Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 73 đến 80

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 73 đến 80

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

 HS nắm được yêu cầu và cách thức sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ địa phương theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng.

 2. Kĩ năng:

 - Biết cách sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.

 - Biết cách tìm hiểu tục ngữ, ca dao địa phương ở một mức độ nhất định.

 3. Thái độ:

 Tăng hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình;trau dồi vốn văn hoá dân gian địa phương.

 * Tích hợp môi trường: HS sưu tầm tục ngữ liên quan đến môi trường.

4. Định hướng phát triển năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, năng lực cảm thụ văn học

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên

- Kế hoạch dạy học

- Tài liệu tham khảo

- Học liệu:Bài tập ra giờ trước,phiếu học tập,

2. Học sinh

- Hoàn thành bài sưu tầm từ giờ trước

- Đọc sách ngữ văn địa phương

- Lưu ý: Bài tập này vừa có tính chất văn vừa có tính chất tập làm văn. Về văn, các em biết phân biệt ca dao, tục ngữ. Về TLV, các em biết cách sắp xếp, tổ chức 1 văn bản sưu tầm.

 - HS: Bài soạn

 

doc 64 trang sontrang 7050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 73 đến 80", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Bài 18 - Tiết 73: Đọc – Hiểu văn bản 
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:	
 1. Kiến thức:	
- Hiểu thế nào là tục ngữ.
- Hiểu nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và một số hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.
2. Kỹ năng:
- Đọc, hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
- Vận dụng được ở mức độ nhật định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.
* Kĩ năng sống:
- Tự nhận thức được những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội.
- Vận dụng các bài học kinh nghiệm đúng lúc, đúng chỗ.
3. Thái độ:
	- Có ý thức sử dụng tục ngữ phù hợp khi nói, viết.
	- Rút ra được những kinh nghiệm trong đời sống từ bài học
 	 * Tích hợp môi trường:
 Biết sưu tầm TN liên quan đến môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, năng lực đánh giá, năng lực cảm thụ văn học dân gian
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, một số câu tục ngữ cùng chủ đề nhắc học sinh soạn bài
2. Chuẩn bị của học sinh:
	- Soạn bài
	- Sưu tầm các câu tục ngữ cùng chủ đề
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học :
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
A. Hoạt động khởi động
- Dạy học hợp tác: thực hiện trò chơi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
- Dạy học dự án
- Dạy học theo nhóm
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
- Kĩ thuật trình bày một phút
C. Hoạt động luyện tập
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Dạy học theo nhóm
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
D. Hoạt động vận dụng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
2/ Tiến trình các hoạt động dạy – học:
A/ Hoạt động khởi động (5 phút)
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh. 
- Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm
- Sản phẩm hoạt động: Trình bày được các câu tục ngữ theo đúng yêu cầu
- Phương án kiểm tra, đánh giá:
+ Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi
+ Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Tiến trình hoạt động:
1. Chuyển giao nhiệm vụ 
- Nhiệm vụ: Tìm và đọc các câu tục ngữ liên quan đến thời tiết
- Phương án thực hiện: 
+ Thực hiện trò chơi “Đố vui”
+ Luật chơi: Mỗi đội có 5 hs tham gia trong vòng 2 phút 2 đội lần lượt đọc các câu tục ngữ theo đúng chủ đề
- Thời gian: 2 phút
- Sản phẩm: Các câu tục ngữ về thời tiết
2. Thực hiện nhiệm vụ:
* Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: 
+ lập đội chơi
+ chuẩn bị tinh thần thi đấu
+ thực hiện trò chơi theo đúng luật
* Giáo viên:
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi
- Quan sát, theo dõi và ghi nhận kết quả của học sinh
- Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu 2 đội lần lượt trình bày các câu tục ngữ theo đúng chủ đề. Hết thời gian thì dừng lại
3. Báo cáo kết quả:
- Học sinh mỗi đội thống kê và báo cáo số lượng câu tục ngữ đã đọc được trong thời gian quy định
4. Nhận xét, đánh giá:
 - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá:
+ tinh thần, ý thức hoạt động học tập
+ kết quả làm việc
+ bổ sung thêm nội dung (nếu cần)
=> Vào bài: Như các em vừa thấy có rất nhiều câu tục ngữ nêu kinh nghiệm về thời tiết. Vậy kho tàng tục ngữ với số lượng lớn sẽ là cả một kho kinh nghiệm mà dân gian xưa đã đúc kết. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu giá trị của tục ngữ. Cụ thể hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
B/ Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm tục ngữ (2 phút)
- Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thế nào là tục ngữ và nội dung, chủ đề tục ngữ nói chung của văn bản nói riêng
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm
- Phương thức thực hiện:
+ Hoạt động cá nhân
+ Hoạt động nhóm
 + Hoạt động chung cả lớp
- Sản phẩm hoạt động:
+ nội dung hs trình bày
+ phiếu học tập của nhóm
- Phương án kiểm tra, đánh giá
+ Học sinh tự đánh giá.
+ Học sinh đánh giá lẫn nhau.
+ Giáo viên đánh giá.
- Tiến trình hoạt động:
1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu: Đọc phần chú thích và cho biết: Tục ngữ là gì ? Với đặc điểm như vậy, tục ngữ có tác dụng gì?
- Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện
2.Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Đọc, suy nghĩ, trình bày
- Giáo viên: Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh trình bày
- Dự kiến sản phẩm: 
- Tục: Là thói quen lâu đời
- Ngữ: Lời nói
=> là lời nói đúc kết thói quen lâu đời được mọi người công nhận
- Làm cho lời ăn tiếng nói thêm hay, sinh động.
3. Báo cáo kết quả:
- Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình
- Học sinh khác bổ sung
4. Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức 
- GV bổ sung, nhấn mạnh:
+ Về hình thức: tục ngữ là một câu nói diễn đạt một ý trọn vẹn có đặc điểm ngắn gọn, kết cấu bền vững có hình ảnh, nhịp điệu
+ Về nội dung: diễn đạt kinh nghiệm, cách nhìn nhận của nhân dân về tự nhiên, lđ, sx, con người, xã hội
Những bài học kinh nghiệm về quy luật thiên nhiên và lao động sản xuất là nội dung quan trọng của tục ngữ.Vì thế tục ngữ còn được gọi là túi khôn của nhân dân
- Có nhiều câu tục ngữ chỉ có nghĩa đen, một số câu có cả nghĩa bóng
HĐ 2: Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục (5 phút)
Mục tiêu: Giúp hs rèn kĩ năng đọc, hiểu được ngữ nghĩa cụ thể của mỗi câu tục ngữ và những đề tài cụ thể của tục ngữ
Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm
Cách tiến hành:
Bước 1: Hướng dẫn đọc
- giọng điệu chậm rãi, rõ ràng, chú ý các vần lưng, ngắt nhịp ở vế đối trong câu hoặc phép đối giữa 2 câu. 
- HS đọc, nhận xét.
Giải thích từ khó.
- HS giải thích -> lắng nghe -> hiểu nghĩa từ
Bước 2: Chia bố cục
Phương pháp: Thảo luận nhóm
- Phương thức thực hiện:
+ Hoạt động cá nhân
+ Hoạt động nhóm
 + Hoạt động chung cả lớp
- Sản phẩm hoạt động: Chia bố cục văn bản trên phiếu học tập
- Tiến trình:
1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu: Ta có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó?
- Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện
2.Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Làm việc cá nhân -> Thảo luận nhóm -> thống nhất ý kiến
- Giáo viên: Quan sát, động viên, hỗ trợ học sinh khi cần thiết
- Dự kiến sản phẩm: 8 câu tục ngữ trong bài chia làm 2 nhóm. Mỗi nhóm gồm 4 câu.
3. Báo cáo kết quả:
- Tổ chức cho học sinh trình bày, báo cáo kết quả
- Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu 1 hoặc 2 nhóm lên trình bày kết quả 
- Học sinh nhóm khác bổ sung
4. Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
GV chốt: 
Hai đề tài trên có điểm nào gần gũi mà có thể gộp vào một văn bản? 
- Hai đề tài có liên quan: thiên nhiên có liên quan đến sản xuất, nhất là trồng trọt, chăn nuôi. Các câu đều được cấu tạo ngắn gọn, có vần, nhịp, đều do dân gian sáng tạo và truyền miệng.
HĐ 3: Đọc, hiểu văn bản
Bước 1: Tìm hiểu những câu tục ngữ về thiên nhiên
- Mục tiêu:Giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa, cách vận dụng và một số hình thức nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về thiên nhiên
- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm
Cách tiến hành:
+Hoạt động cá nhân
+Hoạt động nhóm
-Sản phẩm hoạt động: Nội dung , nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về thiên nhiên
- Tiến trình:
1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu: Các câu tục ngữ về thiên nhiên đúc kết những kinh nghiệm gì?Em có nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu đó? Trong thực tế những câu tục ngữ này được áp dụng như thế nào
-Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe yêu cầu và thực hiện
2. Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: Làm việc cá nhânàthảo luận nhóm->thống nhất ý kiến
-Giáo viên: Quan sát ,hỗ trợ học sinh nếu cần
Dự kiến sản phẩm:
Câu 1:
- Kinh nghiệm: Tháng năm ngày dài đêm ngắn , tháng mười ngày ngắn đêm dài(do ánh sáng mùa hè và mây mù mùa đông) => đúc kết kinh nghiệm có tính quy luật của thời gian
- Nghệ thuật đối, hiệp vần lưng, nói quá -> nhấn mạnh đặc điểm của thời gian, gây ấn tượng
-Áp dụng thực tế: Sử dụng thời gian trong cuộc sống sao cho hợp lí. Lịch làm việc mùa hè khác mùa đông.
Câu 2:
- Kinh nghiệm: Đêm có nhiều sao thì ngày hôm sau sẽ nắng, đêm không có sao thì ngày hôm sau sẽ mưa.
- Nghệ thuật:Hai vế đối xứng –> Làm cho câu tục ngữ cân đối nhịp nhàng, dễ thuộc, dễ nhớ.
-Áp dụng thực tế: Trông sao, dự báo thời tiết. Biết thời tiết để chủ động bố trí công việc ngày hôm sau.
Câu 3:
-Kinh nghiệm: Khi chân trời xuất hiện sắc vàng màu mỡ gà(do ánh sáng mặt trời chiếu vào mây) thì sắp có gió bão lớn cần phải chằng chống nhà cửa cẩn thận.
- Nghệ thuật: Ẩn dụ”ráng mỡ gà”
-Áp dụng: Hiện nay khoa học đã cho phép con người dự báo bão khá chính xác. Ở vùng sâu, vùng xa, phương tiện thông tin hạn chế thì kinh nghiệm đoán bão của dân gian qua câu tục ngữ vẫn còn có tác dụng.
Câu 4:
-Kinh nghiệm: Vào tháng 7 âm lịch nếu kiến dời tổ, từng đàn bò lên cao thì sẽ có lụt lội 
-Nghệ thuật:Hai vế cân xứng, vần bằng “bò- lo”
-Áp dụng: Phải đề phòng lũ lụt sau tháng 7 âm lịch.
3.Báo cáo sản phẩm
- Giáo viên gọi đại diện 1-2 nhóm lên trình bày bằng phiếu học tập
-Học sinh các nhóm khác bổ sung
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, đánh giá
-Giáo viên nhận xét đánh giá
àGiáo viên chốt kiến thức ghi bảng
GV chốt, chuyển: Bốn câu tục ngữ trên đều có điểm chung là đúc kết những kinh nghiệm về thời gian, thời tiết, bão lụt cho thấy phần nào cuộc sống vất vả, thiên nhiên khắc nghiệt của đất nước ta. Ngoài ra nhân dân ta còn đúc kết những kinh nghiệm trong lao động sản xuất
Bước 2:Tìm hiểu những câu tục ngữ về lao động sản xuất
- Mục tiêu:Giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa, cách vận dụng và một số hình thức nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về lao động sản xuất
- Phương pháp: Dự án
Cách tiến hành:
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ giáo viên yêu cầu trước ở nhà
-Sản phẩm hoạt động: Nội dung , nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về lao động sản xuất
- Tiến trình:
1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu: Các câu tục ngữ về lao động sản xuất đúc kết những kinh nghiệm gì?Em có nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu đó?ý nghĩa của mỗi kinh nghiệm.
-Học sinh tiếp nhận: Thực hiện ở nhà
2. Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh:Thảo luận trong nhóm->thống nhất ý kiến chỉnh sửa sản phẩm nếu cần
-Giáo viên: Quan sát ,hỗ trợ học sinh nếu cần
Dự kiến sản phẩm:
Câu 5:
- Kinh nghiệm: Đề cao vai trò ,giá trị của đấtĐất quý như vàng.
- Nghệ thuật :Hai vế đối xứng, so sánh
-ý nghĩa của kinh nghiệm: con người sử dụng đất hiệu quả không lãng phí đất
Câu 6:
- Kinh nghiệm: thứ tự các nghề mang lại kinh tế cao:thứ nhất là nghề đào ao thả cá, thứ nhì là làm vườn, thứ ba là làm ruộng
- Nghệ thuật:liệt kê
 - ý nghĩa: Phát triển kinh tế VAC, nuôi tôm, nuôi cá nâng cao giá trị kinh tế trong các hộ gia đình
Câu 7:
-Kinh nghiệm: Nghề trồng lúa cần phải đủ 4 yếu tố: Nước, phân, cần, giống trong đó quan trọng hàng đầu là nước
- Nghệ thuật: Phép liệt kê dễ thuộc dễ nhớ
- ý nghĩa: Chú trọng yếu tố thủy lợi, trong sản xuất
Câu 8:
-Kinh nghiệm: Trồng trọt đúng thời vụ và làm đất kĩ lưỡng năng suất sẽ bội thu
-Nghệ thuật:Kết cấu cân xứng, vần lưng
-Áp dụng: Trồng trọt phải đúng thời vụ
3.Báo cáo sản phẩm
- Giáo viên gọi đại diện 1-2 nhóm lên trình bày.
-Học sinh các nhóm khác bổ sung
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, đánh giá
-Giáo viên nhận xét đánh giá tinh thần chuẩn bị ở nhà của các nhóm
àGiáo viên chốt kiến thức.
HĐ4: Tổng kết
Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản 
- Phương pháp: Học sinh hoạt động cá nhân
Cách tiến hành:
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ giáo viên yêu cầu 
-Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của học sinh
 Tiến trình:
1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu: Khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các câu tục ngữ?
- Học sinh lắng nghe yêu cầu
2. Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: Suy nghĩ làm việc cá nhân
-Giáo viên: Lắng nghe, nhận xét câu trả lời của học sinh
Dự kiến sản phẩm:
-Nghệ thuật: Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc; sử dụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả; tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
-Nội dung: Các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta.
3.Báo cáo sản phẩm
- Giáo viên gọi học sinh trả lời
-Học sinh khác bổ sung
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, đánh giá
-Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức ghi bảng
-HS đọc ghi nhớ.
C.HĐ 3: Luyện tập
Mục tiêu:Giúp học sinh tìm thêm các câu tục ngữ khác
Phương pháp: Học sinh hoạt động cặp đôi
Sản phẩm: Các câu tục ngữ học sinh tìm được
Tiến trình
1.GV chuyển giao nhiệm vụ
-GV nêu yêu cầu:Em hãy tìm thêm những câu tục ngữ về thiên nhiên mà em biết hoặc sưu tầm?
-HS lắng nghe tiếp nhận yêu cầu
2.Thực hiện nhiệm vụ
- HS trao đổi cặp đôi, thống nhất lựa chọn
- GV lắng nghe
Dự kiến sản phẩm:
Chuồn chuồn bay thấp .....thì râm.
Cầu vồng cụt không lụt thì mưa.
Trời đang nắng cỏ gà trắng thì mưa
Qụa tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa....
Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa
3.Báo cáo sản phẩm
- GV gọi các cặp đôi trình bày
- Các cặp khác nhận xét bổ sung
4.Đánh giá kết quả
-Giáo viên nhận xét, cho điểm
I. Tìm hiểu chung:
1. Khái niệm: 
- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về:
+ Quy luật của thiên nhiên
+ Kinh nghiệm lao động sản xuất
+ Kinh nghiệm về con người và xã hội.
2. Đọc, Chú thích, Bố cục:
+ Từ câu 1 đến 4 : Những câu tục ngữ về thiên nhiên.
+ Từ câu 5 đến 8 : Những câu tục ngữ về lao động sản xuất.
II. Đọc, hiểu văn bản:
1.Những câu tục ngữ về thiên nhiên
a. Câu 1:
 - Nghệ thuật: đối, hiệp vần lưng, nói quá
- Nội dung: nhấn mạnh (Đêm tháng năm rất ngắn và ngày tháng mười cũng rất ngắn.) Ý nói: Mùa hè đêm ngắn, ngày dài; mùa đông đêm dài, ngày ngắn.
b. Câu 2: 
-Nghệ thuật: đối xứng, gieo vần lưng 
 - Nội dung: Đêm có nhiều sao thì ngày hôm sau sẽ nắng, đêm không có sao hoặc ít sao thì ngày hôm sau sẽ mưa.
c. Câu 3:
- Nghệ thuật ẩn dụ
Khi chân trời xuất hiện sắc vàng màu mỡ gà thì sắp có gió bão lớn 
d. Câu 4:
- Nghệ thuật:Vần bằng-> Vào tháng 7 âm lịch nếu kiến bò lên cao thì sắp có lụt lội 
2.Tục ngữ về lao động sản xuất:
a. Câu 5:
-Nghệ thuật: so sánh
- Nội dung; khẳng định đất quý giá như vàng.
b. Câu 6:
- Nghệ thuật: liệt kê
- Nội dung:khẳng định thứ tự các nghề mang lại lợi ích kinh tế lớn: thứ nhất là nghề đào ao thả cá, thứ nhì là làm vườn, thứ ba là làm ruộng
c. Câu 7:
 - Sử dụng phép liệt kê :
 - Nội dung: nghề trồng lúa cần phải đủ 4 yếu tố: Nước, phân, cần, giống trong đó quan trọng hàng đầu là nước.
d. Câu 8:
- cấu trúc đối xứng, vần lưng
 - Trồng trọt cần đảm bảo 2 yếu tố thời vụ và đất đai
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Ngắn gọn,có vần nhịp, giàu hình ảnh.
2. Nội dung:
Đúc kết kinh nghiệm quý về tự nhiên và lao động, sản xuất
* Ghi nhớ (sgk)
IV. Luyện tập
D.HĐ vận dụng
Mục tiêu:Học sinh vận dụng các câu tục ngữ đã học vào trong giao tiếp hàng ngày
Phương pháp: Học sinh hoạt động cá nhân
Sản phẩm: Các câu văn học sinh nói và viết
Tiến trình
1.GV chuyển giao nhiệm vụ
-GV nêu yêu cầu:Em hãy đặt câu có sử dụng một trong những câu tục ngữ vừa học?
-HS lắng nghe tiếp nhận yêu cầu
2.Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ đặt câu 
- GV lắng nghe
Dự kiến sản phẩm:
- Ông cha ta luôn nhắc nhở: tấc đất tấc vàng.
- Mai đi học con phải mang áo mưa vì mau sao thì nắng vắng sao thì mưa.
.........
3.Báo cáo sản phẩm
- GV gọi HS trình bày
- Các cặp khác nhận xét bổ sung
- GV nhận xét 
4.Đánh giá kết quả
-Giáo viên nhận xét, cho điểm
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Mục tiêu:Học sinh sưu tầm các câu tục ngữ về lao động sản xuất 
Phương pháp: Dự án
Sản phẩm: Các câu tục ngữ HS sưu tầm
Tiến trình
1.GV chuyển giao nhiệm vụ
-GV nêu yêu cầu:Em hãy sưu tầm những câu tục ngữ về lao động sản xuất?
 - Học thuộc lòng tất cả các câu tục ngữ trong bài học.
 Chuẩn bị bài “ Chương trình địa phương ( Phần văn và tập làm văn)” 
2. Thực hiện hiệm vụ
-HS về nhà học bài, sưu tầm
-Dự kiến sản phẩm:
 - Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang/Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu 
 - Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân
 - Tốt lúa,tốt má,tốt mạ, tốt giống
 - Một lượt tát , một bát cơm.
 -Tháng hai trồng cà tháng ba trồng đỗ.
 - Bao giờ đom đóm bay ra/Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn.
3.Báo cáo sản phẩm
- GV yêu cầu HS trình bày vào tiết học sau
- HS về nhà sưu tầm
4.Đánh giá kết quả
-Giáo viên nhắc nhở, hướng dẫn các nguồn sưu tầm
IV. Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ý kiến và kí duyệt củaTTCM
Ngày soạn:........./ 01 / 
Ngày dạy: 7B:........./ 01 / 
 7C........./01/
Tuần 19
Bài 18- Tiết 74:Tập làm văn
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
( Phần Văn và Tập làm văn )
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức:
 HS nắm được yêu cầu và cách thức sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ địa phương theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
 2. Kĩ năng:
 - Biết cách sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
 - Biết cách tìm hiểu tục ngữ, ca dao địa phương ở một mức độ nhất định.
 3. Thái độ:
 Tăng hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình;trau dồi vốn văn hoá dân gian địa phương.
 	 * Tích hợp môi trường: HS sưu tầm tục ngữ liên quan đến môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, năng lực cảm thụ văn học
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên
- Kế hoạch dạy học
- Tài liệu tham khảo
- Học liệu:Bài tập ra giờ trước,phiếu học tập, 
2. Học sinh
- Hoàn thành bài sưu tầm từ giờ trước
- Đọc sách ngữ văn địa phương
- Lưu ý: Bài tập này vừa có tính chất văn vừa có tính chất tập làm văn. Về văn, các em biết phân biệt ca dao, tục ngữ. Về TLV, các em biết cách sắp xếp, tổ chức 1 văn bản sưu tầm.
 - HS: Bài soạn
III. TIẾN TRÌNHCÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học :
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
A. Hoạt động khởi động
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật học tập hợp tác
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
- Dạy học dự án
- Dạy học theo nhóm
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
C. Hoạt động luyện tập
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật trình bày một phút
D. Hoạt động vận dụng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật trình bày một phút
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Dạy học theo dự án
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
2/ Tiến trình các hoạt động dạy – học:
A/ Hoạt động khởi động (5 phút)
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh. 
- Phương thức thực hiện: Nêu vấn đề
- Sản phẩm hoạt động: Trình bày được nội dung câu ca dao
- Phương án kiểm tra, đánh giá:
+ Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi
+ Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Tiến trình hoạt động:
1. Chuyển giao nhiệm vụ 
- Nhiệm vụ: Em hiểu gì về câu ca dao:”Còn duyên kẻ đón người đưa
 Hết duyên vắng ngắt như chùa Bà Đanh”
- Phương án thực hiện:
+HS thảo luận nhóm 
+ Thời gian: 2 phút
- Dự kiến sản phẩm: Câu ca dao trên có ý chê trách cô gái quá kén chọn lúc còn trẻ.Để đến lúc quá lứa nhỡ thì không còn ai để ý. Câu ca dao có nhắc đến một địa danh là chùa Bà Đanh (Ngọc Sơn –Kim Bảng)
2. Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh : Hoạt động cá nhân-> thảo luận
-Giáo viên quan sát, động viên ghi nhận kết quả của học sinh
3. Báo cáo kết quả:
- Học sinh 1->2 nhóm báo cáo .Các nhóm khác bổ sung
4. Nhận xét, đánh giá:
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá:
=> Vào bài: Từ câu ca dao trên ta thấy rất nhiều địa danh trên quê hương ta được đi vào ca dao tục ngữ.Vậy để rèn luyện đức tính kiên trì, rèn thói quen học hỏi, đọc sách, ghi chép, thu lượm, có tri thức hiểu biết về địa phương và có ý thức rèn luyện tính khoa học. Bài hôm nay chúng ta sẽ sưu tầm ca dao. dân ca, tục ngữ của địa phương Hà Nam
B/ Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV và Hs
Nội dung
HĐ 1: Tục ngữ,ca dao Hà Nam
Mục tiêu:Học sinh nắm được những điểm chung của ca dao ,tục ngữ Hà Nam về nội dung và hình thức
Phương pháp: Học sinh hoạt động cá nhân
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Tiến trình
1.GV chuyển giao nhiệm vụ
-GV nêu yêu cầu:Nghiên cứu SGK địa phương em hãy nêu một số đặc điểm chính của ca dao, tục ngữ,dân ca Hà Nam? 
-HS lắng nghe tiếp nhận yêu cầu
2.Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc, suy nghĩ rút ra những đặc điểm 
- GV lắng nghe
Dự kiến sản phẩm:
- Tục ngữ, ca dao Hà Nam là kho kinh nghiệm quý giá,dễ thuộc dễ nhớ
-Dân ca nhiều làn điệu
-Nội dung đa dạng phong phú(con người, địa danh, ẩm thực,tình cảm...)
3.Báo cáo sản phẩm
- GV gọi HS trình bày
- Học sinh khác nhận xét bổ sung
- GV nhận xét 
4.Đánh giá kết quả
-Giáo viên nhận xét, cho điểm,chốt:
GV:Tục ngữ ca dao Hà Nam là kho kinh nghiệm quý giá mà nhân dân HN đã sáng tạo, lưu truyền gìn giữ. Nó khái quát cuộc sống con người vất vả nhưng yêu lao động giàu tình yêu thương,ca ngợi quê hương đất nước qua các thời kì lịch sử
HĐ 2: Sưu tầm ca dao, tục ngữ
Mục tiêu:Học sinh rèn luyện đức tính kiên trì, rèn thói quen học hỏi, đọc sách, ghi chép, thu lượm, có tri thức hiểu biết về địa phương và có ý thức rèn luyện tính khoa học qua việc sưu tầm
Phương pháp: Học sinh hoạt động nhóm
Sản phẩm: Các câu tục ngữ ca dao theo chủ đề học sinh sưu tầm được
Tiến trình
1.GV chuyển giao nhiệm vụ
-GV nêu yêu cầu:Sưu tầm những câu ca dao,tục ngữ,dân ca về các chủ đề của Hà Nam 
-HS lắng nghe tiếp nhận yêu cầu
Nhóm 1:Chủ đề địa danh
Nhóm 2: Ẩm thực
Nhóm 3:Con người Hà Nam
Nhóm 4: Lễ hội
Nhóm 5: Các làn điệu dân ca
2.Thực hiện nhiệm vụ
- HS thành lập nhóm để sưu tầm
- HS các nhóm chuẩn bị trước một tuần để báo cáo
- GV gợi ý các nguồn sưu tầm: sách địa phương,tạp chí Sông Châu,báo Hà Nam, tài liệu truyện dân gian Kim Bảng.. Tìm hỏi người địa phương. Chép lại từ sách báo
Dự kiến sản phẩm:
Nhóm 1:Chủ đề địa danh
- Núi Đọi ai đắp mà cao 
Ngã ba sông Lệnh ai đào mà sâu
 - Quyển Sơn vui thú nhất đời
Dốc lòng trên Dặm dưới bơi ta về
 Đôi bên núi tựa sông kề
Ngược xuôi tiện nẻo, lắm nghề làm ăn.
 -Hoà Mạc đất rộng người đông 
Có bãi tươi tốt, có đồng bao la 
 Đất bãi trồng đậu, trồng cà 
Đất đồng cày cấy thật là vui thay
- Núi Quyển Sơn có cây Thi Thảo
Huyệt đế vương thiên tạo rõ ràng
 - Vắng như chùa Bà Đanh
 - Bình Lục có núi con Rùa
 Trông sang Đạm Thủy có chùa Ngọc Thanh
Nhóm 2: Ẩm thực, sản vật
- Ăn thịt bò lo ngay ngáy
 Ăn mắm cáy ngáy o o 
 ( Mắm cáy Bình Lục )
- Mơ hồng Kim Bảng,long nhãn Lí Nhân
-Chuối ngự Đại Hoàng lạng vàng tiến vua
- Cốm chợ Sông ,hồng Nhân Mỹ
- Nhất ngon là cá đầm Chiềng
Muốn mua mà chẳng có tiền mà mua.
	( Đầm Chiềng – Đinh xá – BL )
 - Men say anh ủ đã lâu
 Em về làng Vọc làm dâu thì về
 ( Làng Vọc – làng nghề rượu ngon nổi tiếng ở Vũ Bản – Bình Lục )
Chợ Quế những ấm những nồi
Chè ngon Do Lễ củi đồi Khả Phong
(TTQuế có làng gốm Quyết Thành)
Nhóm 3:Con người Hà Nam
 - Bình Lục đồng trắng nước trong
 Thóc gạo thì ít rong rêu thì nhiều.
- Sinh Kiếp Bạc, thác Trần Thương, quê hương Bảo Lộc 
- Trai Cát Lại, gái Ngô Khê 
-Sống ngâm da chết ngâm xương
- Chồng xây vợ lại phu hồ
Phen này không nổi cơ đồ thì thôi
-Anh trồng, chị cấy, em vun
Mưa hoà gió thuận bội phần tốt tươi
Khai hoa kết quả hẳn hoi
Cả nhà sung túc yên vui tháng ngày
 -Hỡi cô thắt dải lưng xanh
 Có về Bình Lục với anh thì về
 Bình Lục có bến đò chè
 Có làng Yên Đổ có nghề ươm tơ
Nhóm 4: Lễ hội
 - Khách về thăm Ngũ Động Sơn
 Thăm khu đền Trúc gió vờn tóc mây
 Thi Sơn Ngũ Động là đây
 Nghe câu hát Dậm làm say lòng người
 - Ai ơi về đất Liễu Đôi
 Không thạo võ nghệ thì ngồi mà xem
 -Nhất vui là hội Trần Thương
 Đủ đình đủ đám thập phương tiếng đồn
Nhóm 5:Làn điệu dân ca
-Hát Dậm ở Kim Bảng
 - Khách về thăm Ngũ Động Sơn
 Thăm khu đền Trúc gió vờn tóc mây
 Thi Sơn Ngũ Động là đây
 Nghe câu hát Dậm làm say lòng người
 Cảnh quan thiên tạo tuyệt vời
 Bên sông bên lộ núi ngồi ung dung
 Ngàn xưa dấu tích anh hùng
 Chiến công oanh liệt ghi trong sử vàng
 Vào mùa hoa nở xuân sang
 Gần xa nô nức hội làng chung vui
 Trên hát Dậm dưới thuyền bơi
 Cụ già tế lễ thần ngồi kiệu hoa
-Hát Lãi Lê ở Bắc Lý, Hát giao duyên vùng ngã ba song Móng
VD:Trên trời có (mấy dậu tình rằng) có đám mây xanh,(có mấy dậu tình ơi),có con ngựa bạch chạy quanh gầm trời(có mấy dậu tình rằng,có mấy dậu tình ơi).Đôi ta muốn lấy nhau chơi(có mấy dậu tình ơi) nhưng cái duyên không định thì giời không xe.
3.Báo cáo sản phẩm
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm khác, nhận xét bổ sung
- GV nhận xét 
4.Đánh giá kết quả
-Giáo viên nhận xét tinh thần thái độ chuẩn bị của các nhóm ở nhà
- GV bổ sung, cho điểm
- GV chốt và cho các em HS tự ghi vào vở
C. Hoạt động luyện tập
Mục tiêu:Học sinh nắm được ý nghĩa của một số câu tục ngữ, ca dao đặc sắc
Phương pháp: Học sinh hoạt động cá nhân
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Tiến trình
1.GV chuyển giao nhiệm vụ
-GV nêu yêu cầu: Em thích những câu tục ngữ, ca dao nào nhất? Hãy tìm hiểu ý nghĩa của các câu đó? 
-HS lắng nghe tiếp nhận yêu cầu
2.Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ , lựa chọn, tìm hiểu ý nghĩa
- GV lắng nghe
Dự kiến sản phẩm:
- HS trả lời theo ý kiến cá nhân:
VD: Câu” Sống ngâm da chết ngâm xương”
->Thể hiện nỗi thương xót cho nhân dân vùng Bình Lục xưa kia quanh năm lụt lội, cuộc sống của người dân khổ cực trăm bề
-Câu:” Chuối ngự Đại Hoàng lạng vàng tiến vua”à Ca ngợi một sản vật ở làng Đại Hoàng đó là chuối ngự, món quà quý dâng lên vua chúa
.......
3.Báo cáo sản phẩm
- GV gọi HS trình bày
- Học sinh khác nhận xét bổ sung
- GV nhận xét 
4.Đánh giá kết quả
-Giáo viên nhận xét, cho điểm
I.Tục ngữ , ca dao Hà Nam
- Tục ngữ, ca dao Hà Nam là kho kinh nghiệm quý giá
-Dân ca với nhiều làn điệu đặc sắc(Hát Dặm,Hát Lãi Lê, Lả Lèn....)
-Nội dung phản ánh phong phú,đa dạng
II.Sưu tầm tục ngữ, ca dao
-Các chủ đề: Địa danh,ẩm thực sản vật lễ hội, con người Hà Nam
III. Luyện tập: Thảo luận ý nghĩa
D.HĐ vận dụng
Mục tiêu:Học sinh vận dung các câu tục ngữ , ca dao đã học vào nói và viết
Phương pháp: Học sinh hoạt động cá nhân
Sản phẩm: Các câu văn học sinh nói và viết
Tiến trình
1.GV chuyển giao nhiệm vụ
-GV nêu yêu cầu:Em hãy đặt câu có sử dụng những câu tục ngữ,ca dao em vừa sưu tầm?
-HS lắng nghe tiếp nhận yêu cầu
2.Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ đặt câu 
- GV lắng nghe
Dự kiến sản phẩm:
VD: Chuối ngự Đại Hoàng- Lý Nhân một loại quả ngon dùng để tiến vua vì thế tục ngữ đã có câu: “Chuối ngự Đại Hoàng, lạng vàng tiến vua”
.........
3.Báo cáo sản phẩm
- GV gọi HS trình bày
- HS nhận xét bổ sung
- GV nhận xét 
4.Đánh giá kết quả
-Giáo viên nhận xét, cho điểm
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Mục tiêu:Học sinh tiếp tục sưu tầm các câu tục ngữ ,ca dao, dân ca về địa phương 
Phương pháp: Học sinh sưu tầm ở nhà
Sản phẩm: Các câu tục ngữ,ca dao, dân ca HS sưu tầm
Tiến trình
1.GV chuyển giao nhiệm vụ
-GV nêu yêu cầu:Em hãy sưu tầm những câu tục ngữ,ca dao, dân ca khác về các chủ đề nói về Hà Nam?
- Chép các câu sưu tầm được vào sổ tay
 - Chuẩn bị bài : Tìm hiểu chung về văn nghị luận 
2. Thực hiện hiệm vụ
-HS về nhà học bài, sưu tầm 
-Dự kiến sản phẩm:Các câu tục ngữ học sinh sưu tầm được
3.Báo cáo sản phẩm
- GV yêu cầu HS trình bày vào tiết học sau
- HS về nhà sưu tầm
4.Đánh giá kết quả
-Giáo viên nhắc nhở, hướng dẫn các nguồn sưu tầm
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ý kiến và kí duyệt của TTCM
Ngày soạn:........./01 / 
Ngày dạy: 7B:........../ 01 / 
 7C......../01
Tuần 19
Bài 18 – Tiết 75: Tập làm văn
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Khái niệm văn bản nghị luận.
- Nhu cầu nghị luận trong đời sống là rất phổ biến và cần thiết.
- Nắm được đặc điểm chung của văn nghị luận.
 2. Kĩ năng:
 Nhận biết văn nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này.
* Kĩ năng sống: Lựa chọn cách lập luận, lấy dẫn chứng....khi tạo lập và giao tiếp hiệu quả bằng văn nghị luận.
3. Thái độ:Có ý thức nghị luận trong đời sống.
4. Định hướng phát triển năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy
sáng tạo, năng lực cảm thụ văn học
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, quy nạp, động não, thảo luận nhóm
1.GV: 
- Kế hoạch dạy học
- Một số bài nghị luận mẫu, SGK, giáo án, bảng phụ...
 2.HS: Bài soạn, đọc trước bài mới
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_73_den_80.doc