Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 14: Những câu hát than thân - Năm học 2019-2020 - Đỗ Thị Thu Hà

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 14: Những câu hát than thân - Năm học 2019-2020 - Đỗ Thị Thu Hà

1. Mục tiêu:

1.1. Về kiến thức:

- Hiện thực về đời sống của người lao động qua các bài hát than thân.

- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân.

1.2. Về kĩ năng:

* Kĩ năng bài học:

- Kĩ năng đọc – hiểu những câu hát than thân.

- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát than thân trong bài học.

* Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:

- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về thân phận con người trong xã hội cũ, giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

1.3. Năng lực, phẩm chất

a. Năng lực cần đạt:

- NL tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo

- NL ngôn ngữ và NL văn học (biết sử dụng ngôn ngữ qua kĩ năng đọc, viết, nói và nghe văn bản ca dao, dân ca; cảm nhận cái hay cái đẹp của văn bản).

b. Phẩm chất:

- Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ (yêu thương, cảm thông với những con người bất hạnh; biết phê phán và lên án những thói hư tật xấu trong xã hội.

1.4. Nội dung tích hợp:

* Kĩ năng sống:

- Tự nhận thức hiện thực về đời sống của người lao động dưới chế độ cũ, cũng như những thói hư tật xấu trong cuộc sống.

- Biết kiểm soát cảm xúc thông cảm , chia sẻ với những người bất hạnh trong nhiều cảnh ngộ; biết phê phán một số hiện tượng thực tế trong đời sống xã hội như lười nhác, khoe khoang, dốt nát, mê tín.

* Giáo dục đạo đức:

- Tình yêu nước, yêu tự do, tinh thần trách nhiệm với cá nhân.

- Giáo dục các giá trị sống hạnh phúc, tự do, tôn trọng, trách nhiệm.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- Giáo viên: nghiên cứu tài liệu, soạn bài.

- Học sinh: đọc bài và trả lời câu hỏi trong sgk

3. Phương pháp:

- Động não: Suy nghĩ về thân phận con người trong xã hội cũ

- Thảo luận nhóm: kĩ thuật trình bày 1 phút về những giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

- Vấn đáp, giảng bình, câu hỏi có tình huống

4. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục:

4.1. Ổn định lớp (1 phút)

4.2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

? Đọc diễn cảm 2 bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người?

? Tình cảm chung được thể hiện trong 2 bài ca dao là gì ?

- Qua những tên sông, tên núi, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử văn hoá của từng địa danh để thể hiện tình yêu chân chất, tinh tế, niềm tự hào đối với con người, lịch sử, truyền thống văn hoá của quê hương, đất nước.

? Em có nhận xét gì về thể thơ trong 2 bài ca dao này ?

- Sử dụng kết cấu lời hỏi đáp, lời chào mời, lời nhắn gửi, thường gợi nhiều hơn tả.

- Có giọng điệu tha thiết, tự hào.

- Cấu tứ đa dạng, độc đáo.

- Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể.

 

docx 7 trang sontrang 5050
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 14: Những câu hát than thân - Năm học 2019-2020 - Đỗ Thị Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20.9.2019
Tiết 14 - Văn bản: NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
1. Mục tiêu:
1.1. Về kiến thức:
- Hiện thực về đời sống của người lao động qua các bài hát than thân.
- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân.
1.2. Về kĩ năng:
* Kĩ năng bài học:
- Kĩ năng đọc – hiểu những câu hát than thân.
- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát than thân trong bài học.
* Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về thân phận con người trong xã hội cũ, giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
1.3. Năng lực, phẩm chất
a. Năng lực cần đạt:
- NL tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo
- NL ngôn ngữ và NL văn học (biết sử dụng ngôn ngữ qua kĩ năng đọc, viết, nói và nghe văn bản ca dao, dân ca; cảm nhận cái hay cái đẹp của văn bản).
b. Phẩm chất:
- Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ (yêu thương, cảm thông với những con người bất hạnh; biết phê phán và lên án những thói hư tật xấu trong xã hội.
1.4. Nội dung tích hợp:
* Kĩ năng sống:
- Tự nhận thức hiện thực về đời sống của người lao động dưới chế độ cũ, cũng như những thói hư tật xấu trong cuộc sống.
- Biết kiểm soát cảm xúc thông cảm , chia sẻ với những người bất hạnh trong nhiều cảnh ngộ; biết phê phán một số hiện tượng thực tế trong đời sống xã hội như lười nhác, khoe khoang, dốt nát, mê tín...
* Giáo dục đạo đức:
- Tình yêu nước, yêu tự do, tinh thần trách nhiệm với cá nhân.
- Giáo dục các giá trị sống hạnh phúc, tự do, tôn trọng, trách nhiệm.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Giáo viên: nghiên cứu tài liệu, soạn bài.
- Học sinh: đọc bài và trả lời câu hỏi trong sgk
3. Phương pháp:
- Động não: Suy nghĩ về thân phận con người trong xã hội cũ
- Thảo luận nhóm: kĩ thuật trình bày 1 phút về những giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Vấn đáp, giảng bình, câu hỏi có tình huống
4. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục: 
4.1. Ổn định lớp (1 phút) 
4.2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
? Đọc diễn cảm 2 bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người? 
? Tình cảm chung được thể hiện trong 2 bài ca dao là gì ?
- Qua những tên sông, tên núi, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử văn hoá của từng địa danh để thể hiện tình yêu chân chất, tinh tế, niềm tự hào đối với con người, lịch sử, truyền thống văn hoá của quê hương, đất nước.
? Em có nhận xét gì về thể thơ trong 2 bài ca dao này ?
- Sử dụng kết cấu lời hỏi đáp, lời chào mời, lời nhắn gửi, thường gợi nhiều hơn tả.
- Có giọng điệu tha thiết, tự hào.
- Cấu tứ đa dạng, độc đáo.
- Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể.
4.3. Giảng bài mới: 
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp: Giới thiệu, nêu vấn đề
- Năng lực: Giải quyết vấn đề, thuyết trình, giao tiếp 
- Thời gian: 1’
- Cách thức tiến hành
Ca dao, dân ca là tấm gương phản ánh đời sống, tâm hồn nhân dân. Nó không chỉ là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa trong các mối quan hệ gia đình, quan hệ con người đối với quê hương, đất nước, mà còn là tiếng hát than thở về những cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: HS nắm được hiện thực đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân. Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân.
- Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, nêu và giải quyết vấn đề ..
- Năng lực: Giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, thuyết trình 
- Thời gian:30’
- Cách thức tiến hành
 Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
H
*Hoạt động 1 : Giới thiệu chung
*Hoạt động 2 : Đọc hiểu văn bản
Bước 1: Đọc, chú thích 
- Mục đích: HS biết cách đọc và bước đầu bước đầu hiểu nội dung, nghệ thuật của VB
- Phương pháp: Giới thiệu, đọc mẫu, đọc sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút 
- Cách thức tiến hành:
GV : Hướng dẫn đọc : giọng tâm tình, thấm thía, xót xa
+ GV đọc- HS đọc - nhận xét.
+ HS đọc chú thích, chú ý: chú thích 1,3,7
? Văn bản này có phương thức biểu đạt gì ?
Giới thiệu chung
Đọc, hiểu văn bản
1. Đọc – Chú thích
-Thể loại: Ca dao – dân ca.
-PTBĐ: BC+MT,TS
?
Bước 2: Kết cấu, bố cục
- Mục đích: Hs nắm được bố cục văn bản.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Thời gian: 3 phút 
- Cách thức tiến hành: 
 Chủ đề của 3 bài ca dao này là gì?
- 3 bài chung chủ đề giãi bày nỗi cơ cực, cay đắng của kiếp người bé mọn trong xã hội cũ.
2. Kết cấu, bố cục:
Bước 3: Phân tích
- Mục đích: HS phân tích và cảm nhận nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa được gợi lên từ những câu ca dao
- Phương pháp: gợi mở, động não, nêu vấn đề, giảng bình, trình bày một phút 
 - Thời gian: 22 phút 
- Cách thức tiến hành: 
3. Phân tích
H
?
?
H
?
?
H
?
H
?
?
H
?
H
?
?
H
?
H
?
H
?
H
?
G
H
?
H
G
?
H
?
H
G
Hs đọc bài ca 2
 Bài 2 nói về những con vật nào ? 
Thương thay thân phận con tằm...
 .............. lũ kiến tí ti ..........
 .............. hạc lánh đường mây...
 ............. con cuốc giữa trời ....
Em hãy hình dung về cuộc đời của con tằm qua lời ca ?
- Thân phận của con tằm và cuộc đời lũ kiến nhỏ bé suốt đời ngược xuôi , làm lụng vất vả nhưng hưởng thụ ít 
- Con tằm suốt đời chỉ ăn lá dâu , cuối đời phải hả tơ cho người.
 Theo em con tằm là hình ảnh của ai mà dân gian tỏ lòng thương cảm?
- Tượng trưng cho thân phận những người cả cuộc đời bị kẻ khác bóc lột bón rút sức lực.
Hình dung cuộc đời con kiến qua 2 câu ca tiếp ?
- Kiến là loài vật nhỏ bé , cần ít thức ăn nhất nhưng ngày ngày vẫn cần mẫn kiếm mồi.
 Cuộc đời kiến tượng trưng cho lớp người nào ?
- Thân phận nhỏ nhoi, suốt đời xuôi ngược vất vả mà vẫn nghèo khổ.
 Thân phận con tằm cái kiến có điểm gì giống nhau?
Tượng trưng cho con người nhỏ nhoi, yếu đuối,cuộc đời khó nhọc, vất vả nhưng chịu đựng và hy sinh
 Theo em trong bài ca dao này con hạc có ý nghĩa gì? 
-Lánh : Tìm nơi ẩn náu -Đường mây : Từ ước lệ chỉ không gian phóng khoáng, nhàn tản.
 Cuộc đời hạc tượng trng cho ai?
- Cuộc đời phiêu bạt và những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ.
 Có thể hình dung ntn về nỗi khổ của con quốc trong bài ca dao ? 
- Quốc giữa trời : Gợi hình ảnh của sinh vật nhỏ nhoi, cô độc giữa không gian rộng lớn 
- Kêu ra máu : đau thương , khắc khoải , tuyệt vọng. Tiếng kêu của cuốc chính là tiếng kêu của ai ?
 - Mượn hình ảnh con quốc để nói tới tiêng kêu thương về nỗi oan trái không được lẽ công bằng soi tỏ. 
 Bài ca dao có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ?
- Từ những con vật nhỏ bé, tội nghiệp bằng hình ảnh ẩn dụ, tg dân gian nêu bật được nỗi thương cảm cho những kiếp người suốt đời bị bòn rút sức lực, lận đận, ngược xuôi vất vả trong xã hội cũ.
 Em hiểu cụm từ “thương thay” như thế nào? Hãy chỉ ra ý nghĩa của sự lặp lại cụm từ này ?
- Điệp từ được lặp lại 4 lần - Tô đậm mối thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng nhiều bề của người lao động.
* Đọc bài 3 
 Bài 3 nói về ai?
- Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
Văn bản sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
- So sánh.
 Hình ảnh so sánh của bài này có gì đặc biệt? 
GV gt trái bần : tròn, dẹt, có vị chua chát => tầm thường
- Hình ảnh so sánh . gợi số phận chìm nổi, lênh đênh, vô định. 
 Từ hình ảnh so sánh “ Thân em như trái bần trôi ,, em hiểu gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa?
Hình ảnh so sánh . gợi số phận chìm nổi, lênh đênh, vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
 Hình ảnh so sánh trái bần gợi sự liên tưởng đến thân phận người nghèo khó. “Gió dập sóng dồi” xô đẩy, quăng quật trên sông nước mênh mông không biết “tấp vào đâu”. 
 Cụm “thân em” gợi cho em suy nghĩ gì ?
- Thân em gợi sự tội nghiêp, cay đắng, thương cảm. 
 Qua đây em thấy cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào? 
- Bài ca là lời của người phụ nữ than thân cho thân phận bé mọn,chìm nổi ,trôi dạt ,vô định 
 Cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ phải chịu nhiều đau khổ, đắng cay. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh, họ không có quyền tự mình quyết định cuộc đời mình, xã hội phong kiến luôn nhấn chìm họ.
3.1. Bài ca 2:
 - Nhân vật trữ tình trong bài ca này là người mang thân phận con tằm, con kiến, con hạc, con cuốc.
 - Từ những con vật nhỏ bé, tội nghiệp bằng hình ảnh ẩn dụ, bài ca dao đã thể hiện chân thực nỗi khổ nhiều bề của nhiều phận người trong xã hội cũ.
 + Thân phận “con tằm”: thân phận suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực.
+ “con kiến”: suốt đời xuôi ngược vất vả làm lụng mà vẫn nghèo khổ.
 + “con hạc”: cuộc đời phiêu bạt, lận đận và những cố gắng vô vọng.
 +“Con cuốc”: thân phận thấp cổ bé họng với những nỗi khổ đau oan trái.
- Qua đó, bày tỏ niềm cảm thông, thương xót, chia sẻ với những thân phận đó.
3.2. Bài ca 3:
 - Mở đầu bằng cụm từ “thân em”, sử dụng nghệ thuật so sánh, thành ngữ, bài ca dao là lời của người phụ nữ than thân cho thân phận bé mọn, chìm nổi , trôi dạt ,vô định của mình.
?
?
H
? Để thể hiện nội dung đó, văn bản có gì đặc biệt về nghệ thuật ?
- Sử dụng cách nói: thân có, thân em, con cò, 
- Sử dụng các thành ngữ:lên thác xuống ghềnh, gió dập sóng dồi 
- Sử dụng các so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, tượng trưng, phóng đại, điệp từ.
4. Tổng kết:
4.1. Nghệ thuật:
- Sử dụng cách nói: thân có, thân em, con cò, 
- Sử dụng các thành ngữ:lên thác xuống ghềnh, gió dập sóng dồi 
- Sử dụng các so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, tượng trưng, phóng đại, điệp từ.
?
H
* Thảo luận nhóm bàn (1 phút)
 Ba bài ca dao trên có điểm chung gì về nội dung?
 - Những câu hát than thân thường dùng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ về nỗi niềm cơ cực, buồn tủi, cô đơn, chua xót của con người trong nhiều cảnh ngộ; nỗi niềm cảm thông với những người bất hạnh, buồnđau.
4.2. Nội dung:
- Những câu hát than thân thường dùng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ về nỗi niềm cơ cực, buồn tủi, cô đơn, chua xót của con người trong nhiều cảnh ngộ; nỗi iềm cảm thông với những người bất hạnh, buồn đau.
?
?
 Hs đọc ghi/sgk
 Ý nghĩa văn bản ?
4.3. Ghi nhớ:
* Ý nghĩa văn bản: 
- Một khía cạnh làm nên giá trị của ca dao là thể hiện tinh thần nhân đạo, cảm thông, chia sẻ với những con người gặp cảnh ngộ đắng cay khổ cực
* Hoạt động 3: HD luyện tập.
- Mục tiêu: vận dụng lí thuyết vào làm bài tập.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, giao việc.
- Năng lực: Giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, 
- Thời gian: 5’
- Cách thức tiến hành
? Nêu những điểm chung về nội dung và nghệ thuật của 2 bài ca dao?
Hs: Trình bày một phút – suy nghĩ của em về người ruột thịt mà em kính yêu nhất?
Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: HS biết vận dụng lí thuyết đã học vào trong cuộc sống
- Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc
- Năng lực: Giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo,giao tiếp 
- Thời gian: Làm ở nhà
- Cách thức thực hiện
? Em hãy so sánh thân phận con người nhất là người phụ nữ trong xã hội hiện nay so với xã hội cũ?
* Hoạt động 5: Mở rộng và nâng cao
- Mục tiêu: HS biết tìm tòi những kiến thức có liên quan đến nội dung bài học để giải quyết vấn đề
- PP: tự luận
- Năng lực: Tự học, sáng tạo
- Thời gian: Làm ở nhà
- Cách thức thực hiện
? Sưu tầm thêm các bài ca dao có nội dung than thân (Ít nhất 3 bài có hình ảnh thân cò, 3 bài bắt đầu bằng cụm từ “thân em”)
4.4. Củng cố: 3’ 
? Nhắc lại nd của 2 bài ca dao?
4.5. Hướng dẫn về nhà: 1’
- Học thuộc các bài ca dao
- Soạn bài: Những câu hát châm biếm 
5. Rút kinh nghiệm:
5.1. Kế hoạch và tài liệu dạy học.
5.2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh.
5.3. Hoạt động của học sinh
 ***********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_14_nhung_cau_hat_than_than_nam_ho.docx