Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 96: Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 96: Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Giúp học sinh:

1. Kiến thức: Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu ,nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.

 Hiểu được phần nào phong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh.

2. Kĩ năng: Cảm nhận văn bản nghị luận.

3. Thái độ: Tình yêu văn chương.

4. Năng lực: Năng lực thẩm mĩ. Biết cảm nhận được vẻ đẹp của các chi tiết.

B.CHUẨN BỊ :

1. GV:Đọc tài liệu,soạn bài ,chuẩn bị cuốn thi nhân VN

2.HS:Cá nhân soạn bài.

C.TIẾN TR ÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức:

2.Kiểm tra:

-Để chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ tác giả đã đưa ra những dẫn chứng gì? Em có nhận xét gì về những dẫn chứng của tác giả.

3.Bài mới:

*Giới thiệu bài :(1 phút)

 Đến với văn chương trong đó có cả việc học văn chương có nhiều điều cần hiểu biết,nhất là ba điều :Văn chương có nguồn gốc từ đâu,văn chương là gì,và văn chương có công dụng gì trong đời sống cuẩ loài người.Bài viết “Ý nghĩa văn chương”của Hoài Thanh,một nhà phê bình văn học có uy tín lớn sẽ cung cấp cho chúng ta một cách hiểu,một quan niệm đúng đắn và cơ bản về điều đó .

*Tiến trình dạy bài :

 

doc 7 trang sontrang 5970
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 96: Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 96 : Văn bản
ý nghÜa v¨n ch ương
(Hoài Thanh)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu ,nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.
 Hiểu được phần nào phong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh.
2. Kĩ năng: Cảm nhận văn bản nghị luận.
3. Thái độ: Tình yêu văn chương.
4. Năng lực: Năng lực thẩm mĩ. Biết cảm nhận được vẻ đẹp của các chi tiết.
B.CHUẨN BỊ :
1. GV:Đọc tài liệu,soạn bài ,chuẩn bị cuốn thi nhân VN
2.HS:Cá nhân soạn bài.
C.TIẾN TR ÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra:
-Để chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ tác giả đã đưa ra những dẫn chứng gì? Em có nhận xét gì về những dẫn chứng của tác giả.
3.Bài mới:
*Giới thiệu bài :(1 phút)
 Đến với văn chương trong đó có cả việc học văn chương có nhiều điều cần hiểu biết,nhất là ba điều :Văn chương có nguồn gốc từ đâu,văn chương là gì,và văn chương có công dụng gì trong đời sống cuẩ loài người.Bài viết “Ý nghĩa văn chương”của Hoài Thanh,một nhà phê bình văn học có uy tín lớn sẽ cung cấp cho chúng ta một cách hiểu,một quan niệm đúng đắn và cơ bản về điều đó .
*Tiến trình dạy bài :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung về văn bản 
I.Đọc-Tìm hiểu chung:
-Theo văn bản này cần đọc với giọng như thế nào?
* GV đọc mẫu sau đó HS đọc tiếp.
-Nêu hiểu biết của em về tác giả?
Với thái độ cảm thông trân trọng những sáng tạo nghệ thuật, với cách viết nhẹ nhàng mà sâu sắc. HT xứng đáng được coi là một cây bút nghiên cứu, phê bình văn học có uy tín góp phần đáng kể vào sự trưởng thành của nghành nghiên cứu nước nhà.
-Cho HS xem cuốn sách thi nhân VN
Thảo luận cặp đôi
-Hỏi chú thích 1,4,6,11
-Em hãy tìm bố cục của bản bản?văn bản có phần kết luận không?vì sao?
HS: giọng vừa rành mạch vừa cảm xúc,chậm vầ sâu lắng.
-HS đọc tiếp 
-HS theo dõi chú thích trả lời câu hỏi 
-Tác phẩm nổi tiếng :Thi nhân VN
-HS theo dõi sách giáo khoa trả lời 
1.Tác giả,tác phẩm:
-Hoài Thanh(1909-1982)
-Quê:Nghi Trung-Nghi Lộc-Nghệ An.
-Là nhà phê bình văn học xuất sắc.
-Năm 2000 Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Viết năm1936 in trong sách “ văn chương và hành động”đổi lại lấy nhan đề thành :Ý nghĩa và công dụng của văn chương :
2. Đoc, chú thích:
 - Giọng chậm rãi sâu lắng.
 - Hình dung: có nghĩa như hình ảnh, kết quả của sựphản ánh, sự miêu tả trong văn chương.
 - Cốt yếu: Cái chính, cái quan trọng nhưng không phải là cái duy nhất.
3. Phương thức biểu đạt chính, bố cục:
- Nghị luận.
- Bố cục: 3 phần.
+Từ:Người ta kể truyện đời xưa....Muôn vật,muôn loài → Nêu vấn đề: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
+ Nhiệm vụ
+Phần còn lại: cộng dụng của văn chương đối với đời sống của con người .
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản:
II.Tìm hiểu văn bản:
*.Gọi HS đọc từ đâu...Muôn loài.
Bàn về ý nghĩa của văn chương văn bản bắt đầu bằng câu chuyện nào? Em có nhận xét gì về câu chuyện này/
-Tác giả kể chuyện nhà thi sĩ Ấn Độ khóc nức nở khi thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình để làm gì? 
Em có nhận xét gì về cách lập luận, cách nêu vấn đề của nhà văn?
Từ đó giúp em hiểu tác giả có quan điểm ntn về nguồn gốc của văn chương?
Thảo luận nhóm: Mỗi nhóm lấy một ví dụ chứng minh.( 4 nhóm)
Giáo viên lấy vài ví dụ: Những tác phẩm vănchương trở thành thơ thành nhạc, vượt qua sự thanh lọc nghiệt ngã của thời gian có sức sống vững bền trong lòng người khi tác phẩm ấy được cất lên từ trái tim chân thành, Đó là sự rung động trước cái đẹp, đau đáu khắc khoải trươc những mảnh đời bất hạnh.. là sự phẫn nộ lên án cái xấu xa 
+ Nguyễn Du: Tiếng kêu đứt ruột dựa trên cảm hứng.
 Đau đớn thay phận đàn bà
 Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
+ Vũ Bằng xa đất bắc ,tấm lòng nhớ thương đau đáu, khắc khoải một khát vọng sum vầy về mùa xuân đất bắc với “Mùa xuân của tôi”....
+ Bằng Việt .
- Quan niệm của tác giả về nguồn gốc của văn chương 
Có người cho rằng văn chương từ cuộc sốgn lao động, từ lễ nghĩ tôn giáo, văn hóa .nhận xét?
-HS đọc tiếp phần còn lại.
-Hoài Thanh việt: “Văn chương sẽ là hình dung....Sự sống”.
Em hiểu văn chương .có nghĩa là gì?
Em hiểu như thế nào về văn chương sáng tạo ra sự sống?
Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của nhà văn cũng sống động linh hoạt, phức tạp với những đặc điểm riêng không hoàn toàn giống như cuộc đời thực, dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống....chưa có để mọi người phấn đấu xây dựng, biến thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.Nhà văn sáng tạo ,tìm tòi cái mới bằng hình tượng nghệ thuật ngôn từ chứa không phải là người chụp ảnh ,vẽ truyền thần người thợ khéo tay làm những khuân mâu có sẵn.
-Đọc thầm “Vậy thì..hết”
-Theo Hoài thanh,văn chương có công dụng như thế nào?
Để làm rõ điều đó tác giả đưa ra hình ảnh nào/
NT? ( Giọng điệu, cách lập luận, câu văn, )
Từ phép lập luận chứng minh, câu hỏi tu từ .. tác giả đã giúp ta hiểu công dụng của văn chương ntn?
Bình: Đọc một bài thơ, một câu chuyện giúp ta biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn, đau khổ hạnh phúc.. qua câu chuyện..cuộc chia tay gấp trang sách lòng ta không khỏi xót xa thương cảm cho nỗi đau buồn hoàn cảnh éo le trớ trêu biết nâng niu trân trọng hạnh phúc bình dị mà ta đang có 
Tác giả tiếp tục nói về công dụng của văn chương quacâu văn nào?
Thảo luận nhóm.
- Đặc biệt văn chương tác độngđến người đọc một cách tự giác, thâm trầm tự nhiên, theo lối đồng cảm đồng điệu tâm hồn
 Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều,
 Nghe hồn Nt phiêu diêu
 Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng
+ Biết yêu thương thông cảm với con người và muôn loài.
GV:Nếu ta chưa biết yêu thương thì khơi gợi nếu ta biết yêu thương rồi thì bồi dưỡng tâm hồn làm ta yêu thương sâu sắc hơn. Như vậy văn chương ngoài chức năng nhận thức nó còn giáo dục,bồi dưỡng cho con người những tình cảm cao đẹp đó là tình yêu quê hương đất nước,yêu gia đình ,yêu thương đồng loại,đức hi sinh,lòng vị tha,văn chương còn hướng con người tới cái đẹp ,làm theo cái đẹp của quê hương đất nước,...Tất cả là do văn chương đem lại cho con người.Ý nghĩa của văn chương thật lớn nao biết chừng nào 
Để làm rõ công dụng của văn chương tác giả tiếp tục thể hiện qua những câu văn nào?
Cảm nhận chung của em về công dụng của văn chương?
Tác giả?
-HS đọc
-
-Những quan niệm khác nhau, không loại trừ nhau,bổ sung cho nhau.
-Có nghĩa là :Cuộc sống của con người,của xã hội là thiên hình vạn trạng,văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó ,bằng hình ảnh,bằng hình tượng nghệ thuật.
HS đọc
-HS tranh luận tìm các ví dụ .
-HS tìm ví dụ minh họa.
-“Gây cho ta những tình cảm ta...sẵn có”
-Bồi dưỡng tình cảm yêu thương,sống tốt hơn
-Nêu chứng cứ,nhận xét.
-Chưa học:Chưa biết về Côn Sơn là thắng cảnh,nơi người anh hùng kiên định,thi hào Nguyễn Trãi có nhiều năm ngắn bó làm thơ,gợi người đọc yêu thích cuộc sống khao khát đi đên tham quan,chiêm ngưỡng di tích lich sử → yêu mên cảnh quan đất nước,thương nguyễn Trái,tự hào về người anh hùng dân tộc.
-HS Trả lời
1.Nguồn gốc của văn chương:
-Kể một câu chuyện nhỏ: Thi sĩ Ấn Độ.
-> Xúc động, đầy niềm xót thương vịtha của thi sĩ.
-Luận điểm:nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng hơn là thương cả muôn vật ,muôn loài .
-> Hấp dẫn tự nhiên ( Kể chuyện không phải để mục đích người đọc hiểu chuyện mà để khái quát vấn đề sẽ bàn bạc nghị luận. ) – phong cách nghị luận độc đáo của tác giả.
=> Văn chương bắt đầu từ tình cảm từ lòng nhân ái thương yêu 
Cốt yếu (nhưng không phải là duy nhất ) điều đó đã được thực tế văn chương chứng minh:
=> Khẳng định đề cao vai trò tình cảm trong văn chương.
2. Nhiệm vụ của văn chương:
 - Văn chương sẽ là sự hình dung của cuộc sống muôn hình vạn trạng .
-> Phản ánh hiện thực khách quan của cuộc sống.
VD: Bài cảnh khuya:tái hiện bức tranh phong cảnh núi rừng Việt Bắc.
 - Văn chương còn tạo ra cuộc sống. 
-> Thông qua trí tưởng tượng, tài năng sáng tạo – sáng tạo một cuộc sống mới – hướng con người tới cuộc sống tốt đẹp hơn. ( Khi tác phẩm kết thúc là một cuộc sống mới bắt đầu. )
VD: Thế giới loài vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí,Lao xao(sáng tạo ra sống mới)
 thấy rõ cuộc sống của người nông dân vất vả như thế nào qua những bài ca dao tục ngữ, câu chuyện cổ tích. 
3.Công dụng của văn chương.
-Văn chương giúp cho người đọc có tình cảm ,có lòng vị tha. 
 Mộtngười lo lắng vui buồn 
-> Câu hỏi tu từ, giọng điệu mang tính khẳng định, câu văn dài, lập luận chứng minh
=> Khơi dậy tình cảm những trạng thái cảm xúc của con người.
- Gây cho ta những tình cảm ta không có,luyện những tình cảm ta có sẵn có 
-> Bồi dưỡng thế giới tâm hồn con người. Giúp con người hướng tới những điều tốt đẹp.
+ Cuộc đời phù phiếm...
+ Có kẻ nói...
+ Nếu trong pho lịch sử loài người...
-> Lập luận chứng minh, câu khẳng định, mệnh đề giả định...Các chứng cứ xếp theo trình tự từ hẹp đến rộng ,từ cụ thể đến khái quán (từ tác động đên tình cảm của mỗi người )đến đời sống và lịch sử của loài người.Tác giả chứng minh theo cả hai cách thuận nghịch.Văn chương làm phong phú tâm hồn con người như thế nào và nếu thiếu văn chương thì đời sống con người sẽ nghèo nàn viết chừng nào.
=> Văn chương làm đẹp những thứ bình thường, hướng con người tới giá trị chân thiện mĩ, ý nghĩa quan trong trong đời sống tinh thần của con người.
Tác giả: An hiểu văn chương + có quan điểm rõ ràng xác đáng + Trân trọng đề cao văn chương.
Hoạt động3: Tổng kết 
-Em cần ghi nhớ những gì về ND và NT của văn bàn?
-HS trả lời 
III.Ghi nhớ SGK/63
-Nghị luận văn chương
-Vừa lí lẽ,Vừa có cảm xúc và hình ảnh
Hoạt động 4:Luyện tập
-GV nêu câu hỏi trong SGK
-HS thảo luận tổ
IV.Luyện tập
Nhận định này có hai vế:
-Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có :Đây chính là sự giầu có của văn chương.Khi đọc một tác phẩm,nhiều khi ta học được,tiếp thu được những tình cảm tốt đẹp,Những nét ứng sử tinh tế, nhưng bài học nhân sinh,..
-Văn chương luyện tình cảm có sẵn:Văn chương sắc hơn cái nhìn về cuộc sống,nhân hậu,vị tha,giầu tình yêu thương hơn với con người và muôn vật.Văn chương giúp ta suy ngẫm lại mình,rèn luyện những tình cảm vốn có,Khiến cho những tình cảm ấy trở nên sâu hơn,nhạy hơn.
4. Hướng dẫn học tập:
- Học bài thuộc ghi nhớ
-Hoàn thiên bài tập.
-Chuẩn bị kiểm tra văn 1 tiết 
Bổ sung: Tích hợp với bài Tiếng nói văn nghệ của NĐT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_96_y_nghia_van_chuong_hoai_thanh.doc