Giáo án Sinh học 7 - Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp

Giáo án Sinh học 7 - Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - Nhận biết được đặc điểm chung của ngành chân khớp cùng sự đa dạng về cấu tạo, môi trường sống và tập tính của chúng.

 - Giải thích được vai trò thực tiễn của Chân khớp, liên hệ đến các loài ở địa phương.

2. Kỹ năng:

 - Rèn kĩ năng quan sát, phát hiện vấn đề, thu thập, tổng hợp kiến thức.

 - Kĩ năng giao tiếp, thảo luận, hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, yêu thích bộ môn.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Máy chiếu

2. Học sinh: Xem trước nội dung bài ở nhà.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

 - Trực quan, vấn đáp tìm tòi, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1. Ổn định lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

Câu hỏi: Nêu vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ.

3. Bài mới: Gọi học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa.

 ? Rút ra nhận xét gì về ngành chân khớp?( Ngành chân khớp rất đa dạng)

 GV: Ngành chân khớp rất đa dạng. Sự đa dạng đó thể hiện như thế nào? Giữa chúng có điểm gì chung mà lại được xếp vào ngành chân khớp? Ta Đặt vấn đề vào bài mới hôm nay.

 

docx 4 trang Trịnh Thu Thảo 01/06/2022 3080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 7 - Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: LỚP SÂU BỌ (tiết 3)
Bài 29. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH 
CHÂN KHỚP
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
 - Nhận biết được đặc điểm chung của ngành chân khớp cùng sự đa dạng về cấu tạo, môi trường sống và tập tính của chúng.
 - Giải thích được vai trò thực tiễn của Chân khớp, liên hệ đến các loài ở địa phương.
2. Kỹ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phát hiện vấn đề, thu thập, tổng hợp kiến thức. 
 - Kĩ năng giao tiếp, thảo luận, hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Máy chiếu
Học sinh: Xem trước nội dung bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 - Trực quan, vấn đáp tìm tòi, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) 
Câu hỏi: Nêu vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ.
3. Bài mới: Gọi học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa.
 ? Rút ra nhận xét gì về ngành chân khớp?( Ngành chân khớp rất đa dạng)
 GV: Ngành chân khớp rất đa dạng. Sự đa dạng đó thể hiện như thế nào? Giữa chúng có điểm gì chung mà lại được xếp vào ngành chân khớp? Ta Đặt vấn đề vào bài mới hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu Đặc điểm chung (7’) 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 29.1 đến 29.6 SGK, đọc kĩ các đặc điểm dưới hình và lựa chọn đặc điểm chung của ngành chân khớp.
- GV chốt lại đáp án đúng: 1, 3, 4.
- HS làm việc độc lập với SGK.
- Thảo luận nhóm và đánh dấu vào ô trống những đặc điểm lựa chọn.
- Đại diện HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
I. Đặc điểm chung
- Đặc điểm chung:
+ Có vỏ kitin che chở bên ngoài và làm chỗ bám cho cơ.
+ Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau.
+ Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác.
Hoạt động 2: Tìm hiểu Sự đa dạng ở chân khớp (19’)
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 1 SGK tr. 96.
- GV kẻ bảng và gọi HS lên làm.
- GV chốt lại bằng bảng chuẩn kiến thức.
- HS vận dụng kiến thức trong ngành để đánh dấu và điền bảng 1.
- 1 vài HS lên hoàn thành bảng, lớp nhận xét, bổ sung.
II. Sự đa dạng ở chân khớp.
1. Đa dạng về cấu tạo và môi trường sống.
Bảng chuẩn kiến thức
Tên đại diện
Môi trường sống
Các phần cơ thể
Râu
Chân ngực (số đôi)
Cánh
Nước
Nơi ẩm
Ở
cạn
Số lượng
Không có
Không có
Có
1. Giáp xác (Tôm sông)
x
2
2 đôi
5 đôi
x
2. Hình nhện (Nhện)
x
x
2
x
4 đôi
x
3. Sâu bọ (châu chấu)
x
3
1đôi
3 đôi
2 đôi
- GV cho HS thảo luận và hoàn thành bảng 2 tr.97.
- GV kẻ sẵn bảng để HS lên điền bài tập.
- GV chốt lại kiến thức đúng.
+ Vì sao chân khớp đa dạng về tập tính?
- HS tiếp tục hoàn thành bảng 2.
- 1 vài HS lên hoàn thành bảng, lớp nhận xét, bổ sung.
2. Đa dạng về tập tính.
* Kết luận.
Nhờ sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau mà chân khớp rất đa dạng về cấu tạo, môi trường sống và tập tính.
STT
Các tập tính chính
Tôm
Tôm ở nhờ
Nhện
Ve sầu
Kiến
Ong mật
1
Tự vệ, tấn công
x
x
x
x
x
2
Dự trữ thức ăn
x
3
Dệt lưới bẫy mồi
x
4
Cộng sinh để tồn tại
x
Hoạt động 3: Tìm hiểu Vai trò thực tiễn (8’)
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, liên hệ thực tế để hoàn thành bảng 3 SGK tr.97.
- GV cho HS kể thêm tên các đại diện có ở địa phương.
- GV cho HS tiếp tục thảo luận.
+ Nêu vai trò của chân khớp đối với tự nhiên và đời sống?
- GV chốt lại kiến thức.
- GV dựa vào kiến thức của ngành và hiểu biết của bản thân và lựa chọn những đậi diện có ở địa phương điền vào bảng 3.
- 1 vài HS báo cáo kết quả.
- HS thảo luận nhóm và nêu được lợi ích và tác hại của chân khớp.
- Ghi nhớ
III. Vai trò thực tiễn:
* Kết luận:
- Ích lợi:
+ Cung cấp thực phẩm cho con người.
+ Là thức ăn của động vật khác.
+ Làm thuốc chữa bệnh.
+ Thụ phấn cho cây trồng.
+ Làm sạch cho môi trường.
- Tác hại:
+ Làm hại cây trồng.
+ Làm hại cho nông nghiệp.
+ Hại đồ gỗ, tàu thuyền...
+ Là vật trung gian truyền bệnh.
4. Luyện tập- Vận dụng (4’)
- Yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi:
Câu 1: Trong số những chân khớp dưới đây, có bao nhiêu loài có giá trị thực phẩm?
 1. Tôm hùm
 2. Cua nhện
 3. Tôm sú
 4. Ve sầu
Số ý đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những chân khớp có tập tính dự trữ thức ăn?
A. Tôm sông, nhện, ve sầu. B. Kiến, nhện, tôm ở nhờ.
C. Kiến, ong mật, nhện. D. Ong mật, tôm sông, tôm ở nhờ.
Câu 3: Số đôi chân ngực ở tôm sông, nhện nhà, châu chấu lần lượt là
A. 3, 4 và 5. B. 4, 3 và 5.
C. 5, 3 và 4. D. 5, 4 và 3.
Câu 4: Tôm sông có những tập tính nào dưới đây?
A. Dự trữ thức ăn. B. Tự vệ và tấn công.
C. Cộng sinh để tồn tại. D. Sống thành xã hội.
Câu 5: Dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt ngành Chân khớp với các ngành động vật khác là
A. cơ thể phân đốt. B. phát triển qua lột xác.
C. các phần phụ phân đốt và khớp động với nhau. D. lớp vỏ ngoài bằng kitin.
Đáp án
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
C
C
D
B
C
5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
 - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Đọc mục “em có biết”
 - Ôn tập toàn bộ động vật không xương sống.
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_7_bai_29_dac_diem_chung_va_vai_tro_cua_ngan.docx