiệm.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Giáo viên: nghiên cứu tài liệu, soạn bài.
- Học sinh: đọc bài và trả lời câu hỏi trong sgk
3. Phương pháp:
- Động não
- Thảo luận nhóm: kĩ thuật trình bày 1 phút về những giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Vấn đáp, giảng bình, câu hỏi có tình huống.
4. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục 
4.1. Ổn định lớp:1 phút 
4.2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút
? Đọc thuộc lòng 2 bài ca dao tiếng hát than thân và nêu ý nghĩa bài ca dao số 1?
4.3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp: Giới thiệu
- Năng lực: Giải quyết vấn đề, thuyết trình, giao tiếp 
- Thời gian: 3’
- Cách thức tiến hành
? Theo em hiểu thì “Châm biếm” nghĩa là gì?
Hs suy nghĩ, phản biện.
	Cùng với tiếng hát than thân xót xa, buồn tủi, tiếng hát giao duyên đằm thắm nghĩa tình, ca dao cổ truyền Việt Nam còn vang lên những tiếng cười hài hước, châm biếm, đả kích , thể hiện tính cách, tâm hồn và quan niệm sống của người bình dân Việt Nam. Tiếng cười ấy có ý nghĩa gì hướng tới đối tượng nào 
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: HS nắm được được cách ứng xử của tác giả dân gian trước những thói hư tật xấu, những hủ tục lạc hậu. Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường thấy trong các bài ca dao châm biếm.
- Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, nêu vấn đề ..
- Năng lực: Giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, thuyết trình 
- Thời gian:26’
- Cách thức tiến hành
 Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
H
*Hoạt động 1 : Giới thiệu chung
*Hoạt động 2 : Đọc hiểu văn bản
Bước 1: Đọc, chú thích 
- Mục đích: HS biết cách đọc và bước đầu bước đầu hiểu nội dung, nghệ thuật của VB
- Phương pháp: Giới thiệu, đọc mẫu, đọc sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút 
- Cách thức tiến hành:
GV : Hướng dẫn đọc: giọng điệu mỉa mai, chế giễu, khi đọc cần nhấn giọng vào các điệp từ, điệp ngữ (có chủ ý) để làm nổi bật giọng điệu đó
+ GV đọc- HS đọc - nhận xét.
+ HS đọc chú thích.
? Văn bản này có phương thức biểu đạt gì ?
Giới thiệu chung
Đọc, hiểu văn bản
1. Đọc – Chú thích
-Thể loại: Ca dao – dân ca.
- PTBĐ: BC+MT,TS
?
Bước 2: Kết cấu, bố cục
- Mục đích: Hs nắm được bố cục văn bản.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Thời gian: 3 phút 
- Cách thức tiến hành:
 Qua phần bạn vừa đọc, theo em văn bản này mang chủ đề gì 
- Phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.
2. Kết cấu, bố cục:
Bước 3: Phân tích
- Mục đích: HS phân tích và cảm nhận nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa được gợi lên từ những câu ca dao châm biếm. 
- Phương pháp: gợi mở, động não, nêu vấn đề, giảng bình, trình bày một phút 
 - Thời gian: 22 phút 
- Cách thức tiến hành: 
3. Phân tích
H
?
H
?
H
?
?
H
?
H
?
H
?
H
?
?
H
?
H
?
H
?
H
?
H
?
H
?
H
?
H
?
H
?
H
?
H
?
H
?
H
?
H
?
H
?
* Hs đọc bài 1
 Hai câu đầu là lời của ai, nói với ai về việc gì?
- Lời ướm hỏi của “cái cò” với “cô yếm đào” để làm mối cho “chú tôi”.
? Cái cò – đứa cháu có ông chú muốn giới thiệu cho cô yếm đào, nhưng qua các bài ca dao đã học, cái cò hiểu rộng hơn còn chỉ ai nữa?
- Người nông dân, người lao động nói chung cần cù, chăm chỉ, một nắng hai hai sương trên đồng ruộng.
 “Cô yếm đào” là cô gái như thế nào?
- Cô gái trẻ, đẹp.
 Qua lời của cái cò, chân dung người chú hiện lên như thế nào qua 2 câu tiếp theo? 
- Hay tửu, hay tăm, hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
Từ ngữ sử dụng có gì đặc biệt.
- Điệp từ “hay”
 Theo em, từ “hay” có nghĩa là gì ? Và cái hay của ông chú mang nghĩa nào trong những nghĩa đó?
- Hay: giỏi, am hiểu, ham thích, thường xuyên.
-> Cái hay của ông chú mang cả 3 ý trên.
 Thực chất cái hay của ông chú ở đây là gì?
- Hay tửu, hay tăm: nghiện rượu.
- Hay nước chè đặc: nghiện chè.
- Hay nằm ngủ trưa: tài ngủ, nghiện ngủ.
 Bên cạnh đó, “chú tôi” đã ước những gì ?
- Ngày thì ước những ngày mưa, đêm thì ước những đêm thừa trống canh.
 Có điều gì không bình thường trong những ước mơ ấy ?
+ “ước những ngày mưa” để không phải đi làm.
+ “ước những đêm thừa trống canh”: mỗi đêm có 5 canh, sau mỗi canh có điểm trống -> ước đêm dài để được ngủ nhiều.
Qua những cái hay, những điều ước ấy, chứng tỏ “chú tôi” là người như thế nào?
- Người đàn ông dài lưng tốn vải, vô tích sự, nghiện ngập, lười biếng.
 Một ông chú như vậy, liệu có xứng đáng với “cô yếm đào” hay không ?
- “Cô yếm đào” chỉ người con gái trẻ đẹp, chàng trai xứng đáng với cô phải là những người có nhiều nết tốt, giỏi giang. Thông thường để giới thiệu nhân duyên cho ai đó, người ta phải nói tốt về người được giới thiệu. 
? Để diễn đạt điều đó, tác giả dân gian đã sử dụng cách nói gì ở đây ?
- Nói ngược.
Sử dụng cách nói đó cùng với các điệp từ, điệp ngữ nhằm mục đích gì?
- Chế giễu, phê phán những hạng người lười biếng, nghiện ngập.
 Nếu cần khuyên nhủ “chú tôi” bằng thành ngữ, ca dao thì em có thể khuyên như thế nào ?
- “Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ đem phần đến cho”
- “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”
- “Giàu đâu những kẻ ngủ trưa,
Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày”
* Hs đọc bài ca 2:
? Bài 2 là lời của ai nói với ai ? Về vấn đề gì ?
- Nhại lời thầy bói nói với cô gái đi xem bói về số phận của cô.
? Sự nhắc lại chính lời của thày bói có tác dụng gì ?
- Tạo tính khách quan, dùng chính lời của thầy để vạch rõ bản chất của thầy theo kiểu “gậy ông đập lưng ông”.
? Thầy bói đoán số cho cô gái trên những phương diện nào ?
- Giàu – nghèo
- Cha – mẹ
- Chồng – con
? Ở đây sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
- Qua những điệp từ, điệp ngữ có vẻ thầy rất giỏi, tài ba, giọng thầy chắc chắc, lời thầy cứ thế tuôn trào như có thể nói bao nhiêu cũng được.
- Những điều hiển nhiên đã được hiện thực cuộc sống công nhận. Cuộc đời con người k giàu thì nghèo, 
? Vì thế cách nói của thầy ở đây là 1 cách nói như thế nào
- Cách nói nước đôi, nói dựa vào những điều hiển nhiên trong cuộc sống. 
? Vậy phóng đại cách nói nước đôi cùng với việc nhại lại lời thầy nhằm mục đích gì?
- Vạch trần, lật tẩy chân dung, tài cán, bản chất của thầy bói.
-> Phê phán, châm biếm Sự dốt nát, lừa bịp, lợi lòng tin của người khác để kiếm tiền của những kẻ hành nghề mê tín.
? Theo em, bài ca dao có phải chỉ phê phán, châm biếm mỗi thầy bói hay không ?
- Châm biếm cả sự mê tín mù quáng, mê muội của những người thiếu hiểu biết, tin vào những trò bói toán phản khoa học.
? Trong kho tàng ca dao, dân ca, tục ngữ, thành ngữ VN k thiếu những bài phê phán hiện tượng trên. Em biết những bài nào, hãy cùng chia sẻ ?
- “Chập chập thôi lại cheng cheng ”
- “Bói ra ma, quét nhà ra rác”
-“Tiền buộc dải yếm bo bo
Đem cho thầy bói đâm lo vào người”
- “Nhất hào 
Có con chó đực cắn ra đằng mồm”
? Nội dung của văn bản này ?
- Phơi bày những sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.
? Để diễn đạt nội dung ấy, nghệ thuật của văn bản này có gì đặc sắc ?
- Sử dụng các hình thức giễu nhại, cách nói có hàm ý, các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, nói ngước, phóng đại.
- Tạo nên tiếng cười châm biếm, hài hước.
3.1. Bài ca 1:
-Với nghệ thuật điệp ngữ, cách nói ngược, bài ca dao chế giễu, phê phán những hạng người lười biếng, nghiện ngập trong xã hội.
3.2. Bài ca 2:
- Sử dụng cách nói giễu nhại, điệp ngữ, phóng đại cách nói nước đôi, bài ca dao phê phán, châm biếm:
+ Sự dốt nát, lừa bịp, lợi lòng tin của người khác để kiếm tiền của những kẻ hành nghề mê tín .
+ Sự mê tín mù quáng của những người thiếu hiểu biết .
?
?
H
 Để diễn đạt nội dung ấy, nghệ thuật của văn bản này có gì đặc sắc ?
- Sử dụng các hình thức giễu nhại, cách nói có hàm ý, các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, nói ngước, phóng đại.
- Tạo nên tiếng cười châm biếm, hài hước
4. Tổng kết:
4.1. Nghệ thuật:
- Sử dụng các hình thức giễu nhại, cách nói có hàm ý, các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, nói ngước, phóng đại.
- Tạo nên tiếng cười châm biếm, hài hước.
?
H
* Thảo luận nhóm bàn (1 phút)
 Nội dung của văn bản này ?
- Phơi bày những sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.
4.2. Nội dung:
- Phơi bày những sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội
?
?
 Hs đọc ghi/sgk
 Ý nghĩa văn bản ?
4.3. Ghi nhớ:
* Ý nghĩa văn bản: 
- Ca dao châm biếm thể hiện tinh thần phê phán mang tính dân chủ của những con người thuộc tầng lớp bình dân.
* HOẠT ĐỘNG 3: HD LUYỆN TẬP.
- Mục tiêu: vận dụng lí thuyết vào làm bài tập.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, giao việc.
- Năng lực: Giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, 
- Thời gian: 5’
- Cách thức tiến hành
? Những câu hát châm biếm trên có điểm gì giống với truyện cười dân gian?
Hs: Trình bày một phút – suy nghĩ của em về người ruột thịt mà em kính yêu nhất?
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
 - Mục tiêu: HS biết vận dụng lí thuyết đã học vào trong cuộc sống
- Phương pháp: Nêu vấn đề, giao việc.
- Năng lực: Giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, 
- Thời gian: 5’
- Cách thức tiến hành
? Trong xã hội ta hiện nay còn những thói hư tật xấu này không?
* HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO
- Mục tiêu: HS biết tìm tòi những kiến thức có liên quan đến nội dung bài học để giải quyết vấn đề
- Phương pháp: Nêu vấn đề, giao việc.
- Năng lực: Tự học, sáng tạo
- Thời gian: Làm ở nhà
- Cách thức thực hiện	
? Em sẽ làm gì để góp phần giảm thiểu những thói hư tật xấu đó?
4.4. Củng cố: 1’
? Hiện tượng trong 2 bài ca cao trên còn tồn tại trong xã hội ngày nay không? Thái độ của mọi ng?
4.5. Hướng dẫn về nhà: 1’
- Học thuộc 4 bài ca dao
- Xem bài: Đại từ 
5. Rút kinh nghiệm:
5.1. Kế hoạch và tài liệu dạy học.
5.2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh.
5.3. Hoạt động của học sinh

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_14_nhung_cau_hat_cham_biem_nam_ho.docx