Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 43: Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh) - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 43: Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh) - Năm học 2020-2021

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

 - Nắm được những hình ảnh thơ đặc sắc.

 - Nét chính về nội dung (trọng tâm: kỉ niệm của tình bà cháu)

 - Nghệ thuật đặc sắc, ý nghĩa bài thơ.

2. Kĩ năng:

 - Đọc - hiểu phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự.

 - Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.

- NL: tự học, tự giải quyết vấn đề; giao tiếp và hợp tác; NL ngôn ngữ.

3. Thái độ:

 - Yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục HS biết kính yêu và quý trọng bà.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Tranh vẽ theo sgk.

2. Học sinh: Học thuộc bài thơ, soạn bài theo HD.

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức: 7A1:.7A2.

2. Kiểm tra đầu giờ:

a. Kiểm tra bài cũ:

Cảm nhận của người chiến sĩ trên đường hành quân khi nghe thấy tiếng gà trưa như thế nào?

b. Kiểm tra bài mới:

 ? Những kỉ niệm nào của tuổi thơ chợt hiện về trong tâm hồn người chiến sĩ? 3. Bài mới:

 Tiếng gà của Xuân Quỳnh gợi nhớ về tuổi thơ. Vậy tuổi thơ của Xuân Quỳnh gắn với những kỉ niệm nào chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.

 

doc 4 trang sontrang 4660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 43: Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 7A1:18/11/2020
TIẾT 43 - Văn bản:
TIẾNG GÀ TRƯA
 (Xuân Quỳnh) 
HDĐT: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
 (Thạch Lam)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
	 - Nắm được những hình ảnh thơ đặc sắc.
	 - Nét chính về nội dung (trọng tâm: kỉ niệm của tình bà cháu)
	 - Nghệ thuật đặc sắc, ý nghĩa bài thơ.
2. Kĩ năng:
 	- Đọc - hiểu phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự.
 - Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.
- NL: tự học, tự giải quyết vấn đề; giao tiếp và hợp tác; NL ngôn ngữ.
3. Thái độ:
 - Yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục HS biết kính yêu và quý trọng bà.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh vẽ theo sgk.
2. Học sinh: Học thuộc bài thơ, soạn bài theo HD.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: 7A1:...................7A2..............
2. Kiểm tra đầu giờ: 
a. Kiểm tra bài cũ: 
Cảm nhận của người chiến sĩ trên đường hành quân khi nghe thấy tiếng gà trưa như thế nào?
b. Kiểm tra bài mới:
 ? Những kỉ niệm nào của tuổi thơ chợt hiện về trong tâm hồn người chiến sĩ? 3. Bài mới: 
 Tiếng gà của Xuân Quỳnh gợi nhớ về tuổi thơ. Vậy tuổi thơ của Xuân Quỳnh gắn với những kỉ niệm nào chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức trọng tâm
GV: Khái quát nội dung tiết 1-> Nêu yêu cầu của tiết 2:
HS: HĐN cặp đôi (3p)
? Tiếng gà trưa khơi dậy những h/a nào trong tâm trí người chiến sĩ qua đoạn thơ?
? Nhận xét gì về từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng?
? Đoạn thơ đã vẽ lên trước mắt người đọc một bức tranh gia đình nơi làng quê ntn? 
GV: Nhấn mạnh: 
HS: đọc lại khổ thơ 3, 4, 5, 6
? Kỉ niệm của người chiến sĩ trong 4 khổ thơ này gắn liền với hình ảnh của ai?
? Người bà gắn liền với kỷ niệm nào mà tác giả nhớ đến? 
HS: HĐN bàn (2 p)
 -> Trình bày, nhận xét, bổ sung
? Nỗi lo của bà ở đoạn thơ này là gì? Tại sao bà lại lo như vậy? 
? Nỗi lo ấy gợi cho em cảm nghĩ gì về tình cảm của bà dành cho cháu?
? Cách bà chăm chút quả trứng được tg thể hiện trực tiếp qua câu thơ nào?
GV: GT tranh. Liên hệ thực tế việc soi trứng trong dân gian và giải nghĩa từ “chắt chiu”
? Nhận xét về việc sử dụng từ ngữ của tác giả trong 2 câu thơ?
? Qua các từ ngữ đó cho thấy bà là một người ntn?
GV: Nhấn mạnh
? Từ thực tế đó, trong kỷ niệm tuổi thơ của cháu, hình ảnh người bà hiện lên với những nỗi lo nào? Mong ước những gì?
? Nhận xét về giọng thơ?
? Như vậy đức tính quý báu nào của bà đã được nhà thơ thể hiện trong khổ thơ này?
- Nghèo nhưng bà đã hết lòng vì con cháu, chịu đựng nhẫn nại và giàu lòng hy sinh.
HS: đọc khổ thơ 6
? Tác giả sử dụng loại câu nào trong khổ thơ này?
? Khổ thơ thể hiện tâm trạng nào của người cháu? Qua đó làm toát lên tình cảm gì của người cháu đối với bà?
GV: Tình bà cháu ấm áp, sâu nặng, đây là tình cảm ruột thịt, tình cảm gia đình quê hương, cội nguồn không thể thiếu trong mỗi người.
HS: HĐ nhóm 4 (1p) 
? Tuổi thơ của cháu gắn liền với những niềm vui nào?
? NX về tình bà cháu qua đoạn thơ này?
HS: đọc khổ 7, 8 
? Hai khổ thơ cuối người cháu suy tư về điều gì?
? Vì sao người chiến sĩ có thể nghĩ rằng: Tiếng gà trưa - Mang bao nhiêu hạnh phúc?
? Trong “Giấc ngủ hồng những trứng”, người cháu mơ thấy những gì? 
-> Mơ thấy những điều tốt lành, hạnh phúc.
? Ở khổ cuối, người cháu đã chiến đấu vì những mục đích nào?
? Nhận xét về từ ngữ và BPTT?
? Khổ thơ khẳng định tình cảm nào của người cháu?
HS: HĐN lớn (2p): Gắn các nội dung phù hợp vào sơ đồ cây/ bảng phụ.
? Nét NT tiêu biểu làm nên thành công của tác giả ở bài thơ?
? Nội dung bài thơ? 
? Ý nghĩa của bài thơ?
GV: Cung cấp những thông tin chính về tác giả,văn bản.
GV: HDHS đọc 
GV: Cung cấp nội dung, NT chính của VB
HS: đọc diễn cảm VB
2. Tiếng gà trưa khơi dậy những kỷ niệm ấu thơ:
* Hình ảnh con gà mái với những quả trứng hồng.
 - Ổ rơm hồng những trứng
 - Này con gà mái mơ... đốm trắng
 - Này con gà mái vàng
 Lông óng như màu nắng.
-> NT: Điệp từ, so sánh, sử dụng nhiều tính từ chỉ màu sắc.
=> Bức tranh gia đình hiện lên trong tâm trí người chiến sĩ với vẻ đẹp tươi sáng, sống động, đầm ấm bình dị, quấn quýt và hạnh phúc.
* Hình ảnh người bà:
- Lời bà mắng yêu: 
"Gà đẻ mà mày nhìn... lang mặt"
=> Tình cảm bà dành cho cháu thật chân thật, giản dị và sâu sắc.
- Cách bà chăm chút quả trứng: 
 Tay bà khum soi trứng
 Dành từng quả chắt chiu.
-> Từ ngữ gợi tả, gợi cảm. 
- Nỗi lo của bà:
 Bà lo đàn gà toi
 Mong trời đừng sương
 Để cuối năm bán gà 
 Cháu được quần áo mới 
-> Giọng thơ xúc động, bùi ngùi.
=> Bà là người cẩn thận, chịu thương, chịu khó, tần tảo, chắt chiu, để đem niềm vui cho cháu.
- Cảm xúc của cháu:
 Ôi! cái quần chéo go, cái áo cánh trúc bâu...
 -> Sử dụng câu cảm thán.
=> Tâm trạng vui sướng hạnh phúc, xúc động. Đó cũng là lòng kính yêu, biết ơn và nhớ thương bà da diết. 
* Tuổi thơ của cháu gắn liền với niềm vui bé nhỏ, trong trẻo ở gia đình, làng quê, trong sự thương yêu chăm sóc của bà. 
=> Tình bà cháu thật gắn bó, ấm áp, sâu nặng.
3. Những suy tư gợi lên từ tiếng gà trưa.
* Suy tư về hạnh phúc trẻ thơ:
- Tiếng gà -> mang bao nhiêu hạnh phúc
-> Tiếng gà là hình ảnh của cuộc sống ấm no, bình yên nơi làng quê.
* Suy tư về cuộc chiến đấu hôm nay: 
- Cháu chiến đấu vì: Lòng yêu tổ quốc - Xóm làng - Bà - Tiếng gà - Ổ trứng hồng. 
-> NT: Điệp ngữ, từ gợi cảm. 
=> Tình cảm yêu thương kính trọng, biết ơn bà cùng tình yêu quê hương đất nước rộng lớn, sâu sắc, cao cả.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Sử dụng hiệu quả phép điệp ngữ Tiếng gà trưa có tác dụng nối mạch cảm xúc, gợi nhắc kỉ niệm lần lượt hiện về.
- Viết theo thể 5 tiếng phù hợp với việc vừa kể vừa bộc lộ tâm tình.
2. Nội dung:
- Tiếng gà trưa gợi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu.
- Tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước.
3. Ý nghĩa:
- Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận.
B. HDĐT: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON “ CỐM”
I. Tác giả, văn bản.
II. Đọc, tìm hiểu từ khó.
III. Nội dung, nghệ thuật.
1. Nghệ thuật:
- Lời văn trong sáng, tinh tế, đầy cảm xúc, giàu chất thơ.
- Các chi tiết gợi nhiều liên tưởng, kỉ niệm.
- Xen lồng giữa kể, tả và suy ngẫm.
2. Nội dung:
- Những cảm giác lắng đọng, tinh tế mà sâu sắc của Thạch Lam về văn hóa và lối sống của người Hà Nội.
III. Luyện tập
4. Củng cố - Dặn dò:
4.1. Củng cố:
	- GV khái quát nội dung bài học.
4.2. Dặn dò: 
 	- Học thuộc bài thơ: Tiếng gà trưa; nắm NT, ND, Ý nghĩa bài thơ.
	- Viết một đoạn văn ngắn ghi lại kỉ niệm về bà.
	- Soạn bài: Ôn tập các tác phẩm thơ trữ tình
	+ Trả lời các câu hỏi 1, 2 (bài 16), câu 2 (bài 17)
.................................. * * * .............................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_43_tieng_ga_trua_xuan_quynh_nam_h.doc