Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 1+2 - Bài 1: Tiếng nói của vạn vật - Năm học 2022-2023

Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 1+2 - Bài 1: Tiếng nói của vạn vật - Năm học 2022-2023

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Khái niệm thơ bốn chữ, thơ năm chữ.

- Khái niệm hình ảnh thơ, vần nhịp và vai trò vần, nhip trong thơ.

- Khái niệm, thông điệp văn bản.

- Kĩ năng đọc thơ bốn chữ và thơ năm chữ.

- Tình cảm, cảm xúc nâng niu, trân trọng mà nhân vật trữ tình dành cho mầm cây.

2. Năng lực

a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

b. Năng lực riêng biệt:

- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

3. Phẩm chất:

- Biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- KHBD, SGK, SGV, SBT- PHT số 1,2

- Tranh ảnh

- Máy tính, máy chiếu.

 

doc 36 trang phuongtrinh23 27/06/2023 1930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 1+2 - Bài 1: Tiếng nói của vạn vật - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔ CHUYÊN MÔN: TỔ XÃ HỘI HỌ VÀ TÊN GIÁO VIÊN: PHAN VIỆT QUỐC
Bài 1: TIẾNG NÓI CỦA VẠN VẬT
Tuần 1
TIẾT PPCT: 1-2
 TRI THỨC NGỮ VĂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Khái niệm thơ bốn chữ, thơ năm chữ.
- Khái niệm hình ảnh thơ, vần nhịp và vai trò vần, nhip trong thơ.
- Khái niệm, thông điệp văn bản.
- Kĩ năng đọc thơ bốn chữ và thơ năm chữ.
- Tình cảm, cảm xúc nâng niu, trân trọng mà nhân vật trữ tình dành cho mầm cây.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
3. Phẩm chất: 
- Biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- KHBD, SGK, SGV, SBT- PHT số 1,2
- Tranh ảnh
- Máy tính, máy chiếu.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc văn bản, trả lời phần suy ngẫm và phản hồi SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút )
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới
b. Nội dung: Giáo viên cho học sinh lắng nghe và đoán các âm thanh trong video
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
- GV chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên chiếu video âm thanh của tự nhiên, yêu cầu học sinh lắng nghe và đoán xem đó là âm thanh gì.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
- HS quan sát, lắng nghe 
- GV quan sát
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
- GV tổ chức hoạt động
- HS trả lời
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài
- HS lắng nghe, đoán các âm thanh
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Nội dung 1: Tìm hiểu tri thức phần đọc- hiểu ( tri thức ngữ văn)- 15 phút 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học (5 phút)
a. Mục tiêu:
- Xác định được chủ điểm, thể loại chính và câu hỏi lớn của bài học
b. Nội dung: Gv gợi mở để học sinh tìm hiểu giới thiệu bài học
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
- GV chuyển giao nhiệm vụ
 GV yêu cầu học sinh đọc đoạn giới thiệu bài học cùng với câu hỏi:
+ Chủ đề của bài học là gì
+ Theo em thế nào là nuôi dưỡng tâm hồn?
+ Thể loại chính của chủ đề? Kể tên các văn bản trong chủ đề
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
- HS suy nghĩ
- GV lắng nghe, gợi mở
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
- GV tổ chức hoạt động
- HS trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV định hướng về mục tiêu cần đạt qua bài học cho học sinh
I. Tìm hiểu giới thiệu bài học
- Học sinh dựa vào phần mở đầu, tên bài học để trả lời về chủ đề: “Tiếng nói của vạn vật”
- Thể loại: Thơ bốn chữ, năm chữ
- Các văn bản:
+ Lời của cây
+ Sang thu
+ Ông Một
+ Con chim chiền chiện
Hoạt động 2: Tìm hiểu tri thức đọc hiểu. (10 phút)
a. Mục tiêu: 
- Đặc điểm thơ 4 chữ, 5 chữ
b. Nội dung: Gv tổ chức thảo luận nhóm bằng các PHT
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
- GV chuyển giao nhiệm vụ
+ GV phát phiếu học tập số 1a và 1b. Nhóm chẵn làm 1a, nhóm lẻ làm 1b
+ GV nhận xét PHT
+ Từ đó hướng dẫn học sinh tìm hiểu tri thức về thơ bốn chữ, năm chữ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
- HS suy nghĩ, thảo luận
- GV gợi mở
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
- GV tổ chức hoạt động
- HS trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét
II. Tìm hiểu tri thức đọc hiểu
- Thơ bốn chữ, năm chữ
 + Thơ bốn chữ là thể thơ mỗi dòng có bốn chữ, thường có nhịp 2/2.
 + Thơ năm chữ là thể thơ mỗi dòng có năm chữ, thường có nhịp 3/2 hoặc 2/3.
 + Thơ bốn chữ, năm chữ không hạn chế về số lượng dòng thơ trong một khổ thơ, số khổ thơ trong một bài thơ và thường được sử dụng đan xen vần chân với vần lưng.
- Hình ảnh trong thơ: là những chi tiết, cảnh tượng từ thực tế đời sống, được tái hiện bằng ngôn ngữ thơ ca, góp phần diễn tả cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ về thế giới và con người. 
- Vần và vai trò của vần trong thơ
+ Vần chân (hay cước vận) là vần được gieo vào cuối dòng thơ, nghĩa là các tiếng ở cuối dòng vần với nhau. Vần chân là hình thức gieo vần phổ biến nhất trong thơ.
+ Vần lưng (hay yêu vận): là vần được gieo ở giữa dòng thơ, nghĩa là tiếng cuối của dòng trên vần với một tiếng nằm ở giữa dòng dưới hoặc các tiếng trong cùng một dòng thơ hiệp vần với nhau.
 + Vai trò của vần trong thơ: vần có vai trò liên kết các dòng và câu thơ, đánh dấu nhịp thơ, tạo nhạc điệu, sự hài hòa, sức âm vang cho thơ, đồng thời làm cho dòng thơ, câu thơ dễ nhớ, dễ thuộc.
- Nhịp thơ và vai trò của nhịp trong thơ: 
+ Nhịp thơ được biểu hiện ở chỗ ngắt chia dòng và câu thơ thành từng vế hoặc ở cách xuống dòng (ngắt dòng) đều đặn cuối mỗi dòng thơ. 
+ Nhịp có tác dụng tạo tiết tấu, làm nên nhạc điệu của bài thơ, đồng thơi cũng góp phần biểu đạt nội dung thơ.
- Thông điệp
 Thông điệp (của văn bản) là ý tưởng quan trọng nhất, là bài học, cách ứng xử mà văn bản muốn truyền đến người đọc.
Nội dung 2: Tìm hiểu văn bản Lời của cây 
* Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản (15 phút)
a. Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc
b. Nội dung: HS sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
- GV chuyển giao nhiệm vụ
+ GV hướng dẫn cách đọc
+ GV hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm 
- HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
- HS làm việc cá nhân
- GV quan sát
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
- HS trình bày sản phẩm 
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức 
-NV2: Tìm hiểu về Tác giả, tác phẩm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
- GV chuyển giao nhiệm vụ: 
+ Đại diện các nhóm (3 nhóm) lên báo cáo dự án về tác giả, tác phẩm? 
+ 5 khổ thơ đầu là lời của ai? Khổ thơ cuối là lời của ai? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
- HS trình bày sản phẩm 
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức bằng Infographic
I. Trải nghiệm cùng văn bản
1. Đọc
- HS biết cách đọc diễn cảm
- Trả lời được các câu hỏi tưởng tượng, theo dõi
2. Chú thích
- Gió bắc
- Mưa giông
3. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
- Trần Hữu Thung (1923-1999)
- Quê quán: Diễn Minh, Diễn Châu, Nghệ An, xuất thân trong một gia đình nông dân
- Ông tham gia Cách mạng từ năm 1944 và bắt đầu làm thơ từ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Phong cách sáng tác: Trần Hữu Thung có phong cách một nhà thơ dân gian, thơ ông thể hiện sự mộc mạc, dân dã, chân chất, hồn nhiên của người dân quê
- Các tác phẩm tiêu biểu: Dặn con (1955), Gió Nam (1962), Đất quê mình (1971), Tiếng chim đồng (1975), Anh vẫn hành quân (1983)...
b.Tác phẩm
- Xuất xứ: In trong Những bài thơ em yêu, Phạm Hổ, Nguyễn Nghiệp tuyển chọn
- Bố cục (2 phần)
+ Phần 1 (5 khổ thơ đầu- lời của tác giả): Qúa trình phát triển thành cây của hạt mầm 
+ Phần 2 (khổ cuối- lời của cây): Lời giới thiệu của cây về sự xuất hiện của mình
- Chủ đề: Bài thơ thể hiện tình yêu thương, trân trọng những mầm xanh thiên nhiên
- Thể loại: Thơ bốn chữ
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự
* Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi ( 40 phút)
a. Mục tiêu: 
- Nhận biêt được quá trình hạt phát triển thành cây.
- Tình cảm, cảm xúc nâng niu, trân trọng mà nhân vật trình dành cho mầm cây.
- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
- Cảm nhận và yêu vẻ đẹp của thiên nhiên.
b. Nội dung: HS sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Tìm hiểu quá trình sinh trưởng của cây.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
- GV phát PHT số 1, HS làm việc nhóm đôi.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, cố vấn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
- HS thuyết trình sản phẩm thảo luận.
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
NV2: Tìm hiểu tình cảm, cảm xúc của tác giả.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
- GV phát PHT số 2, HS làm việc nhóm 4-6hs 
Từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả
Tình cảm, cảm xúc gì?
Mối quan hệ của tác giả với thiên nhiên
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, cố vấn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
- HS thuyết trình sản phẩm thảo luận
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
NV3: Tìm hiểu biện pháp tu từ .
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
- GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv phát PHT số 3, Hs làm việc nhóm đôi
Stt 
Tên biện pháp tu từ
Tác dụng
1
2
..
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, cố vấn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
- HS trình bày câu trả lời
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
NV4: Nhận xét về vần, nhịp .
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
- GV chuyển giao nhiệm vụ
Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp trong bài thơ và cho biết tác dụng của vần, nhịp trong việc thể hiện “Lời của cây”?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
- GV quan sát, cố vấn
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
- HS trình bày câu trả lời
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
NV5: Tìm hiểu về chủ đề, thông điệp của bài thơ.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
Xác định thông điệp và chủ đề mà văn bản muốn gửi gắm đến người đọc?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
- GV quan sát, cố vấn
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
- HS trình bày câu trả lời
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
II. Suy ngẫm và phản hồi 
1. Quá trình sinh trưởng của cây
- Khổ 1: HẠT lặng thinh
- Khổ 2: MẦM nhú lên giọt sữa, biết nói thì thầm
- Khổ 3: MẦM được chăm sóc như đứa trẻ sơ sinh
- Khổ 4: MẦM kiêng gió kiêng mưa, lớn lên nhờ đón tia nắng hồng
- Khổ 5: CÂY đã thành, lá xanh bập bẹ tiếng nói
- Khổ 6: CÂY bập bẹ xưng họ tên, hứa hẹn góp xanh cho đời
2. Tình cảm, cảm xúc của tác giả
Từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả
Tình cảm, cảm xúc gì?
Mối quan hệ của tác giả với thiên nhiên
“Hạt nằm lặng thinh”, “Nghe bàn tay vỗ”, “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt”, “Nghe tiếng ru hời” 
Yêu thương, trìu mến, nâng niu, trân trọng
Gần gũi, giao cảm mạnh mẽ với thiên nhiên
3. Biện pháp tu từ
Các biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản là: nhân hóa, điệp ngữ 
- Nhân hóa: hạt nằm lặng thinh, mầm đã thì thầm, mầm kiêng gió bấc, đón tia nắng hồng, bập bẹ
=> Tác dụng: làm cho hạt mầm trở nên sinh động, có hồn; giúp nó trở nên gần gũi, thân thuộc và có thể biểu hiện được những suy nghĩ hay bày tỏ được tình cảm của con người.
- Điệp từ “nghe” lặp lại 4 lần
=> Tác dụng: nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó, mật thiết giữa nhân vật tôi và hạt mầm. Lắng nghe từng biến chuyển nhỏ nhất của hạt mầm từ đó cho thấy mầm cũng có sức sống, có linh hồn riêng.
4. Nhận xét về vần, nhịp
- Cách gieo vần chân: mình-thinh; mầm-thầm; giông-hồng;... 
→ làm cho dòng thơ, câu thơ dễ nhớ, dễ thuộc, tạo nên sự kết dính cho văn bản thơ, đồng thời tạo sức âm vang cho những “lời của cây” trong tâm hồn người đọc
- Ngắt nhịp
+ Bài thơ chủ yếu ngắt nhịp chẵn 2/2 → Tạo nên nhịp điệu đều đặn như nhịp đưa nôi, vừa cho thấy sự êm đềm của đời sống cây xanh, vừa thể hiện cảm xúc yêu thương trìu mến của tác giả
+ Trường hợp nhịp lẻ 1/3 “Rằng các bạn ơi”
→ Nhấn mạnh khao khát của cây khi muốn được con người hiểu và giao cảm
5. Chủ đề, thông điệp của bài thơ
- Chủ đề: Bài thơ thể hiện tình yêu thương, trân trọng những mầm xanh thiên nhiên
Thông điệp: Hãy lắng nghe lời của cỏ cây loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sống ấy mới là những mầm sống; mỗi con người, sự vật, dù là nhỏ bé, đều góp phần tạo nên sự sống như hạt mầm góp màu xanh cho đất trời. 
* Hoạt động 3: Tổng kết (5 phút)
a. Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình học tập của học sinh
b. Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của bài thơ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, hướng dẫn
- HS suy nghĩ
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm 
- HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức
III. Tổng kết
1. Nội dung 
- Lời của cây ghi lại một cách sinh động quá trình hạt phát triển thành cây. Qua đó, thể hiện tình cảm, cảm xúc nâng niu, trân trọng mà nhân vật trình dành cho mầm cây.
- Bài thơ như một bức thông điệp gửi đến người đọc: Hãy yêu cây, trân trọng sự sống của cây, bởi cây làm nên một phần cuộc sống xinh đẹp, đáng yêu này
2. Nghệ thuật
- Thể thơ bốn chữ, lối viết giản dị, gần gũi, bài thơ ghi lại một cách sinh động quá trình hạt phát triển thành cây 
Cách tổng kết 2 
PHT số 
Những điều em nhận biết và làm được
Những điều em còn băn khoăn
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (6 phút )
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Trồng cây xanh” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
 GV tổ chức trò chơi “Trồng cây xanh” để hướng dẫn học sinh củng cố lại kiến thức đã học.
1. Nhà thơ Trần Hữu Thung quế ở đâu?
A. Nghệ An. 
B. Lạng Sơn. 
C. An Giang. 
D. Hà Nội. 
2. Thơ của Trần Hữu Thung thể hiện điều gì?
A. Thể hiện sự suy tư, giàu chất nhân văn và có cái nhìn mang màu sắc triết lý về cuộc sống.
B. Thể hiện sự bao quát về cuộc sống, những chất liệu được dệt trong các tác phẩm hầu hết là sự vật quen thuộc xung quanh.
C. Thể hiện sự mộc mạc, dân dã, chân chất, hồn nhiên của người dân quê.
D. Thể hiện sự rung cảm và những khát vọng của một trái tim yêu thương, trân trọng cuộc sống.
3. Khổ thơ thứ nhất trong bài thơ Lời của cây cho ta biết điều gì?
A. Khởi đầu của cây là mầm non. 
B. Khởi đầu của cây là hạt. 
C. Khởi đầu của cây là rễ cây.
D. Khởi đầu của cây là sự chăm sóc của người trồng. 
4. Trong bài thơ Lời của cây, khi chưa gieo xuống đất, hạt cây như thế nào?
A. Nằm yên không nói.
B. Hạt năm lặng thinh. 
C. Hạt cây thì thầm.
D. Hạt cười không nói. 
5. Trong bài thơ Lời của cây, khi hạt nảy mầm, ta nghe được điều gì?
A. Lời của cây và lời của người trồng cây.
B. Lời của cây và tiếng gió thổi rì rào. 
C. Lời thì thầm của cây và tiếng chim hót líu lo.
D. Bàn tay vỗ, tiếng ru hời. 
6. Trong bài thơ Lời của cây, mầm cây kiểng điều gì?
A. Gió bấc, sâu ăn mầm. 
B. Trời mưa giông, người phá hoại. 
C. Sương muối.
D. Gió bấc, mưa giông. 
7. Trong bài thơ Lời của cây, khi cây đã nở được vài lá bé, có điều gì đặc biệt? 
A. Cây bắt đầu bập bẹ.
B. Cây cất tiếng hát. 
C. Cây thì thầm nhỏ to.
D. Cây mỉm cười đón ánh bình minh. 
8. Bài thơ sử dụng biện pháp tu từ chủ yếu nào? 
A. Hoán dụ, nhân hóa.
B. So sánh, điệp ngữ. 
C. Nhân hóa, điệp ngữ.
D. Nói quá, nhân hóa.
9. Bài thơ Lời của cây được ngắt nhịp như thế nào?
 A. Nhịp 1/3.
B. Nhịp 3/1. 
C. Nhip 2/2
D. Nhịp tự do. 
10. Bài thơ Lời của cây thể hiện thông điệp gì?
A. Hãy biết lắng nghe lời của cây, vì cây cũng có tâm hồn như con người.
B. Hãy biết lắng nghe lời của cây, vì cây xanh cho ta bóng mát.
C. Hãy biết lắng nghe lời của cây, hãy yêu cây xanh, vì cây xanh là một phần cuộc sống tươi đẹp của chúng ta.
D. Hãy biết lắng nghe lời của cây, vì cây xanh cung cấp oxy. 
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, gợi mở
- HS thực hiện nhiệm vụ;
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận.
- GV tổ chức hoạt động
- HS tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức
Gợi ý
1-A
2-C
3-B
4-B
5-D
6-D
7-A
8-C
9-C
10-C
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (4 phút) (Có thể giao về nhà)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn
c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV 1: 
Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ.
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
Hãy tưởng tượng mình là một cái cây, một bông hoa hoặc một con vật cưng trong nhà và viết 5 câu thể hiện cảm xúc khi mình hóa thân
 - HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, lắng nghe gợi mở
- HS thực hiện nhiệm vụ;
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận.
- GV tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày sản phẩm
- HS khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.
NV2: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
1. Em hãy ủ và gieo một loại hạt giống bất kì và quan sát sự phát triển
2. Em hãy thực hiện một kế hoạch/ dự án phù hợp với khả năng của bản thân nhằm bảo vệ tự nhiên. Cuối chủ đề sẽ báo cáo sản phẩm
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
- HS suy nghĩ 
- GV quan sát, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
- GV tổ chức hoạt động 
- HS trả lời 
 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, bổ sung .
 - Các bạn có biết ai là người bạn thân thiết của các bạn học sinh ngày nắng nóng không? Chính là tôi - cây bàng lá nhỏ. Những ngày trời nắng, tôi giang tay tỏa bóng mát để các bạn ngồi, thỉnh thoảng tôi còn phe phẩy lá cành để quạt mát cho các bạn. Đôi khi trời gió, tôi cũng đùa vui bằng cách thả những chiếc lá để các bạn chạy theo bắt. Tôi chỉ mong kì nghỉ hè thật ngắn để có nhiều thời gian ở bên các bạn. 
- Học sinh thực hành gieo hạt, quan sát, ghi chép, báo cáo.
- Học sinh có thể vẽ tranh tuyên truyền, dự án thu gom rác thải hoặc tái chế rác, dự án trình diễn thời trang, chăm sóc động vật, trồng cây, chăm sóc cây xanh 
Tuần 1
Tiết 3,4 VĂN BẢN 2: SANG THU
 (Hữu Thỉnh)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thấy được sự cảm nhận thực sự tinh tế cùng việc quan sát vô cùng tỉ mỉ của tác giả về sự biến chuyển của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu. Từ đó thấy được tình yêu thiết tha với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
- Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.
3. Phẩm chất: 
- Biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- PHT số 1,2,
- Tranh ảnh
- Máy tính, ti vi
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc văn bản, tìm hiểu và trả lời phần suy ngẫm và phản hồi SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU - (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
Cách 1: Hãy chia sẻ cảm nhận của mình về thiên nhiên vào thời khắc giao mùa?
Cách 2: Đã bao giờ em:
+ Cảm thấy trời trở lạnh sau một đêm?
+ Cảm thấy trời dịu mát sau chuỗi ngày nóng bức?
+ Cảm thấy ấm áp sau chuỗi ngày lạnh giá? 
Nếu đã trải qua, hãy chia sẻ cảm nhận của em với các bạn. 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, hỗ trợ, gợi mở
- HS thảo luận nhóm để thống nhất sản phẩm
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
- GV tổ chức hoạt động, gọi 2-3 nhóm trình bày sản phẩm
- HS trình bày sản phẩm thảo luận, hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 
- HS chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc
- Hoàn thành PHT
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( 70 phút)
* Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản (15 phút)
a. Mục tiêu: 
- Biết cách đọc văn bản thơ
- Nhận biết thông tin về tác giả, tác phẩm
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
- GV chuyển giao nhiệm vụ
+ Hướng dẫn cách đọc diễn cảm
+ GV hướng dẫn HS chú ý về các câu hỏi tưởng tượng, theo dõi
+ Trình bày dự án về tác giả, tác phẩm 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
- HS đọc sách, suy nghĩ, xem lại sản phẩm
- GV quan sát, gợi mở
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
- HS báo cáo sản phẩm
- GV quan sát, hỗ trợ
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 
I. Trải nghiệm cùng văn bản
1. Đọc
- HS biết cách đọc diễn cảm
2. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
- Hữu Thỉnh (sinh năm 1942) tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh bút danh là Vũ Hữu.
- Quê quán: Quê ở Tam Dương, Vĩnh Phúc.
- Năm 1963 ông nhập ngũ rồi trở thành cán bộ tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.
- Ông là nhà thơ trưởng thành vào thời kì hòa bình.
- Tác phẩm chính: “Thương lượng với thời gian”, “Sang thu”, “Âm vang chiến hào” 
- Phong cách nghệ thuật: Ông là người viết nhiều, viết hay về con người và cuộc sống ở nông thôn. Thơ ông giản dị nhưng vô cùng tinh tế và sâu sắc.
a. Tác phẩm
- Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ ra đời gần cuối năm 1977 khi đất nước mới thống nhất hòa bình, - Xuất xứ: in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”, xuất bản năm 1991.
- Bố cục (3 phần)
+ Khổ 1: Cảm nhận về thiên nhiên lúc giao mùa, tín hiệu báo thu về.
+ Khổ 2: Cảm nhận về quang cảnh trời đất lúc vào thu.
+ Khổ 3: Những biến chuyển âm thầm của tạo vật và suy ngẫm về cuộc đời người lúc chớm thu
- Thể loại: thơ năm chữ
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả
* Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi ( 50 phút)
a. Mục tiêu: 
- Thấy được sự cảm nhận thực sự tinh tế cùng việc quan sát vô cùng tỉ mỉ của tác giả về sự biến chuyển của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu. Từ đó thấy được tình yêu thiết tha với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc.
- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
- Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.
3. Phẩm chất: 
- Biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Tìm hiểu thời điểm miêu tả bức tranh thiên nhiên.
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
- GV chuyển giao nhiệm vụ
GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn: Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm nào? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
- HS suy nghĩ, ghi câu trả lời cá nhân sau đó nhóm tổng hợp
- GV quan sát, gợi mở
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
- HS đại diện báo cáo sản phẩm, hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện
- GV quan sát, hỗ trợ
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
NV2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách miêu tả chuyển động của thiên nhiên .
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
GV phát PHT , HS làm việc nhóm đôi
Từ ngữ, hình ảnh miêu tả chuyển động của thiên nhiên
Cảm nhận về tâm hồn nhà thơ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
- HS thảo luận
- GV quan sát, gợi mở
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
- HS đại diện báo cáo sản phẩm, hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện
- GV quan sát, hỗ trợ
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
NV3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách ngắt nhịp, gieo vần .
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
- GV chuyển giao nhiệm vụ 
GV phát PHT số 2, học sinh làm việc nhóm đôi
Yếu tố
Tác dụng
Ngắt nhịp
Gieo vần
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
- HS thảo luận
- GV quan sát, gợi mở
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
- HS đại diện báo cáo sản phẩm, hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện
- GV quan sát, hỗ trợ
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
NV4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ đề, thông điệp.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
- GV chuyển giao nhiệm vụ 
Theo em chủ đề của bài Sang thu là gì? Qua bài thơ này, tác giả muốn gửi thông điệp gì đến người đọc?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
- HS suy nghĩ
- GV quan sát, gợi mở
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
- HS trả lời 
- GV quan sát, hỗ trợ
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
NV5: Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
Em hiểu nhan đề Sang thu có ý nghĩa gì? Nếu thay nhan đề bằng Thu hoặc Mùa thu có phù hợp với nội dung của bài thơ hay không? Vì sao?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.
- GV quan sát, gợi mở
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
- HS trả lời
- GV quan sát, hỗ trợ
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
NV6: Hướng dẫn Hs tìm hiểu cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả Hữu Thỉnh.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
- GV chuyển giao nhiệm vụ
Đọc bài thơ Sang thu, em học được gì về cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
- HS suy nghĩ
- GV quan sát, gợi mở
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
- HS trả lời, HS khác nhận xét
- GV quan sát, hỗ trợ
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
II. Suy ngẫm và phản hồi. 
1. Thời điểm miêu tả bức tranh thiên nhiên.
- Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào khoảnh khắc giao mùa giữa mùa hạ sang mùa thu.
Dấu hiệu nhận biết:
- Nhan đề: Sang thu nói được thời điểm và khung cảnh nhà thơ khắc họa trong bài thơ. Sang thu là sự chuyển giao của đất trời từ hạ sang thu và cũng là sự biến chuyển của lòng người.
- Những tín hiệu qua các từ ngữ, hình ảnh thiên nhiên:
+ Sương chùng chình qua ngõ
+ Chim bắt đầu vội vã
+ Vẫn còn bao nhiêu nắng
+ Đã vơi dần cơn mưa
2. Cách miêu tả chuyển động của thiên nhiên.
- Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ: hương ổi phả vào trong gió se, sương chùng chình, chim vội vã, đám mây vắt nửa mình, cơn mưa vơi dần
- Qua cách miêu tả đó, em cảm nhận được sự tinh tế, nhạy cảm trong tâm hồn nhà thơ khi kết hợp nhiều giác quan như xúc giác, thính giác, thị giác,... để cảm nhận thiên nhiên.
3. Cách ngắt nhịp, gieo vần.
- Ngắt nhịp: Nhịp thơ linh hoạt 3/2, 2/3
→ Góp phần thể hiện chút xao xuyến, bâng khuâng của n

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tuan_12_bai_1_tieng_noi_cua_van_vat_na.doc